Miêu tả nội tâm nhân vật nhiều cung bậc và luôn

Một phần của tài liệu thế giới nghệ thuật trong truyện ngắn cao duy sơn (Trang 49 - 113)

3. Nghệ thuật miêu tả nhân vật

3.2.2.2. Miêu tả nội tâm nhân vật nhiều cung bậc và luôn

Miền rừng núi bao đời đƣợc coi là nơi âm u, rùng rợn, chốn rừng thiêng nƣớc độc, có những con ngƣời dữ tợn, thô bạo, chỉ sống theo bản năng, tính cách giản đơn, ngờ nghệch. Cùng với các nhà văn viết về đề tài miền núi, Cao Duy Sơn đã mang đến cho ngƣời đọc hiểu biết mới, cái nhìn đúng đắn và chân thật về đời sống và con ngƣời miền núi. Nhân vật của ông có quá trình diễn biến tâm lí phức tạp, tinh tế, sắc thái nội tâm đa dạng, phong phú, sự chuyển hóa cảm xúc diễn ra rất nhanh.

Tác phẩm của Cao Duy Sơn ẩn chứa sự đa dạng của các sắc thái nội tâm con ngƣời. Sự tuyệt vọng, hoảng loạn lúc cái chết cận kề, nỗi day dứt ân hận sau khi làm điều ác, sự đớn đau cay đắng vì bị phản bội, tâm trạng chênh chao, niềm yêu thƣơng khắc khoải thầm kín, những nhớ nhung luyến tiếc đeo đẳng cả một đời, niềm tự hào, ngƣỡng mộ, biết ơn, sự căm ghét, hận thù,

cố chấp… tất cả đều đƣợc nhà văn khám phá, nắm bắt và miêu tả rất thành công. Đặc biệt, khi đặt nhân vật vào những tình huống tâm lí xung đột, Cao Duy Sơn đã diễn tả một cách tự nhiên, sinh động những suy nghĩ thầm kín, phức tạp, những cung bậc cảm xúc, trạng thái tâm lí và sự biến chuyển nội tâm của con ngƣời - vốn là một mảng hiện thực rất trừu tƣợng không phải nhà văn nào cũng phản ánh thành công.

Tâm trạng của nhân vật Lu (Song sinh) khi bị ngƣời em sinh đôi của chồng cƣỡng đoạt ngổn ngang, chất chồng các sắc thái tâm lí, cảm xúc. Nhận ra ngƣời đó là Sìu chứ không phải là Du, “Lu bàng hoàng”. Sự thật phũ phàng không thể tin nổi khiến lí trí và cảm giác nhƣ tê liệt. “Nàng muốn khóc mà không sao bật thành tiếng, muốn gào thét mà cổ họng ứ nghẹn”. Sau khoảnh khắc đó, điều Lu cảm nhận rõ rệt nhất là nỗi nhục nhã, xấu hổ, nàng đớn đau cất lời cay đắng: “Mày bị ma làm, mày điên thật rồi! Không ai làm thế, làm thế không còn là ngƣời nữa. Mày lấy dao giết chết tao đi thôi Sìu ơi”. Vậy mà Sìu vẫn thản nhiên: “tôi chỉ muốn đƣợc thế vào chỗ thằng Du, kiếp này muốn lấy Lu làm vợ…”. Lu hoảng hốt trƣớc lời lẽ của kẻ không bận tâm đến sự phải trái của lẽ đời. Trong tâm trí Lu, cùng một lúc xuất hiện sự giận dữ, ê chề tuyệt vọng, muốn gào lên cho hả oán hờn lại lo sợ và hổ thẹn nếu chuyện lọt tai ngƣời khác. Dòng tâm trạng sau lúc ào ạt nhƣ thác lũ, bỗng lắng sâu, rã rời trong nỗi xót xa thân phận: “Trời chỉ cho ngƣời một lần sống sao bỗng ra éo le thế này ?”

