Không gian đời tƣ

Một phần của tài liệu thế giới nghệ thuật trong truyện ngắn cao duy sơn (Trang 64 - 69)

3. Nghệ thuật miêu tả nhân vật

1.2.2.Không gian đời tƣ

Không gian là môi trƣờng bộc lộ của nhân vật. Nhân vật chỉ hành động và bộc lộ tự do trong không gian của mình. Mỗi không gian cho phép bộc lộ một phƣơng diện của con ngƣời, phù hợp với một kiểu nhân vật nhất định. Vì vậy,

nhà văn muốn thể hiện một quan niệm nhất định về con ngƣời thì phải tạo ra một không gian thích hợp. Các nhà văn lớp trƣớc thƣờng khai thác sự đối lập giữa các mảng không gian trong không gian địa lí để tạo ra môi trƣờng thích hợp cho các nhân vật hoạt động. Nhân vật của Nam Cao đƣợc đƣa vào hai môi trƣờng khác nhau: “xó nhà quê” và ngoại ô Hà Nội. Cuộc đời Xuân tóc đỏ (Số đỏ) đƣợc Vũ Trọng Phụng đặt vào không gian “vỉa hè” và không gian của tầng lớp thƣợng lƣu... Các nhà văn đƣơng đại lại chú trọng không gian tâm trạng, tâm lí con ngƣời.

Nhà văn Cao Duy Sơn quan tâm đến đời tƣ con ngƣời với những mất mát, éo le, bất hạnh. Vì vậy ông đã tạo dựng không gian đời tƣ cho mỗi nhân vật, mỗi số phận. Trong các tác phẩm, Cao Duy Sơn đã xây dựng một hệ thống không gian riêng biệt, vừa có ý nghĩa tả thực vừa mang ý nghĩa tƣợng trƣng. Những ngôi nhà, túp lều, phiên chợ, hang núi, con đƣờng…tƣợng trƣng cho không gian thân thuộc với mỗi con ngƣời. Đó có thể là không gian để con ngƣời bộc lộ hoặc là không gian để thử thách con ngƣời. Hình ảnh “ngôi nhà” trở đi trở lại trong nhiều truyện ngắn của Cao Duy Sơn. Không gian nhỏ bé riêng tƣ đó thƣờng rạn nứt, đổ vỡ. (Thằng Hoán, Mùa én gọi bầy, Cuộc báo thù cuối cùng, Hòn bi đá màu trắng, Nơi đây không một bóng người…). Bi kịch của con ngƣời bắt đầu ở đó, tâm trạng, tính cách, bản chất của nhân vật đƣợc thể hiện rõ nét ở không gian đó.

Không gian đời tƣ trong truyện Thằng Hoán là ngôi nhà - nơi nhân vật đã từng sống trong tình thƣơng yêu của mẹ, nơi Hoán và Làn Dì nên vợ nên chồng, cũng là nơi Hoán cay đắng đau khổ biết bao khi Làn Dì phản bội. Trong ngôi nhà đó, bao đêm Hoán phải rơi nƣớc mắt thƣơng con trai khóc tìm mẹ. Với Làn Dì bội bạc, đó là nơi cô không thể trở lại, không thể bƣớc chân vào.

Không gian đời tƣ - ngôi nhà ở nhiều tác phẩm thƣờng đơn độc, tách biệt với xóm làng. Trong truyện ngắn Những đám mây hình người, không gian đời tƣ của Lơ là “ngôi nhà nằm một mình sau gò đồi cây cỏ lúp xúp”. Bao ngƣời đàn ông đến rồi lại đi, ngôi nhà ấy là nơi Lơ chờ đợi một ngƣời để “nói những điều chƣa nói, làm những điều chƣa làm để lòng khỏi day dứt”. Tác giả khéo léo đặt nhân vật vào không gian ấy để nhân vật tự bộc lộ nỗi niềm. Và ngƣời đọc nhận ra sự chung tình trong cái éo le của cuộc đời ngƣời phụ nữ phải trao thân cho bao ngƣời đàn ông ấy.

Ngôi nhà của Thùng và Đẹm (Mùa én gọi bầy) ở lâm trƣờng Nà Pha “đã từng chứng kiến những ngày tháng tràn trề hạnh phúc của đôi vợ chồng trẻ”, nhƣng ngọn lửa ghen tuông thù hận “đã thiêu cháy ngôi nhà đồng thời cũng đốt trụi tình yêu của họ”. Đến nơi ở mới, “giữa mênh mông đại ngàn”, ngôi nhà hoang lạnh chìm trong dằn vặt đớn đau của con ngƣời đâu còn là tổ ấm? Nó “nằm đơn độc dƣới chân một quả đồi”, đơn độc nhƣ nhân vật đang đắm chìm trong ân hận và buồn đau.

