Không gian địa lí

Một phần của tài liệu thế giới nghệ thuật trong truyện ngắn cao duy sơn (Trang 57 - 113)

3. Nghệ thuật miêu tả nhân vật

1.2.1. Không gian địa lí

Ba tập truyện ngắn, mỗi tác phẩm mở ra một không gian riêng nhƣng có những địa danh và hình ảnh trở đi trở lại: Cô Sầu, bản Luông, Pác Gà, Mục Mã, sông Quy, núi Phia Phủ… Những cái tên gắn với miền đất Cao Duy Sơn vô cùng gắn bó, là cội nguồn nuôi dƣỡng cảm hứng sáng tác của ông. Nhà văn từng bộc bạch: “Tôi sinh ra và lớn lên ở thị trấn Cô Sầu (Cao Bằng), cha là người Kinh, mẹ là người Tày. Mọi ấn tượng, kỉ niệm, kí ức của tôi đều gắn bó với mảnh đất này và cứ đầy lên mãi, tự một lúc nào đó thì “bung” ra. Tiểu thuyết, truyện dài, ngắn của tôi đều bắt nguồn từ nơi ấy…” [47]

Không gian trong truyện ngắn của Cao Duy Sơn là không gian của miền rừng núi phía Bắc xa xôi với núi cao, vực sâu, rừng cây, nƣơng bãi, sông suối, mƣa rừng gió núi... vừa hùng vĩ dữ dội, vừa thơ mộng trữ tình. Những tên đất tên bản gợi cảm giác vừa lạ vừa xa: vùng Pác Miều, bản Pắc Mặn, bản Tà Phàn, bản Cô Sầu, đèo Keng Sly, chợ Âu Lâm, bản Luông, bản Nặm Loát, sông Slam Luồng, núi Nục Vèn, núi Phia Phủ, Cổ Lâu… Các địa danh xuất hiện trong hầu hết các tác phẩm (20/22 tác phẩm) đã trở thành chất liệu gợi tả không gian mang đậm đặc trƣng của miền núi phía Bắc nói chung và đất Cao Bằng nói riêng, tô đậm tính chân thực của những câu chuyện kể. Trong truyện ngắn của Cao Duy Sơn, có khi không gian địa lí nhƣ một khách thể thẩm mĩ, có khi nó có chức năng làm nền cảnh cho sự vận động tính cách hoặc là dấu hiệu phản ánh tâm tƣ, tình cảm của con ngƣời, trở thành biểu tƣợng, tín hiệu nghệ thuật.

1.2.1.1. Không gian địa lí nhƣ một khách thể thẩm mĩ

Trong ba tập truyện ngắn, không gian bối cảnh đƣợc nhà văn Cao Duy Sơn miêu tả không nhiều, có tả cũng kiệm lời, chủ yếu là chấm phá nhƣng gợi

đƣợc phong vị miền núi phía Bắc. Cách miêu tả của nhà văn rất linh hoạt, từ đó không gian địa lí hiện lên khi rõ ràng, khi thấp thoáng, có lúc giao hòa gắn bó, có lúc độc lập với con ngƣời.

Đến với mỗi câu chuyện, ngƣời đọc nhƣ đƣợc hòa vào không gian bất tận của xứ sở lâm tuyền thơ mộng. Đó là cảnh xuân tràn đầy sức sống, rực rỡ sắc màu của vạn vật chốn non ngàn: “những bông mận nở muộn nhƣ tuyết trắng bên những cành đào rực đỏ dƣới chân núi khẽ đƣa trong gió xuân” (Hoa bay cuối trời). Mƣa xuân ở vùng núi sao mà thơ mộng và yên ả, “những giọt mƣa xuân trong nhƣ ngọc” (Hoa bay cuối trời) dƣờng nhƣ cũng phảng phất cái hơi, cái hồn man mác của vùng cao: “Ở vùng núi, xuân đến dƣờng nhƣ đậm đà và nét hơn mọi nơi. Mƣa nhƣ bụi rắc xuống từ đỉnh núi lên khắp khe ngách, lối mòn, ken sƣơn sƣớt quanh những gốc lê già trổ bông nhƣ tuyết. Chỉ những bóng ngƣời một màu chàm lặng lẽ đi nhƣ trôi về phía chợ.” (Chợ tình) “Thu là thơ của đất trời…”. Chất thơ ấy hiện diện trong sắc màu, mùi hƣơng, ánh nắng và cảm giác bồng bềnh khi con ngƣời hòa với cảnh mênh mang: “Trƣa mùa thu yên tĩnh, một làn gió nhẹ lƣớt qua bãi cúc dại nở vàng khắp chân đồi, lùa quanh thung lũng một mùi hƣơng dịu dàng hoang dã… Cái hƣơng vị ngầy ngậy đăng đắng đó len cả vào đồng cỏ đã bắt đầu se khô. Một vồng mây nhuốm nắng vàng, bồng bềnh trôi trên ngọn cây dẻ…” (Nơi đây không một bóng người)

