Dạng trí thức tiểu tư sản tự ý thức về bi kịch của chính mình

Một phần của tài liệu CÁC DẠNG NHÂN VẬT TRÍ THỨC TIỂU TƯ SẢN TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA LỖ TẤN (Trang 63 - 70)

Chương 2 CÁCH NHÌN V ỀNG ƯỜI TRÍ THỨC TIỂU TƯ SẢN VÀ CÁC DẠNG NHÂN VẬ T TRÍ

2.2.2.3Dạng trí thức tiểu tư sản tự ý thức về bi kịch của chính mình

đánh bại . Cũng chính vì thế mà con người , đặc biệt là lớp trí thức tiến bộ trong xã hội hiện nay phải nhận thức được kẻ thù nguy hiểm và

đáng sợ đó để loại bỏ nó ngay từ đầu để cái tôi đơn thuần trong mỗi người không phát triển thành chủ nghĩa cá nhân ích kỉ . Để thực hiện

được điều này , thì lớp thanh niên trí thức phải luôn ý thức lợi ích cá nhân phải gắn liền với lợi ích xã hội , cá nhân chịu sự chi phối , điều hành của xã hội .

Xã hội tiến bộ , con người cần có tầm nhìn rộng lớn hơn , con người không chỉ sống cho bản thân mà còn sống cho người khác . Với ý nghĩa đó truyện ngắn viết về người trí thức tiến bộ của Lỗ

Tấn đã thật sự mang ý nghĩa giáo dục không chỉ cho xã hội Trung Quốc lúc bấy giờ mà cho đến ngày nay ý nghĩa giáo dục ấy vẫn tồn tại và được con người ở mỗi thế hệ phát huy cao nhất , điều này không chỉ thể hiện ở xã hội Trung Quốc hiện đại mà còn cả thế giới trong

đó có Việt Nam chúng ta .

2.2.2.3 Dng trí thc tiu tư sn tý thc vbi kch ca chính mình chính mình

Ta đều biết , có một thế giới nhân vật trí thức đông đảo trong truyện ngắn của Lỗ Tấn . Đó là Khổng Ất Kỷ (Khng t K) , Trần Sĩ Thành (Lung ánh sáng ) , Cao Cán Đình (Cao Phu Tử ) , Tứ Minh (Miếng xà phòng ) đều thuộc giới trí thức bạc nhược , tiêu cực , không tự ý thức về bản thân . Đó là Phương Huyền Xước (Tết đoan ng) thuộc giới trí thức đớn hèn , nhẫn nhục , tuy ý thức về bản thân , bất bình với hiện thực nhưng lại không có dũng khí đấu

tranh , trở thành kẻ vô tâm chỉ biết sống bo bo cho mình . Có đau khổ đấy , có hối hận đấy , có tự sỉ vả mình đấy để rồi sau đó lại tự

triết lí , thanh minh , biện hộ cho sự bất lực của mình và cuối cùng chìm sâu hơn trong vòng lẩn quẩn , cam chịu . Còn một đối tượng trí thức nữa _ giới trí thức tiên tiến , lương thiện , ôm ấp những hoài bão lớn lao . Mơ ước của họ không phải là giấc mộng nhỏ bé , bình thường như : danh vọng , tiền tài , hạnh phúc cá nhân mà là khát vọng cao cả gắn với công cuộc cải cách xã hội và đấu tranh cho quyền tự do dân chủ . Đương thời , khi tư tưởng phong kiến còn đè nặng lên mỗi con người , nhiều phần tử trí thức còng lưng bó gối , phó mặc cuộc đời cho số phận thì bộ phận trí thức tiên tiến này không bằng lòng cuộc sống đơn điệu , không quy thuận nếp sống an phận , đã thức tỉnh sâu sắc về ý thức cá nhân về cả về lẽ sống ở đời : Sống là phải đem đến cho cuộc đời những điều tốt đẹp , sống là góp phần làm cho cuộc đời có ý nghĩa hơn . Rủ bỏ cái bản chất nô lệ đã ăn sâu , bám chặt trong tiềm thức bao đời , họ đã dám khát khao , mong mỏi tìm đến , vươn tới những gì cao đẹp nhất . Những khát vọng kì vĩ , dự định lớn lao ấy đã biến họ trong con mắt của kẻ tầm thường trở nên “kì quái ” , “khác người ” . Tuy nhiên , bên cạnh cái tích cực , do địa vị kinh tế , chính trị bấp bênh , giới trí thức này cũng mang những nhược điểm vốn có : hay do dự , thỏa hiệp , dễ dao động và buông xuôi . Khi nhận thấy được sự đen tối của hiện thực xã hội , họ dễ dàng nảy sinh tâm lí bi quan , chán nản , thất vọng . Các lí tưởng cá nhân mỏng manh của họ không đủ sức chống chọi nổi hoàn cảnh khốc nghiệt . Cuộc đời bị vùi dập , hoài bão lớn lao tan vỡ , tấn bi kịch trong tâm hồn họ cũng rướm máu . Từ chỗ có lí tưởng “mun xong pha vi đời ” , họ dần dần mất niềm tin , chỉ còn biêt kéo lê cuộc sống thảm hại qua chuỗi ngày vô vị , tẻ

