Thời gian tâm lí

Một phần của tài liệu thế giới nghệ thuật trong truyện ngắn cao duy sơn (Trang 75 - 79)

2. Thời gian nghệ thuật trong truyện ngắn Cao Duy Sơn

2.2.2.Thời gian tâm lí

Trong văn học, hoạt động tâm lí, kí ức, dòng ý thức tạo thành thời gian nhân vật. Một đặc điểm của thi pháp hiện đại khác thi pháp truyền thống là các tác giả không lấy chiều vận động của thời gian làm chiều vận động cốt truyện. Truyện phát triển theo dòng chảy của tâm lí nhân vật chứ không theo chiều thời gian thông thƣờng. Thời gian tâm lí chính là thời gian qua sự cảm nhận của nhân vật theo hoàn cảnh, là thời gian đƣợc nếm trải theo tâm hồn nhân vật. So với kiểu kết cấu biên niên, cách thức xây dựng thời gian tâm lí đã tạo khả năng xâm nhập vào thế giới bên trong con ngƣời hiệu quả hơn. Nếu kể theo dòng thời gian khách quan thì khó đi sâu vào tâm lí nhân vật bởi dừng lại ở tâm lí nhân vật thì câu chuyện trở nên dàn trải, dài dòng vƣợt quá sức tải của khung thể loại.

Thời gian tâm lí đƣợc nhà văn Cao Duy Sơn xây dựng khá thành công trong các tác phẩm: Người săn gấu, Hấp hối, Thằng Hoán, Cuộc báo thù cuối cùng, Tượng trắng, Âm vang vong hồn, Hoa bay cuối trời, Hòn bi đá màu trắng, Hoa Mộc Vương… Ở những truyện ngắn này, kết cấu của truyện thƣờng là kết cấu tâm lí, lôgic truyện là lôgic của tâm trạng nhân vật. Khi các nhân vật hồi tƣởng quá khứ, kỉ niệm hiện về gắn liền với những thời điểm có ý nghĩa riêng, với những sự kiện không thể nào quên.

In đậm trong kí ức nhân vật Thim (Người săn gấu) là “thời trẻ trung chát đắng”. Vì vậy nhà văn đã sắp xếp trình tự sự kiện trong dòng hồi tƣởng của nhân vật bắt đầu từ thời thanh niên, sau đó nhớ lại thời thơ ấu với “cảnh tƣợng đau đớn, khủng khiếp suốt đời Thim không bao giờ quên”: ngƣời cha và con gấu cùng rơi xuống vực. Tiếp đó là câu chuyện về mối tình đầu của Thim và Phón dẫn dắt mạch truyện đến khi chạm vào hiện tại. Thời gian tâm lí giúp

ngƣời đọc nhận ra những sự kiện cứ bám lấy kí ức nhân vật Thim, từ đó lí giải đƣợc tâm trạng của nhân vật trong hiện tại.

Truyện Hấp hối bắt đầu từ một cảnh trong giấc mơ của nhân vật Kình. Đó là một buổi chiều ảm đạm, giá buốt, ông Kình gầy ốm đang thiêm thiếp trên giƣờng chờ đợi giây phút từ giã cõi đời. Con trai của ông đã đƣa ông đến bên giếng nhƣ ông mong muốn. Từ lúc đó, ông Kình nhớ lại “một kỉ niệm kinh hoàng và cay đắng”, “cái đêm ông đã xử sự nhƣ một kẻ ăn cƣớp”. Sau đó là bốn cảnh tiếp nối: cảnh hai cha con ngồi bên giếng; ông Kình nhớ lại một lần ngồi bên gốc cây trám nhìn xuống giếng bắt gặp hình ảnh mình và cô gái dƣới đó; cảnh Kình gặp lại ngƣời phụ nữ ấy “sau tám năm tìm kiếm và chờ đợi”; cảnh hai cha con ông Kình nói chuyện với nhau. Đoạn kết của truyện là cảnh ông Kình tỉnh giấc và bắt đầu chuyến công tác ở Hà Nội. Ngƣời đọc bỗng choàng tỉnh nhận ra đó là giấc mơ của nhân vật. Trong giấc mơ đó, hiện tại là cảnh ông Kình ốm yếu sắp chết phải đối diện với sự từ chối của ngƣời con trai đƣợc sinh ra sau hành động tội lỗi của ông. Nhƣng so với thời gian sự kiện của tác phẩm thì đó lại là chuyện chƣa xảy ra. Cách tổ chức kết cấu nhƣ vậy làm nhịp thời gian trở nên gấp gáp. Dòng thời gian hiện tại bị ngừng lại nhƣờng chỗ cho quá khứ và tƣơng lai. Nhân vật vừa sống trong hiện tại, vừa sống trong quá khứ và tƣơng lai. Hình tƣợng nhân vật đƣợc khắc họa không phải bằng hành động, sự kiện mà bằng môtip giấc mơ, bằng những suy nghĩ triền miên theo dòng chảy liên tục của ý nghĩ, cảm giác, hồi tƣởng, liên tƣởng bất chợt đan xen, kết dính vào nhau. Thủ pháp đồng hiện thời gian đã góp phần diễn tả thấm thía cảm giác của nhân vật đang dằn vặt, day dứt về lỗi lầm trong quá khứ, lo sợ cho tƣơng lai, đồng thời gợi ý niệm về sự báo ứng.

