Những con ngƣời dũng cảm, cao thƣợng, giàu lòng vị tha

Một phần của tài liệu thế giới nghệ thuật trong truyện ngắn cao duy sơn (Trang 25 - 28)

2. Các kiểu nhân vật trong truyện ngắn Cao Duy Sơn

2.2.3.Những con ngƣời dũng cảm, cao thƣợng, giàu lòng vị tha

Truyện ngắn của Cao Duy Sơn cho thấy những xung đột của hiện thực xã hội miền núi nhƣ xung đột lịch sử - dân tộc, xung đột thế sự đời tƣ với các dạng thức biểu hiện vô cùng phong phú: cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác, giữa con ngƣời với thiên nhiên, giữa khát vọng tình yêu, hạnh phúc với những trái ngang trắc trở… Nhân vật của Cao Duy Sơn thƣờng phải đối diện với những thử thách nghiệt ngã. Đó có thể là nguy hiểm hữu hình khi nhân vật đối mặt với một con ác thú, nhƣng cũng có thể là thử thách vô hình đòi hỏi con ngƣời phải vƣợt qua, chiến thắng sự hận thù và ích kỉ của chính bản thân mình. Trong hoàn cảnh đó, bản chất, tính cách, những phẩm chất tốt đẹp nhƣ lòng dũng cảm, sự cao thƣợng, vị tha đƣợc bộc lộ rõ ràng và chân thực. Với ngƣời miền núi, mối quan hệ giữa con ngƣời với môi trƣờng sống không phải lúc nào cũng là sự gắn bó, hòa hợp mà còn có những xung đột gay

gắt. Đó là mâu thuẫn khó giải quyết giữa nhu cầu sinh tồn của con ngƣời với nhu cầu sinh tồn của tự nhiên. Hiểm họa của đại ngàn cùng những hận thù khủng khiếp giữa ngƣời và ác thú đã đƣợc đề cập đến trong các tác phẩm “Người săn gấu” và “Cuộc báo thù cuối cùng”. Cảnh ngƣời thợ săn đối mặt với con gấu hung dữ khiến ngƣời đọc lo lắng nghĩ tới ranh giới mong manh giữa sự sống và cái chết. Ấn tƣợng sâu đậm trong lòng ngƣời đọc là sự cảm phục đối với những con ngƣời có sức khỏe và lòng dũng cảm phi thƣờng: “Thim chằm chằm nhìn con vật đang lao về hƣớng mình. Đôi mắt bình tĩnh đến lạnh lùng, từ trong hai đốm lửa đỏ bật lên ý nghĩ dữ dội và quả quyết. (…). Con gấu chồm dậy rất nhanh, từ ngực nó một dòng máu đỏ sẫm trào ra ƣớt đẫm mảng lông ngực. Cây giáo không còn tác dụng nữa. Vừa né ngƣời tránh hai cái tát, nhanh nhƣ chớp Thim luồn sát ngực chộp nhanh hai tay của nó đẩy ngay ra, đầu húc ngƣợc dƣới hàm, bằng tất cả sức lực cùng với miếng võ hiểm bất kì thợ săn nào cũng phải biết, con thú bị đẩy lùi từng bƣớc sát vách núi dựng đứng, Thim dồn sức vào chân phải đạp mạnh vào bụng nó đồng thời hai tay đẩy bật con thú ra khỏi ngƣời. Một khối đen sì nặng nề vùn vụt lao xuống chân núi sâu hút…” (Người săn gấu)

Còn đây là cảnh lão Vƣợc (Cuộc báo thù cuối cùng) quần nhau với chúa sơn lâm:

“Ngay lập tức con thú phóng đến nhƣ một mũi tên. Cùng đồng thời với cái bóng vằn vện vừa bật lên khỏi mặt đất, Vƣợc nhún chân bay ngƣời sang trái cắt một góc vuông, hƣớng vào đầu con hổ. Trong màn trời nhập nhoạng, ánh kim loại lóe lên nhƣ một tia chớp, cắt gió xả ngang đầu con thú, một tiếng rú bỗng vang lên rùng rợn, nghe nhƣ có ngàn cây đổ. Vƣợc nhào ngƣời vùng dậy, vung dao xả tiếp nhát thứ hai...”

