Miêu tả nội tâm nhân vật nhiều chiều

Một phần của tài liệu thế giới nghệ thuật trong truyện ngắn cao duy sơn (Trang 46 - 49)

3. Nghệ thuật miêu tả nhân vật

3.2.2.1.Miêu tả nội tâm nhân vật nhiều chiều

Thế giới nội tâm con ngƣời vô cùng bí ẩn và rất khó nắm bắt. Nhà văn có thể trực tiếp biểu hiện bằng ngôn ngữ của chính mình với tƣ cách là ngƣời kể chuyện, sử dụng độc thoại nội tâm và đối thoại trong nội tâm của nhân vật, hoặc miêu tả những biểu hiện của cảm xúc, nghĩ suy, tâm trạng ở nét mặt, ánh mắt, nụ cƣời và hành động. Trong các tác phẩm, nội tâm nhân vật đƣợc Cao Duy Sơn soi chiếu nhiều chiều: từ chiều sâu tâm hồn (từ bên trong) và từ dấu hiệu bề ngoài (từ bên ngoài).

Để nhân vật tự phơi bày “con ngƣời bên trong” của chính mình, các nhà văn thƣờng sử dụng thủ pháp độc thoại nội tâm. Độc thoại nội tâm là hình thức đặc biệt của đối thoại. Theo quan niệm của Pospelov: “ Lời độc thoại nội tâm là lời không nhắm hướng đến người khác và tác động qua lại giữa người với người” [35, tr.31]. Độc thoại nội tâm thƣờng xuất hiện ở những dạng thức sau: “Ngôn từ trực tiếp không diễn nên lời của các nhân vật, hoặc ngôn từ của tác giả nhân danh mình mà nói nhưng cũng có thể sử dụng từ vựng hay giọng điệu của nhân vật hoặc cũng có thể là đối thoại bên trong.” [57].

Độc thoại nội tâm không phải là thủ pháp mới lạ. Trong phƣơng thức kể của truyện ngắn hiện nay, nó ngày càng có vai trò quan trọng, trở thành một thủ pháp nghệ thuật có hiệu lực để bộc lộ quá trình tự ý thức của nhân vật.

Tác phẩm Âm vang vong hồn là một câu chuyện buồn về những thân phận dở dang và chuyện tình dang dở. Khuề yêu Ban và đƣợc Ban trao gửi tình yêu mong gắn bó trọn đời. Nhƣng khi bị hai ngƣời đàn ông cũng muốn lấy Ban làm vợ xông vào đánh, “Khuề run rẩy thầm nghĩ: Phen này khéo chết! Ý nghĩ chống trả bỗng tan rã, đôi mắt mờ đi vì hoảng sợ, Khuề ao ƣớc có phép lạ vách đá sau lƣng nứt rạn đột ngột rồi biến khỏi đây trong nháy mắt! (...) Tai Khuề ù đặc, mặt méo xệch một cách thảm hại. Từ thẳm sâu nỗi sợ hãi, Khuề run rẩy với ý nghĩ “Hay tất cả bọn ngƣời này bày mƣu giết mình. Cả Ban nữa...? ”. Sự sợ hãi, bạc nhƣợc của nhân vật đƣợc soi chiếu từ bên trong với những ý nghĩ, ƣớc ao, suy đoán thầm kín và đƣợc cảm nhận từ dấu hiệu bên ngoài: “đôi mắt mờ đi”, “mặt méo xệch một cách thảm hại”.

Cách miêu tả nội tâm nhiều chiều nhƣ vậy khiến cho sự đớn hèn cũng có chân dung. Khuề đã hèn nhát phủ nhận tình yêu, phủ nhận những phút giây nồng nàn tràn ngập yêu thƣơng mà hai ngƣời vừa mới có: “Không... đừng tin... Tôi không nhận lời yêu cô ấy. Tôi với Ban không có chuyện gì với nhau cả”. Suốt một đời cô độc, lão Khuề không thôi day dứt, ân hận vì hèn yếu không dám bảo vệ tình yêu. Mấy chục năm sau, tâm trạng nhân vật còn đƣợc soi chiếu theo chiều thời gian: từ hiện tại nhìn về quá khứ. Trên đƣờng đƣa bà Ban đến nơi yên nghỉ cuối cùng, lão Khuề càng thấy cay đắng, ân hận trong lòng: “Trời ơi, giá nhƣ ngày đó tay lão cứ nắm lấy hai hòn đá thế này, giáng thẳng vào đầu gã thợ rèn và phó cối, thì đời lão giờ đâu đến nỗi này... Hèn quá, ngu quá Khuề ơi !”

