Tổng chi phí xử lý nước thải trong một tháng:

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VÀ LỰA CHỌN CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI SINH HOẠT TẠI THÀNH PHỐ BUÔN MA THUỘT (Trang 150)

a) Xác định khối lượng cặn và lưu lượng cặn đưa vào bể

4.2.6 Tổng chi phí xử lý nước thải trong một tháng:

C = C1 + C2 + C3+ C4 = 407,16 + 722 + 20 + 25,5 + 10 = 1184,66triệu/ tháng triệu/ tháng

- Giá thành xử lý cho 1 m3 nước thải là: 1184660000 480 82000 30 xl G = = × (Vnđ /1m3 )

KẾT LUẬN

Trong suốt thời gian làm việc cố gắng, đề tài tốt nghiệp “Phân tích lựa chọn và tính toán thiết kế hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt thành phố Buôn Ma Thuột công suất 82000 m3/ngày. Đêm” đã hoàn thành.

Đề tài hoàn thành với một số kết quả thu được như sau:

+ Hệ thống thoát nước ở phố Buôn Ma Thuột thuộc tỉnh Dak lak là hai hệ thống độc lập tách biệt nhau. Hệ thống thoát nước mưa được xây dựng dọc hai bên các trục đường chính, hệ thống thu gom nước thải sinh hoạt tách biệt riêng với hệ thống thu gom nước mưa. Hệ thống thu gom nước thải sinh hoạt được đấu nối từ các hộ gia đình đây là hệ thống khép kín, được dẫn thẳng về nhà máy xử lý do địa hình dốc núi. Ngoài ra điều đặc biệt là theo quy hoạch hầu như trên khắp thành phố các hộ gia đình đều không sử dụng bể phốt mà nước thải được thải trực tiếp vào hệ thống thu gom. Do vậy nước thải mang đặc trưng riêng của khu vực:

+ Thành phần nước thải khu vực chứa hàm lượng chất hữu cơ, tổng nitơ, tổng phốt pho cao, như SS = 350 mg/l, COD = 570 mg/l, BOD5 = 350 mg/l, Nt = 25 mg/l, Pt = 8 mg/l.

+ Trên cơ sở phân tích tổng quan các phương án xử lý nước thải đô thị, đã đề xuất được phương án xử lý phù hợp đối với nước thải của khu vực, gồm các công trình và thiết bị: Công trình thu ( mương dẫn nước thải, song chắn rác, máng đo lưu lượng) – Hồ kỵ khí – Bể điều hòa thiếu khí – Bể Aeroten – Bể lắng II – Ngăn thu nước tái sử dụng – Bể nén bùn – Máy lọc ép dây đai.

+ Tính toán thiết kế hệ thống xử lý nước thải đô thị theo phương án đã đề xuất thu được kết quả:

•Ngăn tiếp nhận: cao 1,7m x rộng 2m x dài 2,3 m

•Mương dẫn nước thải: cao 1,4m x rộng 1,0m x dài 10 m. máng đo lưu lượng: cao 1,7m x rộng 1,7m x dài 5 m

•Song chắn rác: Song chắn rác thô ( và 1 song dự phòng): số thanh song chắn N = 74 thanh, khe hở giữa hai thanh song b = 20mm, chiều rộng song chắn Bs = 2,2m, dài 4m, cao 1,6m Và một thanh dữ phòng đặt bên cạnh cao hơn thanh làm việc

•Hồ kỵ khí với hai modul với kích thước: cao 5m, rộng 60m, dài 160m

•Bể điều hoà kỵ khí với một modul kích thước mỗi modul: cao 4m, rộng 25m, dài 52m.

•Bể aeroten với 6 modul kích thước mỗi modul: cao 5m, rộng 28m, dài 40m.

•Bể lắng II là dạng bể lắng radian với hai modul: cao 5m, đường kính 30m

•Bể nén bùn có kích thước: cao 3,5m, đường kính 16m

Hiệu suất khử BOD =91,5%; SS = 77%; Tổng N= 50%; Tổng P =25%

Nước thải sau xử lý đạt các yêu cầu quy định trong quy chuẩn môi trường QC 14:2008/BTNMT . Nước sau xử lý một phần được bơm lên 4 hồ chứa trên các núi cao phục vụ cho trồng cây công nghiệp, phần còn lại được thải vào suối AaNioul đây là lưu vực phục vụ sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản khu vực hạ lưu.

Ước tính tổng giá thành xây dựng nhà máy xử lý nước thải cho thành phố Buôn Ma Thuột khoảng hơn 150 tỷ đồng, chi phí cho xử lý nước thải khoảng 480 vnđ/m3 nước thải.. Diện tích xây dựng khoảng 12 het ta tất cả khuôn viên nhà máy.

Đồ án hoàn thành không sao tránh khỏi những thiếu sót, do thời gian có hạn cũng như kiến thức và kinh nghiệm thực tế còn hạn chế, em kính mong được sự góp ý của thầy cô, anh chị và các bạn. Em xin chân thành cảm ơn!

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VÀ LỰA CHỌN CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI SINH HOẠT TẠI THÀNH PHỐ BUÔN MA THUỘT (Trang 150)