Hình ảnh

Một phần của tài liệu nghệ thuật xây dựng nhân vật và không gian nghệ thuật trong truyện ngắn của lỗ tấn (Trang 48 - 52)

6. Cấu trúc của khóa luận

2.3.1. Hình ảnh

Hình ảnh là những đường nét của vật thể trong không gian được thu lại hoặc tạo ấn tượng nhất định rồi được tái hiện lại. Trong văn học, hình ảnh là phương tiện góp phần biểu đạt điều mà nhà văn muốn nói.

Không gian nghệ thuật không thể không có hình ảnh, nó được kiến thiết từ vô vàn các hình ảnh khác nhau để dựng lên không gian ấy. Xây dựng nhiều loại không gian nghệ thuật như trên, Lỗ Tấn sử dụng nhiều loại hình ảnh có sức gợi tả, biểu cảm mang tính đặc trưng của không gian ấy. Hình ảnh trong truyện ngắn của Lỗ Tấn có thể là hình ảnh thực, cũng có thể là hình ảnh tượng trưng.

Truyện ngắn Lỗ Tấn có nhiều hình ảnh đẹp, đầy sức sống của thiên nhiên,

đặc biệt là hình ảnh không gian nông thôn trong Cố hươngHát tuồng ngày

rước thần.

Không gian nông thôn Lỗ Trấn hiện về trong hồi ức của “tôi” trong Cố

vàng thắm treo lơ lửng trên nền trời xanh đậm, dưới là một bãi cát bên bờ biển,

trồng toàn dưa hấu, bát ngát một màu xanh rờn” [27, 75]. Cũng cảnh làng quê

với cây cối xanh tốt như trong Hát tuồng ngày rước thần: “Hai bên bờ là những

ruộng lúa, ruộng đậu, một màu xanh rờnTrong sương đêm, mặt trăng trở

thành mờ ảo. Xa xa, dãy núi màu xanh nhạt nhấp nhô trông giống như lưng một

con thú đúc bằng sắt đang chồm lên, cứ thế mà nhảy lùi mãi về phía ấy” [27,

173]. Đó đều là những hình ảnh rất đẹp ở làng quê. Vầng trăng tròn vàng thắm được miêu tả nhiều lần, làm cho khung cảnh làng quê trong đêm vừa thực vừa ảo, kết hợp với những sắc màu của cảnh vật, cây cối xung quanh biểu hiện không gian làng quê đẹp và yên bình.

Đối lập với những hình ảnh đẹp, đầy sức sống của không gian nông thôn thuở bé của tác giả là không gian Lỗ Trấn hiện tại ảm đạm, thê lương. Xây dựng không gian này, nhà văn sử dụng những hình ảnh như tuyết rơi, trời hoàng hôn, dòng sông trong hoàng hôn, mái tranh phất phơ trước gió… để miêu tả.

Trên đường “tôi” về quê, cảnh Cố hương được hiện lên đầu tiên qua hình

ảnh: “Nhìn qua các khe hở mui thuyền, thấy xa gần thấp thoáng mấy thôn xóm

tiêu điều, hoang vắng, nằm im lìm dưới vòm trời màu vàng úa” [27, 3]. Hình ảnh

thôn xóm tiêu điều, hoang vắng nằm im lìm, bầu trời không còn vàng thắm như những đêm trăng trước kia mà là vàng úa. Những hình ảnh ấy gợi sự ám ảnh về một không gian thiếu sức sống, thiếu sự tồn tại của con người. Không chỉ vậy,

khi lại gần, khung cảnh càng trở nên ảm đạm hơn với hình ảnh “mấy cọng tranh

khô phất phơ trước gió…” [27, 74] trên mái ngói. Cảnh làng cũ khi “tôi” xa quê

cũng vẫn những hình ảnh như vậy: “Trong hoàng hôn, những dãy núi hai bên bờ

sông đen sẫm lại, nối tiếp nhau chạy lùi về phía sau lái” [27, 85]. Đó đều là những hình ảnh gợi buồn để diễn tả không gian nông thôn buồn tẻ và cũng để diễn tả tâm trạng của nhân vật “tôi” trong lần về quê chuyển nhà.

