Chương 2 CÁCH NHÌN V ỀNG ƯỜI TRÍ THỨC TIỂU TƯ SẢN VÀ CÁC DẠNG NHÂN VẬ T TRÍ
2.2.2.1 Dạng nhân vật trí thức tiểu tư sản là cặn bã trong xã
Lỗ Tấn viết truyện ngắn về đề tài người trí thức tiểu tư sản trên cơ sở kế thừa và phát huy những giá trị nghệ thuật của nền văn học hiện thực phê phán ở phương Tây và ở nước Nga thế kỉ
XIX , cụ thể đó chính là loại hình nhân vật “con người thừa ” _con người bé nhỏ đáng thương trong xã hội . Đây là một khái niệm ra
đời đầu tiên và phát triển mạnh mẽ ở các nước Nga và Tây Âu thế
kỉ XIX . Khi nhắc đến loại hình nhân vật này , chúng tôi nghĩ ngay
đến Epqhênhi Ônêqha , nhân vật chính của bộ tiểu thuyết Epqhênhi Ônêqha (Puskin ) . Đây là một con người sống không có mục đích , sống buồn bã , cô đơn không biết đến mọi việc xung quanh , không làm được việc gì cho đời và cuối cùng trở thành con người thừa của xã hội .
Dạng nhân vật con người thừa , con người cặn bã của xã hội trong thuyện ngắn của Lỗ Tấn , tuy xuất hiện sau nhưng Lỗ Tấn đã khám phá loại hình nhân vật này một cách sâu hơn , có phần phát triển cao hơn so với các nhân vật phê phán hiện thực ở Nga và Tây Âu thế kỉ XIX . Nếu hầu hết các nhân vật con người thừa ở Phương Tây thế kỉ XIX là những thanh niên quý tộc giàu có có học thức , tài năng , tuổi trẻ nhưng lại sống vô vị không mục đích , sống mòn
mõi tầm thường như chàng Epqhênhi , thì trong truyện ngắn của Lỗ
Tấn , loại nhân vật này hầu hết họ xuất thân là những nhà văn , nhà giáo , những người trí thức có chữ nghĩa nhưng hết thời và trở nên lạc lỏng cố hủ , lỗi thời như Khổng Ất Kỷ , Trần Sĩ Thành .
Có thể thấy điểm khác biệt giữa nhân vật con người thừa trong tiểu thuyết hiện thực phê phán Phương Tây thế kỉ XIX với nhân vật con người thừa trong truyện ngắn của Lỗ Tấn là : nhân vật con người thừa trong tiểu thuyết hiện thực phê phán Phương Tây thế kỉ
XIX không tự ý thức được sự “sống thừa ” , “đời thừa ” , còn nhân vật con người thừa trong truyện ngắn của Lỗ Tấn luôn tự ý thức được sự “sống thừa ” , “đời thừa ” của mình .
Thật vậy , nếu chúng ta phân tích lại nhân vật Epqhênhi của Puskin và nhân vật Trần Sĩ Thành của Lỗ Tấn thì ta sẽ thấy rõ sự
khác biệt này . Cả hai nhân vật này đều là nạn nhân , là sản phẩm do hoàn cảnh xã hội tạo ra . Nhưng Epqhênhi là sự cam chịu , chấp nhận hiện thực và thích nghi với cuộc sống đó của tầng lớp thanh niên quý tộc đương thời . Trần Sĩ Thành thì trái lại , trong cuộc sống bế tắc , chàng vẫn quyết đi tìm luồng ánh sáng mới , muốn vươn đến những ước mơ tốt đẹp nhưng bị xã hội vùi dập . Rõ ràng con người thừa của Lỗ Tấn có bước tiến bộ hơn vì họ không chấp nhận cuộc sống thừa , luôn muốn dứt bỏ nó , chối bỏ nó , nhưng lại không thể nào cưỡng lại hiện thực cuộc sống . Vì thế cuối cùng Trần Sĩ Thành đã chết đuối khi chưa tìm thấy nguồn ánh sáng của cuộc đời mình . Dù sự phản ứng của họ ở mức độ nhất định nhưng cũng thể hiện được sự tiến bộ của Lỗ Tấn trong quá trình sáng tạo loại hình nhân vật này .
