Cao trình xây dựng trạm xử lý

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VÀ LỰA CHỌN CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI SINH HOẠT TẠI THÀNH PHỐ BUÔN MA THUỘT (Trang 144)

a) Xác định khối lượng cặn và lưu lượng cặn đưa vào bể

3.3.2 Cao trình xây dựng trạm xử lý

Cao độ của từng công trình ảnh hưởng đến sơ đồ cao trình của trạm xử lý. Những công trình có chiều cao lớn được đặt nửa chìm, nửa nỗi để khắc phục đặc điểm của khu đất xây dựng là có mực nước ngầm cao. Đất đào lên được sử dụng để đắp lại các công trình cần đắp.

Cao độ của các công trình được tính toán để nước thải có thể chảy từ hạng mục này sang hạng mục khác của hệ thống. Muốn vậy, mực nước ở các công trình đầu tiên của trạm xử lý phải đặt cao độ đủ để khắc phục tổng tổn thất áp lực qua các công trình, cộng thêm áp lực dự trữ 1,5m (để nước thải qua cống xả ra nguồn tiếp nhận). Việc xác định chính xác tổn thất áp lực qua mỗi công trình, thiết bị và cống dẫn là điều kiện tiên quyết đảm bảo cho trạm xử lý hoạt động bình thường.

Khu vực xây dựng có địa hình dốc cao tạo điều kiện dòng chảy di chuyển trong khu vực nhà máy xử lý.

Tổn thất áp lực trên trạm xử lý bao gồm:

- Tổn thất do chiều dài nước chảy qua ống, kênh mương nối các trình với nhau.

- Tổn thất khi nước chảy qua các máng tràn phân phối nước vào và ra khỏi công trình, qua các thiết bị đo đếm kiểm tra lưu lượng nước.

- Tổn thất qua từng công trình và tại những chỗ thay đổi hình dạng và kích thước dòng chảy nước thải.

Ngoài ra, cần tính đến áp lực dự trữ khi mở rộng trạm xử lý trong tương lai.

Việc tính toán chính xác tổn thất áp lực của toàn bộ trạm xử lý rất khó khăn do trạm xử lý có rất nhiều thiết bị, chiều dài các đoạn đường ống chưa xác định chính xác. Vì vậy, ta tính tổn thất áp lực của trạm xử lý một cách tương đối qua các hạng mục chính có bổ sung tổn thất dự trữ theo chỉ dẫn trong tài liệu [5] như sau:

- Song chắn rác : T1 = 20 cm; - Hồ kỵ khí : T2 = 20 cm ; - Bể điều hòa kết hợp lắng đợt I : T3 = 30 cm ; - Bể Aeroten : T4 = 40 cm ; - Bể lắng đợt II : T5 = 30 cm ; Tổn thất áp lực của trạm xử lý : T = T1 + T2 + T3 + T4 + T5 + Tdt

Với : Tdt – áp lực dự trữ của trạm xử lý bao gồm áp lực dự trữ (1m) để nước thải chảy qua cống xả ra nguồn tiếp nhận, áp lực dự trữ khi mở rộng trạm xử lý trong tương lai và tổn thất áp lực chưa tính toán được (lấy bằng 1m), như vậy Tdt = 2m.

T = 0,2 + 0,2 + 0,3 + 0,4 + 0,3 + 2 = 2,4 m.

Để biểu diễn quan hệ giữa các công trình về mặt cao trình, đồng thời với việc thiết lập mặt bằng tổng thể của nhà máy xử lý, ta dựng mặt cắt theo chiều chuyển động của dòng nước và bùn (mặt cắt dọc theo cao trình nước và theo cao trình bùn).

Mặt cắt dọc theo cao trình nước là mặt cắt triển khai các công trình theo cao trình chuyển động dài nhất của dòng chảy nước thải từ công trình đầu tiên đến công trình cuối cùng của trạm xử lý.

Mặt cắt dọc theo cao trình bùn bắt đầu từ bể lắng đợt I đến máy ép bùn băng tải.

Trên mặt cắt dọc có thể hiện đầy đủ các cốt mực nước, cốt đáy kênh, cống và các điểm quan trọng khác của công trình, cốt mặt đất tự nhiên và cốt san nền,…

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VÀ LỰA CHỌN CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI SINH HOẠT TẠI THÀNH PHỐ BUÔN MA THUỘT (Trang 144)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(158 trang)
w