Chương 2 CÁCH NHÌN V ỀNG ƯỜI TRÍ THỨC TIỂU TƯ SẢN VÀ CÁC DẠNG NHÂN VẬ T TRÍ
2.2.2.2 Dạng trí thức tiểu tư sản tiến bộ nhưng chưa triệt để đến cùng
đến cùng
Vấn đề hôn nhân tự do , giải phóng cá tính là nhu cầu cần thiết của tầng lớp thanh niên trí thức trong xã hội Trung Quốc lúc bấy giờ . Giống như lời nhận xét của nhà văn không tên trong tác phẩm “Một gia đình hạnh phúc ” : “Trong óc thanh niên bây giờ , vấn đề nào là vấn đề lớn nhất nhỉ ? Nói chung là nhiều lắm , nhưng phần lớn đều xoay quanh câu chuyện tình yêu , hôn nhân , gia đình mà thôi ” . Ai cũng mong muốn tìm thấy cho mình một tình yêu , một gia đình hạnh phúc trên cơ sở hôn nhân tự do , không ràng buộc , điều này không chỉ là mong ước của thanh niên trong xã hội lúc bấy giờ mà đó còn là vấn đề để thanh niên mọi thời đại đấu tranh tìm kiếm . Trong hoàn cảnh lịch sử xã hội buổi giao thời , tầng lớp thanh niên trí thức Trung Quốc đang đứng trước ngưỡng cửa hấp thụ nền văn minh phương Tây tiến bộ , xóa nhòa tư tưởng
bảo thủ , hôn nhân xếp đặt không còn phù hợp với thời đại . Họ
quan tâm đến lợi ích của cá nhân hơn , nên họ hăng hái đấu tranh
để tìm cho mình tình yêu tự do vượt ngoài những định kiến của xã hội .
Vì những lẽ đó , vấn đề trên đã trở thành một vấn đề nóng bỏng của xã hội , mà đã là vấn đề thời sự nóng bỏng thì ngòi bút của Lỗ Tấn không thể bỏ qua . Nhưng nhà văn đề cập đến vấn đề
giải phóng cá tính , hôn nhân tự do không dựa trên cơ sở phục vụ
cho những nhu cầu cá nhân . Theo Lỗ Tấn , tình yêu tự do , hôn nhân theo ý muốn không thể tồn tại trong một xã hội hỗ độn như thế , hôn nhân không thể đem lại hạnh phúc khi họ vẫn là nô lệ của một xã hội nửa thuộc địa nửa phong kiến thối nát , đen tối . Chính vì vậy , bằng ngòi bút văn chương , Lỗ Tấn đã chỉ ra cho chúng ta một vấn đề có ý nghĩa lớn nhất , tiến bộ hơn đó là : vấn đề giải phóng cá tính , hôn nhân tự do không thể tách rời vấn đề giải phóng xã hội , con người chỉ làm chủ được hôn nhân khi họ đã là chủ của xã hội , Lỗ Tấn muốn dùng văn chương của ông để thức tỉnh một lớp thanh niên trí thức trong xã hội , đang còn mê muội , chưa ý thức
được mối quan hệ biện chứng giữa tập thể và xã hội , những thanh niên chỉ chạy theo lợi ích của cá nhân mà quên đi lợi ích chung của cộng đồng xã hội , tự tách mình khỏi cộng dồng thì trước sau gì cũng rơi vào bi kịch đỗ vở . Hai nhân vật Tử Quân nà Quyên Sinh trong “Tiếc thương những ngày đã mất ” là hai trí thức tiểu tư sản tiêu biểu cho lớp thanh niên này .
Tử Quân và Quyên Sinh là hai trí thức tiểu tư sản tiến bộ , có thể gọi là những trí thức tân thời . Họ cũng giống như bao thanh niên trong xã hội lúc bấy giờ , họ tiếp thu những tư tưởng tiến bộ
tự do của Tây học , họ quan tâm đến vấn đề giải phóng cá tính và hôn nhân tự do và họ đã đấu tranh dũng cảm để thực hiện lý tưởng của mình . Nhưng những lý tưởng của họ đều xuất phát từ lợi ích cá nhân mà quên đi lý tưởng xã hội . Họ chưa có tầm nhìn rộng lớn ,
bởi chưa thấy được sự chi phối , điều hành của xã hội đối với cá nhân . Vì thế hôn nhân của họ không ra hoa kết trái và không thể
chống chọi với những thử thách nghiệt ngã của cuộc sống .