Cùng với những hình ảnh đêm trăng, hoàng hôn, hình ảnh tuyết rơi cũng

được miêu tả trong nhiều truyện để thể hiện không gian nghệ thuật. Trong Lễ

cầu phúc, hình ảnh tuyết được miêu tả nhiều lần: “Về chiều, tuyết lại bắt đầu

xuống nhiều. Hoa tuyết có cái to bằng hoa mai, bay khắp không trung” [27,

182], “mái ngói đã phủ đầy tuyết trắng phau, rọi vào làm cho căn phòng sáng

hẳn” [27, 183] hay “tuyết xuống âm u” [27, 186]. Mùa đông vốn lạnh lẽo, miêu

tả không gian nghệ thuật trong mùa đông với những hình ảnh tuyết bao phủ lên

tất cả cảnh vật, “hoa tuyết phấp phới bay đang bao phủ lên cả cái thị trấn này

phẩm mà hình ảnh tuyết xuất hiện bốn lần và cảnh tuyết rơi cứ được nhắc đi nhắc lại qua câu chuyện đau buồn của thím Tường Lâm gợi sự lạnh lẽo không thay đổi từ năm này sang năm khác ở vùng quê nghèo.

Trong Trong quán rượu, tuyết được nhắc tới chín lần: sau cơn mưa tuyết,

hoa tuyết bay lác đác, tuyết trên những cây sơn trà, tuyết phủ cả mặt đất, tuyết tạt vào mặt, tuyết như tấm lưới trắng nõn mà chờn vờn... Những hình ảnh:

Ngoài cửa sổ… hoa tuyết lại bay lác đác”, “ở ngoài lầu tuyết càng tơi bời sa

[29, 1], rồi “gió lạnh và hoa tuyết tạt vào mặt… Màu trời đã nhá nhem tối, cả

nhà cửa và đường sá đều như dệt ở trong tấm lưới dày, trắng nõn mà chờn vờn

[29, 1]… khiến không gian đã u ám càng trở nên u ám hơn. Tuyết rơi là hình ảnh tiêu biểu của những không gian trong truyện ngắn Lỗ Tấn, nó như một điểm nhấn, gợi lên sự lạnh lẽo, thiếu sức sống của cảnh vật khiến cho thiên nhiên và con người trở nên nhỏ bé, bất lực trong không gian như vậy. Tuy nhiên

bên cạnh đó vẫn có những hình ảnh hiện lên thật đẹp, đầy sức sống: “Mấy gốc

mai già hợm hĩnh ganh đua với tuyết cứ nở đầy hoa, hình như bất chấp cả mùa đông lạnh lẽo; cạnh cái chòi sập đổ còn có một cây sơn trà, từ trong những chòm lá xanh sẫm ló ra mười mấy bông hoa đỏ, sáng dọi trong tuyết như màu lửa, coi bộ tức giận mà ngạo nghễ, dường muốn coi khinh người du

khách cam chịu đi xa” [29, 1] và “bao nhiêu hoa tuyết đọng đè oằn một cành

cây sơn trà đang tuột xuống, cành cây vươn thẳng lên…” [29, 1]. Hình ảnh

cây sơn trà vươn mình trong giá tuyết khắc nghiệt để đứng thẳng và nở những bông hoa đỏ đã mang đến cho không gian lạnh lẽo một sự mới lạ, một sự sống nhỏ nhưng dai dẳng và cứng cỏi.

Những chi tiết hình ảnh thiên nhiên được chọn lọc kỹ lưỡng và có sức gợi tả cho không gian nghệ thuật. Còn con người, không gian nghệ thuật không thể thiếu vắng những chi tiết về hình ảnh con người, những chi tiết ấy cũng được chọn lựa tạo sự ám ảnh cho không gian nghệ thuật. Đó là hình ảnh về những con

người kỳ dị trong Thuốc. Khi miêu tả không gian pháp trường, nhà văn đã sử

dụng những hình ảnh miêu tả hoạt động của những người ở đó: “Cứ hai ba

người một đi đi lại lại như những bóng ma” [27, 58], hình ảnh này đặt trong không gian vừa lạnh vừa vắng vào thời gian ban đêm làm cho không gian trở

nên ghê rợn hơn. Hay khi miêu tả không gian nghĩa trang với hình ảnh “một con

quạ đen đậu trên cành khô trụi lárụt cổ lại im lìm như đúc bằng sắt” [27, 68]