nhạt . Càng gắng gượng giãy giụa , tìm lối thoát , họ càng bị bủa vây , thắt chặt hơn trong ngao ngán , lẻ loi , khổ đau , bế tắc . Hai truyện “Trong quán rượu ” (Ti tiu lu thượng ) “Con người cô

độc ” (Cô độc gi) đã đi sâu phản ánh bi kịch tinh thần của bộ phận trí thức này , những con người khắc khoải , bàng hoàng , trở thành người xa lạ trước thời cuộc .

Trong quán rượu ” và “Con người cô độc ” có ba người kể

chuyện trong đó có một người xuất hiện thứ yếu (cụ Phát trong tác phẩm “Trong quán rượu ” ) kể về cái chết của nhân vật Thuận (lời kể

chỉ có 1 / 1 4 trang sách dịch ) và bà nội thằng bé Lương (chiếm 2 / 3 0 trang sách dịch ) kể về nhân vật Ngụy Liên Phù trước khi chết phần chủ

yếu trong hai truyện trên là lời của hai nhân vật chính . Hai người kể

này là hai chủ thể mang ý thức độc lập về tính cách và tư tưởng , họ

vừa có nét tương đồng vừa có nét đối lập . Tuy giữ vai trò chính _phụ

khác nhau nhưng không ai trong số họ có thể thiếu được trong kết cấu tự sự người này hổ trợ người kia , góp phần làm nổi bật đặc

điểm tính cách , tư tưởng của mỗi người làm sâu sắc thêm ý nghĩa chính thể tác phẩm .

Làm nhiệm vụ dẫn dắt kể lại toàn bộ câu chuyện là người kể

xưng tôi , được coi là người trần thuật thứ nhất (người nắm quyền kể toàn bộ câu chuyện , không ngừng can dự vào câu chuyện bằng nhiều hình thức ) . Các tác phẩm đều bắt đầu và kết thúc bằng lời kể

của nhân vật phát ngôn này . Nhân vật chính trong hai truyện này là Lã Vi Phủ (Trong quán rượu ) và Ngụy Liên Phù (Con người cô

độc ) được coi là nhân vật trần thuật thứ hai . Hai nhân vật trần thuật ở từng câu chuyện có sự giao lưu hai chiều . Nếu không có sự

dẫn dắt và giao lưu của nhân vật người kể chuyện “tôi ” thì tính cách của Lã Vi Phủ và Ngụy Liên Phù không thể thực hiện trọn vẹn , ngược lại , nhờ có quá trình giao lưu với các nhân vật chính mà tính cách của nhân vật người kể chuyện “tôi ” với vai trò là nhân vật phụ cũng hiện lên một cách tự nhiên , chân thực . Qua tiếp xúc với các nhân vật , người đọc dễ dàng nhận thấy cả hai nhân vật phát ngôn tự sự trong hai tác phẩm đều là những trí thức thất bại ,

đang trong tâm trạng cô độc , chán chường , hoang mang … .tất cả

đều ẩn chứa những nét nào đó gần gũi với ý thức , tư tưởng tình cảm của nhà văn Lỗ Tấn .

