0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (62 trang)

Đặc điểm của không gian nghệ thuật

Một phần của tài liệu NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT VÀ KHÔNG GIAN NGHỆ THUẬT TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA LỖ TẤN (Trang 35 -62 )

6. Cấu trúc của khóa luận

2.1.2. Đặc điểm của không gian nghệ thuật

Không gian nghệ thuật thống nhất nhưng không đồng nhất với không gian khách thể. Bản thân không gian vật chất tồn tại khách quan, nghĩa là sự tồn tại của nó không phụ thuộc vào ý thức của con người, mà không gian vật chất chỉ trở thành không gian nghệ thuật khi được tác giả cảm nhận về nó và qua đó thể hiện cách cảm, cách nghĩ của nhà văn về thế giới, một quan niệm nhân sinh, một thái độ sống trước cuộc đời. Không gian nghệ thuật trong tác phẩm văn học có một ranh giới phân biệt với không gian vật chất bên ngoài nhưng không dễ thấy như cái khung của một bức tranh, cái sân khấu của một vở kịch. Hai không gian

này hòa quyện vào nhau khó phân biệt. Trong Tây du kí của Ngô Thừa Ân, tác

giả đã xây dựng lên không gian thiên đình, không gian long cung, không gian âm ti và không gian trần gian với nhiều yếu tố kì ảo, nhưng bên cạnh đó ta lại thấy hiện lên những hình ảnh một xã hội có tôn ti trật tự, có tranh đoạt quyền

vị… giống với triều đình phong kiến. Chính hiện thực ẩn đằng sau cái kì ảo giúp nhà văn phản ánh được cả một xã hội với đầy đủ bộ mặt xáo trộn của nó. Vì vậy, khi tìm hiểu không gian nghệ thuật cần phải có sự liên tưởng, huy động kiến thức và sự hiểu biết về lịch sử, xã hội và đặc biệt là nội dung tư tưởng mà tác giả muốn người đọc hướng đến.

Không gian nghệ thuật có thể được mở rộng bao la hay thu hẹp chật chội tùy theo cái nhìn nghệ thuật của tác giả. Hình ảnh thiên nhiên, đồng quê trong

Đêm trên cánh đồng của mẹ của Hồ Huy Sơn với những “Cọng cỏ may cười ngả

nghiêng trong gió/ Trăng soi gương trong vũng nước cỏ non ” trong một không

gian chật hẹp, một vũng nước lóng lánh trăng. Hay không gian đa chiều, cả

chiều cao, chiều rộng và chiều sâu trong Tràng giang của Huy Cận: “Nắng

xuống, trời lên sâu chót vót/ Sông dài, trời rộng, bến cô liêu”. Dường như nhân

vật trữ tình đang đứng ở một điểm nào đó và không gian bao la mở rộng ra trước mắt, không gian càng cao, càng sâu, càng rộng bao nhiêu thì con người càng cảm thấy cô đơn, trống vắng bấy nhiêu.

Không gian nghệ thuật là một hình tượng nghệ thuật sinh động chứ không khô cứng. Nó không đơn giản chỉ là cảm nhận bằng tư duy tỉnh táo mà nó còn được cảm nhận bằng cảm xúc của nhân vật hay của nhà văn. Hay nói cách khác, không gian nghệ thuật mang tính chủ quan nên không gian nghệ thuật mang dấu ấn cá thể của người nghệ sĩ. Trong văn của Nguyễn Tuân trước cách mạng, chúng ta thấy bao trùm là không gian cổ kính và có phần bị bó hẹp như trong

Chữ người tử tù; còn sau cách mạng, không gian rộng mở hơn, hiện đại hơn và

đa dạng hơn với núi sông, gió, bão, rừng thiêng, sóng dữ thể hiện trong các tùy

bút của ông, tiêu biểu là Người lái đò sông Đà.

Không gian trong văn học chia thành những ranh giới giá trị thể hiện những quan niệm về trật tự thế giới và sự lựa chọn của con người. Đó là sự tách biệt về ranh giới của không gian, giữa không gian bên trong và không gian bên ngoài, giữa bất biến và khả biến. Ta có thể thấy được sự khác biệt giữa không

gian Hà Nội với không gian nơi phố huyện nhỏ trong Hai đứa trẻ của Thạch

Lam. Hà Nội hiện lên trong trí nhớ của Liên là nơi có những thứ quà ngon lạ, được dạo bờ hồ và uống những cốc nước lạnh xanh đỏ; Hà Nội nhiều đèn, sáng rực, vui vẻ và huyên náo. Còn không gian nơi phố huyện nghèo chỉ toàn những ánh sánh nhỏ, leo lét, không gian buồn tẻ, tĩnh lặng. Ở Hà Nội, con người vui vẻ, thoải mái thì ở không gian chật hẹp nơi phố huyện, người ta trở nên mệt mỏi, bế tắc và cuộc sống cứ đều đều, trì trệ.

Không gian nghệ thuật còn mang tính ước lệ và mang tính chất cảm xúc. Như vậy, không gian nghệ thuật là một phạm trù nghệ thuật mang tính chủ quan và tượng trưng, là sản phẩm sáng tạo của người nghệ sĩ nhằm biểu hiện con người và thể hiện một quan niệm nhất định về cuốc sống.

Một phần của tài liệu NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT VÀ KHÔNG GIAN NGHỆ THUẬT TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA LỖ TẤN (Trang 35 -62 )

×