Nhà văn miêu tả cụ thể theo trình tự thời gian, không bình luận. Câu chữ của tác giả truyền đến ngƣời đọc cảm giác của ngƣời trong cuộc, dồn nén

căng thẳng nhƣng tin tƣởng vô cùng vào sức mạnh và lòng dũng cảm của con ngƣời đang đối mặt với thách thức, hiểm nguy.

Thời gian có thể làm cỗi tàn nhiều thứ, riêng sự cao thƣợng và lòng vị tha mãi là những giá trị tinh thần cao đẹp của đời sống con ngƣời. Sinh ra và lớn lên ở miền sơn cƣớc, phóng khoáng nhƣ gió núi mây ngàn, nhân vật của Cao Duy Sơn yêu ghét phân minh, giàu lòng vị tha và vô cùng cao thƣợng. Họ sẵn sàng cƣu mang, giúp đỡ, sẻ chia mà không hề tính toán. Họ nhận về mình xót xa, để ngƣời không cay đắng, ngậm ngùi. Với những sai lầm, họ độ lƣợng thứ tha. Tấm lòng của những ngƣời nhƣ bà đỡ, Ò Lình (Nơi đây không một bóng người), Hoán (Thằng Hoán), Dình (Hoa bay cuối trời), lão Sấm (Người ở muôn nơi)... giúp mọi ngƣời vững tin trong cuộc sống. Cho dù cuộc đời còn nhiều nƣớc mắt khổ đau và lầm lỗi, vẫn có sự cao thƣợng, bao dung mở lối đón ta về.

Mối tình của chàng trai tên Khơ ở Háng Vài và ngƣời thiếu nữ đất Pác Gà (Hoa bay cuối trời) chớm nở trong dịp lễ hội ngày xuân khi “những bông mận nở muộn nhƣ tuyết trắng bên những cành đào rực rỡ dƣới chân núi khẽ đƣa trong gió”. Họ đã trao lời thƣơng và ƣớc hẹn đón nhau về trên chiếc xe ngựa thật đẹp do chính tay chàng đóng. Nhƣng cuộc đời éo le để mối tình đẹp chẳng thể đơm hoa kết trái. Dình bị ốm rồi bị liệt đôi chân. Ngƣời con gái ấy đã ngậm ngùi chôn chặt mối tình, nhờ anh trai nói dối để Khơ tin mình đã làm dâu nhà khác. Bởi không muốn ngƣời yêu phải khổ vì mình mang tật, Dình đã nén chặt lòng trong nỗi cô đơn dằng dặc một đời ngƣời. Ở trên đời, liệu có phải ai cũng biết yêu nhƣ ngƣời thiếu nữ đất Pác Gà?... Những giây phút sắp lìa xa cuộc sống, Dình mới nghĩ cho mình. Một đời chờ đợi, giấc mơ xƣa mới trở thành sự thật. Lần đầu tiên lão Khơ đón ngƣời yêu chung thủy trên cỗ xe ngựa tự tay mình đóng nhƣ năm xƣa đã hẹn, cũng là lần cuối cùng họ đƣợc bên nhau.

Trong cuộc sống, sự cao thƣợng, vị tha không chỉ là thái độ cần có khi ngƣời khác mắc sai lầm mà còn là biểu hiện của tình yêu đích thực, của nhân cách cao cả. Đó là sự cao thƣợng của Hoán (Thằng Hoán) đối với ngƣời vợ đã bỏ chồng bỏ con đi theo ngƣời đàn ông khác; là tấm lòng của bà đỡ, của chú bé ngƣời - khỉ (Nơi đây không một bóng người); lão Sấm (Người ở muôn nơi) đối với mọi ngƣời. Dù cuộc sống của mình còn nhiều vất vả, đắng cay, những con ngƣời ấy đều sẵn sàng hi sinh lợi ích, thậm chí cả cuộc sống của mình vì ngƣời khác mà không đắn đo, tính toán. Những nhân vật cao thƣợng, vị tha trong truyện ngắn của Cao Duy Sơn vừa mang lại chất thơ và giá trị nhân văn cho tác phẩm, vừa thể hiện quan niệm nghệ thuật của nhà văn về con ngƣời:

Vẻ đẹp tâm hồn của con người chính là chất thơ trong cuộc sống.

Một phần của tài liệu thế giới nghệ thuật trong truyện ngắn cao duy sơn (Trang 25 - 28)