Miêu tả ngoại hình, hành động để nhận dạng tâm tính,

Một phần của tài liệu thế giới nghệ thuật trong truyện ngắn cao duy sơn (Trang 36 - 41)

3. Nghệ thuật miêu tả nhân vật

3.1.2.Miêu tả ngoại hình, hành động để nhận dạng tâm tính,

tính cách

Trong truyện ngắn của Cao Duy Sơn, mỗi nhân vật là một số phận, một tính cách riêng. Có ngƣời tình nghĩa, vị tha, nhân hậu, có ngƣời ích kỉ, tàn nhẫn, xấu xa. Phẩm chất, tính cách nhân vật thƣờng đƣợc nhà văn “ngầm giới thiệu” qua những chi tiết miêu tả ngoại hình và hành động khi nhân vật xuất hiện. Nghệ thuật miêu tả ngoại hình và hành động của nhân vật trong truyện ngắn Cao Duy Sơn thể hiện sự thống nhất cao về quan niệm con ngƣời trong tƣ duy nghệ thuật của ông. Đó là chú trọng miêu tả ngoại hình và hành động trong mối tƣơng quan với tâm hồn, tính cách. Đây là cách giới thiệu nhân vật mang tính truyền thống trong văn học.

Khi giới thiệu nhân vật, bên cạnh những chi tiết miêu tả ngoại hình và hành động để khắc họa chân dung, nhà văn Cao Duy Sơn còn sử dụng những chi tiết có ý nghĩa nhƣ dấu hiệu của tâm tính. Ò Lình (Nơi đây không một bóng người) từ nhỏ phải cùng mẹ chạy trốn vào rừng sâu, sống cách biệt với mọi ngƣời. Chú bé ấy có “khuôn mặt nhẵn nhụi và trắng trẻo luôn đọng những nét tƣơi vui và hồn nhiên” với “cặp mắt nhƣ hai đốm sao” và “ánh mắt rực sáng”. Không thuần túy là chi tiết miêu tả ngoại hình, hình ảnh “đôi mắt” đã hé mở tâm hồn trong trẻo nhƣ nƣớc suối rừng của Ò Lình, khơi gợi những xúc cảm đẹp đẽ trong ngƣời đọc. Cho đến khi Ò Lình lao vào đám cháy cứu những em bé ra khỏi nhà trẻ đang ngùn ngụt lửa, ta nhận ra sự lôgic trong vận động của mạch truyện.

Ngƣời đàn ông tàn tật trong truyện Thằng Hoán có thân hình dị dạng khiến cô gái nào lần đầu tiên nhìn thấy hình dạng của anh đều tỏ ra khiếp đảm. Cao Duy Sơn không miêu tả cùng một lúc tất cả những đặc điểm bề ngoài của

nhân vật Hoán. Nhà văn chọn một số đặc điểm, kết hợp miêu tả cùng với hành động của nhân vật, từ đó giúp ngƣời đọc nhận ra phẩm chất, tính cách của nhân vật. Lũ trẻ con “thích đến chơi với Hoán vì không khi nào Hoán từ chối chúng một việc gì. Khi thì đẽo xảng, đẽo khăng, khi thì lắp một đôi “mạ điếng”, thứ gì qua đôi bàn tay thô kệch của Hoán cũng đẹp lên một cách kì lạ. Bọn trẻ còn thích hơn khi Hoán túm lấy cái mũi tẹt của mình giả làm tiếng chó, đủ các loại, chó con, chó lớn, tiếng chó và mèo đuổi cắn nhau". Chỉ qua vài nét khắc họa nhân vật khi làm đồ chơi và đùa vui cùng lũ trẻ, ngƣời đọc nhận ra bản tính hiền lành và lòng nhân hậu đƣợc ẩn sau bề ngoài xấu xí kia. Chính lòng yêu trẻ của Hoán đã xóa nhòa khoảng cách dễ có giữa lũ trẻ với anh - một ngƣời dị dạng. Sau này khi ngƣời vợ của Hoán bỏ chồng bỏ con đi theo nhân tình, Hoán vẫn sẵn sàng tha thứ cho ngƣời phụ nữ ấy. Những trang văn miêu tả cảnh Hoán chăm lo cho con khiến ngƣời đọc cũng rƣng rƣng xúc động trƣớc tình phụ tử sâu nặng, thiêng liêng.