Diễn biến tâm trạng của nhân vật Hoán (Thằng Hoán) khi phát hiện vợ phản bội ngay tại nhà mình lại đƣợc nhà văn soi chiếu từ những biểu hiện bề

ngoài. Thấy ánh đèn bị tắt phụt và tiếng động trong buồng, Hoán giật mình: “Hình nhƣ trên giƣờng có hai ngƣời đang nằm. Ai thế nhỉ?” Duy nhất có một lời tự vấn khi hoài nghi và thắc mắc xuất hiện trong tâm trí nhân vật. Còn lại là hàng loạt chi tiết miêu tả bề ngoài và giọng nói của Hoán:

- “Hoán sững ngƣời, đôi mắt trợn trừng nhƣ ngƣời lên cơn động kinh nhìn cắm vào thân thể lõa lồ của Làn Dì.”

- “Vụt ! Một cánh tay vung ra.”

- “…giọng trầm đục nhƣ rít qua kẽ răng”

- “Đôi bàn tay thƣờng ngày vẫn chậm chạp, nay nhanh nhẹn và chính xác đến kì lạ.”

- “Hoán nhìn hắn lạnh lùng rồi cất giọng bình tĩnh.”

- “Đôi mắt vằn đỏ nén cơn giận dữ đang đè nặng ngực, làm cái u trên vai cứ trồi lên thụt xuống.”

Ngƣời miền núi vốn trầm lặng, tâm trạng, tính cách chủ yếu đƣợc bộc lộ qua hành động. Cao Duy Sơn đã lựa chọn chi tiết để bao nhiêu kinh ngạc, sục sôi, dữ dội trong lòng Hoán hiện lên qua đôi mắt, giọng nói, hành động tát vợ, để rồi bất ngờ “bùng nổ” bằng hành động rạch mặt nhân tình của vợ. Nhà văn muốn tô đậm tính cách con ngƣời yêu ghét phân minh, không suy tính đắn đo, phản ứng tức thời không khoan nhƣợng với cái xấu. Đó là bản tính hồn nhiên, trung thực, thẳng thắn của ngƣời miền núi.

Trong tác phẩm Dưới chân núi Nục Vèn, tâm trạng nhân vật Khàng đƣợc miêu tả theo chiều hƣớng từ biểu hiện bên ngoài đến suy nghĩ bên trong. Là con lí trƣởng, khi cách mạng thành công, Khàng ôm mối thù hận vì đám ruộng nhà nó phải trả lại cho những ngƣời nghèo, vì “Cách mạng về không cho nó chém cái gì nó muốn”. Nhà văn chỉ ra sự thay đổi bề ngoài nhằm tô đậm bản chất tàn ác, thâm hiểm không hề thay đổi của lão Khàng. Biểu hiện

rõ nhất của bản chất ấy là cái sắc lạnh của đôi mắt rắn và những suy nghĩ, tính toán nhằm chống phá cách mạng:

“Lão bỗng nhếch mép cƣời, cái miệng mấy chục năm đã đóng kín nay lại mở, (...) Duy có đôi mắt con rắn của lão vẫn lạnh, lão gật gù khoái trá. (…) Chỉ còn lão Pạc thôi, lão mà gật thì cả bản này sẽ nghe theo. Tối nay ta sẽ sang nhà lão tìm cái lời gió nhẹ chui vào tai, nói cái điều quả núi to sắp đổ, thì cái đầu lão sẽ chuyển thôi...”

Các nhân vật với những nét tính cách đa dạng là sản phẩm của ngòi bút sáng tạo. Cao Duy Sơn đã thành công khi miêu tả chân thực, khách quan thế giới nội tâm nhân vật, và thế giới nội tâm ấy chính là sự thể hiện khách quan và chân thật nhất bản chất của con ngƣời. Do cách miêu tả nội tâm nhiều chiều, các nhân vật trong truyện ngắn của Cao Duy Sơn dù ở thái cực nào, tốt hay xấu, cao cả hay tầm thƣờng, đều tự do và chủ động bộc lộ bản chất của mình qua những biến chuyển trong nội tâm.

Một phần của tài liệu thế giới nghệ thuật trong truyện ngắn cao duy sơn (Trang 46 - 49)