Khi tìm hiểu về dạng nhân vật trí thức tiểu tư sản là những con người cặn bã , là con người thừa trong xã hội , chúng ta không quên nhắc đến nhân vật Khổng Ất Kỷ (Khổng Ất Kỷ ) . Ông ta là một đồ nho bị nền giáo dục phong kiến đầu độc , là một sản phẩm còn sót lại của xã hội phong kiến . Ông ta suốt cuộc đời ôm mộng
công danh phú quý . Đi thi nhiều lần không đỗ , giấc mộng công danh không thành do dốt nát nhưng vẫn không tỉnh ngộ đến nỗi biến thành một con mọt sách Thánh hiền , luôn mở miệng là “chi , hồ , giả , dã ” (đây là các hư tự trong văn ngôn cổ , ý là nói chữ
nghĩa trong sách , tỏ ra có học hơn người ) . Sống trong hoàn cảnh xã hội lố lăng , nhiễu nhương , xã hội mà cái cũ và cái mới cùng song song tồn tại , cùng đấu tranh lẫn nhau , cái cũ đã suy tàn nhưng cái mới chưa kịp đến , chưa đủ sức đẩy lùi cái cũ . Xã hội
đương thời đang dần dần đào thải Nho học để hấp thụ Tây học thì một nho sĩ , một trí thức cũ , lạc hậu như Khổng Ất Kỷ thì làm sao mà không rơi vào bi kịch .
Với nghệ thuật xây dựng nhân vật theo phương pháp “điểm nhãn ” (vẽ rồng chấm mắt ) truyền thống , Lỗ Tấn đã vẽ nên một Khổng Ất Kỷ với bộ dáng thật kỳ lạ , xấu xí và có đôi chút đáng sợ . Nhìn vào ngoại hình đó , chúng ta có thể hiểu một phần nào nội tâm bên trong nhân vật , vì ngoại hình cũng là một yếu tố để tính cách nhân vật được bộc lộ ra , nghệ thuật xây dựng nhân vật của nhà văn có thành công hay không cũng tùy thuộc vào điều đó .
Đối với Lỗ Tấn , người không chú trọng đến vấn đề xây dựng ngoại hình nhân vật , Lỗ Tấn chỉ xây dựng nhân vật xuất phát từ
mục đích bộc lộ được nội tâm nhân vật , mổ xẻ căn bệnh tinh thần của nhân vật , cũng chính vì thế phương pháp “điểm nhãn ” (vẽ
rồng chấm mắt ) là phương pháp tối ưu nhất mà nhà văn lựa chọn để
thực hiện lập trường nghệ thuật mà ông đã vạch ra từ lúc bắt đầu văn nghiệp , đó là “chấn hưng dân khí ” , chữa bệnh tinh thần cho dân tộc .
Trên cơ sở đó , Lỗ Tấn xây dựng nhân vật Khổng Ất Kỷ cũng không ngoài mục đích đó . Ông không quan tâm nhiều đến vẽ
Khổng Ất Kỷ như thế nào , mà quan trọng là ngoại hình của Khổng
Ất Kỷ sẽ nói lên được điều gì . Thật vậy , Lỗ Tấn chỉ dùng vài dòng
phát họa đơn giản như thế , Khổng Ất Kỷ đã dần dần bộc lộ được bản chất bên trong tâm hồn của mình . Trước hết , Khổng Ất Kỷ là một con người khác người , khác người ngay từ ngoại hình “một bộ
râu lồm xồm , rối như mớ bòng bong ” , “áo tuy là áo dài nhưng vừa bẩn vừa rách , hình như hơn mười năm nay chưa vá và cũng không hề giặt ” . Rõ ràng đây là một con người không quan tâm đến bề
ngoài của mình , điều này cho thấy ông là một người cẩu thả , sống hời hợt , không mục đích , sống một kiếp sống thừa , sống tạm bợ lạc lõng , cuộc sống hiện tại thì vất vã , nghèo khổ , còn tương lai thì mù mịch không lối thoát . “Bác Khổng Ất Kỷ là một người có ngoại hình như thế thì có mấy ai dám đến gần . Chính ngoại hình của bác cũng góp phần đẩy bác ra xa xã hội loài người . người độc nhất mặc áo dài lại đứng trước quầy uống rượu ” . Đó là một Khổng Ất Kỷ qua lời kể của một cậu bé làm việc trong quán rượu Hàm Thanh kể lại , nhân vật xưng “tôi ” _người kể chuyện .
