1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

thế giới nghệ thuật trong truyện ngắn cao duy sơn

113 824 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 113
Dung lượng 856,95 KB

Nội dung

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM LÝ THỊ THU PHƢƠNG THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT TRONG TRUYỆN NGẮN CAO DUY SƠN LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN THÁI NGUYÊN - 2010 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM LÝ THỊ THU PHƢƠNG THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT TRONG TRUYỆN NGẮN CAO DUY SƠN CHUYÊN NGÀNH: VĂN HỌC VIỆT NAM MÃ SỐ: 60.22.34 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS TÔN THẢO MIÊN THÁI NGUYÊN - 2010 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn LỜI CẢM ƠN Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Phó Giáo sư - Tiến sĩ Tôn Thảo Miên (Viện Văn học), người đã tận tình hướng dẫn tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Tôi chân thành cảm ơn nhà văn Cao Duy Sơn đã cung cấp những tư liệu quý giá liên quan đến đề tài luận văn. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các thầy cô giáo, chân thành cảm ơn đồng nghiệp, bạn bè và người thân đã tạo điều kiện, động viên tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu. Thái Nguyên, tháng 8 năm 2010 Lý Thị Thu Phương Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1 NỘI DUNG 8 Chƣơng I: Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Cao Duy Sơn 8 1. Khái niệm thế giới nhân vật, nhân vật văn học 8 2. Các kiểu nhân vật trong truyện ngắn Cao Duy Sơn 9 2.1. Những con ngƣời nhỏ bé, bình dị, có số phận bất hạnh 9 2.2. Những nhân vật lí tƣởng 13 2.2.1. Khát vọng tình yêu và niềm tin vào cuộc sống 13 2.2.2. Những con ngƣời nhân hậu, chung thủy, nghĩa tình 17 2.2.3. Những con ngƣời dũng cảm, cao thƣợng, giàu lòng vị tha 20 2.3. Nhân vật tha hóa 23 3. Nghệ thuật miêu tả nhân vật 26 3.1. Miêu tả ngoại hình, hành động của nhân vật 26 3.1.1. Miêu tả ngoại hình, hành động để khắc họa chân dung 27 3.1.2. Miêu tả ngoại hình, hành động để nhận dạng tâm tính, đoán định tính cách 31 3.2. Miêu tả nội tâm 36 3.2.1. Đặt nhân vật vào những tình huống tâm lí xung đột để nhân vật tự bộc lộ 37 3.2.2. Miêu tả nội tâm nhân vật nhiều chiều, nhiều cung bậc và luôn biến chuyển 41 3.2.2.1. Miêu tả nội tâm nhân vật nhiều chiều 41 3.2.2.2. Miêu tả nội tâm nhân vật nhiều cung bậc và luôn biến chuyển 44 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn Chƣơng II: Không gian nghệ thuật và thời gian nghệ thuật 50 trong truyện ngắn Cao Duy Sơn 1. Không gian nghệ thuật trong truyện ngắn Cao Duy Sơn 51 1.1. Khái niệm không gian nghệ thuật 51 1.2. Không gian nghệ thuật trong truyện ngắn Cao Duy Sơn 51 1.2.1. Không gian địa lí 52 1.2.1.1.Không gian địa lý nhƣ một khách thể thẩm mĩ 52 1.2.1.2. Không gian địa lý là phông nền cho sự vận động tâm lý và tính cách, là dấu hiệu phản ánh tâm tƣ, tình cảm của nhân vật 55 1.2.2. Không gian đời tƣ 59 2. Thời gian nghệ thuật trong truyện ngắn Cao Duy Sơn 64 2.1. Khái niệm thời gian nghệ thuật 64 2.2. Thời gian nghệ thuật trong truyện ngắn Cao Duy Sơn 65 2.2.1. Thời gian đan xen giữa quá khứ và hiện tại 65 2.2.2. Thời gian tâm lí 70 2.2.3. Thời gian phong