b) Khối khử trùng
2.2.2 Một số hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt
Đối với từng ngôi nhà hoặc cụm ngôi nhà kết hợp chăn nuôi chúng ta có thể áp dụng mô hình xử lý nước thải sinh hoạt kết hợp như sơ đồ công nghệ sau: Bể tự hoại
Tưới rau Ao nuôi tảo Ao nuôi cá và vịt
Nước thấm
Nước rửa chuồng trại
Mêthane Nước pha loãng
Nước thải sinh
hoạt và Và chuồng
Hình 2.4: Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt kết hợp
Với hệ thống như trên hầu như khép kín vừa đảm bảo vấn đề môi trường mà còn mang lại giá trị kinh tế. Nhưng nó chỉ áp dụng được trên quy mô hộ hoặc cum dân cư nhỏ lẻ với nguồn nước ít độc hại. Hiện nay công nghệ này đã được áp dụng trên nhiều nước như Ấn Độ, Thái Lan, Việt Nam…
Ngoài ra sơ đồ hệ thống hồ sinh vật xử lý nước thải kết hợp nuôi cá cũng được áp dụng nhiều được thể hiện theo sơ đồ sau
Bể lắng Hồ kỵ khí Hồ tùy tiện Hồ nuôi cá làm thoáng tự nhiên Nước
Hình 2.6: Sơ đồ hệ thống hồ sinh vật xử lý nước thải kết hợp nuôi cá
Thông thường ao hồ nuôi cá có thời gian lưu nước từ 3-10 ngày và độ sâu từ 0,5-0,8 m . Với việc kết hợp nuôi cá trong bậc cuối của hồi sinh vật ba bậc theo Marais, 1974/27/, số lượng feca coliform có thể giảm xuống dưới 1000coli/100ml trong hồ sinh vật bậc ba. Đáp ứng được yêu cầu cho phép đối với nguồn nước nuôi cá theo quy định của tổ chức y tế thế giới.
Cũng kết hợp hồ sinh học nhưng hoàn thiện hơn về công nghệ đã được áp dụng tại thành phố Buôn Ma Thuột hiện tại (như đã được nêu trên).
Hình 2.6: Sơ đồ mặt bằng hệ thống xử lý nước thải thành phố Buôn Ma Thuột
Cũng xử lý nước thải sinh hoạt bằng phương pháp vi sinh vật nhưng đay là công nghệ hay được áp dụng hơn ở các đô thị lớn, có mức độ làm sạch cao hơn: Song chắn rác Bể lắng cát Aeroten Nước thải sau xử lý Bể lắng Bể metan Tháo nước tràn Tuần hoàn bùn Sục khí
Hình 2.7: Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt bằng vi sinh
Công nghệ xử lý nước thải với bùn hoạt tính ổn định, trong công nghệ này phần lớn chất ô nhiễm sẽ được xử lý tại bể Aeroten. Công nghệ này sẽ hoàn thiện hơn khi ta đưa bể khử trùng và bể điều hòa vào công đoạn cuối và đầu. Lúc đó hệ thống sẽ hoàn thiện hơn, Về mặt công nghệ thì khá hoàn chỉnh song khi nguồn nước đầu vào có sự Biến động mạnh hệ thống xử lý này có thể sẽ khó đáp ứng nổi, ví dụ như hàm lượng tổng N, tổng P tăng quá cao lúc đó nước đầu ra rẽ khó đạt tiêu chuẩn cho phép. Bở vì ni tơ, photpho hai thông số này đẻ xử lý triết để chung phải kết hợp xử lý kỵ khí và xử lý hiếu khí thì hiệu suất xử lý chung mới cao, khi chỉ có mình hiếu khí sẽ khó lòng triệt để chúng, dận đến nước thải đầu ra có vấn đề. Hơn nữa công nghệ này sẽ rất tốn kém năng lượng, hóa chất trong quá trình vận hành hoạt động.
Ngày nay khi nền kinh tế phát triển cuộc sống đa dạng, phong phú hơn làm cho thành phần tính chất nước thải khác hơn nhiều. Do đó công nghệ xử
lý nước thải ngày càng hiện đại, áp dụng công nghệ mới, hoàn thiện hơn, xử lý triệt để các thành phần trong nước thải. Như: bể lọc sinh học, Aeroten, màng lọc, kết hợp các công nghệ….
Sau đây em xin đề xuất công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt áp dụng cho thành phố Buôn Ma Thuột cũng như một số khu dân cư đô thị Việt Nam. Công nghệ này đáp ứng được mục đích làm sạch nguồn nước, thông số nước đầu ra thấp hơn tiêu chuẩn cho phép. Tận dụng được địa hình đồi núi, diện tích đất đai rộng lớn để tiết kiệm chi phí xây dựng, chi phí vận hành. Nước sau xử lý kết hợp nuôi cá tạo ra giá trị kinh tế.