Nghệ thuật xây dựng hệ thống nhân vật trong truyện ngắn của Lỗ Tấn

Một phần của tài liệu nghệ thuật xây dựng nhân vật và không gian nghệ thuật trong truyện ngắn của lỗ tấn (Trang 28 - 62)

6. Cấu trúc của khóa luận

1.2.2. Nghệ thuật xây dựng hệ thống nhân vật trong truyện ngắn của Lỗ Tấn

kể chuyện hết sức tiết kiệm, nhưng xuất hiện đúng lúc, bộc lộ tính cách các nhân vật, bổ sung thêm cho những yếu tố khác như ngoại hình, hành động của nhân vật, tạo nên những nhân vật hoàn chỉnh về tính cách và thể hiện tư tưởng của nhà văn. Đây là cách mà nhà văn dẫn dắt người đọc đi tìm hiểu nhân vật. Lão

chủ quán Si-cô trong Cái thùng con của Maupassant hiện lên ngay ở đầu truyện

qua lời của người kể chuyện: “Đó là một gã cao lớn trạc bốn mươi tuổi, đỏ đắn,

bụng phệ, nghe đồn là ranh ma” [20, 1] là bước đầu để người đọc đi vào tìm

hiểu và thấy được tính cách của nhân vật này - một con người ranh ma, thủ đoạn, bất chấp tất cả để giành lấy mảnh đất của bà lão Magloarơ. Với nhân vật này, nhà văn đã đi sâu thể hiện sự thoái hóa nhân cách con người do sự cám dỗ của những lợi ích vật chất.

Tóm lại, thông qua các chi tiết miêu tả ngoại hình, hành động, ngôn ngữ, Lỗ Tấn đã xây dựng thành công tính cách nhân vật, góp phần xây dựng hình tượng các nhân vật như người nông dân, người phụ nữ, người trí thức một cách chân thực, cảm động. Qua đó ta thấy những tệ trạng, rối ren trong xã hội Trung Hoa sau cách mạng Ngũ Tứ.

Tài năng trong nghệ thuật xây dựng nhân vật của Lỗ Tấn không chỉ thể hiện ở nghệ thuật khắc họa tính cách qua miêu tả ngoại hình, hành động, ngôn ngữ, mà còn thể hiện ở nghệ thuật xây dựng hệ thống nhân vật.

1.2.2. Nghệ thuật xây dựng hệ thống nhân vật trong truyện ngắn của Lỗ Tấn Lỗ Tấn

Các nhân vật trong một tác phẩm nghệ thuật thực sự tạo thành một hệ thống hoàn chỉnh. Chúng đều liên can đến nhau, không chỉ móc nối nhau bằng tiến trình sự kiện được miêu tả mà còn bằng logic tư duy nghệ thuật của nhà

văn. Giáo sư G. N. Pospelov cho rằng: “Lí giải và xây dựng hệ thống nhân vật là

một khâu quan trọng trong việc sáng tạo của nhà văn”, bởi “hệ thống nhân vật

đem lại cho hình thức nghệ thuật của tác phẩm sự thống nhất và tính chỉnh thể

[25, 521-522]. Truyện ngắn của Lỗ Tấn có ba hệ thống hình tượng nhân vật, đó là hình tượng nhân vật người nông dân, hình tượng nhân vật người trí thức và hình tượng nhân vật người phụ nữ được tạo bởi những móc xích chặt chẽ giữa các nhân vật, đó là các mối quan hệ: quan hệ đối lập, quan hệ tương phản, quan hệ bổ sung.

1.2.2.1. Quan hệ đối lập

Đối lập là mối quan hệ cơ bản trong truyện ngắn Lỗ Tấn, mối quan hệ này có thể rõ nét hoặc ẩn khuất, nhưng đều góp phần tạo thành các tuyến nhân vật.

