2. Thời gian nghệ thuật trong truyện ngắn Cao Duy Sơn
2.2.3. Thời gian phong tục, lễ hội
Thời gian phong tục “là thời gian của các phiên chợ, các tuần chay, các ngày cúng giỗ, các ngày lễ tiết trong năm, nó tạo thành nhịp độ chung của cuộc sống từng vùng, từng dân tộc, từng tôn giáo và gia đình, dòng họ. Không ai có thể sống ngoài phong tục và đời họ gắn với nhịp điệu của thời này.” [42, tr.67]. Khai thác đề tài miền núi, nhà văn Cao Duy Sơn không dừng ở việc quan sát, mô tả bề ngoài mà còn tái hiện đƣợc sự vận động bên trong của đời sống hiện thực vùng cao phía Bắc với những nét độc đáo đầy ấn tƣợng. Bằng tác phẩm của mình, nhà văn đã đƣa ngƣời đọc đến với thế giới tâm linh, đời sống tinh thần vô cùng phong phú của đồng bào dân tộc ở miền núi. Đó là những nghi thức của môi trƣờng xã hội, là những nét đẹp văn hóa truyền
thống với những phong tục tập quán in dấu trong cuộc sống cộng đồng bao thế hệ. Đến với truyện ngắn của Cao Duy Sơn, ngƣời đọc cảm nhận đƣợc vẻ đẹp rất riêng của những tập tục tốt đẹp mà ngày nay đã ít nhiều mai một. Không những thế, Cao Duy Sơn còn xây dựng thời gian phong tục nhằm tạo dựng bối cảnh không gian và thời gian của một số truyện ngắn nhƣ:
Tượng trắng, Hoa bay cuối trời, Chợ tình, Súc Hỷ…
Tác phẩm Tượng trắng mở đầu bằng khung cảnh: “Tháng ba, rét nàng Bân về cùng mƣa phùn, thấm khí lạnh vào những sƣờn núi cao ngất. Đá giá buốt và đục nhờ trong mây mù bao phủ. Cái thứ mù lẫn nƣớc là là bay thấp khiến mặt đất không sao hửng lên đƣợc”. Cái rét trở lại vào cuối mùa xuân gợi tích nàng Bân đan áo cho chồng, gợi trong lòng ngƣời những nỗi niềm, nghĩ suy về thủy chung, ân nghĩa. Đó là bối cảnh không gian của câu chuyện mà bà nội kể cho con cháu nghe. Còn bối cảnh thời gian là tiết thanh minh: “...hôm nay đúng ngày mùng ba tháng ba, ngày cửa mả đã mở. Thanh minh quê tôi chỉ có ngày hôm nay, vì thế cả bản đã gánh xôi gà và rƣợu cùng những bó hƣơng ra mộ từ sớm.”
Theo quan niệm của ngƣời dân tộc, ngày cửa mả đã mở là ngày ngƣời đang sống và ngƣời đã khuất đƣợc gặp nhau cùng ăn bữa cơm đoàn tụ sau một năm dài âm dƣơng cách biệt. Trong tiết thanh minh, “không khí hoài niệm” bao trùm tất cả. Thời gian phong tục có nhịp điệu chậm, sâu lắng, thiêng liêng làm nền cho những hoài niệm và tƣởng nhớ của bà nội. Nó khiến câu chuyện tình đƣợc kể lại không chỉ là hồi ức riêng tƣ thật buồn thật đẹp mà còn là hồi ức của những ngƣời đang sống về những ngƣời đã khuất, về những gì không còn tồn tại nhƣng không nên và không thể nào quên.