Tử Quân và Quyên Sinh là hai thanh niên cùng lý tưởng , họ
yêu nhau nhưng vì những định kiến của lễ giáo phong kiến không cho phép , gia đình của nàng Tử Quân là biểu tượng của lễ giáo phong kiến đã cản trở cấm đoán nàng không cho nàng yêu Quyên Sinh . Họ đã không lùi bước và đã dũng cảm đấu tranh để thực hiện lý tưởng của mình là yêu đương và kết hôn tự do . Trốn gia dình , cũng đồng thời là trốn tránh lễ giáo phong kiến , họ tìm đến một quán trọ nhỏ ở một nơi xa xôi và họ đã có một gia đình hạnh phúc . Nhưng gia đình nhỏ của họ có thể đem đến cho đôi vợ chồng ấy hạnh phúc mỹ mãng suốt đời không ? “Một túp liều tranh hai quả
tim vàng ” có bền vững không khi nó xây dựng trên nền tảng của những lợi ích cá nhân nhỏ bé ? Họ đã quên rằng , một khi những hủ
tục phong kiến vẫn còn đó , chế độ phong kiến vẫn còn đó thì đến lúc nào đó cũng sẽ tìm đến , dù họ có chạy trốn đến đâu thì thế lực
ấy cũng vẫn hiện hữu . Lễ giáo phong kiến đã bao trùm xã hội Trung Quốc trong suốt bốn ngàn năm “ăn thịt người ” , thế lực đen tối của nó vẫn bám theo họ , họ không thể trốn tránh , họ phải đấu tranh xóa bỏ nó một cách triệt để , phải đấu tranh xóa bỏ chế độ
phong kiến để tìm lấy hạnh phúc thật sự .
Qua hình ảnh của cặp vợ chồng Tử Quân và Quyên Sinh , Lỗ
Tấn cho ta thấy , lớp thanh niên trí thức tiến bộ của xã hội Trung Quốc lúc bấy giờ đã tiến bộ hơn , họ có ý thức đấu tranh để giành lấy hạnh phúc nhưng thật sự sự đấu tranh đó còn quá yếu ớt , không triệt để vì không có một nền tảng tư tưởng chính trị vững chắc . Hơn nữa vấn đề đấu tranh của họ lại xuất phát từ lợi ích cá nhân . Rõ ràng họ đang vùng vẫy trong đêm trường nô lệ . Ở những trí thức tiến bộ vẫn có những điểm tích cực và tiêu cực . Họ tích cực ở
lý tưởng yêu đương và hôn nhân tự do , họ tiêu cực vì lý tưởng đó không xuất phát từ lý tưởng xã hội bởi xã hội là nhân tố quan trọng có thể chi phối điều hành cá nhân . Lỗ Tấn tán thành sự tích cực của tầng lớp trí thức tiểu tư sản tiến bộ này , đây là một yếu tố
cần thiết để hình thành một lý tưởng cách mạng hoàn chỉnh , đủ sức thực hiện sứ mệnh giải phóng dân tộc . Nhưng đồng thời , Lỗ Tấn lên án gay gắt mặt tiêu cực trong lớp trí thức tiểu tư sản tiến bộ
này , bởi họ đấu tranh một cách yếu ớt , không có lập trường , chỉ vì lợi ích của bản thân mà quên đi kiếp sống lầm than của biết bao số
phận bi thảm khác trong xã hội , nhân dân đang sống trong kiếp sống nô lệ thì họ không thể thờ ơ , trốn tránh trong vỏ bọc ích kỉ
của chủ nghĩa cá nhân , Lỗ Tấn kêu gọi thức tỉnh lớp người tiến bộ
như Tử Quân và Quyên Sinh , nhà văn mong muốn họ xóa bỏ tư
tưởng sai lầm đó để đưa họ về đúng đường , đi đúng hướng .
Qua cuộc đời bi kịch của hai nhân vât Tử Quân và Quyên Sinh , Lỗ Tấn vạch ra cho lớp người trí thức tiến bộ thấy rõ hậu quả của việc tách rời lý tưởng cá nhân với lý tưởng xã hội , Tử
Quân và Quyên Sinh sau một thời gian ngắn ngủi sống trong niềm hạnh phúc của một hôn nhân như ý , họ dã dần dần rơi vào bi kịch . Họ sống hầu như đoạn tuyệt với xã hội bên ngoài . Họ không nghĩ đến mục tiêu đấu tranh lâu dài và căn bản . Bởi vậy khi mục đích kết hôn đã đạt là họ đã thỏa mãn và quên đi lý tưởng sôi nổi lúc ban đầu , chính nhờ lý tưởng ấy mà hai trái tim đã gặp nhau . Nhưng cho dù có trốn tránh từ bỏ và tự gói mình trong “cái kén ”của chủ
nghĩa cá nhân thì hiện thực cuộc sống xung quanh vẫn hiển hiện xung quanh họ , vẫn tác động đến họ có thể là trực tiếp hay gián tiếp . Giữa cơn sóng dữ dội của cuộc đấu tranh giai cấp khốc liệt thời bấy giờ làm sao có thể “một túp liều tranh hai quả tim vàng ”
được .
