Ở nước ta , từ lâu , cái tên Lỗ Tấn đã trở nên rất gần gũi quen thuộc của nhiều thế hệ độc giả Việt Nam . Những sáng tác của Lỗ Tấn đã trở thành một đề tài lớn của nhiều nhà nghiên cứu văn học
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN
THƠ KHOA SƯ PHẠM
BỘ MÔN NGỮ VĂN
LÊ THÚY HẰNG
CÁC DẠNG NHÂN VẬT TRÍ THỨC TIỂU TƯ SẢN
TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA LỖ TẤN
Luận văn tốt nghiệp đại học ( Khóa 2005_2009
) Ngành sư phạm Ngữ Văn
Cán bộ hướng dẫn: PHẠM HOÀNG
NGHĨA
Cần Thơ, 5/2009
Trang 2ĐỀ CƯƠNG TỔNG QUÁT
CÁC DẠNG NHÂN VẬT TRÍ THỨC TIỂU TƯ SẢN
TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA LỖ TẤN
Phần I MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài Trang 0 1
2 Lịch sử vấn đề Trang 0 3
3 Mục đích yêu cầu Trang 0 5
4 Phạm vi nghiên cứu Trang 0 6
5 Phương hướng và phương pháp nghiên cứu Trang 0 7 5.1 Phương hướng nghiên cứu Trang 0 7 5.2 Phương pháp nghiên cứu Trang 0 7 Phần II CÁC DẠNG NHÂN VẬT TRÍ THỨC TIỂU TƯ SẢN TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA LỖ TẤN
Chương 1 Lỗ Tấn _bậc thầy truyện ngắn của văn học hiện đại Trung Quốc
1.1 Cuộc đời _tư tưởng Lỗ Tấn Trang 0 9
1.1.1 Cuộc đời Lỗ Tấn Trang 0 9 1.1.2 Bước đường tư tưởng của Lỗ Tấn Trang 1 0
1.2 Truyện ngắn của Lỗ Tấn Trang 1 3
1.2.1 Giới thuyết truyện ngắn và truyện ngắn Lỗ Tấn Trang 1 3
1.2.2 Người trí thức tiểu tư sản trong truyện ngắn của Lỗ Tấn
Trang 1 4 Chương 2 Cách nhìn về người trí thức tiểu tư sản và các dạng nhân vật trí thức tiểu tư sản trong truyện ngắn của Lỗ Tấn
2.1 Cách nhìn về người trí thức tiểu tư sản trong truyện ngắn của
Lỗ Tấn Trang 1 8
2.1.1 Giới thuyết về cách nhìn Trang 1 8
2.1.2 Vài nét về đề tài người trí thức tiểu tư sản trong truyện ngắn
của Lỗ Tấn Trang 2 3
Trang 32.1.3 Tóm tắt cốt truyện một số truyện ngắn viết về đề tài người
trí thức tiểu tư sản Trang 2 7
2.1.4 Ý nghĩa xã hội của hình tượng người trí thức tiểu tư sản
trong truyện ngắn của Lỗ Tấn Trang 3 0
2.2 Các dạng nhân vật trí thức tiểu tư sản trong truyện ngắn của Lỗ Tấn
2.2.1 Khái quát chung Trang 3 4
2.2.2 Các dạng trí thức tiểu tư sản tiêu biểu trong truyện ngắn
Trang 4Phần I MỞ ĐẦU
I LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI :
Ở nước ta , từ lâu , cái tên Lỗ Tấn đã trở nên rất gần gũi quen thuộc của nhiều thế hệ độc giả Việt Nam Những sáng tác của Lỗ Tấn đã trở thành một đề tài lớn của nhiều nhà nghiên cứu văn học Chúng tôi đã được tìm hiểu về nhà văn này ở bậc phổ thông qua
những tác phẩm tiêu biểu như : AQ chính truyện , Thuốc , Cố
hương …Lỗ Tấn đã để lại cho chúng tôi ấn tượng sâu sắc và lòng
khâm phục đối với một nhà văn , nhà cách mạng vĩ đại của nền văn học hiện đại Trung Quốc Lên bậc đại học , chúng tôi lại có dịp tái ngộ với nhà văn này với môn học của chuyên ngành Sư phạm Văn :
môn “Văn học Trung Quốc ” Đây chính là cơ hội để chúng tôi tìm
hiểu một cách sâu sắc hơn , toàn diện hơn về Lỗ Tấn đồng thời ấp ủ
hy vọng sẽ thực hiện Luận văn tốt nghiệp với đề tài nghiên cứu về những sáng tác của ông
Trong quá trình nghiên cứu về nhà văn Lỗ Tấn , chúng tôi nhận thấy nhiều tác phẩm của Lỗ Tấn đều được khai thác , nghiên cứu trên tất cả các thể loại từ truyện ngắn cho đến tạp văn là hai thể loại chủ yếu mà Lỗ Tấn sáng tác Trong đó truyện ngắn là đề tài thu hút nhiều công trình nghiên cứu nhất Vì vậy , để tìm ra một vấn đề mới trong nội dung truyện ngắn của Lỗ Tấn là một việc không dễ dàng gì Tuy nhiên , nội dung truyện ngắn của Lỗ Tấn vẫn
là một lĩnh vực rất thú vị với người viết Đây cũng chính là cơ hội
để chúng tôi thử sức góp mặt vào văn đàn nghiên cứu về nhà văn nổi tiếng thế giới này , chúng tôi đã mạnh dạn thực hiện đề tài
“Các dạng nhân vật trí thức tiểu tư sản trong truyện ngắn của Lỗ Tấn ”
Đề tài về người trí thức tiểu tư sản là một trong hai đề tàilớn trong truyện ngắn Lỗ Tấn Và đây cũng là lĩnh vực đã được
Trang 5
-1-một số chuyên gia nghiên cứu về Lỗ Tấn đề cập nhiều nhưng chưa sâu sắc , triệt để và vẫn chưa có hẳn một công trình nghiên cứu chuyên sâu nào về nhân vật người trí thức tiểu tư sản trong truyện ngắn của
Lỗ Tấn Vẫn biết đây là một vấn đề còn khá mới mẻ , chưa có nhiều tài liệu nghiên cứu về vấn đề này ở Việt Nam , vì thế , có những khó khăn trong quá trình thực hiện đề tài là điều không tránh khỏi Nhưng với lòng yêu mến đại văn hào Lỗ Tấn , chúng tôi quyết
tâm thực hiện đề tài hấp dẫn này với hy vọng sẽ tìm thấy một “giá trị
mới nào đó ” còn đang được nhà văn “ký gởi ” ở đâu đó từ đằng sau
những trang viết
Trên cơ sở phục vụ cho việc học tập và giảng dạy sau này , đề tài này quả thật rất có ý nghĩa và cần thiết đối với một sinh viên chuyên ngành Sư phạm Văn như chúng tôi Trước hết đề tài này không chỉ giúp cho chúng tôi biết cách thức thực hiện một công trình nghiên cứu văn học , phục vụ cho việc học tập và giảng dạy , chẳng hạn như thông qua đề tài này chúng tôi sẽ tìm hiểu được mục đích của nhà văn Lỗ Tấn khi viết truyện ngắn đề tài người trí thức cũng như quan điểm nghệ thuật của Lỗ Tấn thông qua hình tượng nhân vật này hay những đóng góp của nhà văn đối với nền văn học hiện đại Trung Quốc …Mặt khác , trong quá trình nghiên cứu đề tài này , bản thân người viết sẽ tự rèn luyện nhân cách cho
bản thân một cách toàn diện hơn , phát huy một cách tích cực “tinh
thần Lỗ Tấn ” vào cuộc sống , học tập ở Lỗ Tấn một nhân cách cao
cả , tinh thần chiến đấu mạnh mẽ , can đảm , lao động nghệ thuật chân chính , tất cả vì lợi ích của nhân dân , của đất nước Đây chính
là nền tảng để trở thành một nhà giáo chân chính
Với tất cả những lí do trên , chúng tôi tiến hành nghiên cứu
đề tài luận văn “Các dạng nhân vật trí thức tiểu tư sản trong
truyện ngắn của Lỗ Tấn ” Chúng tôi hy vọng rằng đây sẽ là một tài
liệu bổ ích giúp cho bạn đọc có nhu cầu tìm hiểu thế giới nhân vật
vô cùng phong phú và hấp dẫn trong truyện ngắn của Lỗ Tấn
Trang 6Đồng thời giúp cho độc giả cũng như bản thân người thực hiện đề tài thêm lòng kính yêu , quý trọng những tinh hoa nghệ thuật được chắt lọc từ cuộc đời và tâm huyết của nhà văn Lỗ Tấn , cũng từ đó việc học tập và nghiên cứu về Lỗ Tấn sẽ trở nên dễ dàng hơn
II LỊCH SỬ VẤN ĐỀ :
Qua nghiên cứu , chúng tôi nhận thấy sự xuất hiện của cây bút
Lỗ Tấn trên văn đàn là rất có ý nghĩa , không chỉ cho riêng nền văn học hiện đại Trung Hoa mà cho cả nền văn học của đất nuớc Việt Nam nữa
Đối với nền văn học Trung Quốc , sự xuất hiện ngòi bút Lỗ
Tấn đã góp phần quan trọng tạo nên diện mạo mới cho nền văn học hiện đại Trung Quốc Những tác phẩm mang đậm dấu ấn sáng tạo độc đáo của ông đã nói lên điều đó Ông là nhà văn của thời đại Ngũ Tứ , thời đại trăn trở tìm đường của Cách mạng Trung Quốc
Lỗ Tấn là cây bút táo bạo , có thể nói là “vô tiền khoáng hậu ” , ông
vĩ đại trước hết vì đã dùng văn chương làm vũ khí sắc bén vạch trần bản chất xấu xa của xã hội Trung Quốc đương thời , đưa những tội lỗi của chúng ra ánh sáng , đồng thời mạnh dạn mổ xẻ căn bệnh tâm hồn của quần chúng nhân dân , còn gọi là căn bệnh quốc dân tính , có tác dụng tích cực tạo nên thắng lợi của cách mang vô sản Trung Quốc sau này
Đối với Việt Nam , Lỗ Tấn như một tấm gương sáng về nhân
cách của một nhà cách mạng vĩ đại , một tư tuởng vĩ đại Bác Hồ của chúng ta cũng học tập rất nhiều từ con người này , Bác là người Việt Nam đầu tiên tiếp xúc với văn chương Lỗ Tấn , sinh thời Bác rất thích đọc truyện Lỗ Tấn bằng tiếng Trung Quốc và trong cả đời hoạt động cách mạng oanh liệt của mình , không chỉ một lần Bác nhắc đến Lỗ Tấn Có thể nói rằng , ở nước ta chưa có một nhà văn nước ngoài nào lại được trân trọng , yêu mến và có rất nhiều công trình nghiên cứu có hệ thống như nhà văn Lỗ Tấn Từ nhiều gốc độ