Trước hết , thông qua sự giao lưu giữa nhân vật “tôi ” và Lã Vi Phủ (Trong quán rượu ) chúng ta thấy thái độ kinh ngạc và thất vọng của nhân vật “tôi ” trước sự thoái hóa về tư tưởng của người bạn cũ _người mà trước đây cũng hăng hái cùng với nhân vật “tôi ” bàn chuyện sôi nổi về nước Trung Hoa mới “bàn hết ngày này

sang ngày khác phương pháp ci cách nước Trung Hoa ” . Từ một thanh niên nhiệt tâm , Lã Vi Phủ trở thành một con người mất hết nhuệ khí , niềm tin , chẳng còn muốn quan tâm đến điều gì “cái gì cũng mun qua loa cho xong chuyn thì thôi ” . Điều mà nhân vật “tôi thấy đáng buồn nhất là trong sự đổ vở , chán chường , chí khí tiêu mòn , Lã Vi Phủ chỉ biết tiêu phí ngày tháng , thời gian của anh ta vào những việc tẻ ngắt mà chính bản thân anh ta cũng biết là vô nghĩa lý “Tôi bây gikhông biết mt cái gì , ngày mai đây làm gì cũng không biết , phút sp đến cũng thế . Bi kịch của Lã Vi Phủ ở chỗ , tuy ý thức

được sự bạc nhược tinh thần của mình nhưng anh ta cảm thấy hoàn toàn vô vọng .

Ngụy Liên Phù (Con người cô độc ) cũng trong tâm trạng đó . Từng được tiếp thu nền tư tưởng tiến bộ , từng mong ước , kỳ vọng vào sự thay đổi tương lai nhưng khi vấp phải hiện thực phủ phàng , anh ta vứt bỏ tất cả . Cái xã hội tồi tệ làm cho cuộc sống anh ta trở (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

nên bi đát hơn bao giờ hết , đến một cái tem cũng không có tiền mà mua . Nhiệt huyết khô trụi , mất niềm tin , anh ta hận đời , chán sống . Có lúc cũng nghĩ đến cái chết “Chính tôi cũng cm thy mình

không đáng sng na ” nhưng anh ta không có đủ gan để chết và anh phải gượng sống , sống để trả thù đời . Rồi “như con tm , anh tba xung quanh anh mt tkén , nht mình trong đó ” , chính mình làm cho mình cô độc . Một sự tự vấn “Tt cnhng gì xưa kia tôi thù ghét , phn đối , bây gitôi làm hết . Tt cnhng gì xưa tôi sùng bái , chtrương , bây gitôi bhết ” . Cự tuyệt với quá

khứ , tương lai mờ mịt , tạm sống lây lất , nhân vật Ngụy Liên Phù tự tìm cách đào thải mình . So với Lã Vi Phủ , Ngụy Liên Phù phức tạp hơn nhiều . Bi kịch tinh thần của anh ta cũng nặng nề hơn . Trong con người này luôn có mâu thuẩn gay gắt , một mặt anh ta tìm mọi cách thoát khỏi tình cảnh khốn khó về vật chất , chỉ để

“tiếp tc sng ” , mặt khác , anh ta lại tự coi khinh kiểu sống “thiếu tư cách ” của mình . Sau khi bước chân vào chốn thượng lưu , bề

ngoài anh ta tỏ ra vui vẻ , tự đắc nhưng trong lòng là nỗi đau , nỗi tuyệt vọng .

Cả hai nhân vật người trí thức này không muốn bị chết nhưng về tinh thần , cả hai đã bị hủy diệt , chỉ còn thân xác mà thôi . Qua ngôn ngữ của người kể chuyện xưng “tôi ” , người đọc đồng thời nảy sinh nhiều suy nghĩ , cảm xúc với hai nhân vật này : vừa cảm thong , thương xót , vừa đáng giận , đáng trách , lại vừa không biết cách gì giúp họ thoát khỏi bể khổ trầm luân bấy giờ …

Xét cho cùng , điều đáng quý nhất ở đối tượng trí thức này là tuy cuộc sống vô mục đích nhưng họ vẫn còn giữ lại tấm lòng yêu thương của một con người đối với người thân của mình : với Lã Vi Phủ đó là hành động đi tảng mộ cho em , mua nơ kẹp tóc tặng cháu gái … ; với Ngụy Liên Phù đó là tình cảm trìu mến đối với những

đứa trẻ con nhà chủ trọ … Những điều này cho ta thấy cuộc sống thực là cực nhọc nhưng không thể giết chết tình người nồng ấm .

Có thể lý giải nguyên cớ vì sao hai nhân vật trên tiêu biểu cho loại trí thức đầy bi kịch kia có tâm trạng như vậy : đổ vở lý tưởng , khắc khoải , cô độc , bàng hoàng . Tác giả Lỗ Tấn đã nói rất rõ bi kịch tinh thần của người trí thức : nguyên nhân xã hội , nguyên nhân ở chính đối tượng trí thức không đủ dũng khí kiên quyết để nuôi dưỡng nhiệt tâm , để rồi nó leo loét , tàn lụi .

