Các loại không gian nghệ thuật trong truyện ngắn của Lỗ Tấn

Một phần của tài liệu nghệ thuật xây dựng nhân vật và không gian nghệ thuật trong truyện ngắn của lỗ tấn (Trang 37 - 62)

6. Cấu trúc của khóa luận

2.2. Các loại không gian nghệ thuật trong truyện ngắn của Lỗ Tấn

2.2.1. Không gian nông thôn

Không gian nông thôn gắn liền với hình ảnh làng quê và người nông dân lao động, là không gian được nói tới nhiều nhất trong truyện ngắn Lỗ Tấn.

Trong Cố hươngHát tuồng ngày rước thần cảnh nông thôn hiện ra thật

đẹp và yên bình. Làng cũ trong Cố hương sống lại trong kí ức của “tôi” với: cảnh ruộng dưa xanh rờn, bạt ngàn và hình ảnh cậu bé Nhuận Thổ nhanh nhẹn,

hoạt bát đi trông dưa bào ban đêm; cảnh bẫy chim sẻ: “Quét lấy một khoảnh đất

trống, dùng một cái que ngắn chống một cái nong lớn, rắc một ít lúa lép, thấy chim tước xuống ăn, đứng đằng xa giật mạnh sợi dây buộc vào cái que, thế là chim sẻ chụp vào nong hết. Thứ nào cũng có: sẻ đồng, chào mào, “bột cô”, sẻ

xanh lưng” [27, 76-77]; cảnh nhặt vỏ sò trên bãi biển đẹp có những vỏ sò xanh,

đỏ nhiều hình thù ngộ nghĩnh theo trí tưởng tưởng tượng phong phú của trẻ thơ: sò mặt quỷ, sò tay Phật…

Trong Hát tuồng ngày rước thần, cảnh nông thôn hiện lên qua nếp sinh

hoạt của trẻ em nơi đây: “Hàng ngày đại khái là đào giun, mắc vào lưỡi câu nhỏ

làm bằng dây đồng rồi ra nằm bẹp ở bờ sông” [27, 170] rồi “cùng nhau chăn

trâu…” [27, 171]. Đặc biệt, dưới ánh trăng, cảnh sông nước, ruộng lúa, ruộng

đậu hiện ra tuyệt đẹp và đậm đà hương vị thôn quê. Những đứa trẻ hào hứng đi xem hát tuồng ở làng Triệu, một đám hát tuồng trên cánh đồng rất đặc trưng của vùng này, lấy một khoảng đất trống làm sân khấu và những khán giả đứng xung quanh hoặc đứng trên thuyền để xem hát. Đến khuya, những đứa trẻ trở về và vô cùng thích thú với việc trộm đậu để nấu ăn ngay ở trên thuyền…

Không gian nông thôn trong Cố hươngHát tuồng ngày rước thần hiện

lên với hình ảnh những đứa trẻ hồn nhiên, vô tư và yêu đời. Nông thôn thật tươi đẹp và yên bình biết bao, nó gắn với lứa tuổi hồn nhiên nhất, đẹp đẽ nhất của “tôi”, Nhuận Thổ, Quế Sinh, Song Hỷ, Phát… và nhiều đứa trẻ khác ở nông thôn khi chúng chưa phải lo gánh nặng cơm áo gạo tiền, chưa bị những vẩn đục của cuộc sống tác động đến.

Trong Cố hương, làng cũ của “tôi” hiện ra đẹp đẽ trong kí ức. Còn hiện tại,

đường “tôi” về quê, trong những ngày tôi ở quê và ngày “tôi” xa quê. Nếu như trong kí ức, làng đẹp, đầy sức sống thì sau hai mươi năm xa cách, hình ảnh thôn

xóm hiện ra tiêu điều khiến “tôi” thất vọng, buồn bã, tự hỏi: “A, đây thật có phải

là làng cũ mà hai mươi năm trời nay tôi hằng ghi lấy hình ảnh trong ký ức

không?” [27, 73]. Ngôi nhà thân yêu của “tôi” cũng hoang tàn, hiu quạnh. Cảnh

đó đã nhuốm màu tâm trạng, vì vậy cảnh đã buồn lại càng buồn hơn. Trên đường

xa quê, khung cảnh vẫn như vậy: “Trong hoàng hôn, những dãy núi xanh hai bên

bờ sông đen sẫm lại, nối tiếp nhau chạy lùi về phía sau lái” [27, 85]. Cảnh làng

cũ mờ dần nhưng trong lòng “tôi” lại không một chút lưu luyến.