Truyện ngắn Hòn bi đá màu trắng cũng có kết cấu theo lôgic tâm lí của nhân vật Dồ. Trong niềm vui sƣớng của ngƣời đƣợc tự do, Dồ nhớ lại những tháng ngày hạnh phúc và cả những sai lầm trong quá khứ. Tác phẩm có bảy

đoạn tƣơng ứng với bảy cảnh luân phiên tái hiện quá khứ và hiện tại, từ đó soi chiếu tâm trạng của nhân vật và lí giải thực tại một cách thấu đáo. Đồng thời thông qua tâm trạng nhân vật Dồ, tác giả muốn gợi trong ngƣời đọc suy nghĩ về tình yêu nghệ thuật và tình yêu cuộc sống.

Sự kiện trong các tác phẩm khác cũng đƣợc sắp xếp theo lôgic tâm lí nhân vật và gắn với những thời điểm quan trọng có ý nghĩa tạo nên bƣớc ngoặt. Ngót nửa thế kỉ trôi qua, lão Khơ (Hoa bay cuối trời) vẫn nhớ nhƣ in lễ hội pháo hoa Pác Gà; những lời thƣơng hai ngƣời trao gửi; câu chuyện Phủ kể về ngƣời em gái đã theo chồng. Từ đó mạch truyện tiếp nối đến hiện tại và cuộc nói chuyện với lão Phủ đã làm sáng tỏ những uẩn khúc năm xƣa. Mạch truyện

Hoa Mộc Vương chảy theo dòng xúc cảm của nhân vật San trong đêm cuối năm ở Đà Lạt chợt nghe khúc tha hƣơng. Khắc sâu trong kí ức là những mốc thời gian và sự kiện, là chia li và đoàn tụ:

- “Đêm. Me khóc thầm.”

- “Sáng. Me không còn nằm bên.” - “Tết. Cha trở về.”

- “Một buổi sáng, me gọi ta đến…” - “Đó là tết Bính Thân. 1956…”

Để dòng chảy tâm lí nhân vật quyết định sự phát triển của cốt truyện là cách xử lí thời gian linh hoạt, đáp ứng đƣợc những yêu cầu khắt khe của thể loại truyện ngắn trong việc đi sâu khám phá tâm lí con ngƣời. Do tổ chức tác phẩm theo tâm lí nhân vật nên thời gian sự kiện trong truyện ngắn của Cao Duy Sơn thƣờng không dài hơn thời gian tâm lí. Nhiều tác phẩm đƣợc xây dựng trong một đơn vị thời gian hạn hẹp: ngày, giờ, một cuộc đối thoại, một mẩu hồi ức… Nhà văn đi thẳng vào một thời điểm trong cuộc đời nhân vật, từ thời điểm đó, thời gian đƣợc mở rộng. Lúc này thời gian sự kiện không còn

chi phối nhân vật mà dòng xúc cảm của nhân vật sẽ làm cho thời gian trần thuật và thời gian sự kiện có sự chênh lệch.