Dấu hiệu đầu tiên đánh dấu cuộc khủng hoảng tình yêu _hôn nhân của cặp vợ chồng này là vấn đề tiền nong . Chẳng bao lâu sau
Quyên Sinh thất nghiệp . Tiền bạc dù không là thứ yếu , tình yêu không xây dựng trên nền tảng của đồng tiền nhưng mọi chuyện không vui vẻ trong gia đình cũng xuất phát từ vấn đề tiền bạc mà ra . Gia đình của Tử Quân và Quyên Sinh cũng thế . Do ảnh hưởng trực tiếp của việc Quyên Sinh thất nghiệp mà tình yêu của họ bắt
đầu rạn nứt , họ dần dần chịu bó tay trước cuộc sống . Như đã dự đoán ngay từ đầu , tình yêu của họ trước sau gì cũng đổ vở , chủ
nghĩa cá nhân không thể là nền tảng dựng xây hạnh phúc cho con người , hạnh phúc của họ chẳng khác nào “một cái lâu đài bằng cát trước ngọn thủy triều thì còn trơ lại những mảnh vụn ” , tình yêu của họ không đủ sức để vượt qua những thử thách nghiệt ngã của cuộc sống . Tiền bạc không là tất cả nhưng là nguyên nhân của sự đổ vỡ . Thật vậy sự khủng hoảng về kinh tế dần dần đã dẫn đến sự
khủng hoảng trong tình yêu của vợ chồng Tử Quân và Quyên Sinh . Quyên Sinh dần dần nhận thức được cuộc sống , cách nhìn đời của anh có phần nhạy hơn và sâu hơn Tử Quân . Chàng đã phải thốt lên :
“Tình yêu phải được đổi mới luôn luôn , lớn dần lên và phải sáng tạo ” .
Nếu trước kia họ sống hết mình cho tình yêu , đấu tranh cho hạnh phúc cá nhân thì giờ đây họ lại chán ngán chính cái hạnh phúc gia đình mà họ đã phấn đấu để giành được . Tình yêu của họ đã đứng trên bờ vực thẩm . Chia tay là vấn đề tất yếu chỉ không biết là lâu hay mau . Họ không đủ sức để cùng nắm tay nhau chiến
đấu và họ đã đầu hàng một cách thảm hại . Tử Quân lại trở về với gia đình nàng , nơi mà trước đây nàng đã giác ngộ và bỏ đi , Tử
Quân chẳng khác nào một con chim đã có đủ sức xổ lồng nhưng bay một vòng rồi lại trở về cái lồng sơn son thiếp vàng của lễ giáo phong kiến . Quyên Sinh thì trở về cái hội quán nhỏ lạnh lùng , nơi gặp gỡ ban đầu của Tử Quân và Quyên Sinh , họ gặp nhau ở lý tưởng và cùng yêu nhau tại đây . Kết cục của họ là sự kết thúc của những số phận bi thảm , sống cuộc đời không lối thoát .
Thuở ban đầu Tử Quân và Quyên Sinh là hai thanh niên mang những lý tưởng sôi nổi của thế hệ trẻ trong xã hội . Họ yêu nhau , họ chiến đấu dũng cảm . Song vì xa rời thực tế , cô độc , không có lý tưởng kiên định nên cuối cùng chỉ lượn một vòng nhỏ
thì họ lại trở về nơi cũ . Hình ảnh của họ cũng chẳng khác nào chàng Lã Vi Phủ ( Trong quán rượu ) : “Ngày nhỏ nhìn thấy con ong con ruồi đậu một chỗ , bị cái gì làm giật mình liền bay đi nhưng lượn một vòng nhỏ lại trở về đậu xuống chỗ cũ thì cho rằng thật buồn cười và cũng thực đáng thương . Ngờ đâu bây giờ chính mình cũng bay về , chẳng qua là lượn một vòng nhỏ mà thôi ” . Thật vậy , dù mỗi dạng trí thức có những vấn đề trăn trở riêng nhưng nhìn chung sống trong xã hội Trung Quốc đương thời thì họ vẫn là những người sống không lối thoát , bế tắt , mãi chìm đắm trong ảo tưởng , xa rời thực tế .