tục, lễ hội 74 Chƣơng III: Ngôn ngữ truyện ngắn Cao Duy Sơn 79 1. Ngôn ngữ giàu hình ảnh với thủ pháp so sánh - nét đặc trƣng của truyện ngắn Cao Duy Sơn 79 2. Ngôn ngữ đậm sắc thái dân tộc 89 2.1. Vận dụng lối nói hồn nhiên, hay ví von của ngƣời miền núi 89 2.2. Sắc thái dân tộc thể hiện ở việc đƣa tiếng địa phƣơng, tiếng dân tộc vào tác phẩm 97 KẾT LUẬN 101 TÀI LIỆU THAM KHẢO 104 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 1 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 1.1. Sáng tác nghệ thuật là một thế giới riêng đƣợc sáng tạo theo các nguyên tắc tƣ tƣởng, khác với thế giới thực tại vật chất hay thế giới tâm lí của con ngƣời, mặc dù nó phản ánh những thế giới ấy. “Thế giới nghệ thuật là khái niệm chỉ tính chỉnh thể của sáng tác nghệ thuật.”[32]. Thế giới nghệ thuật có không gian riêng, thời gian riêng, có quy luật tâm lí riêng, có quan hệ xã hội riêng, quan niệm đạo đức, thang bậc giá trị riêng chỉ xuất hiện một cách có ƣớc lệ trong sáng tác nghệ thuật. Nghiên cứu thế giới nghệ thuật trong sáng tác của nhà văn là cơ sở để hiểu hình tƣợng nghệ thuật trong tác phẩm, quan niệm và cách cắt nghĩa của nhà văn về thế giới. Thế giới nghệ thuật giúp ta hình dung tính độc đáo về tƣ duy nghệ thuật của sáng tác nghệ thuật, có cội nguồn trong thế giới quan, văn hóa chung và cá tính sáng tạo của ngƣời nghệ sĩ. Tìm hiểu thế giới nghệ thuật chính là khám phá thế giới bên trong ẩn kín - cái thế giới chi phối sự hình thành phong cách nghệ thuật - của nhà văn. 1.2. Trong đời sống văn học Việt Nam đƣơng đại, Cao Duy Sơn đƣợc đánh giá là một trong những cây bút có khả năng khai thác độc đáo về đề tài miền núi. Nhà văn Cao Duy Sơn sinh năm 1956 tại Cao Bằng, ngƣời dân tộc Tày, là hội viên Hội nhà văn Việt Nam, hiện công tác tại Hội Văn học Nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam. Những trang viết đậm đà bản sắc văn hóa vùng cao của ông đã để lại ấn tƣợng sâu sắc trong lòng bạn đọc và khẳng định đƣợc vị trí trong mảng văn xuôi viết về miền núi. Năm 1993, tiểu thuyết Người lang thang của Cao Duy Sơn đƣợc Hội đồng văn học dân tộc miền núi Hội nhà văn Việt Nam trao giải A, đồng thời đoạt giải Nhì - Hội nghị Việt Nhật. Năm 1999, tập truyện ngắn Những chuyện ở lũng Cô Sầu đƣợc tặng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 2 thƣởng của Hội nhà văn Việt Nam. Tiểu thuyết Đàn trời đƣợc Hội Văn học Nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam trao giải A năm 2007. Ngôi nhà xưa bên suối là tập truyện đã đoạt giải thƣởng của Hội nhà văn Việt Nam năm 2008 và Giải thƣởng văn học ASEAN năm 2009. Sáng tác của Cao Duy Sơn là những “mảng sống đậm đặc, tươi ròng” (Hữu Thỉnh) về miền núi. Đặc biệt, hiện thực cuộc sống và con ngƣời miền núi hiện ra trong truyện ngắn của ông đa diện, nhiều chiều. Những trang văn mở ra một thế giới nghệ thuật mới lạ, đầy hấp dẫn, mang đến cho ngƣời đọc sự hiểu biết về đất và ngƣời vùng cao, vun đắp niềm tin yêu tha thiết với những miền xa xôi của tổ quốc. Tác phẩm của Cao Duy Sơn đã đƣợc in ấn, xuất bản và giới thiệu nhiều trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng. Tuy nhiên, đến thời điểm này, ngoài một số bài báo hoặc những ý kiến bàn luận, đánh giá nhỏ lẻ, có rất ít công trình nghiên cứu chuyên biệt về Cao