Trở về với không gian hiện tại, khung cảnh có khác nhau về điểm nhìn và thời gian nghệ thuật nhưng tất cả đều là không gian chết. Không gian gắn liền với bối cảnh xã hội cùng những bi kịch xã hội khiến cho nó càng thêm bức bối, ngột ngạt mà Nhuận Thổ, thím Hai Dương là hình ảnh tiêu biểu của bi kịch ấy. Không gian làng cũ ở phần đầu truyện, trong hồi ức của “tôi” càng tươi sáng bao nhiêu thì càng tương phản với không gian hiện tại của làng cũ bấy nhiêu. Sự tương phản này không chỉ nói lên sự đổi thay của con người và cảnh vật mà còn khắc sâu thêm hiện thực phũ phàng, đen tối trong không gian nông thôn Trung Quốc thời bấy giờ.

Bức tranh hiện thực nông thôn không chỉ thể hiện trong Cố hương mà còn

thể hiện trong AQ chính truyện. Nông thôn trong truyện này cũng là không gian

hẹp, đó là không gian làng Mùi, một ngôi làng nhỏ của Trung Quốc nhưng có đầy đủ thành phần như một xã hội thu nhỏ. Làng Mùi được miêu tả theo từng bước trôi của thời gian, nhưng cảnh vật và con người dường như không có sự

thay đổi: “Đêm ấy không trăng. Trong bóng tối dày đặc, cảnh làng Mùi vẫn lặng

lẽ như những ngày thịnh trị đời Hy Hoàng” [27, 142]. Con người sống trong

không gian tù túng ít có sự thay đổi địa điểm, nhiều người suốt cả đời sống trong ngôi làng nhỏ bé ấy. Trong không gian hẹp và tầm nhìn chỉ quẩn quanh sau lũy tre làng, họ vẫn giữ những lề thói cũ; họ trở nên mụ mẫm, tha hóa; trở nên xa lạ, ngơ ngác trước sự thay đổi của thế giới bên ngoài. Làng Mùi là hình ảnh điển hình cho không gian nông thôn Trung Quốc, xã hội Trung Quốc sau cách mạng Tân Hợi đầy rẫy những hủ tục, lề thói với đủ mọi thành phần từ kẻ hạ lưu đến bọn thanh niên vô công rồi nghề, những cố nông như cu Don, Vương Râu xồm, vú Ngò… đến tầng lớp thượng lưu như cụ Triệu, cụ Cử, cậu Tú, thằng Tây giả. Chính văn hóa lai căng cùng với những con người trong không gian tù túng góp phần sản sinh ra tính cách AQ.

Trong nhiều truyện ngắn khác Lỗ Tấn cũng miêu tả không gian nông thôn

như Lễ cầu phúc, Ngày mai, Nhật ký người điên, Cây trường minh đăng… Đó

là khung cảnh nông thôn mùa đông với tuyết rơi lạnh lẽo trong Lễ cầu phúc. Đầu tác phẩm là mùa đông, những lần thím Tường Lâm xuất hiện ở Lỗ Trấn cũng vào mùa đông và thím chết cũng trong mùa đông lạnh lẽo. Con người cũng vậy, người ta lạnh lùng, tàn nhẫn như chính cái lạnh của mùa đông. Với tư tưởng bảo thủ vẫn giữ từ thời phong kiến, họ đã giết chết cả một con người đáng lẽ phải được hưởng ấm no, hạnh phúc như thím Tường Lâm. Hay hình ảnh nông

thôn trong Cây trường minh đăng với sự mê muội của người dân thôn Cát

Quang nhỏ bé, tù túng. Người ta giữ và tôn thờ chế độ phong kiến, không chịu đổi mới và cũng không chịu đấu tranh.