Riêng với nhân vật Tử Quân , cô là nhân vật điển hình cho người phụ nữ tiến bộ chỉ mới xuất hiện sau phong trào Ngữ Tứ ,
đây là thời kì mà những tư tưởng dân chủ tư sản được truyền bá rộng rãi ở Trung Quốc . Trong bốn ngàn năm chế độ phong kiến thống trị , thì người phụ nữ chính là nạn nhân chịu hậu quả nặng nề
nhất của chế độ này . Người phụ nữ trong xã hội phong kiến mang kiếp sống của một nô lệ , sống lệ thuộc vào người đàn ông . Những lễ giáo phong kiến khắc khe luôn đè nặng lên vai người phụ nữ yếu
đuối , chẳng những “tam tòng tứ đức ” mà còn “phu tử tòng
tử ” …Chính vì vậy , khi nhìn lại lịch sử văn học Trung Quốc , chúng ta không thấy gì làm lạ về việc hình ảnh người phụ nữ rất ít xuất hiện trong văn học cổ Trung Quốc , có chăng cũng chỉ là tô điểm cho nhân vật nam chính . Ngay cả vào thời đại sau Ngũ Tứ thì nhân vật người phụ nữ vẫn là vấn đề kiên kị của nhiều cây bút đương thời .
Với tư cách là nhà văn , nhà tư tưởng lớn , nhà cách mạng vĩ đại , gánh vác sứ mệnh lịch sử , Lỗ Tấn đã truyền cho những người
phụ nữ bất hạnh thêm nghị lực , giao trách nhiệm chống lễ giáo phong kiến cho họ , những nạn nhân trực tiếp của lễ giáo phong kiến . Vì lẽ đó mà nàng Tử Quân đã dám dõng dạc tuyên bố : “Con người tôi là của tôi không ai có quyền can thiệp ” . Tử Quân là một tri thức đồng thời là một người phụ nữ tiến bộ . Nàng dám can đảm chống lại lễ giáo phong kiến , dám bước qua rào cản của gia đình
để đến với Quyên Sinh , đến với tình yêu tự do . Lời tuyên bố dứt khoát của nàng “không thể là lời tuyên bố của bất kì người phụ nữ
Trung Quốc nào trước cô , hai vai còn gánh nặng tam tòng tứ đức , cũng không thể là lời tuyên bố của bất kì người phụ nữ Trung Quốc nào sau cô , khi mà những tư tưởng dân chủ tư sản bắt đầu bộc lộ sự bất lực của nó ” [ 1 5 ;tr 4 2 ] . Lỗ Tấn đã tin tưởng vào Tử
Quân cũng như tin tưởng vào người phụ nữ Trung Quốc , ở Lỗ Tấn không có sự phân biện giai cấp , tầng lớp , là nam hay nữ , ông tin vào con người vào bản chất lương thiện của con người vì ông nghĩ
rằng không ai là không có khả năng làm cách mạng , ở mỗi người
đều chứa đựng tiềm năng ấy , chỉ cần ông cố gắng lay động họ thì tiềm năng cách mạng trong họ sẽ được đánh thức . Đối với những người phụ nữ , Lỗ Tấn thông cảm , chia sẻ với những bất hạnh mà họ phải chịu đựng khi sống dưới chế độ xã hội nam quyền ngự trị , ai ai cũng có quyền sống và quyền được làm người . Một trí thức tiến bộ như Tử Quân đã mang những tiềm năng làm cách mạng ,
điều này Lỗ Tấn rất đáng ghi nhận nhưng ở Tử Quân vẫn bộc lộ
những mặt yếu hèn của tư tưởng dân chủ tư sản . Nàng dám đứng lên đòi quyền sống chống lại thế lực phong kiến hung bạo nhưng lại xuất phát từ mục đích cá nhân nên nàng đã cam chịu thất bại và kết thúc bi kịch cuộc đời Tử Quân là cái chết uất ức của nàng .
Hình ảnh nàng trí thức tiểu tư sản tiến bộ Tử Quân đã làm chúng tôi nhớ đến nhân vật cô Ái trong truyện ngắn “Li hôn ” . Nếu nàng Tử Quân là người phụ nữ trí thức đầu tiên đòi quyền sống ,
đức ” đã đè nặng lên vai người phụ nữ Trung Quốc trong suốt bốn