Nhân vật tha hóa

Một phần của tài liệu thế giới nghệ thuật trong truyện ngắn cao duy sơn (Trang 28 - 31)

2. Các kiểu nhân vật trong truyện ngắn Cao Duy Sơn

2.3.Nhân vật tha hóa

Thế giới nhân vật trong truyện ngắn của Cao Duy Sơn hiện lên chân thực với những con ngƣời rất đời thƣờng, có tốt có xấu, có hay có dở, có nỗi khổ và niềm vui. Không cảm nhận và phản ánh đời sống một cách đơn giản, Cao Duy Sơn thƣờng quan sát, miêu tả nhân vật trong sự vận động tính cách của nó. Đa số các nhân vật của Cao Duy Sơn không có sự biến đổi tính cách theo chiều hƣớng xấu. Vẻ đẹp tâm hồn, những phẩm chất tốt đẹp vốn có của nhân vật không hề thay đổi theo thời gian mà ngày càng tỏa sáng. Hình tƣợng nhân vật tha hóa trong truyện ngắn của Cao Duy Sơn xuất hiện không nhiều. Nhà văn chủ yếu phản ánh sự suy thoái phẩm chất đạo đức của nhân vật. Sự tha hóa đƣợc khai thác ở khía cạnh con ngƣời cá nhân hơn là con ngƣời làm nhiệm vụ chính trị với vai trò xã hội nhất định.

Lão Vƣợc trong tác phẩm Cuộc báo thù cuối cùng sống bằng nghề săn thú, “với lại thú ham săn bắn đã ngấm vào máu của lão rồi”. Từ ngày ngƣời vợ chết thảm vì hổ dữ, lão Vƣợc trở thành nỗi kinh hoàng của muôn loài muông thú. “Từ khao khát trả thù hóa thành niềm say mê nhƣ cuồng nhập vào lão từ

lúc nào, lão không còn nhớ”. Trong đau thƣơng, lão Vƣợc đã để mình trở thành nô lệ của lòng thù hận, gieo rắc đau thƣơng cho muông thú.

Các nhân vật Làn Dì (Thằng Hoán), Sìu (Song sinh), Kình (Hấp hối) đƣợc miêu tả nhƣ là nô lệ của ham muốn, dục vọng thấp hèn. Nhân vật Làn Dì (Thằng Hoán) vốn “sinh trƣởng trong một gia đình khá giả, tử tế. Cô đã từng đi học trƣờng sƣ phạm của tỉnh, nhƣng đã bị đuổi ra khỏi trƣờng vì mắc tội quan hệ trai gái. Sau lại tiếp tục đi làm tại một cửa hàng lƣơng thực của huyện, đƣợc giao chân thủ kho, đƣợc một năm thì lại bị đi cải tạo vì tội tham ô hai tấn gạo”. Gia đình thất vọng, hổ thẹn, làng xóm khinh bỉ, mỉa mai, Làn Dì bỏ nhà ra đi hi vọng “chôn vùi quá khứ tội lỗi". Đến bản Tà Phàn, Làn Dì nhận lời làm vợ Hoán - “con ngƣời dị tật xấu xí”. Những tƣởng sau những cay đắng nhục nhã từng phải chịu đựng, Làn Dì sửa đổi tâm tính và an phận. Nhƣng ngƣời phụ nữ ấy lại dan díu với tay thợ cả đến dựng nhà cho mình. Con trai đƣợc ba tuổi thì Làn Dì bỏ đi theo nhân tình. Nghĩa vợ chồng, tình mẫu tử - đối với ngƣời vợ, ngƣời mẹ ấy - có lẽ đều vô nghĩa.

Câu chuyện về hai anh em sinh đôi Du và Sìu (Song sinh) làm ngƣời đọc giật mình trƣớc sự mê muội đầy bản năng của con ngƣời. Nhƣ bao chàng trai khác, Sìu mơ ƣớc làm giàu và khao khát một gia đình. Thấy anh trai lấy đƣợc ngƣời vợ đẹp, Sìu ghen tị, khát thèm. Lợi dụng sự giống nhau của hai anh em song sinh, Sìu mặc quần áo của Du, giả dạng anh trai để chiếm đoạt thân xác chị dâu. Sự tha hóa của Sìu đƣợc đẩy đến tận cùng để nhân vật trở thành hiện thân cho đỉnh điểm của vô luân. Đây không phải là hành động nhất thời bột phát, hoàn toàn mang tính bản năng của nhân vật mà nó là kết quả của niềm khát khao hòa trộn với sự đố kị và mê muội tầm thƣờng. Bởi sau hành động loạn luân đó, Sìu thản nhiên nói với chị dâu: “...tôi muốn đƣợc thế vào chỗ của thằng Du, kiếp này muốn lấy Lu về làm vợ”.