Lỗ Tấn là nhà văn hiện thực, cây bút soi chiếu vào hiện thực và lôi hiện thực ra một cách trần trụi. Không gian nông thôn hiện ra với những hình ảnh chân thực, nó ảm đạm, tù túng như trong bầu không khí nông thôn thời trung cổ, nhưng không vì vậy mà nhà văn nhìn đời bằng con mắt bi quan. Ta thấy hình ảnh nông thôn hiện ra tươi sáng trong mộng tưởng của nhân vật “tôi” ở cuối tác

phẩm Cố hương: “Trước mắt tôi hiện ra cảnh tượng một cánh đồng cát, màu

xanh biếc, cạnh bờ biển trên vòm trời xanh đậm, treo lơ lửng một vừng trăng

tròn vàng thắm” [27, 87]. Đó là niềm tin và hy vọng của “tôi” vào một tương lai

tươi sáng và cũng chính là niềm tin của tác giả. Hay trong Ngày mai, chị Tư Thiền đau đớn, quằn quại vì mất chồng, mất con trong miền quê lạnh lẽo tình người nhưng chị vẫn hy vọng vào một ngày mai tốt đẹp hơn.

Trong tác phẩm Hai đứa trẻ, Thạch Lam đã xây dựng không gian nơi phố

huyện nghèo, nó cũng như cảnh nông thôn trong truyện ngắn của Lỗ Tấn, tù túng trong bóng tối, sự vận động của con người dường như không thể xua đi sự tĩnh lặng của không gian, tuy nhiên vẫn có những tia sáng không bao giờ tắt thể hiện qua việc chờ tàu của hai chị em Liên. Việc chị em Liên thức chờ chuyến tàu đêm chỉ để được nhìn thứ ánh sáng mạnh mẽ và những âm thanh huyên náo từ nơi thành thị vụt qua trong đêm thể hiện niềm tin của tác giả vào con người và tương lai tươi sáng của họ. Đây cũng chính là tấm lòng nhân văn cao cả của những nhà văn như Lỗ Tấn và Thạch Lam.

Có thể thấy, không gian nông thôn trong truyện ngắn Lỗ Tấn gắn với thời gian, đó là thời gian từ quá khứ đến hiện tại và tương lai. Lỗ Tấn dựng lên không gian nông thôn chân thực, đẹp, yên bình trong hồi ức; đượm sắc buồn ở hiện tại và tươi sáng ở tương lai.

Cùng với việc xây dựng không gian nông thôn, không gian thành thị cũng được phản ánh trong truyện ngắn của Lỗ Tấn một cách ấn tượng.

2.2.2. Không gian thành thị

Nếu như nông thôn là nơi tập trung chủ yếu của tầng lớp nông dân, dân thưa thì thành thị lại là nơi tập trung của nhiều tầng lớp, nơi xô bồ và ồn ào. Trong truyện ngắn Lỗ Tấn, không gian thành thị xuất hiện không nhiều nhưng với những chi tiết rất tiêu biểu đã vẽ lên được không khí chung của thành thị Trung Quốc trong thời kỳ nửa thuộc địa nửa phong kiến.

Trong AQ chính truyện, không gian thành thị hiện lên qua con mắt của

AQ là nơi người ta gọi cái “ghế dài” là “tràng kỷ”, rán cá to thì cho nhánh hành

thái nhỏ vào; nơi mà “cái kiểu bọn đàn bà con gái lúc chúng nó đi đứng ưỡn ẹo

trông đến khó coi” [27, 124] và “trên huyện thì đứa oắt con mới nảy mũi ra

cũng chơi mạt chược thạo rồi!” [27, 124], là nơi mà theo lời kể của AQ, người

ta chém đầu những người cách mạng. Chỉ vài chi tiết ấy mà thành thị hiện ra khá sinh động, khác biệt với không gian nông thôn.