Hàng mấy nghìn năm qua, sự áp bức về kinh tế, sự đè nén về tinh thần của tầng lớp phong kiến thống trị đối với dân thường đã tạo ra sự đối lập giữa giai cấp thống trị và giai cấp bị trị. Hai giai cấp này không chỉ đối lập với nhau về mặt kinh tế mà còn đối lập về tính cách.

Trong AQ chính truyện, giai cấp thống trị cấu kết với nhau bóc lột người nông dân đến tận xương tủy, chúng không từ một thủ đoạn nào để bòn rút sức lực của nông dân cho vào túi tham không đáy của chúng. Người nông dân như AQ, cu Don, vú Ngò… ngày qua ngày, tháng qua tháng bỏ công sức ra làm giàu cho địa chủ nhưng vẫn chịu sự đánh đập và khinh bạc, đặc biệt là nhân vật AQ.

Là thân người làm thuê, AQ luôn hết lòng với nhà chủ, làm từ sáng đến đêm, làm bất cứ việc gì mà chủ yêu cầu, vậy mà những đòn chí mạng từ cụ cố họ Tiền, họ Triệu, thằng Tây giả… có thể trút xuống AQ bất cứ lúc nào. Địa chủ giầu có lên là nhờ bóc lột nông dân, đến cả manh áo rách của AQ chúng cũng

bóc lột: “nửa to cất đi để tháng tám này mợ Tú ở cữ dùng làm tã lau nước tiểu

cho em bé, và nửa nhỏ, nát quá thì dùng đóng vào gót dép của vú Ngò” [27, 115], đó là sự xấu xa, đê tiện của giai cấp thống trị; chưa hết, với những người nông dân như AQ, chúng có thể ném ra lề đường không thương tiếc, còn khi cần, chúng lại ngon ngọt dụ dỗ. Sau lần AQ lên huyện trở về và bán những thứ đồ vừa rẻ vừa đẹp, chúng gọi AQ đến để thỏa mãn lòng tham rồi âm mưu trục xuất AQ ra khỏi làng.

Ta thấy, AQ dù mang trong mình nhiều tật xấu, nhưng về bản chất, AQ vẫn là người nông dân thật thà và là nạn nhân của sự bóc lột tàn bạo, dã man. Đối lập với AQ là tầng lớp địa chủ bản chất độc ác, tham lam, thủ đoạn và keo kiệt đến tột cùng như cụ cố họ Tiền, họ Triệu…

Trong Ly hôn, ta cũng thấy sự đối lập giữa dân thường với bọn quan lại thống trị. Cô Ái, một người nông dân lương thiện, có ý thức về phẩm giá của mình, cô nhất quyết kiện người chồng phụ bạc để đòi quyền lợi. Một người phụ nữ với tính cách như vậy nếu sống trong một xã hội công bằng ắt sẽ được hạnh phúc, nhưng không, trong xã hội cô đang sống thì sự bình đẳng, quyền lợi nằm trong tay người có tiền và có quyền lực. Chính vì vậy mà bọn quan lại tham ô, nhận hối lộ của gia đình chồng cô rồi cấu kết với nhau chèn ép cô trong vụ xử kiện. Cô Ái vẫn tin tưởng vào sự công công minh của quan lại và cố gắng phân

trần sự việc, chúng lại tỏ thái độ, lấy cái uy ra ức hiếp và ép buộc cô chấp nhận xong vụ kiện với số tiền ít ỏi. Đối lập với sự lương thiện, cả tin của cô Ái là bản chất xấu xa của tầng lớp thống trị, chúng tham ô, bao che cho nhau và sẵn sàng đổi trắng thay đen.

Sự đối lập về bản chất giữa giai cấp thống trị và giai cấp bị trị đã tạo nên mâu thuẫn đối kháng trong xã hội phong kiến, hai giai cấp này đối lập mà lại có mối quan hệ với nhau, tồn tại phụ thuộc vào nhau: giai cấp thống trị sống dựa trên sự bóc lột giai cấp bị trị, còn giai cấp bị trị vì không có ruộng đất nên phải chấp nhận làm nô lệ cho giai cấp thống trị. Cái vòng quay cứ như vậy, giai cấp bị trị từ thế hệ này sang thế hệ khác bị bóc lột đến nỗi tha hóa, tê liệt về tinh thần.