Hình ảnh nhân vật Khổng Ất Kỷ xuất hiện ở quán Hàm Thanh thì mới là bức họa chân dung Khổng Ất Kỷ toàn vẹn , sinh
động nhất . Lỗ Tấn đã để cho Khổng Ất Kỷ xuất hiện tại quán rượu
để nhân vật bộc lộ hết những nét cố hủ , lỗi thời của một trí thức lạc hậu trong buổi giao thời đầy khủng hoảng . Ở quán rượu Hàm Thanh , hầu hết những người đứng uống rượu trước quầy đều là những bạn áo cộc . “Chỉ có những vị khách áo dài mới đi vào tận phòng trong gọi rượu , gọi thịt , ngồi xuống khề khà ” . Chỉ riêng Khổng Ất Kỷ cũng là một vị khách mặc áo dài nhưng bác ta lại
đứng trước quầy uống rượu như những người khách áo cộc , là những người lao động nghèo , những người thợ đi làm về ghé quán
để nhấm nháp chút rượu . Lỗ Tấn đã thật sự thành công khi xây dựng chi tiết này , chiếc áo dài đã không giúp Khổng Ất Kỷ gia nhập vào hàng ngũ những người giàu sang quyền quý như những người khách áo dài sang trọng khác đến quán rượu Hàm Thanh , nhưng hành động đứng trước quầy uống rượu cũng không đẩy bác
vào hàng ngũ những người lao động nghèo khổ . Khổng Ất Kỷ trở nên lạc lõng giữa cuộc đời , quán rượu nhỏ là hình ảnh của một xã hội thu nhỏ . Trong cái xã hội ấy , Khổng Ất Kỷ không thể là một khách áo dài hạng sang vì bác không có nhiều tiền , nhưng cũng không là khách áo cộc , những người lao động nghèo vì bác là một nho sĩ mặc áo dài . Chỉ một chi tiết nhỏ nhưng Lỗ Tấn đã làm cho nhân vật trở
thành một cái bóng dật dờ , không ai chấp nhận , Khổng Ất Kỷ lạc loài ngay trong xã hội loài người , chiếc áo dài đã đẩy bác ra xa xã hội mà bác đang sống . Nói cách khác chính những tư tưởng lỗi thời lạc hậu của chế độ phong kiến đã đẩy Khổng Ất Kỷ trở nên xa cách với xã hội loài người .
Chi tiết : “Bác ta nói chuyện với ai , mở miệng ra là chi hồ
giả dã đã làm cho người ta chẳng hiểu gì hết ” đã làm cho nhân vật Khổng Ất Kỷ nổi bậc lên là một con người lạc lõng , gàn dở , là một con người đại diện cho những tàn dư cặn bã của nền học vấn đã cũ , lỗi thời . Những thứ tư tưởng cặn bã của xã hội cũ như đã ngự trị
trong tiềm thức của Khổng Ất Kỷ đến nỗi cứ mỗi lần mở miệng là bác ta cứ “chi , hồ , giả , dã ” , ngay cả cái tên của ông ta cũng cho thấy ông là một tín đồ sùng đạo Khổng . “Vì bác ta họ Khổng nên người ta mới lấy ba chữ Khổng Ất Kỷ trong cái câu khó hiểu : Thương đại nhân Khổng Ất Kỷ in son bên các thiếp đồ mà đặt biệt hiệu cho ” .
Việc đặt tên cho nhân vật cũng mang ý đồ của nhà văn . Chẳng hạn nhân vật chính trong AQ chính truyện là một người không tên , không họ . Để cho nhân vật AQ không có tên , nhà văn
đã diễn tả một kiếp sống của AQ trần trụi , phê phán , vạch trần bộ
mặt xấu xa của một xã hội mà cái quyền tối thiểu nhất , cao nhất trong mỗi con người mà không thể có một luật pháp nào bác bỏ được , đó là quyền có một cái tên , vì đã là con người thì phải có họ
tên . AQ không có họ tên thì chẳng khác nào một con vật không hơn không kém . Phải chăng xã hội bất công tàn nhẫn ấy đã cướp đi
tất cả của AQ , ngay cả cái tên , quyền làm người cuối cùng của anh ta ?
Đối với vấn đề đặt tên cho nhân vật Khổng Ất Kỷ , Lỗ Tấn cũng gửi gắm một ý đồ nghệ thuật sâu sắc . Cái tên Khổng Ất Kỷ
làm người đọc liên tưởng đến Khổng Tử và chắc hẳn Khổng Ất Kỷ
là tín đồ của cụ Khổng . Nhưng giữa hoàn cảnh xã hội đang đào thải Nho học để tiếp thu nền văn minh tiến bộ của Tây học thì giáo lý của Khổng Tử đã lỗi thời , không còn phù hợp với xã hội đang tiến bộ . Khổng Ất Kỷ xuất hiện trong tác phẩm với tư cách là nhân vật đại diện cho những tư tưởng Nho giáo , là tín đồ trung thành của cụ Khổng . Điều này không chỉ thể hiện ở cái tên mà còn thể
hiện ở tư tưởng của ông nữa . Khổng Ất Kỷ tiếp thu tư tưởng “trăm nghề đều hèn hạ , chỉ đọc sách là cao quý ” (Vạn ban giai hạ phẩm , duy hữu độc như cao ) một cách sâu sắc , triệt để , để rồi chính cái tư tưởng ấy đã đầu độc ông đến mức coi việc ăn cắp sách không phải là hành động ăn cắp bởi vì chỉ có những người biết chữ mới lấy sách .