Không gian thành thị một lần nữa hiện ra trong lần AQ bị giải lên huyện. “Về huyện, trời vừa đúng trưa. Người ta dắt y tới một nha môn đã nát, rồi bẻ

quanh năm sáu góc đường nữa, người ta đẩyy vào một gian nhà nhỏ” [27, 144],

sau đó AQ bị đưa đến công đường tra khảo bởi những người đầu trọc, người thì đuôi sam dài, người thì áo dài, người nào người nấy mặt bự cả thịt… Sau một vài lần ra vào công đường và trại giam, người ta đưa cho AQ một tờ giấy và ký vào đó rồi giải đến pháp trường. Thành thị là nơi AQ bị bêu trên đường trước khi ra pháp trường chém đầu. Ở đó người ta reo hò, thích thú khi đầu rơi, máu chảy; họ

nhìn AQ với “đôi mắt con sói vừa dữ tợn, vừa khiếp sợ…” [27, 150]. Đó là không

gian lạnh lùng, thể hiện sự mê muội của quốc dân.

Không chỉ vậy, không gian thành thị còn hiện lên với quán trà, quán rượu

đông người và ồn ào như khung cảnh thành S trong Con người cô độcTrong

quán rượu.

Thành S trong Con người cô độc có những con người tuyệt tình, thích soi

mói cuộc sống của người khác. Còn Ngụy Liên Thù thì trở nên cô độc trong căn phòng tối tăm, chật hẹp. Không gian này phần nào phản ánh cuộc sống của một lớp người trong xã hội thành thị như Ngụy Liên Thù, không thích nghi được với cuộc sống nên cô độc trong xã hội bon chen và chết trong sự tò mò và nghi ngờ của anh em, bà con vì muốn bòn rút tiền của anh. Thành S trong Trong quán

rượu thì ảm đạm, buồn tẻ, phong cảnh đìu hiu sau cơn tuyết rơi cũng như chính cuộc đời buồn tẻ của Lã Vi Phủ và cái chết đau lòng của A Thuận.

Ta thấy không gian thành thị trong Hồng lâu mộng của Tào Tuyết Cần

hiện lên xa hoa, tráng lệ với cảnh ăn chơi ở Giả phủ, tiệc tùng triền miên; cảnh xem kịch, nghe hát ả đào, đàm luận thơ văn… của tầng lớp thượng lưu… Còn trong Cái vẻ thành thị, Trì Lợi đã dựng lên không gian thành thị Trung Quốc thời hiện đại với nhiều vấn đề rối ren. Xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu của con người về mọi mặt cũng thay đổi. Bên cạnh ưu điểm cũng có không ít hạn chế, sự mâu thuẫn giữa tư tưởng cũ và tư tưởng mới, đặc biệt là sự nhìn nhận chưa chín chắn của phần đông lớp trẻ: thần tượng quá mức, thích tự do, thích nổi trội… nhưng lại theo hướng lệch chuẩn đạo đức, tạo thành những hố đen trong xã hội thành thị.

Trong truyện ngắn Lỗ Tấn, vì không gian thuộc thời điểm giao nhau từ chế độ cũ sang chế độ mới nên không gian thành thị có những nét khác, thành thị ồn ào, xô bồ ở những quán xá; thành thị ảm đạm, thê lương, chết chóc ở pháp trường… Nơi đây diễn ra nhiều hoạt động, người ta chìm trong những suy nghĩ lạc hậu, người ta giết nhau bằng sự lạnh lùng với đồng loại, là nơi có những cái chết đau đớn và cả những cái chết dần chết mòn trong sự cô độc. Đó là bức tranh toàn cảnh thành thị Trung Hoa thời kỳ tăm tối nhất.

Ngoài việc xây dựng không gian nông thôn và không gian thành thị, Lỗ Tấn còn xây dựng một số không gian khác - những không gian nhỏ hơn nhưng đa dạng và xuất hiện nhiều trong truyện ngắn của ông như không gian nghĩa trang, không gian pháp trường, không gian con đường, không gian quán.