Trang 7khác nhau , các nhà nghiên cứu văn học Việt Nam đã đi sâu vào khám phá và luận giải rất nhiều vấn đề , nhiều khía cạnh rất mới mẻ trong những tác phẩm của Lỗ Tấn mà tiêu biểu nhất là trong truyện ngắn của ông
Trong các công trình nghiên cứu về nhà văn thiên tài này , chúng tôi không thể không nhắc đến hai nhà nghiên cứu văn học Việt Nam là Giáo sư Trương Chính và Giáo sư Lương Duy Thứ Đây là hai chuyên gia quen thuộc chuyên nghiên cứu về Lỗ Tấn
Trong “Giáo trình văn học Trung Quốc ” ( 1 9 9 2 ) , Giáo sư Lương
Duy Thứ đã có một công trình nghiên cứu khá tổng quát về cuộc đời và văn nghiệp của nhà văn Lỗ Tấn , Giáo sư cũng giành sáu
trang giấy để đề cập đến vấn đề “cuộc sống của những người trí
thức ”
Trong cuốn “Lỗ Tấn _ tác phẩm và tư liệu ” của Giáo sư
Lương Duy Thứ có tập hợp rất nhiều ý kiến đánh giá về nhà văn
Lỗ Tấn của các nhà văn , nhà nghiên cứu văn học ở Việt Nam và trên thế giới Trong số đó có những ý kiến đánh giá liên quan đến nhân vật người trí thức trong truyện ngắn của Lỗ Tấn như : bài phát biểu kỉ niệm 1 1 0 năm ngày sinh cố văn hào Lỗ Tấn của Tổng bí thư Đảng Cộng Sản Trung Quốc , Cựu Chủ tịch nuớc Cộng hòa dân chủ nhân dân Trung Hoa Giang Trạch Dân đã có nhắc đến vấn đề :
Lỗ Tấn đã ra sức tìm kiếm một lực lượng cách mạng xứng đáng lãnh đạo Cách mạng dân chủ Trung Quốc và Lỗ Tấn có nhắc đến tầng lớp những người trí thức trên con đường tìm kiếm lực lượng
có tiềm năng và đủ sức làm Cách mạng , dài khoảng một trang
Bên cạnh đó , trong bài nghiên cứu “Lỗ Tấn _ bậc thầy truyện
ngắn ” , nhà văn Anh Đức đã có những ý kiến nhận xét về ba loại trí
thức tiêu biểu như Khổng Ất Kỷ , Ngụy Liên Phù , Phương Huyền Xước ở cuối bài nghiên cứu , dài khoảng hai trang viết
Giáo sư Lương Duy Thứ trong cuốn “Mấy vấn đề thi pháp Lỗ
Tấn và việc giảng dạy Lỗ Tấn trong nhà trường phổ thông ” có nêu
Trang 8lên một số đặc điểm thi pháp trong sáng tác của Lỗ Tấn , từ đó giúp cho đọc giả đi sâu vào khám phá ngòi bút độc đáo thấm đượm giá trị nhân văn và Cách mạng của nhà văn để có thể giảng dạy tốt tác phẩm Lỗ Tấn trong chương trình Ngữ Văn ở phổ thông Giáo sư
kết luận “ Có thể nói đến thi pháp Lỗ Tấn như một hình mẫu văn
học rất Trung Quốc nhưng lại rất hiện đại , rất quốc tế và bóng dáng của nó bao trùm lên văn học Trung Quốc toàn thế
kỷ ” [ 1 5 ;tr 2 0 ]
Ngoài ra , còn có một số bài viết đăng trên Tạp chí văn học có
đề cập đến vấn đề người trí thức tiêu biểu là bài viết “Hiểu Lỗ Tấn qua
hình tượng “người kể chuyện ” , đăng trên tạp chí văn học số 2 2 8 ra
tháng 0 9 và 1 0 năm 1 9 7 4
Điểm qua những công trình nghiên cứu trên , chúng tôi thấy rằng cũng có nhiều người quan tâm nghiên cứu đến loại nhân vật người trí thức trong truyện ngắn của Lỗ Tấn Tuy nhiên , do mục đích yêu cầu của các loại công trình trên mà các nhà nghiên cứu chủ yếu chỉ khám phá loại hình nhân vật này rất khái quát và vấn đề
về các dạng nhân vật trí thức trong truyện ngắn của Lỗ Tấn vẫn còn là vẫn đề bỏ ngõ Và đây sẽ là đề tài mà Luận văn tốt nghiệp của chúng tôi sẽ nghiên cứu
Khi thực hiện đề tài “Các dạng nhân vật trí thức tiểu tư sản
trong truyện ngắn của Lỗ Tấn ” , chúng tôi đã tiếp thu những thành tựu
của các bậc thầy đi trước để cố gắng hoàn thành tốt Luận văn của mình
III MỤC ĐÍCH YÊU CẦU :
Vì yêu cầu của đề tài là nghiên cứu về “Các dạng nhân vật
trí thức tiểu tư sản trong truyện ngắn của Lỗ Tấn ” , đây là đề tài
nghiên cứu thiên về phương diện nội dung trong truyện ngắn của
Lỗ Tấn , nên khi thực hiện công trình nghiên cứu này chúng tôi đã
cố gắng đi sâu vào tìm hiểu , phân tích các nhân vật tiêu biểu , điển
Trang 9hình nhất trong truyện ngắn của Lỗ Tấn viết về đề tài người trí thức Vì vậy , mục đích của chúng tôi khi thực hiện đề tài nghiên cứunày là :
-Tìm hiểu mục đích của Lỗ Tấn khi sáng tác những tác phẩm nhân vật chính là người trí thức , để từ đó chúng ta có cách nhìn khái quát hơn về vai trò , ý nghĩa xã hội của lớp người này trong xã hội Trung Quốc đương thời
-Thông qua việc tìm hiểu các dạng nhân vật người trí thức chúng ta sẽ hiểu sâu hơn về quan điểm nghệ thuật về con người trong truyện ngắn của Lỗ Tấn
-Trên những cơ sở đó , chúng ta sẽ thấy được những đóng góp rất quý giá của nhà văn cho nền văn học hiện đại Trung Quốc Từ đó góp phần tìm hiểu nét độc đáo trong phong cách cũng như thẩm định một cách đúng đắn giá trị truyện ngắn của Lỗ Tấn nói chung và những sáng tác viết về người trí thức nói riêng
IV PHẠM VI NGHIÊN CỨU :
Sự nghiệp sáng tác của nhà văn Lỗ Tấn rất đồ sộ Ông viết rất nhiều thể loại , trong đó thành công nhất là truyện ngắn và tạp văn Thế giới nhân vật trong sáng tác của ông vô cùng phong phú ,
đa dạng và hấp dẫn Trong thế giới ấy đang gợi ra cho chúng ta , lớp thế hệ sau , rất nhiều vấn đề mới lạ cần được khám phá Để góp phần nhỏ bé của mình trong quá trình khám phá thế giới nhân vật trong truyện ngắn của Lỗ Tấn , chúng tôi mạnh dạn tiến những bước đi đầu tiên trên con dường tìm hiểu phong cách sáng tác của
Lỗ Tấn qua đề tài “Các dạng nhân vật trí thức tiểu tư sản trong
truyện ngắn của Lỗ Tấn ” Vì đề tài đã được giới hạn nên chúng tôi
khi tiến hành nghiên cứu chỉ tìm hiểu các tác phẩm truyện ngắn viết về đề tài người trí thức trên phương diện nội dung là chủ yếu , không có ý định đi sâu khai thác toàn bộ những tác phẩm đó trên tất cả các lĩnh vực
Trang 10Trong quá trình nghiên cứu , chúng tôi luôn bám sát tác phẩm và
đã sử dụng văn bản sau đây làm cơ sở nền tảng để tiến hành công việc thực hiện đề tài :
-Truyện ngắn Lỗ Tấn do Giáo Sư Trương Chính dịch
(NXB Văn học , 2 0 0 0 ) , phần lớn chúng tôi trích những dẫn chứng tiêu biểu của tác phẩm đều nằm trong quyển này
Đây là quyển sách tập hợp các truyện ngắn được Giáo sư
Trương Chính dịch từ ba tập truyện ngắn “Gào thét ” ( 1 9 2 3 ) , “Bàng
hoàng ” ( 1 9 2 6 ) và “Chuyện cũ viết lại ” ( 1 9 2 2 - 1 9 3 5 ) của nhà văn
Lỗ Tấn
CỨU :
5.1 Phương hướng nghiên cứu :
Phương hướng nghiên cứu mà chúng tôi tiến hành thực hiện Luận văn này là chúng tôi thống kê , tập hợp tư liệu , trong đó bao gồm tất cả những truyện ngắn của Lỗ Tấn có đề cập đến người trí thức Ngoài ra , chúng tôi cũng tập hợp ý kiến có liên quan đến đề tài của nhiều nhà nghiên cứu Đồng thời cố gắng bổ sung những phát hiện , nghiên cứu riêng của bản thân để cuối cùng là tổng hợp lại vấn
đề nghiên cứu
5.2 Phương pháp nghiên cứu
Từ việc định ra phương hướng nghiên cứu như trên , chúng tôi đã sử dụng những phương pháp nghiên cứu cụ thể sau đây mà chúng tôi cho là phù hợp , cần thiết nhất khi tiến hành nghiên cứu
đề tài :
-Phương pháp lịch sử -xã hội : Khi nghiên cứu văn học chúng
ta cần phải đặt vấn đề nghiên cứu vào thời điểm mà hiện tượng văn chương đó ra đời và phát triển , xuất phát từ lịch sử xã hội để khai thác những nội dung lịch sử xã hội của tác phẩm văn học đó Có
Trang 11như vậy mới đảm bảo tính khách quan khoa học , chống khuynh hướng nghệ thuật vị nghệ thuật và xuất phát từ lập trường phục vụ chính trị , phục vụ cuộc đấu tranh xã hội
-Phương pháp hệ thống : Phương pháp hệ thống giúp cho việc
tiếp cận chân lý nghệ thuật được thuận lợi hơn Thống kê , so sánh , đối chiếu những đặc điểm của từng nhân vật người trí thức trong từng tác phẩm sẽ là cơ sở thuận lợi để thực hiện đề tài
-Phương pháp phân tích -tổng hợp , khái quát vấn đề : Trên cở
những tư liệu đã được thống kê , phân loại , chúng tôi tập trung xoáy sâu vào những vấn đề cần thiết nhất , có liên quan đến đề tài nghiên cứu Từ đó khái quát vấn đề để đi đến những kêt luận đúngđắn
Ngoài những phương pháp nêu trên , người viết còn sử dụng một số phương pháp phụ khác như phương pháp diễn dịch kết hợp quy nạp , phương pháp chứng minh luận điểm … Những phương pháp này sẽ có tác dụng bổ trợ làm cho những vấn đề đưa ra sẽ được giải quyết một cách rõ ràng hơn , sâu sắc hơn và hoàn thiện hơn