Trong tác phẩm Hoa bay cuối trời, thời gian sự kiện gói gọn trong cuộc gặp gỡ giữa lão Khơ với lão Phủ và cảnh lão Khơ đến gặp ngƣời xƣa. Cả quá khứ dằng dặc với bao biến cố dồn hết vào cuộc gặp gỡ trong chốc lát. “Chuyện cũ giờ nhớ lại cũng bởi từ khi Phủ xuất hiện. (…). Gặp lại Phủ, chuyện xƣa bỗng hiện về.” (quá khứ / hiện tại: 22/16 trang). Thời gian sự kiện trong truyện Người săn gấu đƣợc xác định bằng thời gian đi hết một quãng đƣờng. Nhà văn bắt đầu câu chuyện vào thời điểm nhân vật Thim “Giờ đã là ông già Thim - trầm tĩnh - ít nói - tóc đã điểm sƣơng”. Trên đƣờng đi đến bản Vạn, ông Thim nhớ lại bao chuyện buồn vui từ thuở ấu thơ đến tận bây giờ. (quá khứ / hiện tại: 20/2 trang)

Trong truyện ngắn Cao Duy Sơn, một nét nổi bật của thời gian - không gian ảo là thời gian giấc mơ. Mơ là thời gian đặc biệt, là sự chắp nối, xâu chuỗi liên tục hoặc đứt đoạn của những ám ảnh vô thức. Thời gian sự kiện trong truyện Hấp hối không dài (một giấc mơ), còn thời gian tâm lí đƣợc mở rộng. Ở khoảnh khắc đƣợc chọn để thể hiện, nhân vật có thể vận động theo mọi hƣớng: hƣớng tới tƣơng lai hoặc quay về quá khứ. Nhân vật Kình cùng một lúc vừa sống trong hiện tại vừa sống trong quá khứ. Ứng với hai lớp thời gian ấy là hai khoảng không gian gần nhƣ đối lập, trong đó thời gian sự kiện rút ngắn, thu hẹp không gian tồn tại thực của nhân vật để xoáy vào không gian tâm tƣởng. Nhân vật Kình mơ thấy mình ốm sắp chết, gặp con trai nhƣng con không nhận cha. Cuộc gặp gỡ ấy không đƣợc tái hiện liên tục mà xen kẽ với hồi ức của nhân vật về hành động tội lỗi của mình trong quá khứ. Điều đó chứng tỏ sự day dứt và mặc cảm đã đƣợc ghi nhận vào trong tiềm thức nhân vật và biểu hiện thành giấc mơ. Giấc mơ là sự giải tỏa những ẩn ức mà ban

ngày nhân vật trăn trở, băn khoăn. Nó soi rọi, lí giải nội tâm nhân vật một cách tự nhiên và thấu đáo.

Nhƣ vậy, khi nhà văn xây dựng thời gian tâm lí, điểm nhìn đƣợc di chuyển vào bên trong nhân vật. Nhân vật tự bộc bạch tâm trạng, thế giới bên trong đƣợc soi rọi và câu chuyện có chiều sâu của sự tự ý thức. Bakhtin cho rằng: “Trong con người bao giờ cũng có một cái gì mà chỉ có bản thân người đó là có thể phát hiện được bằng hành vi tự nhận thức tự do, bằng hành vi ngôn ngữ, là cái mà người ta không thể xác định theo bề ngoài và sau lưng được”. Nghĩa là chỉ có tự nhận thức, con ngƣời mới phát hiện ra chính mình. Trong văn học, con ngƣời tự nhận thức chỉ xuất hiện khi cái tôi cá thể đƣợc quan tâm đúng mức. Con ngƣời tự nhận thức thể hiện chiều sâu mới trong quan niệm nghệ thuật về con ngƣời. Nó gắn liền với sự thức tỉnh ngày càng cao của nhà văn về giá trị cá nhân và chứng tỏ sự vận động, phát triển của văn học: từ mô tả quá trình nhận thức đến phản ánh quá trình tự nhận thức của con ngƣời. Nhân vật từ chỗ nhận thức, đánh giá thế giới và mọi ngƣời xung quanh, dần đi đến chỗ tự quan sát, khám phá, phân tích nội tâm bản thân.

Một phần của tài liệu thế giới nghệ thuật trong truyện ngắn cao duy sơn (Trang 75 - 79)