Lỗ Tấn không chỉ đặt nhân vật vào trong mối quan hệ đối lập giữa địa chủ với nông dân trong đất nước Trung Quốc, mà còn đặt nhân vật vào trong quan hệ đối lập lớn hơn, đó là sự đối lập giữa nhân dân Trung Quốc với phát xít Nhật.

Trong truyện Thuốc, hình ảnh phát xít Nhật xuất hiện trong cảnh chém đầu

người cách mạng Hạ Du một cách không rõ nét, nhưng đằng sau chi tiết ấy, Lỗ Tấn vạch trần bản chất độc ác, xảo trá của quân phát xít. Chúng đã mượn tay người Trung Quốc để diệt chính người dân Trung Quốc. Đối lập với bản chất xấu xa, thâm hiểm của phát xít Nhật là sự u mê, nhu nhược, cả tin, hám lợi đến dửng dưng trước cái chết của dân mình của nhân dân Trung Quốc, vô hình chung, họ đã trở thành công cụ đắc lực và hiệu quả cho phát xít. Qua sự đối lập này, một mặt Lỗ Tấn chỉ ra căn bệnh của nhân dân Trung Quốc, một mặt vạch trần bản chất của phát xít Nhật.

Lỗ Tấn đã xây dựng được hình tượng người nông dân một cách chân thực, cảm động và sâu sắc. Đặt nhân vật vào trong mối quan hệ đối lập dân tộc, đối lập giai cấp, Lỗ Tấn đã chỉ ra căn bệnh của họ và xây dựng nên hệ thống nhân vật người nông dân mang căn bệnh quốc dân cần phải chạy chữa. Ta cũng thấy sự đối lập giữa nhân vật Chí Phèo với Bá Kiến trong Chí phèo của Nam Cao: một người nông dân lương thiện, hiền lành, có mơ ước như Chí Phèo với một kẻ tham lam, xảo quyệt và tàn bạo như Bá Kiến. Khi đặt nhân vật đối lập gay gắt vào trong một mối quan hệ giữa thống trị và bị trị thì tính cách nhân vật vừa được khắc họa rõ nét vừa có tính chất điển hình, góp phần xây dựng hệ thống nhân vật.

Không chỉ đặt nhân vật vào trong mối quan hệ đối lập, các nhân vật trong truyện ngắn của Lỗ Tấn còn được đặt vào trong mối quan hệ tương phản để thể hiện nội dung tư tưởng của tác phẩm.

1.2.2.2. Quan hệ tƣơng phản

Tương phản là cách dùng phương tiện biểu hiện để tạo thành một hình thức nghệ thuật chỉ những hiện tượng có tính chất trái ngược, đối chọi nhau. Trong việc xây dựng hệ thống nhân vật trong truyện ngắn của mình, Lỗ Tấn sử dụng bút pháp này một cách hiệu quả, từ đó xây dựng được những cặp đôi tương phản nhau.