Buổi sớm mai thanh bình ở xứ núi thật trong trẻo và nên thơ: “Trời còn sớm. Bình minh vẫn chƣa đủ sức xua tan màn sƣơng bao quanh những lƣng núi. Đâu đó vọng về tiếng họa mi lảnh lót hót căng mảnh nhƣ tơ khiến cho không gian nhƣ đƣợc kéo giãn trong suốt.” (Mưa phố). Dƣới ngòi bút của nhà văn, từ bầu trời cao, màn sƣơng và tiếng chim đều trở nên quyến rũ lạ kì. Nắng sớm e ấp khiến cảnh mơ màng nhƣ trong mộng. Lắng tai nghe và

rộng mở tâm hồn, bỗng nhận ra cái trong trẻo của tiếng chim ca đang loang rộng làm cho không gian mở ra trong suốt.

Khi màn đêm buông xuống, trời sao, làn gió nhẹ nhàng có nét gì đó rất riêng, êm dịu vô cùng:

- “Bầu trời đầy sao đan nhau nhấp nháy nhƣ mắt ông trời đang ngồi thảnh thơi nhìn xuống mặt đất. Một làn gió nhẹ thổi tới mang theo hƣơng vị nồng của đất.” (Dưới chân núi Nục Vèn)

- “Đã cuối mùa thu. Khí lạnh từ núi phả xuống không ngăn đƣợc màu vàng trong nhƣ lọc của trăng thu” (Hòn bi đá màu trắng)

Nhà văn Cao Duy Sơn đã tái hiện không gian địa lí ở nhiều thời điểm trong năm (mùa xuân, mùa thu, mùa đông…) và trong ngày (sáng, trƣa, chiều, tối). Khung cảnh thiên nhiên bao giờ cũng nhiều chi tiết đan cài, giao hòa. Nhà văn chú ý nhấn mạnh màu sắc, âm thanh, mùi hƣơng, ánh sáng, thƣờng gợi mở không gian rộng lớn chứ không phải là không gian nhỏ bé, hạn hẹp. Không gian ấy mở theo chiều cao của bầu trời, rộng theo làn gió thổi trên bờ bãi và thung lũng, quyện hƣơng vị nồng nàn của đất…

Thiên nhiên rộng lớn mang vẻ hoang sơ mộc mạc, còn phố núi hay thị trấn ở vùng cao hiện ra thật ấn tƣợng. Những câu văn miêu tả nhƣng thực chất là gợi khiến hình ảnh Háng Vài trở nên cổ kính: “Háng Vài giờ vẫn nguyên sơ nhƣ hồi ngƣời Pháp sang áp đáo hồi thế kỉ mƣời chín. Vẫn những tƣờng nhà không trát áo lộ đá hộc, mái ngói âm dƣơng nối nhau nhƣ những toa tàu bị bỏ quên giữa lũng hoang.”(Hoa bay cuối trời). Và cảnh núi sông khi chiều buông ấn tƣợng vô cùng: “Con đƣờng đá rộng hai bƣớc chân nằm nép bên sƣờn núi. Phía bên phải là vách núi dựng đứng nhìn xuống mặt sông Gâm. Chỗ ngoặt của con sông dƣới chân núi, dòng nƣớc lao xuống dừng lại thăm thẳm xanh ngắt gây cảm giác rờn rợn lạnh lẽo. Mặt trời nhƣ bị những chàng núi khổng lồ vít xuống sau lƣng, nhƣng vẫn cố nhô lên rọi xuống mặt sông và con đƣờng

những luồng sáng vàng nhạt, thẳng tắp hình rẻ quạt.” (Người săn gấu). Miêu tả thiên nhiên không nhiều nhƣng ấn tƣợng và giàu sức gợi, Cao Duy Sơn đã khám phá và sáng tạo nên thế giới thiên nhiên giàu sức sống, đa sắc màu, hùng vĩ và thơ mộng, đƣa ngƣời đọc đến với miền đất hoang sơ xa ngái chứa bao điều bí ẩn, diệu kì, cảm nhận phong vị miền núi phía Bắc độc đáo, khó quên.