Duy Sơn và tác phẩm của ông. Vì vậy, việc tìm hiểu thế giới nghệ thuật trong truyện ngắn của nhà văn Cao Duy Sơn là một việc làm cần thiết, có ý nghĩa thực tiễn và ý nghĩa khoa học. 1.3. Trên cơ sở nhìn nhận mỗi thế giới nghệ thuật có một mô hình nghệ thuật trong việc phản ánh thế giới, luận văn tiếp cận các truyện ngắn của Cao Duy Sơn nhằm giải mã những tín hiệu nghệ thuật, tìm hiểu quan niệm và cách cắt nghĩa của nhà văn về thế giới. Trong giới hạn luận văn thạc sĩ khoa học, ngƣời viết mong muốn đƣợc góp phần nhỏ bé vào lĩnh vực nghiên cứu, từ đó khẳng định vị trí của một nhà văn dân tộc Tày trong văn xuôi Việt Nam đƣơng đại. 2. Lịch sử vấn đề 2.1. Thế giới nghệ thuật là sản phẩm sáng tạo của ngƣời nghệ sĩ. Nó là kiểu tồn tại đặc thù vừa trong chất liệu, vừa trong cảm nhận của ngƣời thƣởng thức, vừa là sự thống nhất giữa nội dung và hình thức trong chỉnh thể thẩm mĩ Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 3 của tác phẩm. "Chỉnh thể tác phẩm được nhận thức qua khái niệm thế giới nghệ thuật" [44]. Thế giới nghệ thuật bao gồm hiện thực, cá tính sáng tạo của nhà văn, chất liệu nghệ thuật. Thế giới nghệ thuật không chỉ tƣơng đƣơng mà còn rộng hơn tác phẩm nghệ thuật. Nó có thể bao quát tất cả các tác phẩm của một nhà văn, một trào lƣu nghệ thuật, một thời kì văn học. Khái niệm thế giới nghệ thuật đƣợc nhìn nhận nhƣ một phạm trù mĩ học bao gồm tất cả các yếu tố của quá trình sáng tạo nghệ thuật và tất cả kết quả của hoạt động sáng tạo nghệ thuật. 2.2. Trong nền văn học đƣơng đại, nhà văn Cao Duy Sơn đã có những đóng góp to lớn cho văn xuôi viết về miền núi, khẳng định đƣợc tài năng và phong cách của mình khi khai thác đề tài này. Sự bàn luận, đánh giá về sáng tác của Cao Duy Sơn, đến thời điểm này, ngoài một số bài báo hoặc những ý kiến nhỏ lẻ dừng ở những nét khái quát nhất trong những công trình nghiên cứu về văn học các dân tộc thiểu số, có rất ít công trình nghiên cứu quy mô hoặc một cuốn sách chuyên khảo riêng biệt. Hầu hết những bài viết về nhà văn Cao Duy Sơn đăng tải trên báo chí là những bài phỏng vấn về sự ra đời của tác phẩm, về những cảm nghĩ của nhà văn khi sáng tác và khi đƣợc nhận giải thƣởng. Bài viết "Cả đời tôi chỉ đeo đuổi đề tài về người miền núi" của Chu Thu Hằng ghi lại cuộc phỏng vấn nhà văn Cao Duy Sơn về lợi thế của nhà văn và cái khó khi viết về đề tài miền núi [12]. "Với tác giả Ngôi nhà xưa bên suối", tác giả Mai Thi tìm hiểu lí do Cao Duy Sơn chọn tên truyện Ngôi nhà xưa bên suối đặt tên cho tập truyện và đƣợc nhà văn giải thích: "Ngôi nhà xưa bên suối chọn vì nói thay cho cả tập truyện về sự tiếc nuối một cái gì tốt đẹp đã qua mất rồi."[47]. Tác giả Hứa Hiếu Lễ thể hiện niềm tự hào của ngƣời Cô Xàu về Cao Duy Sơn khi nghe tin tập truyện Ngôi nhà xưa bên suối của nhà văn giành giải thƣởng của Hội nhà văn Việt Nam năm 2008 [20]. Trong bài "Viết văn phải có sự ám ảnh"[40] và Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 4 "Viết văn là một cuộc viễn du về cội nguồn"[50], các tác giả đã ghi lại cảm xúc của Cao Duy Sơn khi nhận giải thƣởng của Hội nhà văn Việt Nam và suy nghĩ của nhà văn về đề tài sáng tác: "Cái để tạo nên trong tôi cảm xúc là quãng đời ấu thơ, nơi mình sinh ra và lớn lên.