Sở dĩ , Lỗ Tấn đề cập đến một cách rõ ràng và chính xác đến như vậy là bởi nó chính là tâm trạng , là sự tự vấn ở bản thân ông . Có nghĩa là Lỗ Tấn đã từng trải niếm sự thống khổ như thế ,

từng có lúc “bàng hoàng ” bởi đổ vở , sự xa lánh của người đời , sự hụt hẫng ở tinh thần . Nhưng ở Lỗ Tấn , ông không thể nào sống chung với sự đời vô nghĩa lý , nhàm chán . Hơn nữa , ý thức kiên quyết triệt để thuở thanh niên liên quan đến suy nghĩ về người dân Trung Hoa và cả thân nhân của nhà văn . Vì vậy , dễ hiểu là loại trí thức đã

được nhà văn đề cập ở đây rất dễ nhận được sự đồng cảm , tương thông của đọc giả và của chính ông , vì đó cũng là hình bong phản chiếu tâm tư , suy nghĩ của nhà văn ) .

Hình ảnh Lã Vi Phủ và Ngụy Liên Phù tự phá hủy cuộc đời , lý tưởng của mình bằng những công việc vô nghĩa lý , chẳng đâu vào đâu cũng tương tự như hình ảnh của nhà văn trong cuộc đời thực : bao năm trời bị thái độ bi quan , tiêu cực án ngữ , quằn quại trong nỗi buồn chán vô hạn , tìm mọi cách làm cho tâm hồn mình tê dại đi . Đề cập đến giới trí thức kiểu này có nghĩa là nhà văn tự nói về mình tận đáy lòng . Đây là việc làm có ý nghĩa sâu sắc . Sự hoài nghi , thất vọng , bi quan , suy sụp tinh thần của các nhân vật vừa phản ánh cảm nhận cá nhân của tác giả , vừa phản ánh tâm trạng chung của giới trí thức đương thời . Không ít nhà nghiên cứu cho rằng , cuộc đối thoại giữa nhân vật “tôi ” với nhân vật Lã Vi Phủ là phản ánh quá trình tự đối thoại trong tư tưởng Lỗ Tấn . Mỗi nhân vật trong hai nhân vật ấy cũng là một trong hai mặt của “cái tôi ” tác giả . Và trong mỗi nhân vật lại nảy sinh mâu thuẩn nội tại của ý thức nhà văn . Cũng vậy , xung đột diễn ra nơi nội tâm sâu thẳm của nhân vật Ngụy Liên Phù ít nhiều có liên thông đến nội tâm của tác giả … Thông qua các nhân vật , tác giả không chỉ thể hiện tâm trạng bi phẩn của mình mà còn tiến hành thẩm vấn , nhìn lại tâm hồn mình . Cái tôi của mỗi người là kẻ thù lớn nhất của mỗi người . Vì lẽ đó , con người phải luôn biết vượt lên chính mình và tiền hành cuộc chiến hàng ngày với chính bản thân mình . Không phải mọi cái tôi đều có thể sửa đổi , nhưng phải để nó đối diện với chính nó thì mong ra mới có cơ hội . Trên cơ sở này , hai truyện viết về hai

nhân vật trí thức trên thực chất thể hiện tinh thần tự giải phẩu của chính bản thân tác giả . Ngòi bút Lỗ Tấn đã dũng cảm nhìn sâu vào mình , vào tầng lớp mình để nghiêm túc phân tích , mổ xẻ , cùng là mục đích qua đó tìm lối thoát cho cả một lớp người , cho cả một xã hội _một xã hội bệnh tật với những con người “cthxác và tâm hn đều nhum bnh ” .

Như vậy , theo điểm nhìn đa tuyến nhưng trong hai tác phẩm này mang tính hướng nội , kể theo điểm nhìn của ý thức nhân vật , trạng thái tinh thần nổi rõ lên như ý nghĩ , cảm giác , cảm xúc … , nhân vật “tôi ” cũng đang hoạt động tư duy : kể và suy gẫm , kể và

độc thoại , kể và tự ý thức …là những thủ pháp kể chuyện (trần thuật ) độc đáo qua hai tác phẩm nay của Lỗ Tấn .

Hai truyện trên tác động cùng lúc cả lý trí và tình cảm , trí tuệ

và cảm xúc của người đọc , để lại bao nhiêu suy gẫm , nhất là những ai tự cho mình là người trí thức hôm nay .

Một phần của tài liệu CÁC DẠNG NHÂN VẬT TRÍ THỨC TIỂU TƯ SẢN TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA LỖ TẤN (Trang 63 - 70)