1.2.1.2. Không gian địa lí là phông nền cho sự vận động tâm lí và tính cách, là dấu hiệu phản ánh tâm tƣ, tình cảm của nhân vật

Trong truyện ngắn Cao Duy Sơn, thế giới sơn lâm không chỉ là đối tƣợng miêu tả nhƣ một khách thể thẩm mĩ mà còn là phông nền cho sự vận động tâm lí và tính cách nhân vật. Cảnh núi rừng, vực sâu trong buổi sớm giá buốt của mùa đông vừa khơi gợi một không gian đặc trƣng của miền núi phía Bắc vừa tạo dựng bối cảnh để nhân vật xuất hiện. Đó là “cánh rừng xa nhất, dày rậm nhất”, “vách đá lƣng chừng núi gần nhƣ dựng đứng nhìn xuống bên dƣới là vực sâu hút đến chóng mặt” (Người săn gấu). Không gian mở rộng ba chiều khiến cái dữ dội, hiểm trở của núi cao vực sâu càng tăng lên gấp bội. Nơi ngƣời cha của Thim đối mặt với con gấu là “một triền đá thoai thoải rộng bằng chiếc chiếu nan” trƣớc cửa hang. Đối với ngƣời đi săn, khoảng cách không đầy một tầm tay với loài thú dữ là vô cùng nguy hiểm. Ngƣời cha của Thim đã đẩy lùi con thú nhƣng ông không thể thoát ra khỏi những chiếc vuốt cong nhọn hoắt của nó, ngƣời và gấu cùng lao xuống đáy vực hun hút. Tác giả đã đặt nhân vật vào khoảng an toàn hạn hẹp chơi vơi giữa nguy hiểm vây quanh để tôn lên tƣ thế, sức mạnh và lòng dũng cảm của con ngƣời.

Cảnh sông nƣớc, núi non và đồng lúa đang bén rễ lại đƣợc nhà văn Cao Duy Sơn sử dụng nhƣ bối cảnh của tâm trạng nhân vật Kình (Hấp hối) trƣớc khi gặp ngƣời phụ nữ tên Thực. Non xanh nƣớc biếc, khung cảnh hữu tình, sự sống đang nảy nở sinh sôi đã khơi gợi nỗi bâng khuâng, những tình cảm

tốt đẹp, trong sáng và niềm khát khao hạnh phúc: “Đƣờng về làng men theo bờ con sông Quy, mặt nƣớc ngăn ngắt xanh, lặng lẽ luồn qua giữa hai thành núi cao đứng lặng, tất cả những hình ảnh thân quen đó gợi lên trong Kình nỗi bâng khuâng nhớ về một thời trẻ thơ xa lắc”. Trong tâm trạng ấy, Kình nhìn thấy “phía cọn nƣớc đang cần mẫn chuyển từng ống đổ xuống đồng lúa đang bén rễ, bóng một ngƣời con gái lội xuống bờ sông. (...) Kình đứng lặng nhìn, chợt khao khát nghĩ về hạnh phúc của mình, ba mƣơi tuổi quá mải mê với công việc chẳng khi nào đƣợc rảnh tay nghĩ về một ngƣời con gái.”

Dƣới ngòi bút của nhà văn, không gian mùa thu tĩnh lặng, thơ mộng hiện lên vô cùng quyến rũ bởi đƣợc nhuộm màu hoa, màu nắng và đƣợc ƣớp hƣơng thơm: “Trƣa mùa thu yên tĩnh, một làn gió nhẹ lƣớt qua bãi cúc dại nở vàng khắp chân đồi, lùa quanh thung lũng một mùi hƣơng dịu dàng, hoang dã…Cái hƣơng vị ngầy ngậy đăng đắng đó len cả vào đồng cỏ đã bắt đầu se khô. Một vồng mây nhuốm nắng vàng, bồng bềnh trôi trên ngọn cây dẻ…” (Nơi đây không một bóng người)

Khoảng không ngập tràn sắc vàng trải rộng mênh mang ấy là phông nền cho sự vận động tâm lí của chú bé “ngƣời - khỉ” phải cùng mẹ sống trong rừng sâu đã mƣời bốn năm trời. “Nó hờ hững cảm nhận cảnh vật của mùa thu” bởi đang say mê một thế giới lạ lùng vừa đƣợc khám phá. Với Ò Lình, cảnh vật mùa thu rất đẹp nhƣng không lạ nhƣ thế giới kia. Cách miêu tả không gian của nhà văn giúp ngƣời đọc nhận ra những biến đổi trong tâm lí của một đứa trẻ phải sống cách biệt với thế giới loài ngƣời, giờ phát hiện ra thế giới ấy, nó vô cùng tò mò và say mê.

