Đặt nhân vật vào những tình huống tâm lí xung đột

Một phần của tài liệu thế giới nghệ thuật trong truyện ngắn cao duy sơn (Trang 42 - 46)

3. Nghệ thuật miêu tả nhân vật

3.2.1.Đặt nhân vật vào những tình huống tâm lí xung đột

tả nội tâm nhân vật nhiều chiều, nhiều cung bậc và luôn biến chuyển.

3.2.1. Đặt nhân vật vào những tình huống tâm lí xung đột để nhân vật tự bộc lộ bộc lộ

Thực chất, sắc thái nội tâm con ngƣời dù phức tạp đa dạng đến đâu cũng vẫn là hệ quả của biến cố trong cuộc sống. Và biến cố trong cuộc sống lại tác động trực tiếp tới những chuyển biến trong nội tâm con ngƣời, là cơ sở để nhân vật vận động theo một hƣớng mới. Nắm vững quy luật đó, nhà văn Cao Duy Sơn rất chú trọng những biến cố trong cuộc đời nhân vật.

Thầy giáo Hạc trong tác phẩm Ngôi nhà xưa bên suối đƣợc Cao Duy Sơn xây dựng nhƣ một hình mẫu lí tƣởng về nhân cách. Thầy là ngƣời Hà Nội, tình nguyện lên Mục Mã dạy học và đƣợc phân công vào Páo Lò - huyện xa nhất tỉnh. Cô học trò tên Bền đẹp nhƣ một nàng tiên trên trời đem lòng yêu thầy. Thầy Hạc bị kỉ luật, bị luân chuyển trƣờng, bị hãm lƣơng. Mấy năm sau, nàng tiên xứ Páo Lò lại trở thành đồng nghiệp của thầy. Thầy Hạc phải chịu bao rắc rối vì bị nghi ngờ “là chủ nhân sản phẩm trong bụng nàng tiên”. Cho đến khi Bền tới gặp hiệu trƣởng nói rõ đứa trẻ trong bụng cô là con của ngƣời bạn trai cùng học đã nhập ngũ vào Nam chiến đấu, thầy Hạc mới đƣợc minh oan. Kể lại những biến cố trớ trêu trong cuộc đời thầy giáo Hạc, nhà văn muốn khắc tạc chữ "tâm" sáng trong và lòng nhân hậu của một ngƣời thầy. Khi thầy Hạc đã lập gia đình, Bền để lại đứa con gái mới hơn một tuổi của mình ở nhà thầy với lá thƣ nhờ vợ chồng thầy nuôi giúp, và mƣời mấy năm sau, cô đột ngột trở lại xin đón con đi. Cao Duy Sơn đã đặt nhân vật vào tình huống tâm lí xung đột trái chiều buộc phải lựa chọn để nhân vật tự bộc lộ. Những băn khoăn, trăn trở, lo lắng, xót xa chan chứa tình ngƣời của ngƣời cha - ngƣời thầy đã đƣợc thể hiện vô cùng xúc động. Nhà văn không miêu tả mà để nhân vật tự giãi bày:

“Tôi thấy trong tôi đang có một nhà tù, phạm nhân trong đó là tôi đang không có cách nào thoát ra. Cái không tốt trong tôi chính là đứng giữa, nửa muốn cho cái Lữ theo mẹ nó, một nửa không muốn xa nó. Cứ nghĩ phải chia tay với con lòng tôi nhƣ có ai cầm dao cắt từng nhát. Đau xót lắm anh ạ. Nhƣng con của ngƣời ta sinh ra mình không trả hóa là kẻ tim bằng sắt bằng gang. Cho nó đi hóa ra mình là kẻ mắt trắng môi thâm chỉ muốn tống cổ con nuôi ra cửa cho rảnh, để đƣợc ôm toàn vẹn đứa con đẻ. Tôi đâu làm đƣợc những việc bất nghĩa đó.”

Trƣớc sóng gió cuộc đời, bị nghi ngờ về nhân cách, với nghị lực của mình thầy Hạc vẫn vƣợt lên đứng vững. Nhƣng giờ đây, khi nghĩ đến việc phải xa đứa con nuôi mình đã hết lòng yêu thƣơng nhƣ con đẻ, thầy cảm thấy đau đớn vô cùng. Nhà văn không khắc họa nhân vật nhƣ một thánh nhân để ngƣỡng vọng mà xây dựng một nhân vật vừa đời thƣờng vừa cao cả. Qua những lời tâm sự của thầy Hạc, ngƣời đọc xúc động nhận ra sự lƣỡng lự giằng xé kia không phải là biểu hiện của lòng ích kỉ. Cội nguồn của nó là tình phụ tử, là tấm lòng ngƣời cha sâu rộng vô bờ. Dù Lữ đã “là một phần của cuộc đời thầy”, thầy giáo Hạc vẫn khuyên nhủ em tha thứ và trở về với mẹ.