Trang 12Phần II CÁC DẠNG NHÂN VẬT TRÍ THỨC TIỂU
TƯ SẢN TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA LỖ TẤN
Chương 1 LỖ TẤN - BẬC THẦY TRUYỆN NGẮN
CỦA VĂN HỌC HIỆN ĐẠI TRUNG QUỐC
1.1 Cuộc đời _ tư tưởng của Lỗ Tấn :
1.1.1 Cuộc đời Lỗ Tấn :
Lỗ Tấn tên thật là Chu Thụ Nhân , tên chữ là Dự Tài , bút danh là Lỗ Tấn Ông sinh ngày 2 5 tháng 5 năm 1 8 8 1 tại huyện Thiệu Hưng , tỉnh Triết Giang (Trung Quốc ) Gia đình ông là một gia đình quan lại trên đà sa sút Ông nội là Chu Giới Phu làm quan cho triều Mãn Thanh đến năm Lỗ Tấn lên 1 3 tuổi thì bị cách chức
hạ ngục Thân sinh của nhà văn là Chu Bá Nghi đỗ tú tài , cũng vào năm Lỗ Tấn lên 1 3 tuổi thì lâm bệnh , ba năm sau vì không có thuốc chữa chạy mà mất Mẹ là Lỗ Thụy , một người phụ nữ nông thôn hiền hậu , nề nếp , gia giáo , rất mực thương yêu con Bà hay kể chuyện cho Lỗ Tấn nghe khi còn nhỏ Vì vậy , bà là người có ảnh hưởng rất lớn đến Lỗ Tấn trong quá trình hình thành tài năng của nhà văn mà theo ông đây là một trong những yếu tố chính , là đầu mối dẫn đến việc ông sáng tác văn chương sau này Và điều này cũng góp phần lí giải vì sao bút danh Lỗ Tấn lại lấy từ họ mẹ
Từ nhỏ Lỗ Tấn rất thông minh Lên 6 tuổi ông học ở trường làng , dù còn nhỏ tuổi nhưng ông rất mê văn chương dân gian , sân khấu và hội họa , ông đã học hầu hết các thư tịch cổ Lớn lên , khi
20 tuổi , ông đã theo học ngành Khoáng học , sau đó chuyển sang học ngành Y học Khi 2 4 tuổi , với ý định sẽ tìm thuốc chữa bệnh cho dân nước mình , không muốn họ chết mà không có thuốc chữa như cha mình Nhưng đến một ngày , ông xem phim về chiến sự
Trang 13Nga -Nhật , thấy lính Nhật chém đầu một người Trung Quốc nhưng người dân Trung Quốc xung quanh vẫn cười nói dửng dưng , điều này
đã kích động một cách mạnh mẽ đến ông , ông thấy mình bị xúc phạm đến tự ái cá nhân và ý thức dân tộc nên Lỗ Tấn đã quyết định thôi học ngành Y học mà chuyển sang sáng tác văn chương cho đến suốt cuộc đời
Thời đại Lỗ Tấn là một thời đại có nhiều biến động , nhất là saunăm 1 9 1 9 , trước sự kiện của Cách mạng tháng 1 0 Nga đã ảnh hưởng rất lớn đến xã hội Trung Quốc Bản thân Lỗ Tấn đã từng chứng kiến , từng sống và trải qua hai cuộc Cách mạng lớn của dân tộc đó là cuộc Cách mạng dân tộc dân chủ kiểu cũ (do giai cấp tư sản lãnh đạo) và cuộc Cách mạng dân tộc dân chủ kiểu mới (do giai cấp vô sản lãnh đạo ) Đây là hai cuộc Cách mạng đã gây ấn tượng rất lớn làm thay đổi diện mạo bộ mặt xã hội Trung Quốc đương thời Lịch sử
đã in rõ nét trong quá trình chuyển biến tư tưởng của Lỗ Tấn sau này
Cuộc đời sống hết mình cho sự nghiệp cách mạng của nhân dân , đất nước Vì độc lập tự do cho tổ quốc , Lỗ Tấn đã lao động nghệ thuật miệt mài đến hơi thở cuối cùng với mong muốn chữa khỏi căn bệnh tinh thần cho quốc dân Ngày 19 tháng 10 năm
1936, Lỗ Tấn trút hơi thở cuối cùng tại nhà số 9, phố Đại Lục ,Thượng Hải , hưởng thọ 5 6 tuổi Sau khi nhà văn qua đời , nhân dân Trung Hoa vô cùng thương tiếc và đã trân trọng phủ lên linh cửu của
ông lá cờ thêu ba chữ “dân tộc hồn ” , điều đó không chỉ thể hiện
tấm lòng biết ơn chân thành mà đó còn là sự đánh giá của nhân dân Trung Quốc đối với nhà văn vĩ đại , nhà cách mạng vĩ đại , nhà đại biểu
vĩ đại của chính dân tộc Trung Hoa
1.1.2 Bước đường tư tưởng của Lỗ Tấn :
Cả cuộc đời Lỗ Tấn sống và cống hiến cho sự nghiệp cách mạng của nhân dân Văn chương của ông cũng nhằm mục đích
Trang 14phục vụ Cách mạng cải tạo xã hội , thức tỉnh giải phóng nhân dân thoát khỏi đêm trường nô lệ Đứng trước tình cảnh xã hội rối ren , người dân mất hết lòng tin ở chính mình , sống cam chịu kiếp trâu ngựa , không dám kháng cự , Lỗ Tấn đã quyết định chọn văn chương
là cứu cánh , đưa dân thoát khỏi căn bệnh trầm kha , không thuốc chữa , đưa họ trở về với chính mình , trở về với cách mạng , biết sống và đấu tranh cho hạnh phúc của chính mình Để đi đến mục đích cuối cùng và duy nhất đó , Lỗ Tấn đã trải qua ba giai đoạn để tìm đường và đi đúng hướng trong sự nghiệp văn chương vĩ đại củaông
*Giai đoạn từ năm 1 8 8 1 đến 1 9 1 8
Đây là giai đoạn của nhà văn yêu nước Lên 6 tuổi đi học ở
trường làng , 1 8 tuổi , Lỗ Tấn đến Nam Kinh Đầu tiên học ở “Thụy
sư học đường ” là trường đào tạo nhân viên hàng hải Hai năm sau
thi vào trường “Khoáng Lộ học đường ” là trường đạo tạo kỹ sư mỏ
địa chất Thời kỳ này Lỗ Tấn chịu ảnh hưởng của thuyết tiến hóa
Dacuyn Tuy nhiên “tiến hóa luận ” trong nhận thức của Lỗ Tấn có phần “động ” hơn nhưng cách lý giải có phần chưa xác thực đối với
lịch sử xã hội Lỗ Tấn cho rằng thế hệ sau sẽ hơn thế hệ trước , thế
hệ trẻ bao giờ cũng vượt xa hơn thế hệ già Lúc này Lỗ Tấn chưa nhận thức được tiến hóa luận chỉ có thể giải thích được quy luật tiến hóa của tự nhiên chứ không thể dùng để lý giải quy luật xã
hội Những tác phẩm như “Nhật ký người điên ” , “Cố hương ” chịu
ảnh hưởng của thuyết này
Trong giai đoạn này , tư tưởng Lỗ Tấn cũng khá rõ , ông quyết định chọn con đường văn chương để phục vụ sự nghiệp Cách mạng Tuy Y học cũng là nghề đáng quý nhưng nó chỉ chữa được căn bệnh thể xác mà không chữa lành vết thương tinh thần Đó là quan niệm và con đường đúng đắn của Lỗ Tấn đã hình thành ngay trong giai đoạn đầu của sự nghiệp cách mạng
Trang 15*Giai đoạn từ năm 1 9 1 8 đến năm 1 9 2 7
Đây là thời kì quá độ từ quan điểm tiến hóa sang quan điểm giai cấp , từ một người dân chủ đến một chiến sỹ Cộng sản Đây là quá trình đánh dấu một bước ngoặc , một bước phát triển mới trong nhận thức tư tưởng và sáng tạo của Lỗ Tấn
Lỗ Tấn chịu ảnh hưởng phong trào Ngũ Tứ ( 1 9 1 9 ) Trong
giai đoạn này ông vừa giảng dạy vừa sáng tác
Từ 1 9 2 0 - 1 9 2 5 , Lỗ Tấn làm giáo sư trường Đại học Bắc kinh ,
và đại học Nữ Sư Phạm Bắc kinh Lúc này Lỗ Tấn đã tổ chức các nhóm nghiên cứu văn học trong sinh viên và trở thành chỗ dựa tinh thần trong phong trào đấu tranh của sinh viên Tháng tư 1927,
Tưởng Giới Thạch gây ra cuộc phản biến Lỗ Tấn tận mắt chứng kiến thanh niên yêu nước bị sát hại dã man Từ đó ông cách nghĩ của ông cũng có sự chuyển biến rõ rệt
Từ 1 9 1 8 - 1 9 2 7 , Lỗ Tấn viết nhiều truyện ngắn , tiêu biểu là
“Gào thét ” , “Bàng hoàng ” , Lỗ Tấn còn sáng tác tập thơ văn xuôi “Cỏ
dại ” , tạp văn hồi ức “Nhặt cánh hoa tàn ” và nhiều tạp văn khác : “Nấm
mồ ”
, “Sóng gió ” , “Hóa cái hai lòng ” …
*Giai đoạn 1 9 2 8 - 1 9 3 6
Đây là thời kỳ của nhà văn vô sản , người chiến sỹ Cộng sản
Từ 1 9 2 7 Lỗ Tấn rời Quảng châu về Thượng Hải và ở đây cho
Trang 16Ông trút hơi thở cuối cùng tại Thượng hải ngày 1 9 - 1 0 - 1 9 3 6 Ông xứng đáng là một nhà văn vĩ đại của nhân dân Trung Hoa
1.2 Truyện ngắn của Lỗ Tấn :
1.2.1 Giới thuyết truyện ngắn và truyện ngắn Lỗ Tấn :
Truyện ngắn theo định nghĩa của “Từ điển thuật ngữ văn học ” (NXB Giáo dục ) do Lê Bá Hán chủ biên thì truyện ngắn là
một tác phẩm tự sự cỡ nhỏ , nội dung thể loại của truyện ngắn bao trùm hầu hết các phương diện của đời sống : đời tư , thế sự hay sử thi Nhưng cái độc đáo của nó là truyện ngắn được viết ra để tiếp thu liền một mạch , đọc một hơi không nghỉ
Cốt truyện của truyện ngắn thường diễn ra trong một thời gian , không gian hạn chế Chức năng của nó nói chung là nhận ra một điều gì đó sâu sắc về cuộc đời và tình người Kết cấu của truyện ngắn không chia thành nhiều tầng , nhiều tuyến mà thường được xây dựng theo nguyên tắc tương phản hoặc hiện tượng Bút pháp trần thuật của truyện ngắn thường là chấm phá
Truyện ngắn là một thể loại ngôn ngữ với đời sống hằng ngày , súc tích , dễ đọc , lại thường gắn liền với hoạt động báo chí