Còn lão Vƣợc (Cuộc báo thù cuối cùng) sau bao năm săn tìm, bao năm khao khát trả thù, khi giết đƣợc con hổ đã gây ra cái chết thảm thƣơng cho vợ lại thấy tâm trạng mình thật lạ:

“Tâm trạng lúc này mừng hay buồn lão không sao tách bạch đƣợc rõ ràng. Tự nhiên lão muốn khóc. (...). Buồn có, mừng có, trống rỗng hoang mang cũng có. Cả cay đắng, tủi nhục và nhớ thƣơng cũng ào đến nhƣ những cơn

sóng lũ. Lão thấy mình đang bị đè bẹp, không sao gƣợng mình dậy đƣợc. Đột nhiên lão nghe trong lòng những cảm xúc lẫn lộn đang dần bị tóp lại, và hiện lên nỗi lo sợ mơ hồ, chầm chậm lấn tới, gây một trạng thái hoang mang, bất ổn.”

Cứ tƣởng khi giết đƣợc kẻ thù, lão Vƣợc sẽ vô cùng mừng vui và thanh thản. Nhƣng hiện lên qua câu chữ của nhà văn là tâm trạng vô cùng phức tạp của nhân vật. Những trạng thái tâm lí và cảm xúc đối lập nhau cùng hiện diện, đan xen. Kẻ thù đã đến tận nhà lão và bị lão bắn chết trƣớc mặt bé Na. Lão Vƣợc không muốn nói, nên con bé không hề biết con hổ cụt tai đó mƣời năm trƣớc đã giết chết mẹ nó. Con bé mồ côi mẹ nhìn thấy hổ con liếm vết thƣơng cho hổ mẹ rồi rúc đầu vào vú mẹ liền van vỉ trong tiếng nức nở: “Pa ơi, pa đừng giết nó pa nhé, mẹ nó…mẹ nó đã chết rồi…!” Tiếng khóc của bé Na làm “ngực lão nhói buốt”, và lão khóc. Cao Duy Sơn đồng thời miêu tả diễn biến tâm trạng của hai cha con lão Vƣợc trƣớc cái chết của con hổ mẹ. Tâm trạng của hai nhân vật không thuần nhất mà có nhiều cung bậc và luôn biến chuyển. Ngƣời đọc nhận ra sự chuyển biến tâm trạng của lão Vƣợc khi soi vào “tấm gƣơng” tâm hồn trong sáng của bé Na. Tiếng khóc của đứa bé mồ côi mẹ “khóc thƣơng cho tình cảnh côi cút của con thú” đã lay động trái tim chất chứa đau đớn và hận thù, khơi gợi tình yêu thƣơng từ lâu đã bị khát khao trả thù vùi lấp. “Lão thƣơng con lão, lão thƣơng cả tình thƣơng của nó với con hổ con lúc này. (...) Không ! Lão không có quyền bắn con thú kia, và không có quyền xua nó khỏi cánh rừng này.”

Trong tác phẩm Dưới chân núi Nục Vèn, nhà văn Cao Duy Sơn đã miêu tả sự biến chuyển nội tâm của nhân vật Khin trong một tình huống vô cùng căng thẳng. Lão Khàng - cha của Khin - ôm mối thù ngấm tận xƣơng tủy với cách mạng vì đã đem đám ruộng nhà lão trả lại ngƣời nghèo, thù nhất là chủ nhiệm Bao Cạ "đã bắt nó đƣa lên huyện cải tạo khi nó cầm dao chém vào những

ngƣời định xuống cày ở đám ruộng nhà nó”. Thấy con trai đau khổ ôm mối tình đơn phƣơng với con gái của Bao Cạ, lão Khàng đổ thêm hận thù vào cái bụng Khin đang “ngấm ngầm ghen thù nhƣ cái chớp trời đợi cái sấm to”. Trong đêm tối, Khin nấp bên đƣờng để giết Cạ. Nhƣng vừa nhìn thấy Cạ, những tức tối, hận thù tan biến. Khin thấy căng thẳng rồi run rẩy, đầu óc mê mụ không còn can đảm làm cái điều khủng khiếp vừa mới đây nó định làm. Ngay lập tức Khin thấy ân hận và hổ thẹn. Những câu hỏi liên tiếp vang lên vừa tự vấn vừa tự phán xét:

“Phạ ơi, suýt nữa thì nó giết chết một ngƣời mà nó đã yêu thầm nhớ vụng, gây nên mối thù oán đau xót cho dân bản. Lúc ấy nó biết đi đâu sống? Rời bỏ cái bản Luông này ƣ? Không đƣợc đâu ! Bản Luông này Khin chịu ơn nhiều lắm. Ai đã cho nó cái chữ? Ai đã dậy nó cầm cái cày? Ai đã cho nó biết cách cầm cái búa, cái đục đập hòn đá, khoét cái cây dựng nhà? Ai đã thƣơng yêu đùm bọc một đứa trẻ mồ côi, con của một ngƣời đàn bà xấu số có thân phận cay đắng?”