Với Làn Dì (Thằng Hoán), nhà văn để sự xuất hiện của nhân vật này gắn liền với hình ảnh nguồn nƣớc ở đầu bản Tà Phàn. Trƣớc đây, bà mẹ của Hoán gặp Làn Dì ngồi khóc ở nguồn nƣớc đầu bản đã đón cô về, cô đã nhận lời làm vợ Hoán. Ba năm đã trôi qua kể từ khi Làn Dì bỏ chồng con đi theo ngƣời đàn

ông khác, “…có lúc nào đó nhớ đến bản Tà Phàn bao giờ thị cũng hình dung ra nguồn nƣớc này trƣớc tiên. Nguồn nƣớc gợi lại trong thị quá khứ buồn bã”. Giờ đây trở lại, tắm ở dòng nƣớc mát lạnh, Làn Dì “thấy sợ khi bắt gặp kỉ niệm xƣa”. Bối cảnh không gian gợi nhắc quá khứ không muốn nhớ và chứng kiến cuộc gặp gỡ của Làn Dì và đứa con trai đã bảy tuổi. Làn Dì xót xa, run rẩy chìa tay gọi con trong nƣớc mắt, còn thằng Mìn “lùi lại, đôi mắt ráo hoảnh” rồi “cụp mắt xuống, nó quay đầu chạy về bản”. Ngƣời đàn bà bội bạc, nhẫn tâm ấy chƣa bao giờ yên lòng và thanh thản. Và nỗi đớn đau khi thấy con trai thảm hại trong bộ quần áo “dính đầy những miếng vá vụng về” chứng tỏ tình mẫu tử nhƣ nguồn nƣớc ở đầu bản có đầy vơi nhƣng chƣa cạn bao giờ.

Nhƣ vậy, nhà văn Cao Duy Sơn đã kế thừa truyền thống tả cảnh ngụ tình trong văn học một cách sáng tạo. Mỗi tác phẩm là một bối cảnh không gian riêng, có khi đối lập với con ngƣời (Người săn gấu), có khi là giá đỡ tâm trạng, làm phông nền để tôn lên sự vận động tâm lí, tô đậm tính cách của nhân vật (Nơi đây không một bóng người, Thằng Hoán, Hấp hối…). Ở nhiều tác phẩm khác, không gian địa lí là dấu hiệu phản ánh tâm tƣ tình cảm của nhân vật: Cuộc báo thù cuối cùng, Hòn bi đá màu trắng, Mùa én gọi bầy, Ngôi nhà xưa bên suối…

Mỗi nhân vật một cảnh ngộ riêng, nỗi niềm riêng, nhà văn Cao Duy Sơn đã lựa chọn những bối cảnh phù hợp với những tâm trạng, cảnh ngộ đó. Qua cách tạo dựng của nhà văn, không gian địa lí trở thành dấu hiệu phản ánh tâm tƣ, tình cảm của nhân vật. Hai cha con lão Vƣợc (Cuộc báo thù cuối cùng) sống trong ngôi nhà sàn nằm lẻ loi dƣới chân núi. Cuộc sống của lão Vƣợc và bé Na gắn bó với núi Kiếm, rừng Keng Pảng, chợ Cô Sầu. Lão Vƣợc săn thú, ra chợ bán, rồi trở về ngôi nhà. Nhân vật đi về, vui buồn, thù hận..., tất cả gói gọn trong không gian ấy. Nó là dấu hiệu của tâm tƣ lão Vƣợc sau khi ngƣời

vợ chết: thời gian trôi qua nhƣng lòng thù hận và nỗi thƣơng đau kết đọng không thể nguôi vơi.