Lỗ Tấn đã miêu tả quan hệ tương phản khá rõ giữa Quyên Sinh và Tử Quân trong Tiếc thương những ngày đã mất. Họ là những trí thức mới, có tư tưởng tiến bộ trong tình yêu và hôn nhân trong xã hội Trung Quốc đang chuyển mình sang chế độ xã hội mới nhưng tư tưởng phong kiến vẫn còn có sức mạnh thống trị. Họ yêu nhau, chiến đấu quyết liệt đến cùng để bảo vệ tình yêu, nhưng khi đạt được nguyện ước “một túp lều tranh hai trái tim vàng” và thực sự bước vào cuộc sống gia đình thì Tử Quân quên mất lí tưởng đấu tranh xã hội, trở nên nhu nhược; ngược lại, Quyên Sinh thức tỉnh, anh ý thức được tình yêu phải có sự đổi mới, sáng tạo, phải nhân lúc đôi cánh chưa quên mà bay đi tìm một chân trời mới. Trong khi Tử Quân cứ an phận, bằng lòng với cuộc sống thực tại, rồi ngỡ ngàng, rồi lại đau khổ khi nhận ra sự đổi thay của Quyên Sinh thì Quyên Sinh đã ra đi để thực hiện lí tưởng. Chính sự tương phản giữa hai con người từng yêu thương, gắn bó, chiến đấu đến cùng để được đến với nhau càng làm cho bi kịch trở nên đau đớn, xót xa hơn. Vận mệnh của Tử Quân sau khi xây dựng được

một túp lều tranh hai trái tim vàng” đã cho thấy sự thực cay đắng của tầng lớp

thanh niên trí thức tiểu tư sản khi vượt ra ngoài lễ giáo phong kiến để đến với tự do trong khi họ chưa chuẩn bị gì cho cuộc hành trang ấy.

Truyện ngắn Thuốc có hai hình tượng nổi bật có sự tương phản là hình tượng đám đông quần chúng và hình tượng người cách mạng. Những người cách mạng như Thu Cận, Hạ Du là những trí thức mới, tiên phong trên con đường giải phóng dân tộc; còn những người dân thường như vợ chồng lão Hoa Thuyên, bác Cả Khang, đám đông quần chúng ở pháp trường và những người ở trong quán trà của lão Hoa Thuyên lại chưa giác ngộ cách mạng. Họ coi những người cách mạng như Hạ Du là “thằng quỷ sứ” [27, 63], “thằng nhãi con ấy không

muốn sống nữa” [27, 63]. Vì vậy, họ chen nhau đi xem cảnh chém người cách

mạng và mua bánh bao tẩm máu người để chữa bệnh lao với một thái độ dửng dưng, lạnh lùng. Đây là sự tương phản giữa những người thức tỉnh với những

người “đang ngủ mê trong một cái nhà hộp bằng sắt” [31, 12]. Sự tương phản

và hình ảnh người trí thức tiên phong giác ngộ cách mạng nhưng lại xa rời quần chúng. Lỗ Tấn chỉ ra sự tương phản ấy để họ nhận thức được và hành động.

Trong truyện ngắn Cây trường minh đăngNhật ký người điên Lỗ Tấn

đều xây dựng hình tượng người điên trong mối quan hệ tương phản với những

người dân khác. Người điên muốn thổi tắt cây đèn mang tư tưởng lễ giáo phong kiến cổ hủ, lạc hậu và vạch trần bộ mặt giả dối, ăn thịt người của chế độ cũ trong mấy nghìn năm. Họ vốn là những người trí thức tiến bộ, muốn xóa bỏ cái cũ, xây dựng xã hội mới, đem ánh sáng mới đến cho dân tộc nhưng họ lại đơn độc trên con đường thực hiện lý tưởng. Những người dân, thậm chí cả những người

thân trong gia đình cũng không hiểu họ, họ bị rơi vào bế tắc và bị coi là điên.

Trong Thuốc cũng có sự tương phản giữa những người dân thường u mê với

những chiến sĩ cách mạng thức tỉnh, hi sinh vì tổ quốc.

Hay trong Cố hương, ta nhận thấy rõ sự tương phản giữa tính cách xấu xa,

táo tợn, chua ngoa của nhân vật thím Hai Dương với sự hiền lành, nhút nhát, thật thà của nhân vật Nhuận Thổ. Sự tương phản cho ta thấy hình ảnh người nông dân vì nghèo đói mà mất đi phẩm chất tốt đẹp, họ trở nên táo tợn, liều lĩnh, sẵn sàng bỏ qua lòng tự trọng để trục lợi cá nhân.