Phải là ngƣời nắm vững quy luật tâm lí con ngƣời mới có thể miêu tả linh hoạt, chân thực tâm trạng nhân vật đến thế. Bản chất Khin là tốt, chỉ vì bị cha lợi dụng và kích động nên nhất thời nghe theo. Khi phát hiện có ba bóng đen đuổi theo Cạ, tâm lí của nhân vật chuyển biến rất nhanh: nghi ngờ, phán đoán, khẳng định, tính toán. “Đúng thám báo rồi. Hồi này chúng hay sang phục kích bắn lén và bắt cóc ngƣời của ta đƣa sang bên kia biên giới”. Khin đã bắn chết tên thám báo cứu Cạ. Cạ thoát khỏi hiểm nguy nhƣng chàng trai vừa cứu cô mãi ra đi mà chƣa kịp nói “cái lời hoa mới nở”.

Diễn biến tâm lí nhân vật của Cao Duy Sơn rất tự nhiên, hợp quy luật vận động của tính cách. Quá trình chuyển hóa cảm xúc diễn ra rất nhanh. Đặc biệt khi miêu tả quá trình đó trong nội tâm nhân vật, nhà văn thƣờng đề cao vai trò của tình thƣơng và lòng vị tha. Dù bị Sìu lừa gạt cƣỡng đoạt, Lu vẫn xin

chồng tha chết cho hắn (Song sinh). Nhận ra cuộc sống chẳng bao giờ hết đau thƣơng nếu ngƣời và thú cứ gieo đau thƣơng cho nhau, lão Vƣợc quyết định từ bỏ hận thù (Cuộc báo thù cuối cùng). Nhân vật Khin (Dưới chân núi Nục Vèn) sau những phút giây căng thẳng, giằng xé, từ thù hận trở về với yêu thƣơng đã quyết định cứu ngƣời chứ không giết ngƣời nhƣ lời cha xúi giục. Thế giới nội tâm con ngƣời là một mảng hiện thực rất trừu tƣợng. Các tác phẩm của Cao Duy Sơn chứng tỏ nhà văn phản ánh mảng hiện thực đó không chỉ đa dạng, bề bộn mà luôn vận động. Sự vận động của nhân vật, xét cho cùng, xuất phát từ thế giới nội tâm rồi đi đến hành động. Ta có thể bắt gặp cách miêu tả nội tâm nhƣ vậy khi nhà văn khắc họa các nhân vật: Ò Lình (Nơi đây không một bóng người), Hoán (Thằng Hoán), lão Khuề (Âm vang vong hồn), thầy Hạc (Ngôi nhà xưa bên suối), Dồ (Hòn bi đá màu trắng)…

Nhân vật trung tâm của bức tranh xã hội miền núi trong truyện ngắn Cao Duy Sơn là hình tƣợng con ngƣời miền núi. Đó là những con ngƣời nhỏ bé, bình dị, những số phận bất hạnh có cuộc đời nhiều ngang trái, éo le nhƣng không nguôi khát vọng tình yêu và niềm tin vào cuộc sống. Đó là những con ngƣời nhân hậu, cao thƣợng, chung thủy, nghĩa tình và giàu lòng vị tha, cũng có ngƣời lầm đƣờng lạc lối, đánh mất mình trong dòng đời bộn bề nghiệt ngã…Từng nhân vật, từng mảnh đời thầm lặng mà không mờ nhạt góp phần làm nên thế giới nhân vật đa dạng trong truyện ngắn Cao Duy Sơn.