Trong truyện ngắn của Cao Duy Sơn có nhiều nhân vật mang tính lí tƣởng. Đó là những con ngƣời đẹp cả ngoại hình và phẩm chất tâm hồn nhƣ Dình, Khơ (Hoa bay cuối trời), những nhân vật có vẻ ngoài xấu xí hoặc khác thƣờng nhƣng lại có vẻ đẹp tâm hồn sáng trong, nhân hậu nhƣ Hoán (Thằng Hoán), Ò Lình (Nơi đây không một bóng người)... Có nhân vật đẹp về ngoại hình nhƣng lại bội bạc, tàn nhẫn (Làn Dì trong truyện Thằng Hoán)... Cách khắc họa nhân vật của Cao Duy Sơn khá linh hoạt nhằm tô đậm tính cách nhân vật và chủ đề tác phẩm. Không phải đối với nhân vật nào nhà văn cũng chú trọng miêu tả ngoại hình và hành động. So với cách miêu tả nhân vật phản diện, Cao Duy Sơn ít miêu tả ngoại hình của các nhân vật tích cực hơn. Đối với các nhân vật phản diện, tâm địa xấu xa, bản tính độc ác, tàn nhẫn đáng mỉa mai, lên án, những chi tiết miêu tả ngoại hình và hành động của nhân vật thƣờng giúp ngƣời đọc nhận dạng tâm tính, đoán định tính cách. Nói

cách khác, chi tiết của nhà văn thƣờng có tính “dự báo”. Trong truyện ngắn

Song sinh, nhà văn đã giới thiệu về hai anh em sinh đôi:

“Đứng cạnh nhau khó phân biệt Du đâu, Sìu đâu. Cùng nƣớc da trắng, tóc hơi quăn tự nhiên và cái mũi gồ. Du thong thả, thích ăn diện, mộng đây đó, mắt thƣờng mơ màng, hám gái từ khi mƣời lăm, mƣời sáu tuổi. Sìu mạnh mẽ, nhanh nhẹn, thân hình rắn rỏi, mắt hay liếc trộm ngƣời.”

Hai anh em chỉ khác nhau một chi tiết. Mắt Du “thƣờng mơ màng” còn Sìu “mắt hay liếc trộm ngƣời”. Ánh mắt ấy, cách nhìn ấy của Sìu khiến ngƣời ta e ngại nghĩ đến ngƣời có tính cách gian xảo, không đàng hoàng. Nó dự báo con ngƣời này dám làm và sẽ làm những điều tội lỗi. Cùng với chi tiết miêu tả ngoại hình của Sìu, nhà văn còn miêu tả một số hành động của nhân vật này trong những tình huống khác nhau, từ đó tính cách nhân vật bộc lộ tự nhiên và lôgic. Sìu theo ngƣời trong bản vào rừng cƣa gỗ nghiến làm thớt bán. Du sắp cƣới vợ, ngƣời già cho nhắn Sìu về chuẩn bị đón chị dâu, việc không đừng đƣợc lại sắp đến hạn giao hàng, Sìu thấy khó nghĩ. “Gã nổi cáu vung búa chém vào gốc cây dẻ già, chửi cái thằng cƣới vợ không phải lúc.” Với Sìu, việc lớn, việc vui của ngƣời anh chẳng khác gì chuyện xấu cản trở hắn kiếm tiền. Đến khi nhìn thấy vợ Du, “mặt gã đơ ra, mắt nhƣ dán vào dáng đi uyển chuyển của chị dâu. Không ngờ Du lấy đƣợc đứa xinh thế. Nâng bát rƣợu đầy, Sìu ngửa cổ cạn một hơi trơ đáy”. Để ghìm lòng đố kị đang dâng hay để dịu nỗi khát thèm ?

Ngày Du nhờ Sìu cùng đi đón vợ, vừa nhìn thấy chị dâu, “gã rên lên và khao khát một ngƣời nhƣ Lu. Không chờ Du ra hiệu, nhƣ con hổ vồ mồi Sìu bật ngón chân nhảy phắt qua một bụi cây ngang ngực. Trong chớp mắt, gã ôm gọn Lu đè xuống”. Không một chút ngại ngần hay ý tứ, hành động của Sìu khiến ngƣời đọc phấp phỏng lo sợ một bi kịch đƣợc báo trƣớc. Sau này, Sìu đã giả dạng anh trai để chiếm đoạt thân xác chị dâu. Nhƣ vậy, trƣớc khi

tính cách nhân vật đƣợc đẩy đến tận cùng để trở thành hiện thân của vô luân, nhà văn đã cung cấp cho ngƣời đọc những dấu hiệu để đoán định tính cách nhân vật.