do đó có tác dụng ảnh hưởng kịp thời cho đời sống , nhiều nhà văn lớn đã đạt đến đỉnh cao của lĩnh vực sáng tạo nghệ thuật chủ yếu bằng những truyện ngắn xuất sắc của mình Lỗ Tấn cũng là một nhà văn đã đạt đến đỉnh cao đó Đọc truyện ngắn của Lỗ Tấn , ta bắt gặp một tài năng nghệ thuật độc đáo Ông đã biến ngòi bút của mình thành một loại vũ khí sắc bén , góp phần tham gia vào cuộc đấu tranh của dân tộc , giúp ông thực hiện hoài bão lớn của cuộc đời Ông đã dùng ngòi bút ấy vạch trần bản chất xấu xa của chế độ phong kiến , đưa tội ác của bọn chúng ra ánh sáng , đồng thời mổ xẻ thói hư tật xấu của xã hội mê muội Cũng chính nhờ tinh thần chiến đấu mạnh mẽ , nội dung tư tưởng sâu sắc và nghệ thuật độc
Trang 17đáo “có một không hai ” được thể hiện qua truyện ngắn của ông đã đưa
Lỗ Tấn lên vị trí bật thầy về viết truyện ngắn
1.2.2 Người trí thức tiểu tư sản trong truyện ngắn của Lỗ Tấn
Nhân vật có vai trò đặc biệt quan trọng trong tác phẩm văn học Văn chương là đặc sản tinh thần của con người mà nhân vật trong tác phẩm văn chương là hình bóng của con người chính vì thế mà không có một tác phẩm văn chương nào lại không có sự hiện diện của nhân vật Trung tâm của việc phản ánh trong văn chương là cuộc sống , con người Chính vì thế mà văn hào Macxim GorKi đã đưa ra luận điểm về nhân vật trong tác phẩm văn
chương : “Văn học là nhân học ” _khoa học về con người
Nhân vật trong tác phẩm văn chương là sự phân thân của nhà văn vì thế nhân vật mang lí tưởng thẩm mỹ của nhà văn một cách trực tiếp hoặc gián tiếp Nhân vật chính là đầu mối , là sợi dây liên kết từ đầu đến cuối , tạo nên những tình huống , xung đột hấp dẫn lôi cuốn người đọc Do đó mà khi các nhà văn xây dựng miêu tả nhân vật của mình phải hết sức thận trọng , khéo léo , phải sáng tạo
kỹ càng , phải làm nổi bật được hành vi , tính cách của mỗi nhân vật Phải xây dựng nhân vật của mình thật sự điển hình , tiêu biểu cho tầng lớp , giai cấp nhất định , phải thật sự khái quát nhưng lại rất cụ thể
Trên cơ sở của sự sáng tạo , hầu hết những truyện ngắn của
Lỗ Tấn đều mang giá trị nghệ thuật cao Bên cạnh nội dung tư tưởng rất lớn chứa đựng trong tác phẩm , thì yếu tố góp phần tạo nên sự thành công cho sáng tác của ông đó là tài năng xây dựng nhân vật rất công phu , kỹ lưỡng và thật sống động , ấn tượng về tính cách hành động và ngôn ngữ Nhân vật trong tác phẩm của Lỗ Tấn là những con người tiêu biểu đại diện cho hầu hết đại bộ phận con người trong xã hội Trung Quốc lúc bấy giờ , cũng chính vì thế
Trang 18mà những nhân vật đó rất điển hình và ấn tượng , tiếng nói của họ
là tiếng nói chung của nhiều tầng lớp trong xã hội lúc bấy giờ Chẳng hạn , khi viết về người trí thức tiểu tư sản , hình tượng nhân
vật Khổng Ất Kỷ trong truyện “Khổng Ất Kỷ ” cũng đồng thời là
đại diện tiêu biểu cho cả tầng lớp trí thức dưới chế độ phong kến
đã bị chế độ khoa cử đầu độc trở thành con người vô dụng Trong tác phẩm , Khổng Ất Kỷ được miêu tả vừa thanh cao lịch lãm vừa mang dấu vết của một kẻ lang thang phiêu bạt với những vết xẹo , thương tật trên người là kết quả của những tháng ngày vất vả kiếm sống rày đây mai đó , không có công ăn việc làm , không nơi nương
tựa Hay nhân vật người điên trong “Nhật ký người điên ” và nhân vật được mệnh danh là “điên ” trong truyện “Cây trường minh
đăng ” là những nhân vật tiêu biểu cho việc chống lễ giáo phong
kiến một cách mạnh mẽ , sâu sắc Xã hội Trung Quốc trong tác
phẩm là một xã hội “ăn thịt người ” lẫn nhau của bốn ngàn năm
lịch sử , một xã hội tàn bạo bất công , ranh ma quỹ quái Trong xã
hội đó , những con người bị gọi là “điên ” ấy , đã thấy được nguồn
gốc sâu xa của biết bao sự bất công trong xã hội mà hình ảnh tiêu
biểu là “cây trường minh đăng ” Đây là hai nhân vật rất điển hình ,
một hình tượng rất sống động , họ làm những chuyện bị người đời chê cười , những hành động của những người điên , nhưng thật chất
họ là những người tỉnh táo nhất , họ có ý thức làm những điều mà trong hoàn cảnh lúc bấy giờ là rất cần thiết
Khi chuyển qua đề tài người nông dân , dưới ngòi bút sắc bén
của Lỗ Tấn , nhân vật lão Hoa Thuyên trong truyện “Thuốc ” đã
hiện lên như một hình tượng tiêu biểu cho lớp người nông dân ngu muội trong xã hội Trung Quốc lúc bấy giờ Là con người đại diện cho mọi người dân trong xã hội lúc bấy giờ , lão Hoa Thuyên tin
tưởng rằng chuyện mua “bánh bao tẩm máu người ” sẽ trị được
bệnh lao cho con lão Cầm trên tay cái bánh bao tẩm máu người chiến sĩ Cách mạng trên tay mà lão xem là thần dược Và hậu quả
Trang 19của niềm tin ngu muội ấy đó là cu Thuyên _con lão đã chết vì thần dược ấy Lão Hoa Thuyên là nạn nhân tiêu biểu của xã hội , là sự bất hạnh điển hình của nhân dân Trung Hoa thời ấy Hay qua hình tượng
nhân vật AQ trong “AQ chính truyên ” , Lỗ Tấn muốn lên án những thói
hư , tật xấu , sự mê muội của cả cộng đồng người Trung Quốc đương thời AQ tiêu biểu cho những con người ấy , anh ta mang đầy đủ những tính cách chung cho cả một xã hội Sự lừa đảo người khác và sự
lừa dối cả chính mình bằng “phép thắng lợi tinh thần ” là tình trạng
chung của cả dân tộc
Bằng ngòi bút hiện thực phê phán , trong một xã hội thực dân nửa phong kiến cuộc sống của nhân dân rất vất vả khổ cực và trở nên ngu muội Qua những nhân vật điển hình như : Khổng Ất Kỷ , AQ , Lão Thuyên , nhân vật người điên …vừa cụ thể , sinh động vừa khái quát, điển hình , Lỗ Tấn đã tái hiện một xã hội Trung Quốc đương thời một cách chân thật sinh động
Khi khảo sát một số truyện ngắn của Lỗ Tấn , mà chủ yếu là ở
hai tập truyện ngắn “Gào thét ” và “Bàng hoàng ” , chúng tôi nhận
thấy hầu hết những nhân vật mà nhà văn chọn làm đối tượng để cải tạo tâm hồn đều là những con người bé nhỏ , bất hạnh đang mang những mầm móng bệnh tật của một xã hội bệnh hoạn Dưới tiền đề cải tạo linh hồn dân tộc thì hai loại hình tượng nhân vật được Lỗ Tấn tập trung chú ý là người nông dân và người trí thức Có những người nông dân bệnh hoạn như anh nông dân AQ , lão Hoa Thuyên , thím Tường Lâm , Nhuận Thổ … , có những chàng nho sĩ là nạn nhân của xã hội , hội tụ những thói hư tật xấu của thời đại như Khổng Ất Kỷ , Trần Sỹ Thành , Lã Vi Phủ , thậm chí là hai trí thức
mắc bệnh “bách hại cuồng ” (Nhật ký người điên ) và bệnh điên (Cây trường minh đăng ) …Chính Lỗ Tấn đã từng lý giải về nguyên
nhân của sự lựa chọn những nhân vật này làm đề tài cho sáng tác
của ông : “Tôi vẫn ôm cái mộng “khởi mông ” mười năm về trước ,
cho rằng cần phải “vị nhân sinh ” , và lại phải cải tạo cái nhân
Trang 20sinh đó … Cho nên mỗi khi chọn đề tài , tôi đều chọn những người bất hạnh trong xã hội bệnh tật , với mục đích là tôi lôi hết bệnh tật của họ
ra , làm cho mọi người chú ý tìm cách chạy chữa ” (Lỗ Tấn ) Rõ ràng ,
Lỗ Tấn đem những cái u mê , cái hèn đớn của người dân Trung Quốc phơi bày trên trang viết không chỉ để giễu cợt mua vui mà ông muốn giáo dục ý thức cho họ , để họ ý thức là mình đang mắc bệnh và phải nhanh chóng tự tìm cho mình một phương thuốc để chạy chữa Những nhân vật xuất hiện trong những truyện ngắn của Lỗ Tấn đều mang những căn bệnh khác nhau Lỗ Tấn luôn tìm đủ mọi cách để cố gắng
“khám đúng bệnh ” và “kê toa ” cho họ Điều quan trọng là họ phải ý
thức mình đang mang bệnh gì thì việc uống thuốc , chạy chữa mới có hiệu quả
Cuộc sống của những người trí thức tiểu tư sản là một trongnhững nội dung lớn được phản ánh trong truyện ngắn của Lỗ Tấn
và cũng là đề tài mà nhà văn đã gặt hái những thành tựu nổi bật Cũng xuất thân từ tầng lớp trí thức nên Lỗ Tấn hiểu rất rõ về loại người này Ông đã dành nhiều tác phẩm viết về đề tài này chủ yếu
tập trung ở hai tập truyện ngắn “Gào thét ” và “Bàng hoàng ” , nhiều nhất là tập truyện “Bàng hoàng ” Nhà văn viết về cuộc sống của những
người trí thức với những niềm vui , nỗi buồn , ca ngợi cuộc sống tự