Trong tác phẩm Nơi đây không một bóng người, nhà văn đã mang đến cho ngƣời đọc những cảm nhận ban đầu vô cùng trong sáng về chú bé ngƣời - khỉ có tâm hồn trong trẻo, hồn nhiên qua chi tiết miêu tả ngoại hình của Ò Lình. Ấn tƣợng ấy trở nên sâu sắc, trọn vẹn khi chứng kiến cảnh Ò Lình xông vào đám cháy cứu lũ trẻ - NHỮNG CON NGƢỜI mà chú bé mới nhìn thấy vài lần ở cái “thế giới lạ lùng” nó vừa khám phá. Mƣời bốn tuổi, Ò Lình mới biết ở ngoài khu rừng hai mẹ con đang sống có thế giới của con ngƣời. Mẹ Ò Lình vẫn dặn: “Không đƣợc rời khỏi khu rừng này, nếu không sẽ gặp nguy hiểm”. Thấy nhà trẻ bị cháy, không chút do dự, Ò Lình đã lao vào đám lửa cứu lũ trẻ. Soi vào tâm hồn trong sáng ấy, ngƣời đọc bỗng giật mình nhận ra sự so sánh đầy ẩn ý của nhà văn. Phải chăng khi con ngƣời ấu trĩ và mang định kiến sẽ hồn nhiên làm điều ác, gây bi kịch cho những ngƣời hồn nhiên làm điều tốt ở đời ?

Đau đớn vì bị vợ phản bội, dù vẫn sống cùng vợ con nhƣng Thùng (Mùa én gọi bầy) không thể tha thứ. Ngƣời đọc có cảm giác sự thù hận, cố chấp của Thùng cứ đầy lên theo năm tháng. Chỉ đến khi ngƣời vợ cùng đứa con bé nhỏ ra đi, Thùng mới sực tỉnh. Nhân vật thành thực giãi bày: “đã có lúc tao muốn tha thứ cho cô ấy, nhƣng sự cố chấp lâu ngày đã bám rễ một cách hèn hạ vào đầu óc mình”. Những suy tƣ mà Thùng giấu kín đến gần chục năm trời đƣợc

bộc lộ khi hạnh phúc chỉ còn trong hi vọng mong manh. Nhƣng dù sao, sự thức tỉnh muộn màng ấy cũng làm lòng ngƣời ấm lại bởi nhận ra thù hận chƣa bao giờ tiêu diệt đƣợc lòng nhân ái và niềm khao khát yêu thƣơng.

Trong các sáng tác của Cao Duy Sơn, mỗi khi nhà văn để nhân vật tự bộc lộ nội tâm trong tình huống tâm lí xung đột là một lần gây bất ngờ cho độc giả. Nhân vật hiện ra chân thực, đầy đặn nhƣ đang tồn tại trong cuộc sống này. Nhân vật Làn Dì lẳng lơ, bội bạc (Thằng Hoán) chỉ bộc lộ hết sự đê tiện, bỉ ổi của mình khi quay lại đón con trai sau ba năm bỏ đi theo nhân tình. Thấy Hoán không đồng ý để mình đƣa con đi, “Thị thầm nguyền rủa: (...) Trời ơi! Cái thằng lùn vƣợn cào, sao nó không chết đi cho đỡ khổ mình”. Rồi thị hét lên: “Thằng Mìn không phải con mày đâu.”

Nhân vật Khin (Dưới chân núi Nục Vèn) khi đặt tay vào cò súng chuẩn bị giết ngƣời theo sự xúi giục của ngƣời cha “bỗng run rẩy nhƣ lên cơn sốt”. Tâm trạng nhân vật trong khoảnh khắc ấy đƣợc nhà văn miêu tả cụ thể và sắc nét chứ không mơ hồ, mờ nhạt. Sự ghen tuông bởi tình yêu không đƣợc đáp đền, nỗi sợ hãi khi sắp làm điều ác, tình cảm chân thành của chàng trai ngoài ba mƣơi tuổi mới biết yêu, sự hối hận khi suýt nữa “gây nên mối thù oán đau xót cho dân bản”, và cả lòng biết ơn của Khin với dân bản Luông - những ngƣời “đã thƣơng yêu đùm bọc một đứa trẻ mồ côi, con của một ngƣời đàn bà xấu số có thân phận cay đắng” đều trở nên rõ ràng hơn bao giờ hết. Diễn biến tâm trạng của nhân vật giúp ngƣời đọc nhận ra bản chất tốt đẹp của chàng trai cho dù nơi đại ngàn vẫn còn cái xấu, cái ác đang hiện diện.

Bình thƣờng, sự phức tạp, phong phú cũng nhƣ chiều sâu tâm hồn con ngƣời bị che kín bởi “con ngƣời bên ngoài”. Chỉ trong những tình huống căng thẳng, khi con ngƣời phải đứng trƣớc sự lựa chọn, đối diện với đƣợc - mất, những ý nghĩ sâu kín, nơi khuất nẻo của tâm hồn mới phơi mở tự nhiên, chân thực và trọn vẹn nhất. Khi đó bản chất của con ngƣời cũng đƣợc bộc lộ đầy

đủ. Cao Duy Sơn đã thành công khi khám phá “con ngƣời bên trong” của nhân vật bằng cách đặt nhân vật vào những tình huống tâm lí xung đột để nhân vật tự bộc lộ. Nhà văn không áp đặt, cũng không can thiệp vào quá trình tự bộc lộ đó, vì vậy hiện thực tâm lí con ngƣời có độ sâu hơn.

3.2.2. Miêu tả nội tâm nhân vật nhiều chiều, nhiều cung bậc và luôn biếnchuyển

Một phần của tài liệu thế giới nghệ thuật trong truyện ngắn cao duy sơn (Trang 42 - 46)