Bằng nhiều cách khám phá và thể hiện độc đáo, Cao Duy Sơn đã khắc họa hình tƣợng con ngƣời miền núi một cách sinh động, sâu sắc và đa chiều. Nhà văn đã tìm cách đi vào chiều sâu không cùng của tâm hồn con ngƣời, khám phá, đồng cảm và chia sẻ. Con ngƣời xuất hiện trong truyện ngắn Cao Duy Sơn là một thực thể trần tục với tất cả chất ngƣời của nó: có tốt và xấu, cao cả và thấp hèn, ích kỉ và vị tha, có dục vọng, tha hóa, có thức tỉnh, tự nhận thức và biết hƣớng thiện... Qua từng số phận cá nhân, từng tính cách, nhà văn thể

của Cao Duy Sơn đã “đem đến cho người đọc mảng sống đậm đặc, tươi ròng về những con người miền núi, vừa cổ kính vừa hiện đại, mộc mạc, chân chất và không đánh mất mình trong những hoàn cảnh éo le, đau đớn.” [48]

CHƢƠNG II

KHÔNG GIAN NGHỆ THUẬT VÀ THỜI GIAN NGHỆ THUẬT TRONG TRUYỆN NGẮN CAO DUY SƠN

Mọi vật trên thế giới đều tồn tại trong không gian và thời gian, thế giới nghệ thuật và nhân vật văn học cũng vậy. Thời gian nghệ thuật và không gian nghệ thuật là hình thức tồn tại của thế giới nghệ thuật. Thi pháp học hiện đại quan niệm không gian, thời gian là nơi “ phản ánh trong cái hữu hạn của mình một đối tượng là thế giới bên ngoài tác phẩm” (Lôtman). Không gian nghệ thuật và thời gian nghệ thuật không chỉ có chức năng làm “phông nền” cho nhân vật mà tự nó có đời sống riêng, tồn tại độc lập tƣơng đối với cốt truyện và nhân vật, trở thành công cụ truyền tải tƣ tƣởng và là dấu hiệu nhận biết phong cách sáng tác của nhà văn.

Thời gian nghệ thuật và không gian nghệ thuật là “những phẩm chất định tính quan trọng của hình tượng nghệ thuật, đảm bảo cho việc tiếp nhận toàn vẹn thực tại nghệ thuật và tổ chức nên kết cấu của tác phẩm” [2, tr.304]. Không gian, thời gian là hai phạm trù tƣơng ứng, thống nhất chặt chẽ trong một chỉnh thể nghệ thuật. “Không gian, thời gian nghệ thuật chính là hình thức tồn tại của hình tượng.” [10, tr.187]. Không gian, thời gian nghệ thuật trong truyện ngắn là yếu tố để thể hiện điểm nhìn của tác giả về cuộc đời thông qua hình tƣợng nhân vật, là hình thức cắt nghĩa con ngƣời, đem đến cho ngƣời đọc những khám phá mới, thể hiện cá tính sáng tạo của nhà văn. Trong ba tập truyện ngắn, nhà văn Cao Duy Sơn đã có những thành công nhất định khi xây dựng thời gian nghệ thuật và không gian nghệ thuật.

1. Không gian nghệ thuật trong truyện ngắn Cao Duy Sơn 1.1. Khái niệm không gian nghệ thuật

Theo nhà lí luận văn học Nga D. X. Likhachev thì mỗi tác phẩm có một không gian sống riêng biệt, giới hạn của nó phụ thuộc vào sức tƣởng tƣợng của nhà văn và nhu cầu cấu tạo của tác phẩm. Không gian nghệ thuật là hình thức tồn tại của thế giới nghệ thuật. Đó là sản phẩm sáng tạo của nhà văn nhằm biểu hiện con ngƣời và thể hiện một quan niệm nhất định về cuộc sống. “Không gian nghệ thuật chẳng những cho thấy cấu trúc nội tại của tác phẩm văn học, các ngôn ngữ tượng trưng mà còn cho thấy các quan niệm về thế giới, chiều sâu cảm thụ của tác giả hay một giai đoạn văn học.” [32, tr.134] Theo giáo sƣ Trần Đình Sử, “không gian nghệ thuật là mô hình thế giới của tác giả cụ thể, được biểu hiện bằng ngôn ngữ của các biểu tượng không gian”. Trong tác phẩm văn học, không gian nghệ thuật là sự mô hình hóa các mối liên hệ của bức tranh thế giới nhƣ thời gian, xã hội, đạo đức. Không gian nghệ thuật có thể là mô hình không gian điểm, không gian tuyến, không gian mặt phẳng, hoặc có thể chia ra không gian bên trong và không gian bên ngoài… Nguyễn Thái Hòa chia thành không gian bối cảnh, không gian sự kiện, không gian tâm lí, không gian kể chuyện, không gian đối thoại [14]. Trong đó không gian bối cảnh là không gian rộng lớn nhất mà câu chuyện xảy ra, bao gồm bối cảnh thiên nhiên, bối cảnh xã hội, bối cảnh tâm trạng.