Ở miền núi, mùa xuân gắn liền với nhiều lễ hội độc đáo của đồng bào các dân tộc. Mọi ngƣời đi hội vui xuân, tham gia trò chơi, gặp gỡ và yêu thƣơng. Biết bao mối tình chớm nở trong những ngày hội xuân nhƣ thế. Tình yêu của
Khơ và Dình (Hoa bay cuối trời) bắt đầu từ khi họ gặp nhau ở lễ hội pháo hoa Pác Gà. “ Năm nay ngƣời về chợ hội nhiều nhƣ hoa rừng nở khắp các lối mòn. Tiếng cƣời nói, lƣợn Hà lều vang vọng thung sâu”. Trong khung cảnh nhộn nhịp tƣơi vui và niềm háo hức chờ đón cuộc đấu quyết liệt xem ai là ngƣời “cƣớp vòng đem về đặt lên bàn thờ miếu Nùng”, có những trái tim đang rộn rã theo nhịp của tình yêu. Mối tình còn e ấp tiếp thêm sức mạnh và niềm tin để Khơ trở thành ngƣời chiến thắng trong cuộc thi tranh đầu pháo. Cho dù sau này mối tình của anh và Dình chỉ còn là kỉ niệm, hai ngƣời đều không quên lễ hội pháo hoa trên đất Pác Gà. Cuối đời gặp lại, “Khơ nhìn vào mắt nàng. Ở đó nƣờm nƣợp những ngƣời đang đổ về lễ hội pháo hoa Pác Gà. Rừng đào nở hoa thắm đỏ, con suối xuân trong vắt và giá buốt, chiếc vòng đỏ đeo vào cổ tay trắng tròn của nàng… Ngày xƣa, ngày xƣa nhƣ hiện về trong đôi mắt nàng cƣời.”
Nét văn hóa độc đáo của miền núi phía Bắc là những phiên chợ vùng cao. Ở đó “cái bản sắc nguyên thủy, cái tâm hồn đích thực của một cái chợ vẫn còn tồn tại.” Ngƣời vùng cao sống giữa núi rừng, sinh hoạt và sản xuất chủ yếu theo phƣơng thức tự cung, tự cấp. Những phiên chợ không chỉ là nơi đổi trao mua bán mà còn là nơi gặp gỡ bạn bè, nơi hò hẹn của những trái tim yêu. Đến với “Chợ tình” Âu Lâm trong sáng tác của Cao Duy Sơn, ngƣời đọc đƣợc sống trong không gian - thời gian văn hóa rất riêng của ngƣời miền núi: “Chợ trên một gò đồi. Một năm chỉ vào ngày hai mƣơi lăm tháng giêng mới họp (…). Chợ ở đây không ồn ào nhƣ chợ phiên phố chợ, không tranh mua, tranh bán, không đuổi đánh nhau vì ghen tuông hay thù oán. Đến đây mọi bực dọc đều đã đƣợc khỏa dƣới sông, mọi toan tính đƣợc cởi bỏ trên đƣờng, chỉ đem đến con tim bồi hồi và những lời thầm thì ái ân tìm vào tai ngƣời xƣa.”(Chợ tình)
Nhà văn miêu tả không nhiều, chỉ dành một đoạn ngắn ở phần đầu tác phẩm để giới thiệu chợ tình Âu Lâm rồi tạo dựng thời gian của phiên chợ theo cảm nhận của nhân vật. “Cái ngày ở đây nó ngắn lắm, ngắn nhất trong năm”. Chỉ một ngày thôi, nhƣng với những lứa đôi lỡ dở, thời gian phiên chợ không còn là bối cảnh mang tính khách thể nữa. Nó là nhịp độ chung của cuộc sống cả cộng đồng, cả một vùng, nó nhập vào thế giới tâm linh của con ngƣời. Đến với “Chợ tình”, ngƣời đọc xúc động trƣớc những giọt nƣớc mắt và những lời chia sẻ sau chia li, lỡ dở. Đến với “Chợ tình”, ngƣời đọc ấm lòng bởi giá trị nhân văn của một phiên chợ vùng cao đã có tự bao đời.