do tự tại của họ Không chỉ đơn thuần như thế , Lỗ Tấn viết về đề tài người trí thức với mục đích sâu xa là muốn tìm hiểu về đời sống tâm hồn của họ , về tiềm năng làm cách mạng của những con người này Qua truyện ngắn của Lỗ Tấn , hình ảnh về những con người trí thức tiểu tư sản Trung Quốc đương đại đã trở nên sinh động và phong phú hơn , có thể nói đọc giả có thể tìm thấy đủ loại trí thức trong truyện ngắn của ông Qua đó ta cũng thấy rằng giai cấp tư sản Trung Quốc không thể lãnh đạo Cách mạng Trung Quốc đi đến thắng lợi vì họ có rất nhiều nhược điểm Nhược điểm đó là gì thì trong những phần sau chúng tôi sẽ trình bày một cách rõ ràng hơn
Trang 21Chương 2 CÁCH NHÌN VỀ NGƯỜI TRÍ THỨC TIỂU TƯ SẢN VÀ CÁC DẠNG NHÂN VẬT TRÍ THỨC TIỂU TƯ SẢN TRONG TRUYỆN NGẮN
CỦA LỖ TẤN 2.1 Cách nhìn về người trí thức tiểu tư sản trong truyện ngắn của Lỗ Tấn
2.1.1 Giới thuyết về cách nhìn :
Văn chương là một nghệ thuật , tác dụng của nó không chỉ
ở nội dung mà còn ở hình thức nghệ thuật Nghệ thuật trong sáng , giản dị mới tạo được cho người ta cảm giác nhẹ nhõm , nghệ thuật sinh động phong phú hấp dẫn làm cho con người trở nên yêu cuộc sống hơn Vì vậy , khi nói đến nghệ thuật , đặc biệt là nghệ thuật hiện thực chủ nghĩa , nó không phải là tái hiện đơn giản những hiện tượng , sự kiện trong cuộc sống mà là sự phát hiện ra chân lí cuộc sống Chính vì thế , Lỗ Tấn trong suốt cuộc đời của mình đã dùng ngòi bút để phục vụ Cách mạng , cho cuộc sống chiến đấu giải phóng dân tộc Ông đã nhận ra rằng , chỉ có văn chương mới là liều thuốc kinh nghiệm để chữa căn bệnh tinh thần của nhân dân còn chìm đắm trong ngu muội Chỉ có văn chương mới cổ vũ , động viên họ tự đứng dậy giải phóng mình , giải phóng dân tộc Vì văn chương có đặc trưng riêng biệt là nó chú ý đến con người , đến tâm hồn con người và sứ mệnh thiêng liêng của văn chương là thức tỉnh lương tri con người Với tư cách là một nhà tư tưởng , nhà văn ,
Lỗ Tấn đã tiếp thu và phát triển chủ trương “chấn hưng dân khí ” ,
“mở mang dân trí ” của các thế hệ đàn anh đi trước Ông đã kéo
văn học ra khỏi tháp ngà để đưa văn chương thâm nhập vào đời
sống , cũng cởi bỏ được dây trói “văn dĩ tải đạo ” hàng ngàn năm ,
Trang 22đưa văn học đi vào quỹ đạo phù hợp với bản chất đích thực của chính nó
Từ những quan niệm đúng đắn về con đường nghệ thuật mà ông đã chọn , Lỗ Tấn đã bỏ Y học để đến với Văn học không chút đắn đo vì động cơ yêu nước chân thành Từ những quan niệm đúng đắn rằng văn học vị nhân sinh , Lỗ Tấn đã nâng văn học lên một bước mới , đó là cải tạo nhân sinh Văn học nghệ thuật là con người
vì cuộc sống nhân văn Điều đó làm cho Lỗ Tấn rất giống và gần với nhà đại văn hào GorKi của nước Nga Ông ấy đã từng phát
biểu rằng “Văn học là nhân học ” Từ đó xác định đúng đắn con
đường cải tạo con người của nhà văn là con đường nghệ thuật Hạt nhân chính của cải tạo nhân sinh là phê phán căn bệnh tinh thần
của nhân dân nhằm thực hiện mục đích “chấn hưng dân khí ” , đưa
họ vào quỹ đạo tự giải phóng để tiến lên con đường giải phóng dân
tộc Lỗ Tấn “đã hát cho đồng bào mình nghe bài hát lạc điệu của
chính bản thân họ , chỉ cho họ thấy những bước đi sai nhịp trên con đường hành quân tiến về tương lai ” [ 1 4 ;tr 5 ] Bằng con đường
đó , Lỗ Tấn tin rằng sẽ thức tỉnh tâm hồn con người , buộc mọi người phải tự ý thức được địa vị đích thực của mình trong xã hội :
đó là địa vị bị bóc lột , bị áp bức , điều này có ý nghĩa hết sức quan
trọng như chính Mác đã từng nói : “Bản thân sự nghèo đói không
dẫn đến cách mạng , phải thêm vào đó ý thức về sự nghèo đói mới dẫn đến cách mạng ” , hay “phải làm cho sự áp bức hiện thực trở nên nặng nề hơn bằng cách thêm vào đó ý thức về sự áp bức Phải làm cho sự nhục nhã trở nên nhục nhã hơn bằng cách công bố
nó …phải làm cho nhân dân biết sợ bản thân mình để làm cho họ mạnh dạn hơn ” [ 1 4 ;tr 1 7 ] Lỗ Tấn chính là “dũng sĩ múa kích một mình trên sa mạc ” nhưng dù có chiến đấu một mình nhà văn vẫn
kiên trì tiến bước , có thể nói đây là một nhiệm vụ rất khó khăn của
một nhà văn thực hiện sứ mệnh lịch sử “chấn hưng dân khí ” , chính ông đã từng nói : “Làm một người thầy thuốc kê đơn bậy chỉ giết
Trang 23chết có một người , làm một viên võ tướng điều binh khiển tướng bậy chỉ nướng hết có một đạo quân , còn làm một nhà văn viết bậy
sẽ gây tác hại đến hai , ba thế hệ ” [ 4 ;tr 1 2 5 ] Cũng chính vì vậy mà
Lỗ Tấn phải biết cách sàng lọc lấy cái cần thiết để phục vụ cho sứ mệnh dùng văn học để cải tạo nhân sinh , tạo thêm động lực giúp
họ tin tưởng vào tiền đồ của đất nước , hướng họ đi vào con đường đấu tranh tự giải phóng mình và giải phóng đất nước
Chính nhờ xuất phát từ động cơ trong sáng , nhằm một mụcđích cao cả nên ông đã nhanh chóng bỏ qua được bước loạng
choạng ban đầu “Hết “Gào thét ” ông không khỏi “Bàng hoàng ”
nhưng vẫn kiên tâm với “Chuyện cũ viết lại theo lối mới ” Đắp xong “Nấm mồ ” chôn vùi cái cũ , ông hoang mang trong đám “Cỏ dại ”nhưng vẫn ngẩn cao đầu đón “Gió nóng ” và kiên quyết bày tỏ thái độ “Hai lòng ” đối với kẻ thù của cách mạng ” [ 1 5 ;tr 6 ] Lỗ Tấn
đã đi từ chủ nghĩa yêu nước , chủ nghĩa nhân đạo mà đến với chủ nghĩa cộng sản vì chính lí tưởng cộng sản đã làm cho tư tưởng yêu nước và nhân đạo của ông có được những nội dung cụ thể , xác định Để có được điều đó , Lỗ Tấn đã trải qua nhiều chặng đường trong vấn đề tìm kiếm chân lí đúng đắn , từ việc tiếp thu học thuyết Đacuyn để nói với mọi người rằng : tiến tới là việc không khác được , đến việc chịu ảnh hưởng Nitso cũng xuất phát từ mong muốn
tìm thấy trong lý thuyết “kẻ mạnh ” này những nhân tố có thể “chấn
hưng dân khí ” Và đến cuối cùng , ông vứt bỏ cả hai mà tiếp thu
chủ nghĩa Mác - Lênin cũng chính vì nó đáp ứng được nguyện vọng thức tỉnh nhân dân , giải phóng dân tộc của Lỗ Tấn
Văn chương của Lỗ Tấn là tiếng nói đòi hỏi tồn tại ấm no và hạnh phúc cho con người , giải phóng cho dân tộc Lòng yêu nước , ý thức trách nhiệm , tinh thần đau nỗi đau của nhân dân đã thể hiện qua
ngòi bút “máu hòa nước mắt ” của nhà văn Rõ ràng , việc châm biếm
thói hư tật xấu của nhân dân là xuất phát từ lập trường vững vàng , được sự chỉ đạo của một tư tưởng xác định cùng với quan
Trang 24niệm nghệ thuật đúng đắn , đậm đà chất nhân văn Lỗ Tấn xứng đáng trở thành tấm gương sáng , là ngọn cờ vẫy gọi , là thủ lĩnh tiên phong , là một người thầy của biết bao thế hệ nhà văn Trung Quốc cho mãi đến mai sau
Bên cạnh những quan niệm về cách nhìn , chúng ta thấy rằng quan niệm về con người cũng là lớp nội dung thể hiện tính triết lí sâu xa của mỗi tác phẩm văn học , nó vừa mang bóng dáng của hiện thực khách quan , của cuộc sống , vừa là hiện thân của sự cảm thụ , nhìn nhận đánh giá chủ quan của nhà văn khi nhân vật là đứa con tinh thần của nhà văn Nhân vật trong tác phẩm không chỉ
là kết quả của sự sáng tạo mà còn thắm đượm tình cảm của chủ thể thẩm mỹ Con người ở ngoài đời khi đi vào tác phẩm hay các hiện tượng và sự vật được nhân vật hóa phải qua lăng kính cảm thụ và sáng tạo của nhà văn Nhân vật trong tác phẩm văn chương không phải là một bức chân dung chụp lại mà đó là một sinh thể nghệ thuật được nhà văn sáng tạo theo một cách cảm nhận nào đó : có khi thông qua một nhân vật , nhà văn muốn gởi gắm một ước vọng , một suy tưởng , một sự ca ngợi đề cao , trân trọng ngưỡng mộ hay một thái độ phê phán chỉ trích .Nhân vật nào trong tác phẩm cũng bừng lên tình cảm hay thái độ của nhà văn Đó là điều không thể chối cải được
Thế giới nhân vật trong truyện ngắn của Lỗ Tấn đã thể hiện khá đậm quan niệm nghệ thuật về con người của ông Có những
con người như AQ trong “AQ chính truyện ” của Lỗ Tấn bị chế độ
xã hội tước đoạt quyền làm người , song AQ vẫn có những khát vọng cao quý , AQ bị xã hội thuộc địa nửa phong kiến ở Trung Quốc tước đoạt hết tất cả , ngay đến cái tên của anh cũng bị tước đoạt , vậy mà AQ không bán mình cho quỹ dữ , anh vẫn khát khao