Đặt nhân vật vào trong mối quan hệ tương phản là một biện pháp nghệ thuật hữu hiệu mà nhiều nhà văn sử dụng để xây dựng hệ thống nhân vật của mình. Ta thấy cặp đôi tương phản Quazimodo và Frollot trong Nhà thờ Đức bà Pari của Vichtor Hugo. Quazimodo, con người dốt nát, xấu xí nhất trần gian, nửa người nửa ngợm nhưng anh lại là linh hồn của nhà thờ Đức bà, có tấm lòng nhân hậu, tấm lòng của một con người. Còn Frollot, gã kéo chuông nhà thờ có vẻ đẹp đạo mạo bên ngoài, nhưng che đậy bên trong lại là tâm hồn bỉ ổi và những dục vọng thấp hèn.

Hay cặp đôi nhân vật Charlesvà Emma trong tác phẩm Bà Bovary của Flaubert, họ

là hai vợ chồng nhưng lại có sự tương phản rất lớn. Charles thì đần độn, nhút nhát, thỏa mãn với thực tại, trong khi Emma thì thông minh, đầy tham vọng, táo tợn và liều lĩnh. Sự tương phản này đã dẫn đến cái chết đau đớn của Emma.

Đặt nhân vật vào trong mối quan hệ tương phản không chỉ tạo được sự sinh động hấp dẫn của nhân vật và tác phẩm mà còn góp phần xây dựng hệ thống nhân vật trong tác phẩm văn học, thể hiện tài năng của nhà văn. Qua sự tương phản trên, có thể thấy rằng Lỗ Tấn rất thành công trong việc sử dụng thủ pháp tương phản. Các nhân vật được đặt vào trong mối quan hệ này tự soi chiếu cho nhau, làm nổi bật phẩm chất, tính cách, đặc điểm của giai cấp mình.

1.2.2.3. Quan hệ bổ sung

Cùng với thủ pháp đối lập và tương phản, các nhân vật còn được đặt vào trong mối quan hệ bổ sung. Đặt nhân vật vào trong mối quan hệ bổ sung trong truyện ngắn Lỗ Tấn tuy không phổ biến như hai thủ pháp trên, nhưng cũng góp phần phản ánh tư tưởng của tác phẩm, đồng thời xây dựng nên hệ thống nhân vật một cách chân thực. Tiêu biểu nhất cho thủ pháp này phải kể đến tác phẩm

AQ chính chuyện với hình tượng nhân vật AQ.

Nhân vật AQ là đại diện tiêu biểu cho tầng lớp nông dân nghèo khổ phải chịu áp bức trong truyện ngắn của Lỗ Tấn. AQ là một con bệnh của xã hội Trung Hoa với thói tự phụ, kỵ húy, bài xích, mê tín dị đoan, đặc biệt là phép

thắng lợi tinh thần dối mình dối người. AQ mang trong mình toàn bộ căn bệnh

quốc dân, mà căn bệnh ấy là hậu quả của sự áp bức, bóc lột tàn bạo của bọn thống trị phong kiến nửa thuộc địa Trung Hoa thời bấy giờ. Nhưng bên cạnh hình tượng nhân vật nông dân tiểu biểu, thậm chí là điển hình này, Lỗ Tấn còn xây dựng những nhân vật khác bổ sung thêm cho hình tượng người nông dân. Vương Râu xồm, cu Don, Vú Ngò… họ đều là những người làm thuê cho địa chủ, không có ruộng đất, thậm chí không có một gia đình riêng cho mình và họ đều là nạn nhân của sự bóc lột. Những mảnh đời ấy đã bổ sung thêm cho hình ảnh người nông dân bị áp bức, bóc lột trong xã hội Trung Hoa thời bấy giờ.

Một phần của tài liệu nghệ thuật xây dựng nhân vật và không gian nghệ thuật trong truyện ngắn của lỗ tấn (Trang 28 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(62 trang)