Nhân vật Dồ (Hòn bi đá màu trắng) trở về quê hƣơng sau tám năm cải tạo, di lí đến hai nhà tù, giờ là ngƣời tự do mà sao chƣa có đƣợc cảm giác quen thuộc. Khung cảnh hiện lên vừa quen vừa lạ trong cảm nhận của Dồ: “Chân đạp phứa trên mặt đƣờng lởm chởm đá mà chẳng cảm giác đau đớn. Ven rừng, con thú nào vừa đi qua để lại dƣới dấu chân những mầm cỏ gãy ứa nhựa hăng nồng. Chân núi xa, những nhà sàn thƣa thớt loang khói nhƣ sƣơng”. Sự ngỡ ngàng và niềm vui đƣợc “là ngƣời tự do” chỉ làm Dồ mất đi cảm giác đau đớn trên da thịt. Còn nỗi niềm thƣơng nhớ quê nhà luôn tỉnh thức trong nhân vật. Dấu hiệu của tâm tƣ ấy chính là cảm nhận về mùi hƣơng mộc mạc, nguyên sơ mà sâu xa đậm đà của cây cỏ, cái mùi thật thƣơng nhớ nhƣ linh hồn xứ sở, quê hƣơng.

Ở tác phẩm Mùa én gọi bầy, Cao Duy Sơn dùng phép thay đổi không gian: dịch chuyển, thu hẹp rồi mở rộng. Từ lâm trƣờng Nà Pha, gia đình Thùng chuyển đến Pù Dặm cách phố huyện hai mƣơi kilômét, từ đƣờng cái đến “ngôi nhà nằm đơn độc dƣới chân một quả đồi” phải mất hai giờ đi bộ. Nhân vật chọn cho mình một không gian xa và sâu hơn để chạy trốn hiện thực phũ phàng. “Giữa mênh mông đại ngàn Thùng luôn tự giấu mình trong các cuộc đi săn tối ngày”. Không còn tin tƣởng và không thể tha thứ cho lỗi lầm của vợ, Thùng sống thu mình lại, chìm trong cố chấp, nỗi buồn và tuyệt vọng, nghiệt ngã với vợ con và với cả bản thân mình. Gần chục năm trời, tâm tƣ của nhân vật nhƣ bị đóng khung giữa mênh mông rừng núi. Cho đến phần cuối tác phẩm, ta mới bắt gặp không gian cao xa, rộng mở và ấm áp hi vọng đoàn tụ, yêu thƣơng: “Mặt trời đã đứng bóng. Trên những cánh rừng loang nắng từng đàn chim én ríu rít gọi bầy đảo cánh bay vội về phƣơng nam.”

Nhà văn Cao Duy Sơn bắt đầu câu chuyện về thầy giáo Hạc (Ngôi nhà xưa bên suối) bằng những lời giới thiệu về ngôi nhà của nhân vật: “Căn phòng tôi thuê ở và nhà thầy Hạc cách nhau con suối Cun. Nhà tôi ở bên đƣờng quốc lộ ba, phía sau trông ra con suối. Bên kia bờ suối là xóm Đậu, có ngôi nhà thầy Hạc. Từ cuối mùa hạ sang quá xuân, mỗi lần sang thăm thầy tôi không đi theo đƣờng cầu treo Nà Cạn mà lội ngay suối sau nhà. Những ngày này suối không ngập bờ, hiền hòa chảy, khi lội nƣớc chỉ trên đầu gối”. Cách miêu tả cụ thể giúp ngƣời đọc dễ hình dung khung cảnh bình dị, quen thuộc ở miền sơn cƣớc. Không gian yên ả có dòng suối hiền hòa nhƣ một bến đỗ bình yên cho thầy Hạc sau bao sóng gió của cuộc đời. Đó cũng là biểu tƣợng cho tâm hồn của ngƣời thầy giáo nhân hậu.

Không gian địa lí trong truyện ngắn của Cao Duy Sơn gắn liền với miền rừng núi phía Bắc của tổ quốc, với mảnh đất Cao Bằng mà nhà văn vô cùng gắn bó. Đó là không gian rộng lớn với cảnh vật vừa hoang sơ, dữ dội vừa lãng mạn, trữ tình. Phải là không gian ấy mới phù hợp với con ngƣời miền núi, tính cách của nhân vật mới bộc lộ đầy đủ: phóng khoáng, ngang tàng, dũng cảm, nhân hậu... Các truyện ngắn của Cao Duy Sơn tuy phát triển theo những

Một phần của tài liệu thế giới nghệ thuật trong truyện ngắn cao duy sơn (Trang 57 - 113)