ở một nghĩa địa “mộ dày khít, lớp này lớp khác, như bánh bao nhà giàu ngày

văn chương và nó thường là hình ảnh gợi sự chết chóc hay chỉ đơn giản là gợi

nỗi buồn như trong bài thơ Chim quạ của Matsuo Basho:

Trên cành khô Chim quạ đậu Chiều thu

Từ “im lìm” từng được Lỗ Tấn sử dụng để miêu tả sự vắng lặng, tiêu điều

của không gian nông thôn trong Cố hương và giờ là hình ảnh con quạ đậu ở nghĩa trang. Nó vừa diễn tả âm thanh là sự im lặng, không có một tiếng động, đồng thời diễn tả một trạng thái tĩnh đến ghê người.

Hình ảnh chiếc bánh bao tẩm máu người: “Một chiếc bánh bao nhuốm

máu, đỏ tươi, máu còn nhỏ từng giọt từng giọt” [27, 59] trong truyện ngắn

Thuốc cho thấy sự ghê rợn của không gian pháp trường, cũng là minh chứng cho

sự tàn bạo, lạnh lùng của những con người ở đó và sự mê muội của người dân Trung Quốc thời kì bấy giờ.

Không gian nghệ thuật trong truyện ngắn của Lỗ Tấn được xây dựng bởi nhiều hình ảnh chân thực về thiên nhiên và con người. Không chỉ dừng lại ở việc phản ánh hiện thực, Lỗ Tấn còn xây dựng không gian trong tâm tưởng của nhân vật để gửi gắm tư tưởng của mình. Lỗ Tấn đã sử dụng những hình ảnh

tượng trưng như hình ảnh vòng hoa trên mộ Hạ Du trong Thuốc, hình ảnh sông

nước quê hương trong tâm tưởng của “tôi” ở Cố hương

Trên mộ Hạ Du, “một vòng hoa, hoa trắng hoa hồng xen lẫn nhau, nằm

khoanh trên nấm mộ khum khum” [27, 67] và “lác đác vài nụ hoa bé tí, trắng

trắng, xanh xanh, tuy trời giá lạnh nhưng chưa tàn” [27, 6] trên những nấm mộ

khác xung quanh như báo hiệu một điều mới đang nảy nở, đó là niềm tin về sự tỉnh ngộ của nhân dân và niềm tin về cách mạng của dân tộc.

Ta thấy, hình ảnh luôn được khai thác một cách hiệu quả để xây dựng không gian nghệ thuật trong văn học, nó làm cho không gian sinh động hơn. Một buổi sáng sau cơn mưa sẽ đẹp hơn rất nhiều, nhưng nếu ta bắt gặp hình ảnh:

Một cánh cửa kính để mở. Bên ngoài cánh cửa, đằng sau những chậu thu hải

đường, một bụi tử đinh hương ướt nước mưa lấp lánh dưới ánh sáng yếu ớt từ trong phòng lọt ra qua cửa kính. Mưa bụi thì thào trong bóng tối. Những giọt

nước nặng hối hả đập vào lòng máng” [25, 383] hay “cuối vườn là bờ sông

dựng đứng trên mặt nước và bên kia là những chân trời trước rạng đông ướt

sũng nước mưa, ánh phù tiêu mờ mờ phía dưới, sương mù…” [23, 390] ta sẽ

còn cho ta cảm giác lành lạnh, ươn ướt của một bình minh mưa mà Pauxtôpxki

mang đến qua tác phẩm Bình minh mưa.

Không gian nghệ thuật trong truyện ngắn của Lỗ Tấn được tạo nên bởi nhiều hình ảnh khác nhau, có hình ảnh gợi niềm vui, có hình ảnh gợi nỗi buồn; có hình ảnh chỉ xuất hiện một lần nhưng gây ấn tượng mạnh mẽ, lại có những hình ảnh cứ trở đi trở lại nhiều lần trong một truyện và trong các truyện ngắn. Những hình ảnh ấy hòa vào nhau, kết hợp với nhau làm nổi bật lên không gian nghệ thuật và thể hiện tư tưởng của tác giả.

Một phần của tài liệu nghệ thuật xây dựng nhân vật và không gian nghệ thuật trong truyện ngắn của lỗ tấn (Trang 48 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(62 trang)