muốn được làm Cách mạng Cả nhân vật “tôi ” trong “Cố Hương ” hay nhân vật người điên trong “Nhật ký người điên ” họ điều mong
muốn vươn tới cái đẹp Từ quan điểm nghệ thuật về con người như
Trang 25thế , Lỗ Tấn đã xây dựng nhân vật trong mối quan hệ với hoàn cảnh và đặt nhân vật trong sự chi phối một chiều của hoàn cảnh , biến nhân vật vào thành nạn nhân Chính quan niệm nghệ thuật về con người trong tác phẩm văn chương như thế , Lỗ Tấn đã góp phần làm rõ thêm bản chất của con người cũng như của các nhân vật hiện ra trong tác
phẩm mà theo Mác đó là “sự tổng hòa các mối quan hệ xã hội ” chằng chịt phức tạp
Là một nhà văn yêu nước , một nhà cách mạng , Lỗ Tấn luônquan tâm đến vận mệnh của đất nước , ông luôn đi sâu phân tích mổ
xẻ những thói hư tật xấu để chữa lành căn bệnh tinh thần cho dân tộc Dưới ngòi bút của ông , con người trong xã hội Trung Quốc lúc bấy giờ luôn bị chế độ phong kiến chèn ép , áp bức trong một xã
hội tàn ác “ăn thịt người ” , mà trong đó số phận của những con
người bất hạnh như Nhuận Thổ , AQ , Tường Lâm …được Lỗ Tấn chú ý quan tâm Họ là những con người bần cùng cố nông và nông dân lớp người dưới đáy xã hội Ngoài ra khi viết về người trí thức ,
Lỗ Tấn miêu tả họ đều có chiều sâu nội tâm , họ là những con người có bản tính lương thiện Hầu hết nhân vật trí thức tiểu tư sản của ông đều có sự trăn trở , trằn trọc với một khát khao hướng tới
sự hoàn thiện , hoàn mỹ Đó có thể là Khổng Ất Kỷ trong “Khổng
Ất Kỷ ” , Cao Cán Đình trong “Cao Phu Tử ” , Tứ Minh trong “Miếng
Xà Phòng ” mà đặc biệt là nhân vật người điên trong “Nhật ký người
điên ” Dù anh ta đang sống trong một xã hội “ăn thịt người ” nhưng
anh vẫn luôn hướng về sự hoàn thiện , luôn giữ niềm tin vào bản tính thiện của con người
Những con người được Lỗ Tấn miêu tả trong truyện ngắn của mình đều là những con người tiêu biểu trong xã hội Trung Quốc đương thời Đây là những con người được Lỗ Tấn phản ánh , sáng tạo bằng ngòi bút hết sức tinh tế , độc đáo Thông qua những con người ấy , Lỗ Tấn đã thể hiện quan điểm nghệ thuật về con người ,
Trang 26về cuộc sống trong xã hội phong kiến đương thời một cách sâu sắc thâm thúy
2.1.2 Vài nét về đề tài người trí thức tiểu tư sản trong truyện ngắn của Lỗ Tấn :
Đề tài người nông dân và người trí thức tiểu tư sản là hai đề tài lớn trong truyện ngắn của Lỗ Tấn Là một người trí thức , Lỗ Tấn có ưu thế rất lớn trong việc khai thác đề tài về người trí thức tiểu tư sản Ông viết rất nhiều về đề tài này , nhất là trong tập
truyện ngắn “Bàng hoàng ” (1924- 1 9 2 5 ) Đây không phải là sự
ngẫu nhiên Trí thức được xem là tầng lớp rất nhạy bén với thời cuộc Trong cơn biến động dữ dội của xã hội Trung Quốc thời bấy giờ, tầng lớp trí thức đóng vai trò nhất định trên vũ đài lịch sử Họ là động lực góp phần thúc đẩy xã hội tiến lên Tuy nhiên họ cũng là tầng lớp chứa đựng không ít mâu thuẩn , tư tưởng phức tạp Họ thường nặng về chủ nghĩa cá nhân , sống tách rời quần chúng , dễ trở nên cô độc Trong con người quân tử ấy vẫn có chất tiểu nhân Cụ thể
là qua cuộc đấu tranh giai cấp khốc liệt , bản chất dao động , thỏa hiệp của họ cũng thể hiện khá rõ Song nhìn chung họ cũng là đối tượng được xã hội trân trọng và là đề tài được nhiều nhà văn đặc biệt quan tâm , trong đó có Lỗ Tấn
Khi viết về người trí thức tiểu tư sản , tức là Lỗ Tấn đang viết về chính mình nên nhà văn đã viết với tinh thần tự phê phán rất nghiêm túc Cũng chính vì thế mà trong sáng tác của ông , người trí thức hiện lên rất cụ thể , chân thưc , sống động đầy sức hấp dẫn , nó đã chinh phục trái tim của bao thế hệ người đọc
Nếu các nhà văn đương thời khai thác đề tài người trí thức
để nói lên những vui buồn hờn giận , những tình cảm riêng tư hay
để ca ngợi cuộc sống tư do , tự tại , thi vị hóa tâm hồn con người tiểu tư sản bên cạnh những nét tiêu cực bi lụy hoặc lí tưởng hóa cuộc đời làm cho những cảnh sống tầm thường càng trở nên chứa
Trang 27chan thi vị thậm chí có người còn nuôi ảo tưởng giao sứ mệnh lịch sử
là giải phóng nhân dân , cải cách xã hội cho tầng lớp trí thức
…thì với Lỗ Tấn , nhà văn viết về người trí thức để chủ yếu tìm xem trong họ có những tiềm năng gì , họ có thể tham gia Cách mạng được chừng nào , để buộc họ phải đứng vào dàn đồng ca của quần chúng Cách mạng
Với động cơ tìm hiểu các lực lượng xã hội , tìm kiếm một lực lượng tiên phong để gánh vác sứ mệnh giải phóng dân tộc , Lỗ Tấn
đã đặt trí thức trong bối cảnh cuộc đấu tranh xã hội để miêu tả Ông đã nhìn nhận , suy nghĩ rất nhiều về thái độ của tầng lớp trí thức thông minh chính trực , nhưng lập trường nhận thức của họ đối với hiện thực xã hội còn chưa rõ ràng , họ lại nặng đầu óc bảo thủ , hay dao động ngã nghiêng , thiếu dũng khí đấu tranh …cho nên
họ cũng chưa làm nên một sự nghiệp lớn lao nào Chính trong lúc này , Lỗ Tấn đã tìm đến họ , với tâm huyết của một nhà văn Cách mạng , Lỗ Tấn đã thức tỉnh họ chỉ cho họ thấy những bước đi sai nhịp trên con đường đi tới tương lai Ông không ngần ngại đấu tranh phê phán thói hư tật xấu của họ Dưới ngòi bút của Lỗ Tấn , người trí thức hiện lên với đầy đủ bản chất của con người vừa có mặt tốt vừa có mặt xấu
Đối với Lỗ Tấn , nhân vật người trí thức tiểu tư sản trong tácphẩm của ông được phân làm nhiều loại và ông lần lượt cho độc giả thấy được những loại trí thức đó qua nhiều hình tượng như người trí thức lạc lối , sống thừa trong xã hội , qua đó Lỗ Tấn muốn chỉ ra nguyên nhân xã hội và đặc biệt là nguyên nhân tính cách trong bi kịch cuộc đời của họ Ta có thể tìm thấy một Khổng Ất Kỷ lạc hậu cổ hủ , một Lã Vi Phủ hoang mang , dao động , không có một lập trường tư tưởng vững chắc , hay Tử Quân , Quyên Sinh mang lý tưởng tự do , đấu tranh giải phóng cá nhân nhưng hành động cao cả
đó lại xuất phát từ lợi ích của bản thân …Rõ ràng Lỗ Tấn đã đạt hiệu quả cao trong sự miêu tả những con người bất đắc chí này
Trang 28Ông vừa xót thương lại vừa phê phán họ và cố gắng đưa họ thoát ra vùng bùn lầy tăm tối
Khi viết về loại trí thức cổ hủ lạc hậu như Khổng Ất Kỷ , Lỗ Tấn đã miêu tả Khổng Ất Kỷ là một người nho sĩ nghèo túng , bất đắc chí và gàn dỡ , luôn bị cái xã hội thu nhỏ _quán rượu Hàm Hạnh rẻ rúng , thường đem ông ra làm trò cười , nhất là khi ông túng quẫn đi ăn trộm bị đánh què chân , Lỗ Tấn đã cười ra nước mắt trước số phận của một con người là nạn nhân của một nền giáo dục phong kiến đầu độc Nhưng với tấm lòng nhân văn cao cả , đằng sau con người bị giấc mộng công danh phú quí không thành do dốt nát , do sự lạc hậu gàn dỡ bảo thủ ấy , Lỗ Tấn vẫn tìm thấy một Khổng Ất Kỷ có tấm lòng đôn hậu với trẻ con , ông có nhiều phẩm chất tốt đẹp của một con người
mà điều này rất khó tìm thấy trong xã hội nhiễu nhương lúc bấy giờ
Để thực thi sứ mệnh lịch sử của mình : chữa căn bệnh tinh thần cho dân tộc , thức tỉnh con người , thúc đẩy xã hội phát triển ,
vô tâm không phân biệt phải trái Phương Huyền Xước cũng không
hơn không kém , và như Anh Đức trong “Lỗ Tấn _bậc thầy truyện
ngắn ” đã viết về loại tri thức này : “Theo Lỗ Tấn thì kẻ thù có khi cũng không đáng sợ bằng hạng người này Trong một tình huống ngang ngửa nào đó , chính hạng người này làm cho kẻ địch mạnh
Trang 29lên và thắng thế ” [ 1 3 ;tr 3 6 1 ] Và đặc biệt có một loại trí thức mà
Lỗ Tấn rất căm ghét , đó là bọn trí thức phản động về tư tưởng và
đồi bại về đạo đức như Tứ Minh trong “Miếng xà phòng ” , Cao Cán Đình trong “Cao Phu Tử ” …Mặt khác , Lỗ Tấn đặc biệt yêu mến
những trí thức yêu nước , dũng cảm sẵn sàng hi sinh cho sự nghiệp
giải phóng dân tộc như Hạ Du (Thuốc ) hay hình tượng nhân vật điên trong “Nhật ký người điên ” và “Cây trường minh đăng ” Họ
là những con người đáng kính và đáng yêu , họ là những người mở đường cho sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc nhưng vì chưa