Đầu xuân năm mới, ngƣời dân tộc ở miền núi có tục hát khai xuân. Ngƣời có sứ mệnh hát khai xuân sẽ mặc bộ quần áo rách rƣới giống nhƣ những ngƣời ăn xin, đến từng nhà “dán giấy đỏ lên cánh cửa”, hát lời chúc “cầu phúc cầu an cho cả năm”. Chủ nhà sẽ đặt một đồng tiền vào chiếc giỏ mà ngƣời hát khai xuân đeo bên mình. “Khai vài xuân chỉ là chúc phúc cho thiên hạ sống hòa thuận, no ấm. Giống nhƣ gã ăn mày mà không phải ăn mày.(...) Hình hài của lão, nó nhắc ngƣời ta khi sung sƣớng nhớ lúc đói khổ, kẻ nghèo khó hi vọng no ấm ngày mai…” (Súc Hỷ). Và đây là “những câu thơ mềm nhƣ suối hát” ngƣời khai vài xuân xƣớng lên trƣớc cửa mỗi nhà:
“Bƣơn chiêng pi mấƣ khai vài xuân a… ngần sèn khảu tu nả à, mò mả khảu tu lăng ơ…cần ké lục đếch khảu pi mấƣ à a…phù sần au khen slửa lòng dà…khảu, nặm, ngần sèn tim rƣờn la…cung hỷ phát sòi…(tháng giêng năm mới đến khai xuân…chúc cho tiền bạc nhƣ nƣớc chảy vào cửa trƣớc, ngựa bò chen đầy cửa sau, trẻ già cùng bƣớc vào năm mới, đều đƣợc tay áo thần tiên che chở…gạo, nƣớc, tiền, bạc đầy nhà…vui vẻ phát tài.)
Phải là ngƣời gắn bó và hiểu biết sâu sắc những phong tục tập quán của quê hƣơng mới có thể tái hiện những gì đã qua mà vẫn xúc động thiêng liêng đến thế. Nhà văn Cao Duy Sơn tâm sự: “Ngày bé tôi cũng từng đặt những đồng xu vào giỏ của người hát khai xuân nên những gì tôi viết là tất cả những
điều đã ăn sâu vào tâm thức và trở thành máu thịt…”. Có thể nói, Súc Hỷ là một tác phẩm có giá trị văn hóa rất sâu sắc. Câu chuyện làm ngƣời đọc nhớ lại một tục lệ đã mất ở miền núi, khơi gợi niềm tự hào trân trọng những giá trị tinh thần đặc sắc của ngƣời vùng cao.
Trong Truyện Tây Bắc, sự am hiểu xứ sở có những phiên chợ tình và có nhiều cây thuốc phiện đã giúp nhà văn Tô Hoài mô tả thành công những tục lệ bất công nhƣ: xử kiện, phạt vạ, cƣớp vợ… Tiểu thuyết của nhà văn Vi Hồng cũng phản ánh khá sâu sắc phong tục tập quán của ngƣời dân tộc Tày ở miền núi phía Bắc. Có những phong tục đẹp, có sức hấp dẫn lạ kì nhƣ: lễ hội Lồng tồng, lễ mừng cơm mới, lễ thề nguyền dƣới trăng, tục cúng giỗ, tục nằm mả…Có những hủ tục lạc hậu khiến bao ngƣời phải khốn đốn nhƣ: ép duyên, ma gà…Cũng nhƣ các nhà văn đi trƣớc, Cao Duy Sơn không tập trung miêu tả tập tục nhằm gợi trí tò mò của ngƣời đọc mà luôn gắn chúng với cốt truyện, quan hệ hữu cơ với số phận và tính cách nhân vật. Mỗi tác phẩm là một vẻ đẹp riêng của phong tục và của tâm hồn con ngƣời. Phong tục, lễ hội, tình yêu chung thủy, lòng tốt của con ngƣời - theo nhà văn - đều thuộc về văn hóa, đều đáng trân trọng và gìn giữ. Đây chính là bài học thấm thía giá trị nhân văn. Trong thể thống nhất là tác phẩm ngôn từ, các yếu tố thời gian và không gian không tách rời mà gắn bó chặt chẽ. Mỗi thời gian nghệ thuật có không gian tồn tại riêng, ngƣợc lại mỗi thời gian cụ thể lại có không gian tƣơng ứng. Ở truyện ngắn của Cao Duy Sơn, không gian địa lí và thời gian phong tục, lễ hội đã góp phần tái hiện bức tranh hiện thực mang đậm bản sắc của vùng núi phía Bắc. Ứng với không gian đời tƣ là thời gian đan xen giữa quá khứ và hiện tại, thời gian tâm lí mang lại chiều sâu cho ngòi bút khám phá, từ đó khắc họa hình ảnh con ngƣời miền núi đậm nét thật khó quên.
CHƢƠNG III