Con ngƣời sục sôi dục vọng, là nô lệ của bản năng thấp hèn nhƣ Sìu còn xuất hiện ở tác phẩm Dưới chân núi Nục Vèn. Đó là Khàng - con trai độc nhất của lí trƣởng. Nhà văn đã nhiều lần miêu tả “đôi mắt con rắn” của Khàng. Trong số những ngƣời đến làm thuê cho nhà mình, “Khàng để ý đến một cô gái có đôi mắt đẹp nhƣ con chim lửa, cổ trắng nhƣ ruột cây chuối rừng, môi đỏ nhƣ cánh hoa gạo. (...) Cái mắt con rắn của nó thèm thuồng từ ngày ấy”. Khi thấy cô gái làm việc ở ruộng thuốc phiện, “Khàng đứng nhƣ con gấu, mắt vằn đỏ nhƣ mắt con hổ đói hau háu nhìn cắm vào cái gáy nõn chuối rừng”. Lúc tìm kiếm ai thì “đôi mắt con rắn nhìn quanh”. Mắt Khàng nhìn cha vẫn là “đôi mắt con rắn” “nổi lên những tia vằn đỏ man rợ”. Qua cách miêu tả bằng thủ pháp so sánh “vật hóa” của nhà văn, hình ảnh đôi mắt nhân vật Khàng thật đáng sợ. Nhìn vào đôi mắt ấy có thể đọc đƣợc những ý nghĩ đen tối và sự tàn độc của nhân vật. Đối với dân làng, chỉ cần một con trâu nào chạm cái móng vào bờ ruộng nhà mình là Khàng cầm dao “phạt mạnh vào cổ con trâu nhƣ phạt vào thân chuối”. Hành động ấy cho thấy bản tính của kẻ sẵn sàng làm điều ác mà không ghê tay. Cách mạng đã trả đám ruộng nhà nó cho những ngƣời nghèo, “nó cầm dao chém vào những ngƣời định xuống cày ở đám ruộng”, tìm cách chống phá, cản trở những điều tốt đẹp trong cuộc sống mới, thậm chí xúi giục con trai làm điều ác.

Sự tàn ác gian xảo của Sài Vẳn (Người săn gấu) cũng không thể che giấu bởi “đôi mắt một mí” với cái nhìn “trừng trừng” “ánh lên dữ tợn” đã hé lộ bản chất của hắn. Là “con trai của Coằng”, Sài Vẳn không chịu nổi khi những lời thán phục, khen ngợi tài săn gấu của ngƣời vùng Pác Miều lại dành cho Thim - một chàng trai mồ côi. Thấy em gái mình có cảm tình với Thim, Sài Vẳn

càng căm tức. Gặp Thim, “nó nhìn Thim trừng trừng rồi đột ngột hạ giọng vui vẻ” hỏi mƣợn Thim cây giáo. Thim “chƣa kịp nghĩ Sài Vẳn định mƣợn để làm gì thì nó đã giật nhanh cây giáo trong tay Thim”. Sự rắp tâm hại ngƣời hiển hiện trong cái nhìn và hành động của Sài Vẳn cho dù nó đã cố che giấu bằng giọng nói tỏ ra vui vẻ. Cho đến khi mũi giáo của Thim gãy gọn trong ngực con gấu “lộ ra một đƣờng cắt rất nhỏ ngay sát chuôi mũi giáo”, ngƣời đọc bỗng rùng mình trƣớc sự thâm hiểm của kẻ giết ngƣời.