2.2.3. Một số không gian khác 2.2.3.1. Không gian nghĩa trang 2.2.3.1. Không gian nghĩa trang

Có thể nói, nghĩa trang là một trong những không gian gây ám ảnh nhất

trong truyện ngắn của Lỗ Tấn, cụ thể là nghĩa trang trong Thuốc. Nhà văn miêu

tả cảnh nghĩa trang vào mùa xuân vô cùng ảm đạm và lạnh lẽo, trong không gian ấy chỉ có hai người đàn bà là hai người mẹ mất con và một con quạ là vật thể sống. Không gian được Lỗ Tấn miêu tả từ ngoài vào trong, đầu tiên nhà văn miêu tả nghĩa địa: “Miếng đất dọc chân thành phía ngoài cửa tây vốn là đất công. Ở giữa có con đường mòn nhỏ hẹp, cong queo, do những người hay đi tắt giẫm mãi thành đường. Đó cũng lại là cái ranh giới tự nhiên giữa nghĩa địa người chết chém hoặc chết tù, ở về phía tay trái, và nghĩa địa những người

nghèo, ở về phía tay phải. Cả hai nơi, mộ dày khít, lớp này lớp khác, như bánh

bao nhà giàu ngày mừng thọ” [27, 65].

Tiếp theo, tác giả miêu tả bà Hoa Thuyên bên nấm mộ con trai vào sáng sớm, không gian bao trùm lên bà lúc này vô cùng lạnh lẽo. Sau đó mẹ Hạ Du xuất hiện, nghĩa địa lúc này lại tràn ngập không khí đau buồn khiến cho không

gian càng tĩnh mịch hơn: “Gió đã tắt. Những ngọn cỏ khô đứng thẳng tắp như

những sợi dây đồng. Một tiếng rên rỉ run run đưa lên giữa không trung, nhỏ dần, nhỏ dần, rồi tắt hẳn. Xung quanh vắng lặng như tờ… Con quạ đậu trên

cành khô trụi lá, rụt cổ lại, im lìm như đúc bằng sắt” [27, 68].

Không gian nghĩa địa được miêu tả thật ghê rợn, nhuốm màu tử khí, ảm đạm vô cùng. Trong không gian ấy bỗng xuất hiện vòng hoa trắng hoa hồng xen lẫn nhau trên mộ Hạ Du và lác đác vài bông hoa bé tí trên những nấm mộ khác, cây cối cũng bắt đầu đâm chồi nảy lộc. Qua đó ta thấy, không gian nghĩa địa với không khí ảm đạm, chết chóc nhưng cũng bắt đầu có mầm xanh của mùa xuân hy vọng, hứa hẹn một tương lai tươi sáng hơn.

Nếu nghĩa địa ở thành thị với mộ dày khít, lớp này lớp khác thì nghĩa địa

ở nông thôn có sự khác biệt. Trong Trong quán rượu, thông qua lời kể của Lã Vi

Phủ, ta thấy có nấm mồ ngay ở ven sông, đó là nấm mồ đứa em của Lã Vi Phủ chết lúc mới ba tuổi. Nấm mồ hai năm không được đắp đến nỗi đất đã trịt xuống, nước sông đang khoét tới và chẳng bao lâu thì lở xuống sông. Nghĩa địa ở đây được miêu tả vào mùa đông tuyết rơi lạnh lẽo, u ám. Không gian nghĩa địa hoang vắng ở nông thôn càng ghê rợn hơn khi Lã Vi Phủ kể về việc mình bới nấm mộ để tìm xương cốt đứa em, cái xăng đã mục hết, chỉ còn lại một đống dăm và những mảnh gỗ vụn, chăn, quần áo, tóc… đều không còn, chỉ có những mùn đất đen do xác người và những vật dụng khác phân hủy mà thành.

Một phần của tài liệu nghệ thuật xây dựng nhân vật và không gian nghệ thuật trong truyện ngắn của lỗ tấn (Trang 37 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(62 trang)