Còn đây là không gian đời tƣ của hai cha con lão Vƣợc: “Ngôi nhà sàn bốn mặt thƣng gỗ nghiến, cứng cáp nhƣ một chiếc hộp sắt, nằm lẻ loi dƣới chân núi.” (Cuộc báo thù cuối cùng). Đó từng là ngôi nhà hạnh phúc của gia đình ba ngƣời, là chốn an toàn cho bé Na mỗi khi cha vào rừng săn bắn, cũng là nơi lão Vƣợc thanh toán món nợ máu với con hổ đã giết vợ mình. Niềm hạnh phúc, nỗi đớn đau, buồn khổ, thù hận, cô đơn…của nhân vật đều diễn ra trong không gian ấy, thấm thía vô cùng ! Nhƣng so với các tác phẩm trên, sự rạn nứt, đổ vỡ của không gian đời tƣ lão Vƣợc là dấu hiệu đổi thay tốt đẹp. Kết thúc tác phẩm, lão Vƣợc quyết định đƣa con đến một miền đất khác sinh sống, quyết định từ bỏ hận thù.

Ở một số tác phẩm, nhà văn sử dụng phƣơng thức chuyển đổi, nối tiếp khi tạo dựng không gian đời tƣ của nhân vật. Sau khi chạy trốn vào rừng sâu,

không gian đời tƣ của hai mẹ con Ò Lình (Nơi đây không một bóng người) chuyển đổi từ “ngôi nhà” sang “hang đá” trong rừng hủi. Từ không gian đầm ấm, hạnh phúc chuyển thành không gian trú ẩn, trốn tránh sự miệt thị, hắt hủi của ngƣời đời. Không gian đời tƣ của Thim (Người săn gấu) là “một túp lều lẻ loi cuối bản, cái gia sản cuối cùng của ngƣời cha để lại”. Mối tình của Thim và Phón “nhƣ cánh hoa đầu tiên mới nhú đã bị dập nát tổn thƣơng...” Rời quân ngũ trở về, không tìm đƣợc ngƣời yêu, Thim chọn công việc đƣa thƣ báo lƣu động đi các làng xã với niềm hi vọng “bất ngờ tìm thấy bóng dáng xƣa”. Hơn ba mƣơi năm tìm kiếm, không gian đời tƣ của nhân vật Thim là những con đƣờng đến khắp vùng hẻo lánh trong tỉnh, là mênh mang hi vọng và tình yêu nhƣ “cái đốm lửa nhỏ nhoi vẫn bỏng rát trong lòng”.

Thời trẻ, lão Khuề và bà Ban (Âm vang vong hồn) thƣơng nhau mà không thành đôi lứa. “Lão ở một vòm hang bên này núi Phia Phủ”, bà Ban quét chợ “ở vòm hang bên kia núi”. Cuộc đời dằng dặc vui ít buồn nhiều cứ trôi đi trong không gian nhỏ bé ấy. Lão Ki và lão Lử đều muốn lấy Ban làm vợ, Ban chọn Khuề nhƣng ngƣời con trai cô yêu không dám bảo vệ tình yêu. Bốn con ngƣời ở gần nhau mà mãi cách xa. Nỗi cô đơn đeo đẳng cả một đời ngƣời cho đến khi họ rời những “ngách hang”, “vòm hang” để về với đất. Không gian đời tƣ ở đây có ranh giới không thể vƣợt qua, dù tiếc nuối, khao khát, nhân vật vẫn phải cam chịu. Ranh giới ấy làm cho hoài niệm thêm đau đớn, và nỗi cô đơn vây bủa, chất chồng.