Kết quả khảo sát hệ thống nhân vật trong truyện ngắn của Cao Duy Sơn cho thấy nhà văn thƣờng lựa chọn, tập trung miêu tả đặc điểm hoặc hành động nào đó của nhân vật sao cho phù hợp và bộc lộ đƣợc bản chất, tính cách của nhân vật. Một trong những chi tiết “biết nói” xuất hiện trong khá nhiều tác phẩm của Cao Duy Sơn là “đôi mắt”. Hầu hết các nhân vật nam có bản tính xấu xa, tâm địa độc ác đều đƣợc nhà văn miêu tả đôi mắt, ánh nhìn. Qua hình ảnh “đôi mắt” có thể cảm nhận thế giới nội tâm, đoán định tính cách của nhân vật. Cảm nhận ấy càng trở nên rõ nét khi nhà văn kết hợp miêu tả hành động của nhân vật. Đó là hành động của Sìu: “nhảy phắt” ra “ôm gọn Lu đè xuống” (Song sinh); Khàng cầm dao “phạt mạnh vào cổ con trâu nhƣ phạt vào thân chuối” (Dưới chân núi Nục Vèn); Sài Vẳn “giật nhanh cây giáo trong tay Thim” (Người săn gấu). Những hành động nhanh, gọn, quyết liệt, bất ngờ nhƣ là hiện thực hóa những ý đồ đen tối, sự tàn ác, vô luân trong tâm địa con ngƣời.

Đối với những nhân vật nữ mang tính lí tƣởng, Cao Duy Sơn miêu tả ngoại hình và hành động của họ chủ yếu để khắc họa chân dung. Còn những ngƣời phụ nữ tàn nhẫn, phản trắc, không có phẩm hạnh thƣờng đƣợc nhà văn khắc họa bằng những chi tiết miêu tả nhằm nhận dạng tâm tính, đoán định tính cách. Trƣớc khi cho ngƣời đọc biết lai lịch của Làn Dì (Thằng Hoán), Cao Duy Sơn đã miêu tả ngƣời phụ nữ ấy:

“ Làn Dì có nƣớc da xanh tái. Các nét trên khuôn mặt khá gọn, đôi mắt to có đuôi dài, luôn chực cƣời vui vẻ với mọi ngƣời”. Không phải là “cặp mắt nhƣ hai đốm sao” phản chiếu tâm hồn trong sáng của Ò Lình (Nơi đây không một bóng người), cũng không phải “đôi mắt mở to” muốn ném vào quá khứ oán giận và cay đắng nhƣ nhân vật Hoán (Thằng Hoán), đôi mắt của Làn Dì tôn lên nét đẹp diện mạo, hé mở đời sống nội tâm và tính cách của ngƣời phụ nữ nhiều ham muốn, dễ dãi, lẳng lơ. Có thể nói, chỉ một chi tiết nhỏ mà đắt, Cao Duy Sơn đã giới thiệu nhân vật khá ấn tƣợng.

Nhân vật Đẹm - vợ ngƣời lái xe ở lâm trƣờng Nà Pha - trong Mùa én gọi bầy đƣợc nhà văn miêu tả từ điểm nhìn của những ngƣời phụ nữ ở lâm trƣờng: “đôi mắt nữa, nhìn thấy mấy thằng trẻ trai cứ tít lại vì cƣời”. Qua lời thì thầm bàn tán của những nhân vật khác, nhà văn kín đáo giới thiệu về một sai lầm gây bi kịch. Sau này, gia đình hạnh phúc của Thùng và Đẹm tan vỡ vì Đẹm đã phản bội chồng.

Nghệ thuật miêu tả nhân vật trong truyện ngắn của Cao Duy Sơn là sự tiếp cận thi pháp hiện đại trên cơ sở kế thừa thi pháp truyền thống. Những nhân vật có phẩm chất tốt đẹp, nhân cách cao cả thƣờng đƣợc nhà văn khắc họa chân dung bằng chi tiết miêu tả ngoại hình và hành động. Các nhân vật phản diện nhƣ Sìu (Song sinh), Khàng (Dưới chân núi Nục Vèn), Sài Vẳn (Người săn gấu), Làn Dì (Thằng Hoán) thƣờng đƣợc miêu tả bằng bút pháp tả thực. Từ đó những đặc điểm ngoại hình và hành động của nhân vật trở nên rõ nét và có giá trị nhƣ tín hiệu dự báo, bộc lộ tâm tính. Trong văn học, ngoại hình và hành động của nhân vật đƣợc miêu tả sinh động không chỉ góp phần bộc lộ tính cách nhân vật mà còn có tác dụng cá biệt hóa nhân vật.

Một phần của tài liệu thế giới nghệ thuật trong truyện ngắn cao duy sơn (Trang 36 - 41)