có đường lối đúng đắn nên cuối cùng thất bại và đâm ra bế tắc
Trong truyện ngắn của Lỗ Tấn , loại trí thức hiện đại , có lý tưởng và biết đấu tranh cho hạnh phúc cá nhân như : Tử Quân , Quyên Sinh cũng được Lỗ Tấn đề cập đến Dù có lí tưởng nhưng họ đều xuất phát từ lợi ích cá nhân , không quan tâm đến lợi ích cộng đồng họ không có tầm nhìn rộng lớn bởi chưa thấy được mối quan hệ giữa tập thể và cá nhân , hôn nhân tự do không thể tách rời vấn đề giải phóng xã hội , con người không thể tự do yêu đương một khi họ còn là
nô lệ , bị áp bức bóc lột
Và cuối cùng là những người trí thức tiểu tư sản biết tự ý thức về bi kich của chính mình như Lã Vi Phủ , Ngụy Liên Phù …Họ là những con người lương thiện , ôm ấp những hoài bão lớn lao , luôn muốn sống sao cho cuộc đời có ý nghĩa hơn Nhưng đồng thời trong họ vẫn chứa đựng những nhược điểm vốn có như : hay do dự , thỏa hiệp , dễ dao động và buông xuôi Họ dần dần mất niềm tin vào cuộc sống và cuộc đời của họ trở thành những tấn bikịch
Như vậy , qua một số tác phẩm tiêu biểu viết về đề tài người trí thức , chúng ta thấy rằng Lỗ Tấn đã quan tâm , bỏ ra nhiều tâm huyết để xây dựng hình tượng nhân vật trí thức với nhiều loại trí thức khác nhau Ông đã khắc họa rất thành công hình tượng nhân vật này , họ có nhiều mối quân hệ xã hội phức tạp và đời sống nội
Trang 30tâm vô cùng phong phú , mỗi nhân vật có một hoàn cảnh riêng , nghề nghiệp riêng , nhưng điều có chung một số phận bất hạnh , họ
có một kẻ thù chung , đó là xã hội phong kiến bất công Đây cũng chính là lĩnh vực góp phần nên thành công trong sáng tạo nghệ thuật của Lỗ Tấn Chính cách khai thác hay nói đúng hơn là nghệ thuật xây dựng nhân vật người trí thức , quan niệm về nghệ thuật của nhà văn đã làm nên tên tuổi của văn hào Lỗ Tấn .Và điều này
sẽ được chúng tôi trình bày cụ thể hơn ở phần sau
2.1.3 Tóm tắt cốt truyện một số truyện ngắn viết về đề tài người trí thức tiểu tư sản
*KHỔNG ẤT KỶ
Đây là câu chuyện kể về một người nho sĩ tên là Khổng Ất Kỷ Ông là một người có học , biết chữ nhưng thi mãi mà không đỗ tú tài Hàng ngày cuộc sống của ông thật vất vả Ông thường đến quán rượu Hàm Thanh để uống rượu và ông thường xuyên trở thành trò cười tiêu khiển cho những người tại quán rượu Bi kịch của người trí thức nghèo này dâng lên cao trào khi ông trở thành một kẻ tàn phế , ông
bị người ta đánh què chân vì tội ăn cắp và cuối cùng ông đã bỏ đi biệt
xứ
*NHẬT KÝ NGƯỜI ĐIÊN :
Đây là quyển nhật ký của một người bị mắc căn bệnh “bách
hại cuồng ” , được viết trong khoảng thời gian từ ngày 2 tháng 4
năm Dân quốc thứ tư đến tháng 1 năm 1 9 1 8 Anh ta là em trong một gia đình gồm hai anh em trai , mọi người trong xóm từ già đến trẻ đều nhìn anh bằng ánh mắt khác lạ , họ xem anh là một kẻ điên Còn đối với anh , anh nghĩ tằng mọi người ở đây kể cả anh trai của mình đều là những kẻ ăn thịt người và họ đang chờ cơ hội để ăn thịt anh Câu nói của anh ta ở cuối tác phẩm , cũng là lời của tác
Trang 31giả : “Hãy cứu lấy trẻ em ! ” như một lời thức tỉnh nhân dân đấu
tranh xóa bỏ lịch sử bốn ngàn năm ăn thịt người đó
*CÂY TRƯỜNG MINH ĐĂNG
Tương truyền rằng cây trường minh đăng là cây đèn được vua Lương Võ để lại để bảo vệ cả dân làng ở thôn Các Quang Mọi người đều xem nó là một báu vật cao quý và thiêng liêng Trong thôn chỉ có riêng anh chàng mắc bệnh điên , không hiểu lý do gì mà anh ta lại muốn thổi tắt ngọn đèn đó đi Thế là một cuộc họp khẩn cấp được triệu tập , cả làng đã họp lại để tìm cách bảo vệ ngọn đèn
đó với mong ước cả làng được sống yên ổn , thanh bình
*TẾT ĐOAN NGỌ (Đoan ngọ ) :
Phương Huyền Xước là nhân vật chính của truyện Ông ta là một nhà giáo , một tên trí thức ích kỷ tiêu biểu cho một lớp người trí thức lúc bấy giờ Ông ta luôn sống trong cảnh chật vật , luôn bị
ám ảnh bởi gánh nặng gia đình , cơm áo , gạo , tiền …Tết Đoan Ngọ
đã cận kề mà nhà thì không có tiền để trả nợ , vậy mà khi Chính phủ thiếu tiền lương của Phương Huyền Xước , ông ta đã không dám lên tiếng và ông ta chưa bao giờ nhập vào tập thể để đấu tranh cho dù ông ta là một nạn nhân trực tiếp của xã hội
*LUỒNG ÁNH SÁNG (Nguyệt quang ) :
Truyện ngắn kể về số phận bất hạnh của nhân vật Trần Sĩ Thành Vì sự nghiệp của tổ tông , ông đi thi nhưng không đậu nên ông
tự cảm thấy hổ thẹn Nghe lời của tổ tiên , ông quyết đi tìm luồng ánh sáng mới mà chính ông cho rằng nó sẽ dẫn đường cho ông Nhưng đến cuối cùng ông đã chết đuối dưới một con sông và mọi người cũng không tìm ra được nguyên nhân cái chết của người trí thức bất hạnh này
Trang 32*MIẾNG XÀ PHÒNG
Tứ Minh là một tên trí thức dốt nát Có lần ông ra phố mua cho vợ miến xà phòng thơm và tình cờ gặp một bọn học sinh tân thời , sau đó bị bọn này đã chửi ông bằng một chữ ngoại ngữ Ấm
ức vì không hiểu được ý nghĩa của từ ấy , ông đã cáu gắt với cả gia đình và điều này trở thành động lực để ông ta thực hiện hành động tuyên chiến với bọn học sinh hư hỏng này Nhưng điều làm ông ta băn khoăn nhất là hình ảnh cô gái còn rất trẻ phải đi ăn xin nuôi
bà Vấn đề “hiếu nữ hành ” được ông ta đưa lên báo Nhưng phải
chăng đằng sau hành động đạo đức ấy đang chê đậy những thềm muốn hèn hạ trong con người tên trí thức dốt nát Tứ Minh ?
*TIẾC THƯƠNG NHỮNG NGÀY ĐÃ MẤT (Thương thệ ) :
Truyện là những dòng hồi ức của Quyên Sinh về khoảng thời gian một năm trước , khi đó Tử Quân và Quyên Sinh còn yêu nhau Vì
sự phản đối của gia đình Tử Quân mà họ đã cùng nhau bỏ trốn Cuộc sống thực tế với biết bao sự thiếu thốn vật chất ngày càng đè nặng lên giác mộng yêu đương của đôi vợ chồng trẻ Cuối cùng tình yêu trong họ nguội lạnh Dù đã chia tay nhau nhưng Quyên Sinh vẫn còn nhớ đến vợ Vào một ngày nọ , anh bất ngờ hay tin Tử Quân đã chết Anh đã đi dự đám tang của Tử Quân trong nỗi đau và lòng hối hận không nguôi
*TRONG QUÁN RƯỢU (Tại tửu lầu thượng ) :
Nhân vật tôi trong một lần về thăm quê có trở lại quán rượu Nhất Thạch Cư , nơi đã ghi dấu nhiều kỉ niệm thời thơ ấu của anh Tại đây , anh gặp lại Lã Vi Phủ , là một nhà giáo cũng là bạn đồng nghiệp lúc xưa của anh Hai người cùng nhau uống rượu và kể cho nhau nghe những chuyện quá khứ , hiện tại và những dự định cho tương lai Qua câu chuyện bộc bạch của người bạn cũ , nhân vật tôi
Trang 33thấy Lã Vi Phủ đã thay đổi rất nhiều , anh ta không còn là một anh thanh niên nhanh nhẹn , hoạt bát mà đã trở thành một con người ích kỷ , sống cho bản thân và phó thác cho số phận
*CON NGƯỜI CÔ ĐỘC (Cô độc giả ) :
Câu chuyện được dẫn dắt bởi nhân vật kể chuyện xưng “tôi ” Đó
là câu chuyện về một người tên là Ngụy Liên Phù _bạn của nhân vật
“tôi ” Anh ta là một nhà giáo dạy lịch sử ở một trường phổ thông , anh
là ngừơi rất có hiếu với bà của mình và đặc biệt là anh rất yêu thương trẻ con Là một trí thức sớm tiếp thu tư tưởng dân chủ của Cách mạng
tư sản , anh đã từng hăng hái đứng lên chống phong kiến , kêu gọi cải cách xã hội nhưng do thiếu thực tế mà thừa chủ quan , lại hoang mang dao động nên đã thất bại thảm hại , và rồi tự trói mình vào cuộc sống bế tắc , cô độc , không lối thoát Kết thúc tác phẩm , Ngụy Liên Phù dã chết trong sự lạnh lẽo , cô độc , không vợ con , không người thân thích , không giọt nước mắt tiễn đưa cho linh hồn xấu số …
2.1.4 Ý nghĩa xã hội của hình tượng người trí thức tiểu tư sản trong truyện ngắn của Lỗ Tấn
Qua việc nghiên cứu tìm hiểu một số truyện ngắn của Lỗ Tấn , chúng ta nhận thấy Lỗ Tấn là một con người có nhân cách cao
cả , một tinh thần yêu nước , suốt cuộc đời chiến đấu vì tổ quốc Điều này thật đúng với nhận xét của nhà văn Anh Đức khi viết về
Lỗ Tấn : “cái cảm nghĩ trước tiên của tôi bao trùm lên tất cả
truyện ngắn Lỗ Tấn ấy là tình yêu thương con người , tinh thần nhân đạo và nhân bản thấm đậm nơi ông ” [ 1 3 ;tr 3 5 6 ] Chính tình
yêu thương những con người bé nhỏ , nghèo khổ , mê muội , không