( ) Viết văn nhất định phải có sự ám ảnh " [40]; " với tôi viết văn giống như một cuộc viễn du về cội nguồn, cuộc viễn du về xứ sở mình sinh ra, lớn lên và trưởng thành"[50]. Có một số ít bài đi vào nội dung tác phẩm nhƣ: Cõi nhân gian như cổ tích (Nguyễn Chí Hoan), Ban mai có một giọt sương (Đỗ Đức). Viết về tiểu thuyết Đàn trời, tác giả Nguyễn Chí Hoan nhận xét: "Chủ đề hai hàng của cuốn tiểu thuyết được khai triển song song trên hai tuyến thời gian quá khứ và hiện tại ( ). Bằng cách ấy, tiểu thuyết này kể cho chúng ta một câu chuyện cổ tích qua một phiên bản hiện đại " [16]. Còn tác giả Đỗ Đức đã thể hiện những cảm nhận ban đầu của mình về tập truyện Ngôi nhà xưa bên suối của Cao Duy Sơn, suy nghĩ về nhân vật và chủ đề của các tác phẩm: Ngôi nhà xưa bên suối, Chợ tình, Song sinh, Hoa bay cuối trời [7]. Nghiên cứu văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam, nhà phê bình Lâm Tiến nhận xét về Cao Duy Sơn: “Ông miêu tả nhân vật dưới góc độ đời tư, có số phận riêng và một sự tự ý thức. Điều đó càng được thể hiện rõ trong những truyện ngắn sau này của ông. ( ) Truyện của Cao Duy Sơn còn hấp dẫn người đọc ở cách viết giàu cảm xúc, giàu hình tượng với cách cảm nhận sự vật, hiện tượng tinh tế, chính xác, sắc sảo với những tình huống căng thẳng gay gắt, bất ngờ.” [53, tr.151] Luận văn thạc sĩ Ngữ văn của Đặng Thùy An (Trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội - 2007) với đề tài “Thi pháp nhân vật tiểu thuyết trong tiểu thuyết Người lang thang và Đàn trời của Cao Duy Sơn” là công trình nghiên cứu chuyên biệt đầu tiên về tác phẩm của Cao Duy Sơn. Tuy nhiên luận văn này Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 5 chỉ nghiên cứu hai tác phẩm thuộc thể loại tiểu thuyết theo hƣớng tiếp cận thi pháp nhân vật. Luận văn thạc sĩ Ngữ văn của Đinh Thị Minh Hảo (Trƣờng Đại học Sƣ phạm Thái Nguyên - 2009) với đề tài “Truyện ngắn Cao Duy Sơn” là công trình nghiên cứu chuyên biệt đầu tiên về truyện ngắn Cao Duy Sơn. Tác giả đã đi sâu tìm hiểu ba tập truyện ngắn của Cao Duy Sơn (Những chuyện ở lũng Cô Sầu; Những đám mây hình người; Ngôi nhà xưa bên suối), từ đó khái quát những nét tƣơng đồng và khác biệt của Cao Duy Sơn với các tác giả văn xuôi miền núi đƣơng đại. Tác giả viết: “Là một nhà văn xuất hiện trong thời sau đổi mới, Cao Duy Sơn vừa hòa nhập vừa vượt trội lên trên mặt bằng chung của văn xuôi miền núi đương đại.” [11, tr.24] Nghiên cứu hiện thực và con ngƣời miền núi trong truyện ngắn Cao Duy Sơn, tác giả Đinh Thị Minh Hảo khẳng định đó là “bức tranh xã hội miền núi với những xung đột “ngầm” và in đậm bản sắc văn hóa Tày” và nhận xét về hình tƣợng con ngƣời miền núi: “Họ đã vượt lên trên những bi kịch của số phận tỏa sáng lòng nhân hậu, dũng cảm trong đói nghèo và bất hạnh.” [11, tr.40]. Khi tìm hiểu một số phƣơng diện nghệ thuật trong truyện ngắn Cao Duy Sơn, tác giả luận văn tập trung vào cốt truyện, nghệ thuật xây dựng nhân vật và đặc điểm ngôn ngữ truyện ngắn Cao Duy Sơn. Nhƣ vậy, đến thời điểm hiện tại, vẫn chƣa có một công trình chuyên biệt nào nghiên cứu thế giới nghệ thuật trong truyện ngắn của Cao Duy Sơn. Việc tìm hiểu nghiên cứu thế giới nghệ thuật trong truyện ngắn của nhà văn vì thế đƣợc đặt ra nhƣ một yêu cầu tất yếu. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tƣợng nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài là ba tập truyện ngắn của Cao Duy Sơn: [...]... phƣơng diện cơ bản trong thế giới nghệ thuật của truyện ngắn Cao Duy Sơn Đó là: thế giới nhân vật, không gian nghệ thuật và thời gian nghệ thuật, ngôn ngữ truyện ngắn Cao Duy Sơn 4 Mục đích nghiên cứu Mục đích khoa học của luận văn là góp phần làm rõ hơn những nét riêng của thế giới nghệ thuật trong truyện ngắn Cao Duy Sơn, tìm hiểu quan niệm nghệ thuật của nhà văn về con ngƣời và thế giới Từ đó khẳng... 1: Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Cao Duy Sơn Chƣơng 2: Không gian - thời gian nghệ thuật trong truyện ngắn Cao Duy Sơn Chƣơng 3: Ngôn ngữ truyện ngắn Cao Duy Sơn Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 7 NỘI DUNG CHƢƠNG I THẾ GIỚI NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN NGẮN CAO DUY SƠN 1 Khái niệm thế giới nhân vật, nhân vật văn học Tác phẩm văn học là công trình nghệ thuật. .. với thế giới thực tại Thế giới nhân vật là hạt nhân của thế giới nghệ thuật, cũng là phƣơng tiện quan trọng nhất để thể hiện tƣ tƣởng trong các tác phẩm kịch và tự sự Nó quyết định các yếu tố khác nhƣ cốt truyện, sự lựa chọn chi tiết, phƣơng tiện ngôn ngữ và cả kết cấu của truyện Vì thế khám phá thế giới nhân vật là chặng đƣờng đầu tiên không thể thiếu của hành trình tìm hiểu thế giới nghệ thuật trong. .. ngƣời khác mà không đắn đo, tính toán Những nhân vật cao thƣợng, vị tha trong truyện ngắn của Cao Duy Sơn vừa mang lại chất thơ và giá trị nhân văn cho tác phẩm, vừa thể hiện quan niệm nghệ thuật của nhà văn về con ngƣời: Vẻ đẹp tâm hồn của con người chính là chất thơ trong cuộc sống 2.3 Nhân vật tha hóa Thế giới nhân vật trong truyện ngắn của Cao Duy Sơn hiện lên chân thực với những con ngƣời rất đời... Càng đi sâu tìm hiểu thế giới nhân vật trong truyện ngắn của Cao Duy Sơn, ngƣời đọc càng nhận ra những điều nhà văn kí thác thật sâu xa, bị cuốn hút và xúc động trƣớc một thế giới ngƣời đậm chất nhân văn 2.2.3 Những con ngƣời dũng cảm, cao thƣợng, giàu lòng vị tha Truyện ngắn của Cao Duy Sơn cho thấy những xung đột của hiện thực xã hội miền núi nhƣ xung đột lịch sử - dân tộc, xung đột thế sự đời tƣ với... của thế giới nghệ thuật trong truyện ngắn Cao Duy Sơn Từ đó chúng tôi mong muốn góp phần khẳng định những đóng góp của nhà văn Cao Duy Sơn trong nghệ thuật tự sự khi khai thác đề tài miền núi Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 6 7 Cấu trúc của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và thƣ mục tham khảo, nội dung luận văn triển khai thành ba chƣơng: Chƣơng 1: Thế. .. học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 10 suốt trong truyện ngắn Cao Duy Sơn Nhân vật trong truyện ngắn của Cao Duy Sơn không khốn khó vì nghèo, vì tiền mà bất hạnh của cuộc đời họ là những đớn đau nhức nhối trong tâm tƣởng Con ngƣời mang khát vọng thƣờng bị dập vùi trong xa xót, dở dang Cuộc đời dằng dặc buồn đau của ông Thim đƣợc nhà văn tái hiện trong tác phẩm Người săn gấu Mƣời hai tuổi, chú bé... tính cách Trong truyện ngắn của Cao Duy Sơn, mỗi nhân vật là một số phận, một tính cách riêng Có ngƣời tình nghĩa, vị tha, nhân hậu, có ngƣời ích kỉ, tàn nhẫn, xấu xa Phẩm chất, tính cách nhân vật thƣờng đƣợc nhà văn “ngầm giới thiệu” qua những