Những năm đầu mới giải phóng, ông Kình (Hấp hối) là một cán bộ cấp tỉnh, “ba mƣơi tuổi quá mải mê với công việc chẳng khi nào đƣợc rảnh tay nghĩ về một ngƣời con gái”. Hạnh phúc gia đình là niềm khao khát chính đáng của mỗi con ngƣời, nhƣng ngƣời mà Kình muốn lấy làm vợ là một phụ nữ đã có chồng. Cùng một toán thanh niên trong làng, Kình đón đƣờng bắt cóc và chiếm đoạt thân thể ngƣời phụ nữ ấy. Hành động tội lỗi trong bóng tối đã làm tan nát một gia đình. Ngƣời vợ hóa điên sau khi sinh ra giọt máu của kẻ đã làm nhục chị. Tám năm sau, Kình mới gặp lại và biết ngƣời phụ nữ đó là vợ của Chức - “đã từng là ngƣời dìu dắt những bƣớc đi đầu tiên của ông trên con đƣờng cách mạng”. Sợ bị trả thù, Kình tìm cách buộc tội Chức làm tay sai cho giặc, mƣợn tay kẻ khác đày đọa Chức trong tù hơn mƣời năm trời. Nghe tin ngƣời vợ bất hạnh của mình chết vì tai nạn ô tô, đau khổ và oan ức, Chức đã treo cổ tự vẫn ở trong tù.

Nhà văn mô tả sự tha hóa nhƣ một quá trình, nhân vật trƣợt dài, lún sâu trong tội lỗi. Là một cán bộ từng hoạt động bí mật, giờ giữ một chức vụ khá quan trọng của tỉnh, vậy mà Kình lại chiếm đoạt hạnh phúc của ngƣời khác. Gây tội lỗi rồi không dám đối diện và chịu trách nhiệm, lại dùng thủ đoạn hèn hạ hại ngƣời đã vì mình mà phải chịu bao đau khổ, xót xa. Với nhân vật Kình, Cao Duy Sơn đã khắc họa hình tƣợng con ngƣời tha hóa đầy sức ám ảnh. Nhƣ vậy, các nhân vật Làn Dì (Thằng Hoán), lão Vƣợc (Cuộc báo thù cuối cùng), Sìu (Song sinh) và Kình (Hấp hối) là nhân vật mang tính chất loại hình. Đƣợc cấu thành bởi hàng loạt chi tiết mang tính chất cùng loại và tái diễn trong nhiều tình huống khác nhau, tính cách nhân vật đƣợc đẩy đến tận cùng để bộc lộ bản chất. Từ đó nhà văn muốn lí giải nguyên nhân khiến con ngƣời tự đánh mất mình, cảnh tỉnh con ngƣời về sự tha hóa.

Có thể nói, các nhân vật tha hóa trong truyện ngắn của Cao Duy Sơn rất chân thực và có ý nghĩa nhận thức rất sâu sắc. Nhân vật tự ý thức sự thay đổi

theo chiều hƣớng xấu của con ngƣời mình và vật lộn với chính bản thân mình vừa ngang tàng vừa đau đớn. Lão Vƣợc đầy thù hận vừa khao khát trả thù vừa đau lòng thấy con gái bị tổn thƣơng. Khi giết đƣợc con hổ đã hại chết vợ mình lão vẫn không hề thanh thản. (Cuộc báo thù cuối cùng). Sìu thoát chết, bên chân trái bị cắt cụt và mãi mãi phải sống dƣới cái tên của anh mình. “Đến giờ Sìu thấy lòng mình chẳng còn chút oán hận ai. Tự mình làm mình chịu” (Song sinh). Làn Dì bội bạc phải rơi nƣớc mắt gào thét đau đớn vì không đƣợc con trai tha thứ (Thằng Hoán). Còn ông Kình dù chƣa bị trừng trị nhƣng suốt đời phải day dứt về tội lỗi của mình (Hấp hối). Nghĩa là nhà văn đang gieo mầm hi vọng về một sự đổi thay tốt đẹp. Bởi nếu còn thấy đau đớn, ân hận về những gì mình gây ra, nghĩa là con ngƣời vẫn còn ý thức về những điều tốt đẹp và hƣớng tới những điều tốt đẹp.

Một phần của tài liệu thế giới nghệ thuật trong truyện ngắn cao duy sơn (Trang 28 - 31)