Không gian đời tƣ không đơn thuần là khoảng không gian trong đó diễn ra những hoạt động, sinh hoạt riêng tƣ của nhân vật mà còn là nơi nhân vật tự bộc lộ chân thật nhất, tự đối diện và tự nhận thức. Không gian đời tƣ của nhân vật Kình (Hấp hối) thuộc kiểu không gian điểm, có giới hạn và ngày càng thu hẹp lại. Công việc bộn bề của một cán bộ cấp tỉnh khiến ông Kình luôn căng thẳng. Những lúc nhƣ vậy, ông Kình luôn thích về ngồi bên thành giếng “để

đƣợc ngắm mình trong đó”, để vơi đi mọi căng thẳng mệt mỏi. “Nhƣng cái nguyên do ông thƣờng đến đây ngồi, lại là một kỉ niệm đã lâu lắm rồi, một kỉ niệm kinh hoàng và cay đắng, nhƣng luôn cuốn hút, quyến rũ ông”. Nhìn cái bóng mình in dƣới đáy giếng, ông Kình bắt gặp thời trẻ trung của mình ở dƣới đó, sống thực với tâm trạng, tình cảm thực của mình khi nghĩ đến “cái đêm ông đã xử sự nhƣ một kẻ ăn cƣớp”, cƣỡng đoạt ngƣời phụ nữ mới gặp mà ông chƣa từng biết tên. Ngay cả trong giấc mơ, quá khứ vẫn hiện diện, dày vò, ám ảnh: “...khi nhắm mắt thiếp đi, cái hình ảnh ghê sợ đó lại hiện lên. Đó là một cái hố sâu, tối nhƣ hũ nút, xuất hiện một cánh tay dài ngoằng thò lên, túm chặt lấy ông kéo xuống.”

Ở hai tác phẩm Tượng trắngChợ tình, không gian đời tƣ cũng là không gian điểm. Nó bộc lộ chiều sâu tâm tƣ và lẽ sống của nhân vật. Không gian đời tƣ của chàng trai (Tượng trắng) là “làng hủi” và “nghĩa địa”. Ở làng hủi, chàng trai là “kẻ duy nhất còn lành lặn nhƣ một con ngƣời bình thƣờng mà họ có quyền tiếp xúc, (…), là chiếc phao để họ bám”. Vì thế, chàng đã từ chối tiếng gọi của tình yêu và ở lại với những số phận đau khổ. Ở nghĩa địa, chàng là “kẻ duy nhất không để lại tƣợng mồ của chính mình” sau khi đã “tạc vào từng mỏm đá hình dạng mặt mũi của kẻ đã chết” và hình ảnh của ngƣời yêu. Một trái tim nhức nhối yêu thƣơng giữa hai bờ sống - chết của dòng sông cuộc đời khiến ngƣời đọc cảm phục và xúc động. Còn không gian đời tƣ của lão Sinh và mú Ếm (Chợ tình) lại là “chỗ cây sau sau già” ở chợ tình Âu Lâm “một năm chỉ vào ngày hai mƣơi lăm tháng giêng mới họp”. Mỗi năm một phiên chợ tình, nhƣ bao cặp tình lỡ dở khác, lão Sinh và mú Ếm mới gặp nhau “để ngồi thầm thì bao chuyện xƣa và cả chuyện nay”, để trao nhau lời thƣơng lời nhớ làm ấm lòng sau bao năm tháng chia xa. Ở ngoài không gian ấy là hai nửa dở dang, buồn nhớ. Ở trong không gian ấy, hai tâm hồn hòa quyện nên đôi. “Gốc sau sau già" là không gian biểu tƣợng cho hạnh phúc, cho lẽ sống

của hai ngƣời và chỉ là không gian hạnh phúc khi có hai ngƣời. Ba năm không gặp mú Ếm đến chợ, lão Sinh gửi lời cho ngƣời đã xa: “Bây giờ thế này thôi, chợ từ nay không có chúng mình nữa, không có em không còn chợ…” rồi “đi vào núi Phja Bjooc và biến mất.”

Nếu nhƣ thời chiến tranh, con ngƣời trong văn học chủ yếu đƣợc khắc họa trong thời gian lịch sử, không gian vĩ mô thì từ năm 1975, với quan niệm mỗi con ngƣời là “một tiểu vũ trụ”, con ngƣời hƣớng nội, các nhà văn thƣờng đặt nhân vật trong thời gian hiện thực và không gian đời tƣ. Ở không gian công cộng, ta chỉ thấy con ngƣời công dân, con ngƣời xã hội của nhân vật thì ở không gian đời tƣ, chiều sâu nội tâm nhân vật đƣợc hé lộ, nỗi niềm riêng phơi mở một cách tự nhiên, thành thực nhất. Xây dựng không gian đời tƣ để khắc họa nhân vật chính là biểu hiện của ý thức tìm tòi để đổi mới của nhà văn Cao Duy Sơn.

Một phần của tài liệu thế giới nghệ thuật trong truyện ngắn cao duy sơn (Trang 64 - 69)