chi tiết miêu tả ngoại hình và hành động khi nhân vật xuất hiện Nghệ thuật miêu tả ngoại hình và hành động của nhân vật trong truyện ngắn Cao Duy Sơn thể hiện... thực cuộc sống vừa biểu hiện thế giới tâm hồn, tƣ tƣởng, tình cảm của ngƣời viết, nó đƣợc sáng tạo theo quy luật thẩm mĩ và có ý nghĩa xã hội Theo Bêlinxki: "Mọi sản phẩm nghệ thuật đều là một thế giới riêng mà khi đi vào đó thì ta buộc phải sống theo các quy luật của nó, hít thở không khí của nó" Thế giới nghệ thuật không chỉ tồn tại trong tác phẩm nghệ thuật mà còn tồn tại trong trí tƣởng tƣợng, sự... văn học trong tác phẩm, nhân vật còn là sự thể hiện những vai xã hội nhất định, có tính chất tiêu biểu trong đời sống Trên sơ sở vai văn học, các kiểu loại nhân vật đƣợc định hình trong mối tƣơng quan với thân phận đích thực của họ trong đời thực và với quan niệm thẩm mĩ của nhà văn Thế giới nhân vật trong truyện ngắn của nhà văn Cao Duy Sơn mang những đặc điểm có sức khái quát và giá trị nghệ thuật . gian nghệ thuật và thời gian nghệ thuật 50 trong truyện ngắn Cao Duy Sơn 1. Không gian nghệ thuật trong truyện ngắn Cao Duy Sơn 51 1.1. Khái niệm không gian nghệ thuật 51 1.2. Không gian nghệ. phƣơng diện cơ bản trong thế giới nghệ thuật của truyện ngắn Cao Duy Sơn. Đó là: thế giới nhân vật, không gian nghệ thuật và thời gian nghệ thuật, ngôn ngữ truyện ngắn Cao Duy Sơn. 4. Mục đích. chƣơng: Chƣơng 1: Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Cao Duy Sơn. Chƣơng 2: Không gian - thời gian nghệ thuật trong truyện ngắn Cao Duy Sơn. Chƣơng 3: Ngôn ngữ truyện ngắn Cao Duy Sơn.

Ngày đăng: 17/09/2014, 14:18

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Đặng Thuỳ An (2007), Thi pháp nhân vật tiểu thuyết trong tiểu thuyết Người lang thang và Đàn trời của Cao Duy Sơn, Luận văn thạc sĩ Ngữ văn, Đại học Sƣ phạm Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thi pháp nhân vật tiểu thuyết trong tiểu thuyết Người lang thang và Đàn trời của Cao Duy Sơn
Tác giả: Đặng Thuỳ An
Năm: 2007
2. Lại Nguyên Ân (2004), 150 thuật ngữ văn học, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: 150 thuật ngữ văn học
Tác giả: Lại Nguyên Ân
Nhà XB: NXB Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 2004
3. Bakhtin (1999), "Tiểu thuyết giáo dục và ý nghĩa của nó trong lịch sử chủ nghĩa hiện thực", Tạp chí văn học, (Số 4) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tiểu thuyết giáo dục và ý nghĩa của nó trong lịch sử chủ nghĩa hiện thực
Tác giả: Bakhtin
Năm: 1999
4. Nguyễn Minh Châu (1994), Trang giấy trước đèn, NXB Khoa học xã hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trang giấy trước đèn
Tác giả: Nguyễn Minh Châu
Nhà XB: NXB Khoa học xã hội
Năm: 1994
5. Nguyễn Đăng Điệp (2007), Tuyển tập văn học dân tộc và miền núi, NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tuyển tập văn học dân tộc và miền núi
Tác giả: Nguyễn Đăng Điệp
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2007
6. Phạm Văn Đồng (1980), Góp phần nghiên cứu bản lĩnh, bản sắc dân tộc Việt Nam, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Góp phần nghiên cứu bản lĩnh, bản sắc dân tộc Việt Nam
Tác giả: Phạm Văn Đồng
Nhà XB: NXB Khoa học xã hội
Năm: 1980