Từ những biểu hiện ở chỗ lạc lõng , ngược đời , không đúng chỗ , không hợp thời , từ ngoại hình cho đến tính cách , tư tưởng , Khổng Ất Kỷ đã bị xã hội đào thải , không dung nạp , ông đã trở
thành một thành phần cặn bã của xã hội Trung Quốc lúc bấy giờ . Tại quán rượu Hàm Thanh , một xã hội Trung Quốc thu nhỏ , Khổng
Ất Kỷ đã bị mọi người khinh bỉ , giễu cợt và họ xem ông như một con rối để mua vui . Khổng Ất Kỷ không khác gì một cổ máy đã lỗi thời đang đứng trước nguy cơ thời đại công nghiệp mới tẩy chay , ông đã trở nên “thừa ” trong xã hội mới trên đà phát triển . Chất thừa trong con người Khổng Ất Kỷ được mọi người khẳng định qua câu nói : “Bác Khổng Ất Kỷ mua vui cho người ta vậy đó , nhưng không có bác thì cũng thế thôi ” . Thật vậy , Khổng Ất Kỷ sẽ bị xã hội đào thải , đó là vấn đề sớm hay muộn mà thôi .
Mặt khác , Lỗ Tấn viết về người trí thức không chỉ vì muốn vạch trần những nét tiêu cực , bi lụy hay những thói hư tật xấu để
cười cợt , chê bay họ . Lỗ Tấn lên án Khổng Ất Kỷ , vạch trần bản chất của một nho sĩ đã lỗi thời , lạc hậu , cặn bã nhưng rõ ràng nhà văn đã không chê cười Khổng Ất Kỷ . Với một giọng văn thật bình tỉnh , khách quan , pha chút lạnh lùng , Lỗ Tấn miêu tả Khổng Ất Kỷ
mang đầy đủ bản chất của một con người , con người ấy dù bị xã hội vùi dập , dù bị đồng loại xa lánh , bài trừ khỏi cộng đồng xã hội loài người nhưng con người ấy vẫn có bản tính hướng thiện , điều này hoàn toàn đúng với quan niệm nghệ thuật về con người trong tác phẩm văn chương của Lỗ Tấn mà chúng tôi đã trình bày ở phần
đầu . Khổng Ất Kỷ vẫn mang những phẩm chất tốt đẹp mà chưa chắc một con người bình thường hơn Khổng Ất Kỷ trong xã hội lúc bấy giờ có khả năng làm được , đó chính là tấm lòng yêu thương trẻ
con , những mầm móng tương lai của đất nước .
Một con người có phẩm chất tốt đẹp như thế lẽ ra phải có một cuộc sống tốt đẹp hơn . Nhưng phải chăng vì sinh ra nhằm thời đại mà cuộc đời Khổng Ất Kỷ đã trở thành bi kịch ? Nhưng cũng một phần do chính bản thân ông không biết tự sửa đổi để thích ứng kịp thới với những đổi thay của xã hội . Dẫu sao Khổng Ất Kỷ là nạn nhân cũng là sản phẩm được xã hội phong kiến đào tạo , xã hội ấy đã đẩy Khổng Ất Kỷ rơi vào bi kịch , Khổng Ất Kỷ đáng thương nhiều hơn đáng trách .
Đối với loại trí thức tiểu tư sản như Khổng Ất Kỷ , Lỗ Tấn đã tỏ rõ thái độ “thương vì họ bất hạnh , giận vì họ u mê ” . Những người trí thức như Khổng Ất Kỷ , bên cạnh việc loại trừ những tàn dư của chế độ cũ như tư tưởng cổ hủ , lạc hậu , không hợp thời …thì vẫn có thể giữ lại được những phẩm chất tốt đẹp bên trong con người ấy , đó là lòng yêu thương con người , yêu thương những đứa trẻ . Chính phẩm chất tốt đẹp ấy đã níu kéo Khổng Ất Kỷ , giúp ông không bị liệt vào danh sách những nạn nhân không thuốc chữa của