lối thoát đã trở thành động lực giúp nhà văn sáng tác Đọc “Truyện
Lỗ Tấn ” của Lâm Chí Hào , chúng tôi thấy được bước chuyển biến
Trang 34trong tư tưởng của Lỗ Tấn như đã trình bày ở chương một , trong thời gian từ phong trào Ngũ tứ đến năm 1 9 2 7 , tư tưởng của Lỗ Tấn đã ở bước quá độ tiến hóa sang giai cấp luận , từ chủ nghĩa dân chủ sang chủ nghĩa cộng sản Những vấn đề được đặt ra và giải quyết trong tác phẩm của ông chính là sự phản ánh bước quá độ về tư tưởng này của tác giả
Trong hai tập truyện ngắn “Gào thét ” và “Bàng hoàng ” , Lỗ
Tấn đã đứng trên lập trường tư tưởng dân chủ Cách mạng để kịch liệt lên án chế độ phong kiến , phê phán Cách mạng tư sản Tân hợi cũng đồng thời là phủ nhận quyền lãnh đạo Cách mạng Trung Quốc của giai cấp tư sản Lỗ Tấn đã đứng hẳn về phía những số phận bất hạnh , vừa thương xót , thông cảm sâu sắc vừa mạnh dạn vạch ra những thói hư tật xấu của họ , đưa họ thoát khỏi cơn mộng mê muội , đưa họ về với Cách mạng Nhà văn luôn suy tư tìm kiếm một lực lượng xã hội có thể đưa Cách mạng Trung quốc đến thắng lợi Với động cơ như thế Lỗ Tấn đã tiếp cận với nhiều tầng lớp trong
xã hội , tiêu biểu là người nông dân , đây là một lực lượng Cách mạng lý tưởng , có sức mạng tiềm tàng nhưng họ đang bị những gánh nặng lịch sử , tư tưởng phong kiến thống trị từ lâu đời vì thế
họ còn mê muội , chưa giác ngộ Cách mạng Lỗ Tấn nhận ra rằng chỉ cần kiên trì phát động , lay tỉnh họ thì nhất định giai cấp nông dân sẽ trở thành một lực lượng Cách mạng có sức mạnh to lớn , có thể đặt hy vọng giải phóng dân tộc
Bên cạnh đó , tầng lớp người trí thức tiểu tư sản cũng là một lực lượng đáng để cho Lỗ Tấn suy nghĩ , đây là một lực lượng đã tạo nên sự sôi nổi trên vũ đài chính trị trong phong trào Ngũ tứ Dưới ngòi bút Lỗ Tấn lớp người này đều có chung đặc điểm căn bản là không có lập trường chính trị vững chắc , dễ dao động , sống
cô độc nhu nhược lại quá xa rời quần chúng Chính điều này là nguyên nhân sâu xa dẫn đến cuộc thất bại của Cách mạng Tân hợi cho dù họ cũng có những ưu điểm đáng kể Tuy nhiên mục đích
Trang 35của nhà văn khi viết truyện ngắn về đề tài người trí thức không chỉ
để chỉ trích chê cười họ mà Lỗ Tấn mong muốn họ hãy nhìn vào sự thật , nhìn vào chính bản thân mình để thấy những thói hư tật xấu của bản thân , từ đó tự ý thức lại chính mình đề sống có ích hơn
Đọc truyện ngắn mà Lỗ Tấn viết về những người trí thức tiểu
tư sản , độc giả thấy họ đáng thương nhiều hơn đáng trách Nhà văn
đã không ngần ngại vạch ra nguyên nhân đã đưa đến bị kịch tinh thần của cuộc đời những văn sĩ này không ai khác chính là cái xã hội nhiễu nhương , quái quăm lúc bất giờ đã tạo ra họ , họ chính là nạn nhân , là sản phẩm của xã hội Khổng Ất Kỷ cũng là một trong
số đó Ông ta là nạn nhân của chế độ khoa cử hủ bại , ông là nho sĩ còn sót lại của chế độ cũ đang lạc lõng giữa chế độ mới Tư tưởng
“trăm nghề đều hèn hạ , chỉ đọc sách là cao quý ” đã đầu độc con
người này , suốt cuộc đời ôm mộng công danh để rồi trở thành một con mọt sách , một gã hề để mọi người bỡn cợt Hay gã nhà giáo Lã
Vi Phủ đã từng có một quá khứ sôi nổi của một thời oanh liệt trong Cách mạng Tân Hợi , nhưng rõ ràng trước thực tế của cuộc Cách mạng và cuộc sống thự tại lúc bấy giờ thì ông ta trở nên chán chường hiện tại , chẳng khác nào quả bóng xẹp hơi Sự đổ vỡ của Cách mạng đã kéo theo sự đổ vỡ trong tâm hồn ông Tất cả bọn họ
từ Khổng Ất Kỷ , Lã Vi Phủ , Ngụy Liên Phù cho đến hai nhân vật
người điên trong “Nhật ký người điên ” và “Cây trường minh đăng ” đều là nạn nhân của một xã hội “ăn thịt người ” có độ dày lịch sử
bốn nghìn năm Xã hội đó chính là chế độ phong kiến nửa thuộc địa tàn bạo , bất công , phi lý Chúng đã cấu kết lẫn nhau , dùng mọi thứ thủ đoạn để bóc lột nhân nhân một cách dã man từ thể xác đến tinh thần biến họ trở nên vô dụng , sống ích kỷ , mất ý thức , không biết phản kháng Vì lẽ đó , khi xây dựng nhân vật người trí thức tiểu tư sản , Lỗ Tấn đã gởi gắm biết bao tâm huyết của ông qua từng trang viết , cũng vì vậy mà hình tượng nhân vật này mang ý nghĩa xã hội rất sâu sắc
Trang 36Như đã nói ở phần trên , khi viết về loại người này , Lỗ Tấn không chỉ muốn mổ xẻ căn bệnh tinh thần mà còn mong muốn chữa khỏi căn bệnh ấy Phải chăng Lỗ Tấn đã đặt niềm tin vào họ ? Nhà văn tin rằng họ sẽ tự thay đổi bản thân , chỉnh đốn nhân cách để nhanh chóng quay về với quần chúng nhân dân , đứng vào đội ngũ tham gia cách mạng giải phóng dân tộc Đây rất có thể là một lực lượng cách mạng đông đảo , có đủ năng lực tham gia Cách mạng vì bản chất của họ là thông minh chính trực có ý chí và nhiệt tình Cách mạng , chỉ vì chưa có con đường đi đúng đắn nên họ còn đang lầm đường lạc lối
Ngoài ra , thông qua việc xây dựng nhân vật người trí thức tiểu tư sản , Lỗ Tấn muốn gởi đến đồng bào một thông điệp là mọi người cũng có trách nhiệm thức tỉnh và chữa căn bệnh tinh thần cho họ , đem họ về với cuộc sống thực tại , sống có ích cho xã hội , phấn đấu cho tương lai , đừng đối xử với họ như với hai nhân vật
người điên trong “Nhật ký người điên ” và “Cây trường minh đăng ”
với Khổng Ất Kỷ trong tác phẩm cùng tên , với Hạ Du trong tác
phẩm “Thuốc ” … Vì chính mọi người là liều thuốc bổ ích để cứu
lấy cuộc đời đang lạc lối của họ vì những người này không phải mắc căn bệnh nan y nên chỉ cần chữa hết căn bệnh tinh thần này thì sẽ trở về với chính mình , trở thành lực lượng có ích cho Cách mạng Trung quốc , góp phần cải tạo cho xã hội tốt đẹp hơn
Mặt khác , để làm được điều đó , nhân dân Trung quốc phải ý thức được nguyên nhân sâu xa đã gây ra bi kịch cho tầng lớp trí thức này là xã hội phong kiến nửa thực dân Từ đó , chẳng những họ chữa được căn bệnh tinh thần cho bản thân mà cho cả xã hội , tập hợp thành khối đại đoàn kết toàn dân tộc có chung một kẻ thù , một kẻ thù sâu sắc với bọn phong kiến thực dân Có lẽ đây cũng là điều mà Lỗ Tấn mong muốn nhất
Với tấm lòng yêu nước , Lỗ Tấn muốn thông qua những sángtác văn chương nói chung và những truyện ngắn viết về người trí
Trang 37thức nói riêng để mạnh dạn bày tỏ thái độ lên án , phê phán gây gắt đối với một chế độ xã hội bất công lúc bấy giờ Đọc giả cảm thấy có phần khâm phục trước Lỗ Tấn , một ngòi bút lạnh lùng , khách quan , bình tĩnh , kể cả trong vấn đề diễn tả những cảnh đau lòng , gay mắt trái tai , những sự thật mà không mấy nhà văn đương thời dám lên tiếng
Với những thông điệp sâu sắc khi viết về nhân vật người tríthức tiểu tư sản trong truyện ngắn của mình , Lỗ Tấn xứng đáng là
người đứng đầu của trào lưu thời đại , “là chủ tướng của Cách
mạng văn hóa Trung quốc , ông không chỉ là nhà văn học vĩ đại mà còn
là nhà tư tưởng , nhà cách mạng vĩ đại ” (Mao Trạch Đông ) Lỗ Tấn là
người có công lớn trong vấn đề tìm kiếm lực lượng lãnh đạo Cách mạng , cải tạo con người , góp phần hình thành khối đại đoàn kết toàn dân làm nền tảng để giải phóng dân tộc
2.2 Các dạng nhân vật trí thức tiểu tư sản trong truyện ngắn của Lỗ Tấn
2.2.1 Khái quát chung
Cựu chủ tịch nước cộng hòa nhân dân Trung Hoa Giang Trạch Dân đã từng phát biểu trong buổi lễ kỉ niệm 1 1 0 năm ngày sinh
của cố văn hào Lỗ Tấn : “Với tư cách là một trong những vị đại
biểu vĩ đại của cuộc đấu tranh không khoan nhượng vì sự nghiệp giải phóng dân tộc và giải phóng xã hội của nhân dân Trung Hoa , Lỗ Tấn là một chiến sĩ bất hủ , tác phẩm của ông , tư tưởng của ông
là một di sản tinh thần có sức vĩnh hằng , luôn luôn cổ vũ những hoạt
động sáng tạo lịch sử mới mẽ ” [ 1 3 ;tr 2 4 8 ] Thật vậy , Lỗ Tấn suốt
cuộc đời không ngừng theo đuổi tiến bộ , theo đuổi chân lí , ông đã chọn văn chương là vũ khí chiến đấu , là con dao phẩu thuật căn bệnh tinh thần và cải tạo nâng cao đời sống tinh thần cho nhân dân Trung Hoa