1.2. Không gian nghệ thuật trong truyện ngắn Cao Duy Sơn

Văn xuôi viết về đề tài miền núi có nét đặc sắc và cũng là ƣu thế so với văn xuôi viết về các vùng miền khác là sở hữu một không gian có sức hấp dẫn và vẻ đẹp riêng không nơi đâu có. Không gian nghệ thuật là một trong những yếu tố quan trọng tạo nên “hƣơng vị” miền núi đặc trƣng cho những trang viết của Cao Duy Sơn. Dựa trên khái niệm và những quan niệm về không gian

nghệ thuật, chúng tôi tiến hành khảo sát ba tập truyện ngắn của Cao Duy Sơn ở phƣơng diện không gian địa lí và không gian tâm lí.

1.2.1. Không gian địa lí

Ba tập truyện ngắn, mỗi tác phẩm mở ra một không gian riêng nhƣng có những địa danh và hình ảnh trở đi trở lại: Cô Sầu, bản Luông, Pác Gà, Mục Mã, sông Quy, núi Phia Phủ… Những cái tên gắn với miền đất Cao Duy Sơn vô cùng gắn bó, là cội nguồn nuôi dƣỡng cảm hứng sáng tác của ông. Nhà văn từng bộc bạch: “Tôi sinh ra và lớn lên ở thị trấn Cô Sầu (Cao Bằng), cha là người Kinh, mẹ là người Tày. Mọi ấn tượng, kỉ niệm, kí ức của tôi đều gắn bó với mảnh đất này và cứ đầy lên mãi, tự một lúc nào đó thì “bung” ra. Tiểu thuyết, truyện dài, ngắn của tôi đều bắt nguồn từ nơi ấy…” [47]

Không gian trong truyện ngắn của Cao Duy Sơn là không gian của miền rừng núi phía Bắc xa xôi với núi cao, vực sâu, rừng cây, nƣơng bãi, sông suối, mƣa rừng gió núi... vừa hùng vĩ dữ dội, vừa thơ mộng trữ tình. Những tên đất tên bản gợi cảm giác vừa lạ vừa xa: vùng Pác Miều, bản Pắc Mặn, bản Tà Phàn, bản Cô Sầu, đèo Keng Sly, chợ Âu Lâm, bản Luông, bản Nặm Loát, sông Slam Luồng, núi Nục Vèn, núi Phia Phủ, Cổ Lâu… Các địa danh xuất hiện trong hầu hết các tác phẩm (20/22 tác phẩm) đã trở thành chất liệu gợi tả không gian mang đậm đặc trƣng của miền núi phía Bắc nói chung và đất Cao Bằng nói riêng, tô đậm tính chân thực của những câu chuyện kể. Trong truyện ngắn của Cao Duy Sơn, có khi không gian địa lí nhƣ một khách thể thẩm mĩ, có khi nó có chức năng làm nền cảnh cho sự vận động tính cách hoặc là dấu hiệu phản ánh tâm tƣ, tình cảm của con ngƣời, trở thành biểu tƣợng, tín hiệu nghệ thuật.

1.2.1.1. Không gian địa lí nhƣ một khách thể thẩm mĩ

Trong ba tập truyện ngắn, không gian bối cảnh đƣợc nhà văn Cao Duy Sơn

Một phần của tài liệu thế giới nghệ thuật trong truyện ngắn cao duy sơn (Trang 49 - 113)