7. Đỗ Đức (2008), "Ban mai có một giọt sương", Báo Văn nghệ, (Số 49), 6/12/2008 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ban mai có một giọt sương
Tác giả: Đỗ Đức
Năm: 2008
8. Hà Minh Đức (1993), Lí luận văn học, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lí luận văn học
Tác giả: Hà Minh Đức
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 1993
9. N.A. Gulaiep (1982), Lí luận văn học, NXB Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lí luận văn học
Tác giả: N.A. Gulaiep
Nhà XB: NXB Đại học và Trung học chuyên nghiệp
Năm: 1982
10. Lê Bá Hán - Trần Đình Sử - Nguyễn Khắc Phi (1992), Từ điển thuật ngữ văn học, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển thuật ngữ văn học
Tác giả: Lê Bá Hán - Trần Đình Sử - Nguyễn Khắc Phi
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 1992
12. Chu Thu Hằng (2008), "Cả đời tôi chỉ theo đuổi về đề tài miền núi", Báo Văn nghệ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cả đời tôi chỉ theo đuổi về đề tài miền núi
Tác giả: Chu Thu Hằng
Năm: 2008
13. Bùi Hiển (1991), "Cánh cửa mở ra cõi mông lung", Phụ san Văn nghệ Hà Nội 4/1991 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cánh cửa mở ra cõi mông lung
Tác giả: Bùi Hiển
Năm: 1991
14. Nguyễn Thái Hòa (2000), Những vấn đề thi pháp của truyện, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những vấn đề thi pháp của truyện
Tác giả: Nguyễn Thái Hòa
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2000
15. Tô Hoài (1997), Nghệ thuật và phương pháp viết văn, NXB Văn học Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghệ thuật và phương pháp viết văn
Tác giả: Tô Hoài
Nhà XB: NXB Văn học
Năm: 1997
16. Nguyễn Chí Hoan (2007), "Cõi nhân gian nhƣ cổ tích, Đọc Đàn trời - tiểu thuyết của Cao Duy Sơn", Báo Văn nghệ số tết Đinh Hợi Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cõi nhân gian nhƣ cổ tích, Đọc Đàn trời - tiểu thuyết của Cao Duy Sơn
Tác giả: Nguyễn Chí Hoan
Năm: 2007
17. Hoàng Ngọc La - Hoàng Hoa Toàn - Vũ Anh Tuấn (2002), Văn hóa dân gian Tày, Sở Văn hóa thông tin Thái Nguyên Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn hóa dân gian Tày
Tác giả: Hoàng Ngọc La - Hoàng Hoa Toàn - Vũ Anh Tuấn
Năm: 2002
18. Phong Lê (1998), Nhà văn các dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại, NXB Văn hóa dân tộc Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhà văn các dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại
Tác giả: Phong Lê
Nhà XB: NXB Văn hóa dân tộc
Năm: 1998
19. Phong Lê - Đinh Đăng Định (1985), Bốn mươi năm văn hóa nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt nam 1945 - 1985, NXB Văn hóa dân tộc, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bốn mươi năm văn hóa nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt nam 1945 - 1985
Tác giả: Phong Lê - Đinh Đăng Định
Nhà XB: NXB Văn hóa dân tộc
Năm: 1985
20. Hứa Hiếu Lễ (2008), "Bông hoa sen đang ngát", Vietnamnet Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bông hoa sen đang ngát
Tác giả: Hứa Hiếu Lễ
Năm: 2008
21. Hứa Hiếu Lễ (2008), "Nhà văn người Co Xàu đoạt giải văn chương", Báo Văn nghệ Cao Bằng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhà văn người Co Xàu đoạt giải văn chương
Tác giả: Hứa Hiếu Lễ
Năm: 2008

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN