1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tính sinh động của sự miêu tả nhân vật trí thức tiểu tư sản trong truyện ngắn Nam Cao

167 612 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 167
Dung lượng 25,31 MB

Nội dung

Trang 1

chung và văn chương nói riêng xuất hiện ở Nga và ở Việt Nam mới từ nửa thế

kỷ trước đếnnay Tính nghệ thuật đặc trưng bởi sự thuyết phục, chiều sâu nhận thức, sức hấp dẫn lôi cuốn Tiêu chuẩn cuối cùng của nó là sự thống nhất hoàn mĩ của nội dung và hình thức nghệ thuật, là sức gây ấn tượng mang tính tư tưởng của hình tượng đời sống, phản ánh được hiện thực nhiều mặt và vận động biến hóa không ngừng Khi nghiên cứu cấu trúc tính nghệ thuật,

nhiều nhà lý luận thường xuyên nhắc đến fính sinh động, xem đó như là dấu hiệu tong hop va dac trung nhất thuộc chất lượng nghệ thuật tác phẩm.“ Sự

nghiên cứu tính sinh động đem lại khả năng hiểu sâu hơn bản chất của sự tác

động qua lại của tính tư tưởng, tính chân thật, tính tạo hình, tính biểu hiện,

tính hấp dẫn và những dấu hiệu khác của tác phẩm, do đó khai thác đầy đủ chínhbản chất của tính nghệ thuật [25,8] Theo đó, ta có thể xem tính sinh động là phâm chất tiêu biểu của văn nghệ với tư cách là một hình thái ý thức xã hội thẩm mỹ

1.2 Với tính chất như thế, chúng tôi nhận thấy sự nghiên cứu tính nghệ thuật nhất là tính sinh động ở một nhà văn hiện thực xuất sắc như Nam Cao là việc làm vô cùng cần thiết Tuy sự nghiệp sáng tác của Nam Cao không dài, chỉ gói gọn trong 15 nam (1936 - 1951) nhưng “giá trị văn chương của nhà văn luôn tỏa sáng và không vơi cạn” [69,11] Xuất phát từ quan điểm tính sinh động của sự miêu tả, vận dụng vào tìm hiểu những truyện ngắn tiêu biểu của Nam Cao chắc hẳn sẽ giúp người tiếp nhận khám phá được sự độc đáo

Trang 2

trong tác phẩm” [25, 8].Tw do, khang định vai trò tích cực của tính sinh động đặt trong cấu trúc tính nghệ thuật Như vậy, việc thực hiện đề tài này, theo chúng tôi có ý nghĩa lý luận, thực tiễn quan trọng

1.3 Hơn nữa, Nam Cao là một trong các tác gia quan trọng trong

chương trình văn học ở các cấp đại học, cao dang, nhiéu tac phẩm của Nam

Cao được dạy- học trong nhà trường phô thông Việc nắm vững bản chất khái

niệm tính sinh động, ứng dụng vào phân tích tác phâm một cách khoa học sẽ

góp phần giúp người giáo viên khai thác sâu hơn mặt chất lượng nghệ thuật

của văn bản ngôn từ qua đó gợi lên những cảm xúc mới mẻ cho người học

1.4 Trong quá trình tìm hiểu, tổng hợp tài liệu, chúng tôi nhận thấy kết hop tir tinh sinh động đã xuất hiện trong nhận xét của những nhà nghiên cứu phê bình nối tiéng thé gidi nhu Aristoteles, G.E Lessing, F Hegel, F Engels, M.Gorki [xem 25, 7] và được một số nhà nghiên cứu người Nga đề

cập đến khi bàn về cấu trúc tính nghệ thuật như N.A Dobroliubov, L.I

Timopheev, N.K Gei, P.Nicolaev [xem 25, 7] Ở một số công trình của các tác giả kế trên, kết hợp từ “tính sinh động của hành động”, “tính sinh động

của sự miêu tả” được sử dụng và fính sinh động được thừa nhận như là một

trong những dấu hiệu quan trọng nhất thuộc tính nghệ thuật của tác phẩm văn chương nhưng lại chưa có một công trình nào luận giải thực xác đáng, rõ ràng về riêng vấn đề này

Ở Việt Nam,trong một số bài viết của các nhà nghiên cứu như Đặng Thai Mai, Trường Chỉnh, Thành Duy, Hà Minh Đức, Nam Mộc, Nguyễn

Trang 3

miêu tả Trong chuyên luận này, vấn đề ứính sinh độngtrong văn chương đã giành được sự quan tâm xác đáng.Nhà nghiên cứu không những thuyết minh nguồn gốc vấn đề, lý giải bản chất khái niệm tính sinh động của sự miêu tả

trên các phương diện cụ thể mà còn xác định những dấu hiệu của tính sinh động trong loại tác phẩm tự sự.Theo hướng nghiên cứu có nhiều triển vọng

này, quan điểm về tính sinh động thực sự đã trở thành một lý thuyết có giá trị

khoa học - thực tiễn, mang đến chiều sâu mới cho sự thụ cảm tác phẩm văn

chương

1.5 Về Nam Cao, đây là nhà văn hiện thực xuất sắc giai đoạn 1930 -

1945, là một tên tuổi lớn trong nền văn học hiện đại Việt Nam Đến với làng văn từ năm 1936, cái tên Nam Cao thật khiêm nhường bên cạnh những tên

tuổi như Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng, Ngô Tất Tố, Nguyên Hồng Trải qua nhiều năm, sáng tác của Nam Cao dần được giới nghiên cứu phê bình văn học quan tâm Đến nửa cuối thế ki XX, ông trở thành “một trong những nhà văn lớn của thế kỷ được nghiên cứu nhiều nhất, liên tục nhất” Cho đến nay, đã có hơn hai trăm công trình, bài báo nghiên cứu sáng tác của Nam Cao trước và sau Cách mạng tháng Tám, tập trung trên nhiều phương diện Riêng về nhân vật trí thức tiểu tư sản trong truyện ngắn Nam Cao cũng đã có nhiều ý kiến Có thể khái quát những nét chung trong các bài nghiên cứu ấy trên hai khía cạnh cơ bản

1.5.1 Làm rõ nội dung xã hội, ý nghĩa phản ánh hiện thực, giá trị nhân đạo của những tác phẩm Nam Cao viết về đề tài trí thức tiểu tư sản

Ngay từ đầu những năm 1960, trong bài Đọc ruyện ngắn cua NamCao,

Trang 4

như những thành tựu tạo nên sức sông bền lâu cho tác phâm của nhà văn hiện thực nồi tiếng này” [69, 77]

Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Đức Đoàn trong bài viết Cách mạng tháng Tám và chặng đường phái triển mới của Nam Cao, ông cho rằng: “Nam Cao là cây bút xuất sắc viết về tiểu tư sản trí thức, đã miêu tả thành công những người tiểu tư sản trí thức có hoài bão nhưng bị dìm xuống bùn đen của

cuộc sống nhỏ nhen, đê tiện” [69, 69]

Tìm hiểu Nam Cao và khát vọng về một cuộc sóng lương thiện, xứng

đáng, GS Nguyễn Văn Hạnh cho rằng: “Nam Cao dành nhiều suy nghĩ, tình cảm cho những trí thức nghèo Qua họ, Nam Cao đã đề cập tới một tấn bi kịch

của con người và xã hội mà càng từng trải, càng có ý thức về nhân phẩm, về cống hiến, về ý nghĩa xây dựng cuộc sống, người ta càng thấy ghê rợn, đó là bi kịch sống mòn Giáo sư cũng đề cập đến cách Nam Cao phân tích tâm lý cá nhân trong đó có sự khác nhau giữa miêu tả tâm lý người nông dân và miêu tả

tâm lý người trí thức” [69, 130]

Trong bài viết Bi kịch tự ý thức — nét độc đáo trong cảm hứng nhân đạocủa Nam Cao, tác giả Đình Trí Dũng khẳng định: “Một trong những đặc điểm độc đáo của bút pháp hiện thực đồng thời cũng là cơ sở cho cảm hứng nhân đạo của Nam Cao là việc đi sâu tìm hiểu thế giới bên trong đầy phong phú, phức tạp của con người Trong vũng lầy của xã hội cũ, các nhân vật Nam Cao không có gì khác hơn là vũ khí tính thần — sự tự ý thức — để chống lại sự tha hóa, dé bảo vệ lấy bản chất nhân đạo con người Đặc điểm này thể hiện rõ nhất trong các tác phẩm viết về đề tài trí thức tiểu tư sản” [69,152]

Trang 5

và chân thật về tâm lý và sinh hoạt của các tầng lớp thành thị trong thời kỳ đại chiến thế giới thứ hai Đó là thời kỳ bản thân họ đang phải phấn đấu tìm đường thoát khỏi tư tưởng bế tắc của đời sống đề vươn tới lý tưởng tốt đẹp

hơn” [69, 85]

GS.TS Trần Đăng Xuyền trong công trình nghiên cứu Chủ nghĩa hiện thực Nam Cao cho rằng: “Đề tài người trí thức tiểu tư sản khá quen thuộc với

văn học Việt Nam 1930 —- 1945 Nhưng đến Nam Cao, với ngòi bút hiện thực tỉnh táo, nghiêm ngặt, hình ảnh những nhân vật trí thức tiểu tư sản mới hiện lên cụ thể và s¿z động qua những tấn bi kịch và bi hai kịch cùng với những

cuộc đấu tranh tư tưởng đầy căng thắng nhưng bề tắc” [78,152]

Ngoài những ý kiến đã điểm trên, còn nhiều người nghiên cứu khác cho

rằng nhân vật trí thức tiêu tư sản là một trong hai nguồn đề tài lớn trong sáng

tác của Nam Cao Nhiều ý kiến đặc biệt nhắn mạnh sức nặng biểu hiện giá trj hiện thực của mảng đề tài này.Có thể nói, đây là hướng nghiên cứu chú ý khai thác nội dung xã hội của mảng đề tài trí thức tiểu tư sản trong truyện ngắn Nam Cao

1.5.2 Xác định đặc sắc phong cách Nam Cao qua truyện ngắn nói chung và truyện về người trí thức tiểu tư sản nói riêng

Ngay từ những năm đầu của thập kỷ 80, GS Nguyễn Đăng Mạnh trong bài Nhớ Nam Cao và những bài học của ông đã nhận định: sức hấp dẫn của truyện ngắn Nam Cao còn ở những trang phân tích tâm lý sắc sảo của ông

[69, 92]

Sau này, khi tìm hiểu Phong cách truyện ngắn Nam Cao, tác giả Vũ

Tuấn Anh cho rằng: Nam Cao được coi là đại diện cuối của văn học hiện thực

Trang 6

thé xác định bằng một vài định ngữ gần nghĩa Thực sự có thể nói về một loại hình nhân vật kiểu Nam Cao, kiểu cấu trúc Nam Cao, thi pháp Nam Cao,

giọng văn Nam Cao” [69,363]

Cùng quan điểm này, trong bài Đôi lứa xứng đôi — tập truyện sớm xácđịnh một phong cách, GS Hà Minh Đức đã khẳng định: “Khi thể hiện hai chủ đề cơ bản trong truyện ngắn, Nam Cao đã bộc lộ và định hình một phong

cách sáng tạo độc đáo, đã xây dựng được những nhân vật sinh động, diễn tả

ấn tượng những tư tưởng nghệ thuật” [69,254]

Ở bài viết Nam Cao và nghệ thuật sáng tạo tâm lý, nhà nghiên cứu cũng cho rằng: Với phong cách độc đáo, Nam Cao đã thể hiện một nghệ thuật miêu tả tâm lý già dặn “Với các nhân vật trí thức tiểu tư sản, Nam Cao đã

biểu hiện được nhiều trạng thái tâm lý được xem như cái chất tâm lý tiêu biểu của người tiểu tư sản nghèo” [69, 407]

Trong một số bài nghiên cứu khác như Phong cách truyện ngắn Nam Cao trước Cách Mạng của Bùi Công Thuấn và Một đặc điểm của thi pháp truyện Nam Cao của Phạm Quang Long, các tác giả cũng khẳng định: truyện Nam Cao là loại truyện tâm lý, chất triết lý 4n trong các tác phẩm là một biểu hiện đặc trưng của phong cách Nam Cao Những trang viết về người trí thức tiểu tư sản của Nam Cao thực sự hấp dẫn, lôi cuốn, giàu sức khám phá, sáng

tạo một cách độc đáo.” Chính bằng nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật, đặc biệt là những sáng tạo trong miêu tả độc thoại nội tâm, Nam Cao đã trở thành bậc thầy của truyện ngắn — loại truyện miêu tả tâm lý trong chiều sâu của sự

vận động và phát triển của nhân vật” [69,381]

Tóm lại, từ việc tìm hiểu các bài viết, công trình nghiên cứu có liên

Trang 7

tác giả Nhưng góc độ nhìn nhận, đánh giá còn thiên về nội dung xã hội, ít thành tựu nghiên cứu loại nhân vật này từ góc độ tính sinh động áp dụng vào đặc điểm thê loại Đó là những tiền đề phong phú đề từ đó chúng tôi có thé

tiếp tục nhận thức sâu sắc hơn về phương diện tính sinh động của sự miêu tả

nhân vật trí thức tiểu tư sản trong truyện ngắn Nam Cao (so sánh với đặc tính tương ứng trong truyện ngắn viết về người nông dân của ông)

2 Mục đích nghiên cứu

2.1 Khóa luận nhằm mục đích xác lập và củng cố vững chắc thêm hướng nghiên cứu văn chương từ góc độ tính nghệ thuật là hướng nghiên cứu có nhiều triển vọng, có khả năng đi sâu khám phá bản chất và các quy luật của nghệ thuật ngôn từ

2.2 Khang dinh tính sinh động là dấu hiệu quan trọng nhất và là yếu tố tổng hợp mang tính đặc trưng nhất của chất lượng, nghệ thuật tác phẩm

2.3 Chỉ ra những dấu hiệu cụ thể biểu hiện tính sinh động của sự miêu

tả nhân vật trí thức tiêu tư sản trong truyện ngắn Nam Cao

2.4 Qua sự đối sánh với đặc tính tương ứng trong truyện ngắn viết về người nông dân, luận văn muốn chỉ ra những nét độc đáo về tính sinh động của sự miêu tả nhân vật trí thức tiểu tư sản trong truyện ngắn Nam Cao

2.5 Trên cơ sở đó, luận văn tạo thêm cơ sở vững chắc trong việc đưa ra

những nhận định xác đáng về tài năng, vị trí và những đóng góp quan trọng

của Nam Cao đối với văn học hiện thực 1930 - 1945 nói riêng và văn học Việt

Nam hiện đại nói chung 3 Nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Xem xét bản chất khái niệm tính sinh động đặt trong cấu trúc tính

nghệ thuật dé thấy được tính sinh động là một trong những yếu tố quan trọng

Trang 8

3.3 Xác lập hệ thống những dấu hiệu cụ thể của tính sinh động trong tác phẩm văn chương nói chung và tác phẩm tự sự nói riêng

3.4 Qua sự tìm hiểu và phân tích cụ thể một số truyện ngắn tiêu biểu

của Nam Cao, thấy được những biểu hiện tính sinh động trong các sáng tác của ông

3.5 Khảo sát, phân tích và so sánh truyện ngắn viết về đề tài trí thức tiểu tư sản với truyện ngắn viết về người nông dân đề chỉ ra nét đặc sắc của tính sinh động của sự miêu tả trong truyện ngắn Nam Cao

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là những dấu hiệu biểu hiện tính sinh động của sự miêu tả nhân vật trí thức tiêu tư sản trong truyện ngắn Nam

Cao

4.2 Phạm vi nghiên cứu

4.2.1 Những tư liệu và công trình nghiên cứu có liên quan đến tính

nghệ thuật và đặc biệt là tính sinh động của su miéu ta

4.2.2 Những tài liệu và công trình nghiên cứu có liên quan đến loại tác

phân tự sự

4.2.3 Những bài viết và công trình nghiên cứu về Nam Cao và các truyện ngắn của ông

4.2.4 Những truyện ngắn tiêu biểu của Nam Cao được in trong các tuyển tập sau:

- Nam Cao (1977), tập I, H, Nxb Văn học, Hà Nội

- Tuyén tap Nam Cao (1987), tap I, Il, Nxb Văn học, Hà Nội

Trang 9

Cái chết của con mực Nhỏ nhen Trăng sáng Mua nhà Một chuyện Xú - vơ - nia Lão Hạc Đời thừa Cười Quên điều độ Nước mắt Xem bói 5 Phương pháp nghiên cứu 5.1 Phương pháp phát sinh lịch sử 5.2 Phương pháp phân tích đối tượng theo quan điểm hệ thống 5.3 Phương pháp so sánh hệ thống 6 Dự kiến đóng góp mới

6.1 Khang dinh ban chất khái niệm tính sinh động và tính khả thi của việc nghiên cứu tác phâm văn chương từ góc độ này

6.2 Chỉ ra những yếu tố thể hiện tính sinh động của sự miêu tả trong

truyện ngắn Nam Cao

6.3 Phát hiện và phân tích những nét độc đáo của tính sinh động trong miêu tả nhân vật trí thức tiểu tư sản trong truyện ngắn Nam Cao trên cơ sở đối

sánh với truyện ngắn viết về người nông dân

6.4 Góp phần làm sáng tỏ tài năng và phong cách nghệ thuật Nam Cao

cũng như những cống hiến to lớn của ông cho văn học nước nhà nói chung và

Trang 10

NOI DUNG

Chuwong 1

CƠ SO LY LUAN VE TINH SINH DONG

1.1 Vấn đề thuật ngữ

Trong cuốn Từ điển Tiếng Việt do Nxb Văn hố thơng tin ấn hành năm 1999, tác giả Nguyễn Văn Dam giải thích: sinh động là thê hiện được sức sống và có khá năng truyền cảm Với cách hiểu như vậy, từ si động chủ yếu

gắn với tính chất của sự vật, hiện tượng Sự vật, hiện tượng được xem là sinh động khi sự vật, hiện tượng ay biểu thị được sức sống nội tại, mang đến cảm nhận giống như thật và sống động Chắng hạn, trong đời sống, người ta vẫn nói: một phong cảnh sinh động, một bức tranh sinh động, một điệu múa sinh

động

Thuật ngữ (ính sinh động trong văn chương nghệ thuật cũng bắt nguồn từ nghĩa gốc đó Ban đầu, từ siz động được dùng phổ biến đối với các tác phẩm hội họa có lẽ bởi so với tác phẩm văn chương, tính sinh động của tác phẩm hội hoạ đễ nhận ra hơn Sau này, fính sinh động đã trở thành một thuật ngữ chuyên ngành, áp dụng cá với tác phẩm văn chương Trong văn chương, tính sinh động được hiểu là bình diện chất lượng nghệ thuật tác phẩm, là thước đo giá trị của những tác phẩm ưu tú

1.2 Kết hợp từ “tính sinh động” trong nhận xét của những nhà nghiên cứu phê bình nỗi tiếng

1.2.1 Ở nước ngoài

1.2.1.1 Nhận xét của Aristôt

Trong tác phẩm Nghệ thuật thi ca- cuốn lý luận văn học đầu tiên của

Trang 11

nhà thơ không biết rằng con hươu cái không có sừng thì đó là (một sai lầm) không đáng kể bằng việc nhà thơ không miêu tả nó một cách sinh động” [1,120] Nghia là, với Aristôt, nhà thơ là người “mô phỏng” nhưng nếu chỉ dừng lại ở mô phỏng đối tượng như thực tế vốn có thì chưa đủ đề tạo nên sức hấp dẫn cho tác phẩm Nghệ sĩ có thể không trung thành với hiện thực nhưng phải biết cách miêu tả đối tượng một cách sinh động, làm cho đối tượng tác

động mạnh mẽ đến các giác quan và cảm xúc thâm mĩ của người tiếp nhận

Tuy không luận giải gì thêm về vấn đề này nhưng ý kiến của Aristôt có thé

coi như viên gạch đặt nền móng đầu tiên cho một hướng tiếp cận nghệ thuật

mới cần khám phá

1.2.1.2 Nhận xét của G.E Lessing

Bước sang thế ký XVIII, Lessing- đại biểu xuất sắc nhất của phong trào Ánh sáng Đức cũng dùng từ si động để chỉ chất lượng nghệ thuật đặc sắc của tác phẩm văn chương Theo Lessing, văn chương là loại hình nghệ thuật

ngôn từ có khả năng di sâu miêu tả, thể hiện đời sống sinh động và gợi cảm

hơn cả Lessing khang dinh: “Cai dep hoa điệu trong thi ca đều tràn ngập sức sống và sự biến đổi rất linh hoạt” [Dẫn theo 25, tr.19] Quan niệm này trái với quan niệm của Secnưsepxki, coi tính sinh động của tác phẩm văn chương

“thua kém xa tác phâm hội hoạ” [Dẫn theo 25, tr.19]

1.2.1.3 Nhận xét của F Hêghen

Cùng thời với Lessing, Hêghen - nhà triết học cô điển Đức khi xây

dựng cơ sở triết học cho hệ thống các nghệ thuật trong công trình Những bài

giảng mĩ học đồ sộ đã rất nhiều lần nhắc đến kết hợp từ /ính sinh động Tính sinh động, theo quan niệm của Hêghen gắn liền với tính cách nhân vật Bàn

về tính cách nhân vật, Hêghen chú ý nhiều đến các nhân vật trong anh hùng

Trang 12

nhân vật ay la “ca mét thé giới độc lập, toàn vẹn, một con người si" động

toàn vẹn chứ không phải là một thể trừu tượng có tính chất phúng dụ một nét duy nhất của tính cách” [18,253] Hêghen cũng tỏ ra rất sắc sảo khi chỉ ra rằng các nhân vật trong anh hùng ca của Hômerơ gây được ấn tượng sâu sắc bởi lẽ đó là những nhân vật mang sắc thái thâm mỹ đa dạng mà ông gọi đó là

tính đa diện và khẳng đinh: “Chỉ có một tính đa diện như vậy mới cấp được

cho tính cách một Aung thú sinh động” [18,253] Qua đó, có thể thấy rằng Hêghen rất chú trọng đến tài năng xây dựng những nhân vật có tính cách trong tác phẩm, quan trọng hơn, tính cách những nhân vật ấy cần phải được

miêu tả một cách sinh động, vẹn tồn “chứ khơng phải là một sự tập hợp ngẫu

nhiên những phẩm chất tản mạn, hời hợt, chỉ đơn thuần đa dạng như chúng ta vẫn thấy ở tré con” [18,253] Ý kiến đó của Hêghen cũng có thể coi như một nguyên tắc sáng tạo của nhà văn: nhà văn phải sống hết mình, giành trọn tài năng và tâm huyết dé tao ra tinh sinh động đúng nghĩa cho mỗi tính cách nhân

vật

1.2.1.4.Nhận xét của F.Engels

Tiếp thu những tiền đề quan trọng mà Lessing và Hêghen xây dựng ở thé ki XVIII, ở thế ki XIX, F.Engels tiếp tục đưa ra những lý giải nghệ thuật quan trọng về tính sinh động Trong một bức thư gửi Latxan, Engels tỏ rõ niềm ngưỡng mộ với thiên tài kịch W.Sêchxpia trong đó ông đặc biệt chú ý và đề cao hình thức nghệ thuật kịch sinh động của kịch gia tài năng này

Engels cảm nhận sức hấp dẫn ấy từ sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa bề

sâu về mặt tư tưởng, nội dung lịch sử đã được nhận thức với “tính sinh động

và sự hữu hiệu theo kiểu Sêchxpia” [44,373] và ông thấy “tương lai của ngành kịch chính là ở trong sự thống nhất đó” [44,373] Về vở kịch Xich- kin-

Trang 13

thoại trở nên linh hoạt và sih động” [44,376] Mặt khác, cần tạo cho động cơ

hành động của nhân vật được “đây lên hàng đầu một cách sinh động, linh hoạt, có thê nói là một cách tự nhiên cũng như phải gia tăng thêm thành phần

bình dân, nâng cao nghệ thuật đặc trưng hoá các nhân vật” [44,376] dé vở

kịch thêm sinh động Qua những lý giải sâu sắc ấy, Engels cũng đã cho thấy

nhận thức nghệ thuật của mình về vấn đề tính sinh động: Với Engels, tính

sinh động được xác định như một dấu hiệu quan trọng của hình thức nghệ thuật và chất lượng nghệ thuật của tác phẩm văn chương

1.2.1.5 Nhận xét của M Gorki

Đại văn hào Nga M.Gorki cũng rất chú ý đến tính sinh động của tác

phẩm văn chương nhưng ở một khía cạnh khác Do những đỉnh cao nghệ

thuật trong bất kỳ một nền văn học nào cũng đều được xây cất trên nền tảng vững chắc của thực tại đời sống nên theo Gorki, nếu vốn sống của nhà văn quá đơn giản, nghèo nàn thì không thẻ tạo ra hình thức nghệ thuật sinh động M.Gorki quan niệm: “Chỉ riêng đặc trưng giai cấp thôi chưa đủ để tạo nên

mot con ngudi sinh động, hoàn chỉnh, một tính cách được hoàn thành qua

nghệ thuật” [Dẫn theo 25, tr.20] Ý kiến ấy của nhà văn đã chỉ ra rằng, tính

sinh động, dù biểu hiện dưới dạng thức nào, của bức tranh chung toàn tác

phẩm hay từng nhân vật thì cũng đều liên quan mật thiết đến sự nhận thức phong phú, nhiều mặt của người nghệ sĩ về cuộc sống

1.2.2 Ở trong nước

1.2.2.1 Ý kiến của Trường Chỉnh

Ở Việt Nam, một trong những người đưa ra quan niệm khá rõ ràng, xác định về tính sinh động của tác phẩm là nhà nghiên cứu Trường Chinh Trong sách Chủ nghĩa Mác và vấn đề văn hóa Việt Nam, ông đã chỉ ra rằng: chất lượng nghệ thuật cao xa lạ với những “quái thai của tưởng tượng” Nghệ thuật

Trang 14

kỳ, quanh co, lố bịch” [Xem 25, tr.20] Trường Chinh cũng nhấn mạnh tính

sinh động của tác phẩm được hình thành trên cơ sở tính chất bao gồm “nhiều khía cạnh của đời sống được miêu tả”, “trình độ nhà văn nhìn thấu các mâu thuẫn phức tạp” và có mối liên hệ chặt chẽ bên trong với khuynh hướng “tả thật”

1.2.2.2 Ý kiến của Đặng Thai Mai

Với quan niệm coi tính sinh động như một biểu hiện chính của sinh

mệnh nghệ thuật, khi nhận xét về kịch W.Sêchxpia, nhà nghiên cứu Đặng

Thai Mai khẳng định: kịch Sêchxpia đặc sắc Ở sự tiếp thu, cải tạo những thể

loại cổ, ở sự sử dụng tổng hợp mọi thủ pháp viết kịch và khéo léo kết hợp các

sắc thái thâm mỹ trong mỗi vở kịch Vì vậy, kịch Sêchxpia lúc nào cũng “sinh

động”, mang đến cho người thưởng thức xúc cảm thư giãn tự nhiên, “khoan khoái như đứng trước những hình thức huyền diệu của sự sống ( ), của sinh mệnh ( ), sinh mệnh của nghệ thuật” [Dẫn theo 25, tr.22]

1.2.2.3 Ý kiến của Nguyễn Đình Thi

Dường như có sự gặp gỡ với nhà tiểu thuyết Đặng Thai Mai, nhà tiêu

thuyết Nguyễn Đình Thi cũng ví tác phẩm văn học như một sinh mệnh nghệ thuật và trung tâm của cái sinh mệnh nghệ thuật ấy là hình ảnh sống của con người Theo ông, hình ảnh sống động của con người là biểu hiện cao nhất kết tinh tài năng nghệ sĩ bởi: “cái kết quả tiến hoá cao nhất của sự sống là con người Vì vậy, miêu tả con người, sáng tạo ra hình ảnh sống của con người, việc ấy làm mãi cũng không hết được và nội dung của việc ấy cũng phong phú hơn hết thảy mọi sự kế chuyện ly kỳ khác” [Dẫn theo

25, tr.23]

Qua đó, có thể thấy rằng Nguyễn Đình Thi rất quan tâm đến việc miêu

tả nhân vật sao cho sinh động, mỗi nhân vật là hiện thân “hình ảnh sống” của

Trang 15

1.2.2.4 Ý kiến của Nguyễn Lương Ngọc

Trước vấn đề xây dựng những hình tượng con người sống động trong tác phâm, GS Nguyễn Luong Ngọc đặc biệt chú ý đến cách thức thể hiện sinh động những con người sống đó Tác giả cho rằng: “Văn học nhất định phải miêu tả con người sống Mà miêu tả con người sống là xuyên qua những

sự kiện xung đột nhất định Nói cách khác, trong quá trình quan hệ lẫn nhau

và phát triển tuần tự của những sự kiện, hành động, xung đột, tính cách của những nhân vật tham dự được biểu hiện một cách si»h động” [56, 55] Như thế, điều GS Nguyễn Lương Ngọc muốn nhắn mạnh ở đây là để sáng tạo được những nhân vật sinh động thì cần đặt chúng trong sự phát triển tuần tự của sự kiện, xung đột, hành động, tính cách và nhìn nhận tất cả các yếu tố đó trong mối liên hệ hữu cơ, tác động qua lại và ảnh hưởng lẫn nhau

Như vậy, xét về nguồn gốc, kết hợp từ tinh sinh déng da xuat hién tir

khá sớm và thu hút sự chú ý của nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước

mà phần phân tích trên đây mới chỉ điểm qua được những ý kiến được xem là

tiêu biểu nhất Tuy rằng, với mỗi tác giả, từ s¿zh động còn được dùng theo kinh nghiệm riêng của mỗi cá nhân nhưng nhìn chung cách hiểu về thuật ngữ tinh sinh động lại khá thông nhất Với tư cách là một bình diện nghệ thuật, vấn dé tinh sinh động của tác phẩm văn chương đã được các nhà nghiên cứu

đánh giá, nhìn nhận trên nhiều khía cạnh: từ sự miêu tả sinh động đối tượng đến sự miêu tả sinh động tính cách nhân vật, xây dựng những hình tượng

nhân vật sống động Sâu hơn nữa, các tác giả cũng đã thấy được “mối liên hệ của tính sinh động với tư tưởng tác phẩm, với kinh nghiệm nghệ thuật quá khứ dé lại và với các yếu tố hình thức thê hiện” [25, 25] Trên cơ sở đó, fính

sinh động được coi như thước do trình độ nghệ thuật cao của tác phẩm văn

Trang 16

tinh, theo kinh nghiệm cá nhân, chưa được khai thác đến tận cùng bản chất Bởi thế, mối liên hệ giữa tính sinh động với các yếu tô khác trong tác phẩm chưa được phân tích, lý giải cặn kẽ

1.3 Phẩm chất “tính sinh động” trong một số quan niệm về cấu trúc tính

nghệ thuật

1.3.1 Ở nước ngoài

Về vấn đề tính nghệ thuật và cấu trúc các yếu tố của nó, trước hết phải kế đến sự đóng góp của những nhà nghiên cứu người Nga sống trong thế kỷ

XIX như N.A Dobroliubov va 6 thé ky XX như L.I Timôfêev, N.K Gei, P Nicolaev Trong lịch sử nghiên cứu văn học, có thê vấn đề này đã được quan

tâm khám phá từ sớm hơn nữa nhưng phải trong thế kỷ XIX-XX, qua một loạt công trình nghiên cứu của các học giả kế trên, nó mới được biết đến rong rai

với hệ thống lí thuyết cụ thể Trong phần trình bày dưới đây, chúng tôi sẽ lần lượt điểm qua những lý thuyết đáng chú ý nhất

1.3.1.1 Quan niệm của N.A Dobroliubov

Trong số các nhà mĩ học dân chủ Cách mạng Nga thế kỷ XIX,

Dobroliubov là người có những cống hiến nối bật cho khuynh hướng nghiên

cứu văn chương từ góc độ tính nghệ thuật Bên cạnh đó, ông còn đề xuất hàng loạt tiêu chuẩn đánh giá nghệ thuật có giá trị Thực tẾ, quan niệm về

tính nghệ thuật của Dobroliubov có phần gắn bó chặt chẽ với lý thuyết về

hình tượng của Biélinxki và xa hơn nữa là của Hêghel Theo Dobroliubov,

có ba tiêu chuẩn để đánh giá chất lượng tác phẩm nghệ thuật là: tính tư

tưởng tiên tiến, tính nghệ thuật và tính nhân dân Trong đó, tính nghệ thuật

được nhà phê bình tách ra thành hai yếu tổ “tính xác thực và tính sinh động trong miêu tả” [25, 27]

Trang 17

trị khác do tính nghệ thuật đem lại Còn tính sinh động - một trong hai yếu tố của tính nghệ thuật như Dobroliubov đã xác định, được nhìn nhận trong tư cách độc lập với tính hình tượng của tác phẩm Điều đáng ghi nhận ở đây là

Dobroliubov đã có sự phân biệt rõ ràng giữa chất lượng nghệ thuật với đặc

trưng nghệ thuật Sự phân biệt này là hoàn toàn cần thiết vì sẽ giúp người tìm

hiểu phân tích được những khía cạnh khác nhau của tính nghệ thuật đích thực

1.3.1.2 Quan niệm của L.I Timôphêev

Tiếp nhận những yếu tố tích cực trong quan niệm của Dobroliubov, cuối những năm 50 của thế kỷ XIX, nhà nghiên cứu L.I Timôphêev đã giành hắn một chương sách (chương III) trong công trình Nguyên lý lý luận văn học dé ban vé tinh nghệ thuật Theo Timôphêev, vấn đề tính nghệ thuật không chỉ là vẫn đề phân biệt tác phẩm văn học có nghệ thuật tính với tác phẩm văn học không có nghệ thuật tính mà còn là vấn đề chất lượng của nó và ông khẳng

định: “khái niệm tính nghệ thuật là khái niệm chất lượng” [64,221] Trên cơ

sở đó, Timôphêev chỉ ra những điều kiện quyết định tính nghệ thuật của tác phẩm là: tính trung thực của sự khái quát hoá, tính sinh động của sự thé hiện, tính khuynh hướng thẫm mỹ và tính nhân dân Như thế, so với Dobroliubov,

quan niệm tính nghệ thuật của Timôphêev được mở rộng hơn, bao quát tất cả

các mặt của giá trị phản ánh cuộc sống bằng hình tượng tạo nên Ngoài tính khái quát hoá (tính sinh động của sự miêu tả) giống như Dobroliubov đã xác

định, Timôphêev đưa thêm tiêu chuẩn “tính khuynh hướng thẩm mỹ và mối

liên hệ của tác phẩm với cuộc sống con người” vào cấu trúc tính nghệ thuật

Quan niệm đó được ông nhắn mạnh như sau: “Những biểu hiện căn bản của

tính nghệ thuật không phải là cái gì khác mà chính là sự thực hiện trong tác

phẩm nghệ thuật cụ thể những đặc tính chủ yếu của sự phản ánh cuộc sống

Trang 18

Điều đáng ghi nhận ở Timôphêev là ông đã có ý thức tách khái niệm tính hình tượng ra khỏi quan niệm tính nghệ thuật và xem khái niệm tính nghệ thuật như là khái niệm nói về chất lượng nghệ thuật của tác phẩm Song do sự

mở rộng quan niệm tính nghệ thuật bao quát tất cả các mặt chất lượng cơ bản

của tác phâm đã dẫn đến khó khăn “Đó là những mâu thuẫn logic của hệ thống khái niệm như: khái niệm tính tư tưởng mất chỗ đứng, các yếu tố của cấu trúc tính nghệ thuật vẫn chưa vượt thoát được hàng rào tính hình tượng Và, tính sinh động, do quan niệm tính nghệ thuật đó chi phối chưa phát triển được ra những gì khác hơn là “tính cách - hoàn cảnh”, “khuynh hướng toát ra từ tình thế và hành động” [25,30] Tuy chưa giải quyết triệt để vấn đề nhưng

quan niệm của Timôphêev đã góp phần quan trọng trong việc mang đến cái

nhìn khái quát hơn về cấu trúc các yếu tô của tính nghệ thuật 1.3.1.3 Quan niệm của N.K Gei

Có thể nói, sự nghiên cứu tính nghệ thuật, đến Gei đã có một bước

ngoặt đáng kể Trong công trình Nghệ /huật ngôn từ, Gei tỏ ra không tán

thành với các loại quan niệm còn lẫn tính nghệ thuật với nhiều biểu hiện đặc trưng của nghệ thuật Quan niệm tính nghệ thuật của Gei cũng gắn bó chặt

chẽ với vấn đề chất lượng nghệ thuật của tác phẩm song khác với Timôphêev, Gei không đi tìm chất lượng nghệ thuật ở tính trung thực của sự khái quát hoá hay tính khuynh hướng thẩm mỹ mà ở tính tổ chức cao của tô chức nghệ thuật Ge1i quan niệm: “Sự xem xét tác phẩm dưới dạng sinh mệnh toàn vẹn có tiền đề là sự xem xét cấu trúc của nó, không phải như những nguyên tắc hình thức và nội dung, mà như những nguyên tắc thống nhất trong cơ sở của mình” [25,30] Và theo Gei, nguyên tắc thống nhất trong cơ sở chính là tổ chức nghệ thuật của tác phâm, các nguyên tắc tô chức nghệ thuật cũng chính là các yếu tố cơ bản của cấu trúc tính nghệ thuật Theo đó, Gei chỉ ra ba nguyên tắc của

Trang 19

là: tính tô chức của tổ chức, tính chất mơ hình hố nghệ thuật về đời sống của tổ chức, tính mục đích thống nhất của tô chức

Không dừng lại ở đó, Gei tiếp tục phát triển quan niệm của mình về tính nghệ thuật trong công trình Tính nghệ thuật của văn chương ra đời gần mười năm sau Trong nhận thức của Gei lúc này, tính nghệ thuật không phải chỉ là “vấn đề chất lượng của tổ chức nghệ thuật phan nao tach roi đặc trưng nghệ thuật” mà còn là “vấn đề bản chất, đặc trưng và tính tích cực thấm mỹ của nó nữa” [25, 31] Nghĩa là: Gei muốn tìm hiểu sâu hơn về bản chất đặc trưng của tính nghệ thuật và hiệu quả thâm mỹ của nó đối với người tiếp nhận Mở rộng hơn, Gei xác định ba đặc tính thâm mỹ của tính nghệ thuật là “tính không lặp lại”, “tính toàn vẹn” và “tính hàm súc” Gei gọi chúng là các “đặc tính thâm mỹ của thực tế thâm mỹ đã được thực hiện” [25, 31]

Vậy là, với công trình 7ính nghệ thuật của văn chương, quan niệm về

tính nghệ thuật của Gel đã có sự điều chỉnh lại so với mười năm trước đó Gei có uốn lại quan niệm chất lượng phần nào tách rời đặc trưng của mình nhưng ông vẫn khác Dobroliubov và Timôfêev Hầu hết các yếu tố cơ bản trong cầu

trúc tính nghệ thuật của họ nằm ngoài cấu trúc các thước đo nghệ thuật của

ông Riêng thước đo ứính sinh động được giữ lại nhưng bị ông hạ xuống xếp vào loại “các yếu tố riêng biệt” Qua đó, có thể thấy, Gei có quan điểm khác với những người đi trước ở chỗ ông đi tìm tính nghệ thuật chủ yếu ở các

nguyên tắc co ban của tô chức nghệ thuật tác phẩm 1.3.1.4 Quan niệm của P.Nicolaev

Trong cuốn Từ điển thuật ngữ nghiên cứu văn học, P.Nicolaev cũng đưa ra quan niệm về tính nghệ thuật của mình có phần gần gũi với quan niệm

của N.K.Gel Nicolaev chỉ rõ: “tính nghệ thuật là chất lượng đặc trưng của tác

phẩm nghệ thuật, là hình thức của cái đẹp trong nghệ thuật” [25, 32] Về cấu

Trang 20

tinh chân thật về tư tưởng của nội dung tác phâm và hai yếu tố cơ bản là: tính hợp lý về tư tưởng- nghệ thuật của tất cả các yếu tố trong tác phẩm và sự hồn

thiện của ngơn ngữ thi ca

1.3.2 Ở trong nước

Ở Việt Nam, cho đến nay, sự nghiên cứu tính nghệ thuật và cấu trúc

các yếu tố của nó nhìn chung vẫn chưa nhận được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu Rải rác trong một số bài viết, vấn đề này có được nói đến song vẫn ở mức độ sơ lược và tản mạn Tuy nhiên cũng có thể kế đến sự đóng góp tích cực của một số ít tác giả như Nam Mộc, Nguyễn Cương, Nguyễn Xuân Nam, Phùng Minh Hiến

1.3.2.1 Quan niệm của Nam Mộc

Trong cuốn Văn học- cuộc sống- nhà văn, khi bàn về tính nhân dân của

văn học, Nam Mộc cho rằng tính nhân đân là thuộc tính thẩm mỹ thể hiện tính tư tưởng và tính nghệ thuật của văn học Về tính nghệ thuật, Nam Mộc cũng

chưa bàn bạc gì nhiều, ông chỉ gián giếp đưa ra cách hiểu của mình về vấn đề

nay thông qua việc xác định những biểu hiện chất lượng của hình thức nghệ

thuật có tính nhân dân Đó là “trong sáng”, “sinh động”, “hấp dẫn”, “dễ tiếp thu [70, 368] Gắn tính nghệ thuật với chất lượng của hình thức nghệ thuật, quan niệm của Nam Mộc có sự gần gũi với quan niệm của nhà lý luận Xô-viết

P.Nicoloaev Với Nicolaev, tính nghệ thuật được định nghĩa là hình thức của cái đẹp trong nghệ thuật thì với Nam Mộc, tính sinh động chính là khía cạnh

biểu hiện chất lượng cơ bản của hình thức nghệ thuật đó 1.3.2.2 Quan niệm của Nguyễn Cương

Trang 21

đến cuộc sống theo cách riêng, với sức mạnh riêng mà các hình thái ý thức xã hội khác không có được, Nguyễn Cương khẳng định văn học là một nghệ

thuật nên cần có tính nghệ thuật của nó Tính nghệ thuật của văn học, theo

Nguyễn Cương biểu hiện ở “sự phản ánh đúng đắn, chân thật cuộc sống” [70,375] và ông coi đây là “yêu cầu có tính chất quyết định đối với chất lượng của tác phẩm” [70,375] Xét ở phương diện này, Nguyễn Cương dường như chưa có sự phân định rõ ràng giữa tiêu chuẩn cơ sở (tính chân thật) khi xem xét một tác phẩm với yếu tố mang đặc tính chất lượng (tính nghệ thuật) Nhưng khi bàn về cấu trúc tính nghệ thuật, Nguyễn Cương lại mang đến một đóng góp mới, có giá trị Nếu Nam Mộc chỉ gắn quan niệm

tính nghệ thuật với chất lượng của hình thức nghệ thuật, thì Nguyễn Cương xem tính nghệ thuật là khái niệm bao hàm cả hai mặt nội dung và hình thức

Ông viết: “Ngay trong bản thân khái niệm “tính nghệ thuật” cũng có phần thuộc nội dung (cùng với tính tư tưởng làm thành nội dung tác phẩm) đồng thời có phần thuộc hình thức” [70,386] Mặt nội dung là “quan điểm thắm mỹ, lý tưởng thẩm mỹ của nhà văn thể hiện một cách ấn kín, thầm lặng trong

các tác phâm” [70.378], còn mặt hình thức là “cách thức chọn lọc những khía cạnh, những chi tiết, biện pháp phản ánh miêu tả, cách thức tô chức tác phẩm, lối sử dụng ngôn ngữ văn học” [70,379] Tính nghệ thuật của tác phâm đạt hiệu quả cao nhất khi nhà văn diễn tả được “cho hay, cho cụ thể và

Trang 22

1.3.2.3 Quan niệm của Nguyễn Xuân Nam

Nguyễn Xuân Nam cũng là một trong số ít nhà nghiên cứu đưa ra được quan niệm khá rõ ràng về tính nghệ thuật Trong 7? điển văn học, ông xác

định: “Hiểu theo nghĩa hẹp, tính nghệ thuật là khái niệm chỉ chất lượng cao

hay thấp của một công trình nghệ thuật, trong giới hạn ở đây là một tác phẩm

văn học ( ) Tính nghệ thuật chính là cái thước đo và đánh giá mức độ sâu sắc, sinh động của việc xây dựng hình tượng nghệ thuật thông qua kết cấu của

nghệ thuật ngôn từ” [29, 1742] Cũng như Dobroliubov ở thế kỷ XIX, Nguyễn Xuân Nam cho rằng “tính nghệ thuật luôn luôn liên hệ mật thiết với

các khái niệm tính chân thực, tính tư tưởng [29, 1742] Theo đó, tác giả nêu ra

những biểu hiện của tính nghệ thuật là: tính chất hoàn chỉnh của hình tượng nghệ thuật, mức độ chân thực, sâu sắc và sinh động của hình tượng, sự gắn bó không thể tách rời giữa tính nghệ thuật và tinh tư tưởng Như vậy, có thé thay

rằng, tính sinh động của hình tượng được Nguyễn Xuân Nam nhắc đến như một dấu hiệu quan trọng của tính nghệ thuật Tiếc rằng, thuật ngữ tính sinh động chưa được nhà nghiên cứu chú ý luận giải thêm

1.3.2.4 Quan niệm của Phùng Minh Hiến

Về vấn đề tính nghệ thuật và tính sinh động của sự miêu tả, ở Việt Nam

cho đến nay, người nghiên cứu nhiều và tập trung nhất là Phùng Minh Hiến Trong khoảng thời gian từ năm 1986 đến năm 2002, ông đã viết một loạt bài

nghiên cứu có giá trị đăng trên các tạp chí khoa học chuyên ngành ở nước ta

Đặc biệt, chuyên luận Tác phẩm văn chương một sinh thể nghệ thuật [25] ra

đời năm 2002 đã đánh dấu một bước ngoặt quan trọng Trong chuyên luận

này, cách hiểu về tính nghệ thuật và tính sinh động của những nhà nghiên cứu

trong và ngoài nước được tác giả khái quát và hệ thống lại một cách logic,

Trang 23

đó, đặc biệt là của N.K Gei, Phùng Minh Hiến cũng nỗ lực tìm tòi, khám

phá, soi chiếu những khía cạnh mà người đi trước ông còn bỏ ngỏ để tạo một hướng nghiên cứu cho riêng mình Ông khẳng định: “tính sinh động là phạm trù nghiên cứu văn chương quan trọng bởi vì nó là dấu hiệu tống hợp và có tính đặc trưng nhất thuộc chất lượng nghệ thuật tác phẩm Nó kết hợp

sức mạnh của sự miêu tả và sự tác động của sự miêu tả này đến bạn đọc” [25, 8] Trong sự nhìn nhận của Phùng Minh Hién, tinh sinh động đang tro

thành thuật ngữ nghiên cứu văn chương độc lập, cái biểu thị khái niệm mỹ

học đặc biệt 7ính sinh động đặt trong cấu tric tinh nghệ thuật được ông

đánh giá rất cao: “Chính trong văn chương dẫn luận chung của hàng loạt các nước Châu Âu hôm nay vẫn chưa có khái niệm nào đặc trưng hoá được đủ chuân xác những đặc điểm nghệ thuật đặc trưng của tác phẩm văn chương Chúng ta cảm thấy, dường như, thuật ngữ ứính sinh động có thê

giành được vị trí này” [25,47]

Theo quan niệm đó, cách hiểu về tính sinh động của các các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước được tác giả chuyên luận phân tích, đánh giá một cách sâu sắc, kĩ càng đồng thời ông cũng xác lập khái niệm tính sinh động của

sự miêu tả, những dấu hiệu biểu hiện cụ thể của nó và ứng dụng nghiên cứu đối với loại tác phâm tự sự

Trang 24

1.4 Bản chất khái niệm tính sinh động

1.4.1 Khái niệm “tính sinh động của sự miêu tá” và những dấu hiệu cơ bản

Như đã khảo sát, ở nước ngoài cũng như ở Việt Nam, các nhà nghiên

cứu đều thừa nhận và xem tính sinh động của sự miêu tả là tiêu chuẩn tong

hợp nhất để đánh giá chất lượng nghệ thuật của tác phẩm văn chương Đây là hướng nghiên cứu còn nhiều mới mẻ song đã có cơ sở khoa học vững chắc và có tính khả thi cao Trên cơ sở tìm hiểu, tiếp thu những ý kiến liên quan đến tính sinh động của các học giả trong và ngoài nước, chúng tôi bước đầu nêu

lên định nghĩa tính sinh động của sự miêu tả như sau:

“Tỉnh sinh động của sự miêu tả là đặc tính phẩm chất đặc trưng, tong hợp, biểu thị rõ nhất mặt chất lượng nghệ thuật của tác phẩm văn chương Tinh sinh dong của sự miêu tả chỉ có thể xuất hiện khi nhà văn tạo cho tác

phẩm một tô chức nghệ thuật năng động, chặt chẽ khiến cho thế giới hình tượng trong đó (như hình tượng nhân vật, hình tượng thiên nhiên, hình tượng tác giả ) hiện ra như là cái toàn vẹn, cụ thể, đã được nhận thức, thể nghiệm

và tự vận động theo bản chất của mình dong thoi mang lai cho ban doc cam

giác sống động như những hình ảnh có thật trong thực tế”

Xác lập khái niệm như vậy, chúng tôi nhận thấy rằng: tính sinh động của sự miêu tả bất kỳ đối tượng nào trong tác phẩm cũng được tạo nên do tài

năng sáng tạo của người nghệ sĩ Nó có mối liên hệ mật thiết với các yếu tố

khác và biểu hiện rõ nhất ở tô chức nghệ thuật của tác phẩm Tính sinh động chỉ có được khi đối tượng được miêu tả tồn tại như là cái toàn vẹn, cụ thé, có

thể tự vận động theo bản chất vốn có Sự miêu tả toàn vẹn đối tượng, sự tự vận động của nó theo cá tính, sự bộc lộ phong phú tính cách trong hành động cử chỉ, lời nói và xúc cảm là những đấu hiệu cơ bản về tính sinh động của sự

Trang 25

1.4.2 Tinh sinh động của sự miêu tá nhân vật trong mối liên hệ với các yếu tố cấu trúc, các thành phần của hình tượng và của tác phẩm

Thế kỷ XIX, Biêlinxki- nhà lý luận phê bình nổi tiếng người Nga từng

đưa ra nhận định: “Nhà triết học nói về đời sống bằng phép tam đoạn luận,

còn nhà thơ nói về đời sống bằng những bức tranh [15, 26] Điều đó chứng tỏ rằng đối tượng và nội dung của văn học nghệ thuật đòi hỏi người sáng tác

nhận thức và thê hiện theo cách riêng Các bộ môn khoa học nghiên cứu hiện

thực và giải nghĩa những tư tưởng khoa học bằng công thức, định lý, những

khái niệm trừu tượng Nhà văn lại xây dựng hình tượng để khái quát hiện

thực, cắt nghĩa đời sống, thể hiện tư tưởng, tình cảm của mình Dù có tư

tưởng đúng đắn, tình cảm mãnh liệt và trong sáng nhưng nếu không đủ tài

năng dé xây dựng được những hình tượng nghệ thuật sinh động về cuộc sống con người thì nhà văn vẫn không tạo ra được tác phẩm văn học Nói như G.N Pospelov: “Hình tượng không giản đơn chỉ là sự phản ánh một hiện tượng riêng biệt của đời sống vào ý thức con người mà là sự tái hiện một hiện tượng đã được nghệ sĩ phản ánh vào ý thức bằng phương tiện và ký hiệu vật

chất nhất định, bằng lời nói, nét mặt, động tác, đường nét, màu sắc, hệ thống

âm thanh” [59, 63] Về phía người tiếp nhận, hình tượng có khả năng tác động

tổng hợp đến tâm hồn bạn đọc Và sự tác động đó phụ thuộc rất lớn vào cấu

trúc của hình tượng

Trước hết, cấu trúc của hình tượng nghệ thuật bao giờ cũng là sự thống

nhất cao độ giữa các mặt đối lập: chủ quan và khách quan, lý trí và tình cảm,

cá biệt và khái quát, hiện thực và lý tưởng, tạo hình và biểu hiện, hữu hình và

vô hình Hình tượng nghệ thuật chỉ có sức mạnh và tạo ra tính sinh động khi

ở nghệ sĩ - người sáng tạo nó có sự cân bằng hài hoà mãnh liệt các mặt trên

Nhưng nó đặc trưng cho không phải hình tượng bất kỳ nào mà chỉ cho hình

Trang 26

Ở cấp độ khác, tác phẩm văn học luôn là một chỉnh thể có sự thống

nhất hữu cơ giữa hai mặt nội dung và hình thức Nội dung là sức chứa ở bên trong, là sự tập hợp tất cả các yếu tố, các quá trình sáng tạo nên sự vật Đó

chính là hiện thực cuộc sống được phản ánh trong sự nghiền ngẫm, lựa chọn,

đánh giá của nhà văn Có thể nói đến một số yếu tố thuộc nội dung tác phẩm như hệ đề tài, hệ vấn đề, tư tưởng Gắn bó mật thiết với nội dung, hình thức được hiểu như phương thức sáng tạo nên sự vật, là hệ thống các mối liên hệ tạo thành chỉnh thể Hình thức tác phẩm thường gồm: các chỉ tiết tạo hình -

đối tượng, cốt truyện, kết cấu, lời nói nghệ thuật

Xét ở cấp độ này, tính sinh động của sự miêu tả cũng chỉ được tạo ra

khi có sự kết hợp hài hoà, chặt chẽ giữa tất cả các yếu tố thuộc hệ thống nghệ thuật của tác phẩm “Nó nảy sinh như là chất lượng nghệ thuật tổng hợp và chứa đựng trong mình khơng những tính tồn vẹn và tính không lặp lại của

nội dung và hình thức mà còn cả toàn bộ sự hoàn thiện nghệ thuật của tác

phẩm” [25, 71] Theo chúng tôi, đính sinh động chính là dấu hiệu tông hợp và có tính đặc trưng nhất của phẩm chất nghệ thuật tác phâm Nó dựa vào cả tính hình tượng lẫn tính chân thật của sự miêu tả đời sống và tính chân lý của tư tưởng tác phẩm Tính sinh động được sáng tác dựa trên cơ sở thống nhất giữa

mặt nội dung với sự tổ chức tất cả các phương tiện của sự miêu tả nghệ thuật

Đồng thời, nó cũng là sự thống nhất của các tính cách, cá tính không lặp lại của nhân vật và những phương thức nghệ thuật, những phương tiện từ ngữ có tính tạo hình - biểu hiện đề khắc hoạ chúng

1.4.3 Tinh sinh động của toàn bộ cái được miêu tả và tổ chức nghệ thuật tác phẩm

Cái được miêu tả chính là sản phẩm được tạo nên từ tô chức nghệ thuật của tác phẩm Mà tổ chức nghệ thuật là cơ sở có tính tiền đề quan trọng nhất

Trang 27

có mối quan hệ gắn bó chặt chẽ với nhau Trong đó, tô chức nghệ thuật hiện

ra như là đặc tính tổng hợp nhất, một sự thống nhất của tất cả các yếu tố tạo

thành Xét ở mỗi quan hệ này, tính toàn vẹn của tác phẩm văn chương cũng được nói đến như là kết quả của sự thống nhất cao độ đó “Sự tổng hợp toàn

vẹn ở đây được hiểu như là sự kết hợp hài hồ khơng những sự giải thích, sự khám phá và đánh giá các hiện tượng đời sống được tái tạo mà cả sự miêu tả

chúng trong tác phẩm nghệ thuật” [25, 73-74].Sự miêu tả nghệ thuật chính là

sự hiện thực hoá cái được khám phá và đánh giá, tạo cho chúng có một diện mạo cụ thể, độc đáo Miêu tả mà thiếu đi sự lựa chọn,đánh giá thì tác phẩm

nghệ thuật sẽ gần với sự sao chép,mô tả.Miêu tả mà thiếu đi sự khám phá bề sâu các đặc tính của đối tượng thì tác phẩm nghệ thuật sẽ trở nên rườm rà, ý

đồ tư tưởng nghệ thuật lộ liễu.Vì vậy,yêu cầu lý tưởng là: trong miêu tả nghệ thuật, phải kết hợp được sự khám phá sâu sắc và sự đánh giá nhiều chiều,

tổng hợp các đặc tính của đối tượng và chuyên hoá nhuần nhuyễn các yếu tố

đó thành hình thức cụ thể của nghệ thuật ngôn từ Chính nhờ sự thống nhất biện chứng này mà tác phẩm văn chương trở thành “một sinh thể nghệ thuật”

mang trong mình tính năng động của sự miêu tả Sinh thể nghệ thuật ấy không phái là thế giới “đông cứng”, tách biệt mà có khả năng thuyết phục bạn đọc

bằng sự vận động bên trong hay tự vận động Và do tính sinh động luôn có sự

gắn kết với sự tổng hợp hữu cơ tạo thành tác phẩm nên “sự xem xét tác phẩm

văn chương ưu tú như là sinh thể toàn vẹn có tiền đề là sự xem xét tổ chức, tính tổ chức của nó” [25, 75] Vì thé, dé thay được tính toàn vẹn cũng như tính sinh động của tác phẩm thì việc tìm hiểu các khía cạnh của tổ chức nghệ

thuật là rất cần thiết

Trong công trình Nghệ (huật ngôn từ, N.K Gel xác định tổ chức nghệ

Trang 28

hiện thực, tức nghĩa là sự có mặt của một trật tự, những chuẩn, những nguyên tắc của sự hợp nhất Trong sự tương ứng với quan điểm như thế, nó phối hợp

thành sự thống nhất hữu cơ những yếu tố cấu trúc của tác giả đi vào tac pham thông qua những nguyên tắc tạo thành tính toàn vẹn của tác phẩm Đó không phải là nguyên tắc hình thức và nguyên tắc nội dung mà là nguyên tắc thống

nhất trong cơ sở của mình Nó phục vụ cho sự đánh giá giá trị thâm mỹ và sự

hoàn thiện nghệ thuật của tác phâm” [25, 76].Về vấn đề này, viện sĩ M.B.Khrapchenco cũng nhắn mạnh rằng: “Điều chủ yếu của hình thức nghệ

thuật, sức mạnh tô chức của nó trong toàn bộ hệ thống những yếu tố tạo thành

nó không chí lược qui vào hình thức”” mà còn cả “các yếu tổ có tính nội

dung” [25, 77] Nó không phải là một trong những yếu tố của hình thức hay

nội dung mà là tính chất đặc biệt của “sự kết hợp giữa chúng” Hay như V.V Kurilov cũng khẳng định: “Những nguyên tắc tổ chức hình thức- đó không

phải là hình thức mà là cái nằm ở vị trí cao hơn nó, cái đem lại cho nó tính tổ chức và tính trật tự Chúng nằm giữa nội dung và hình thức, xuyên qua chúng nội dung chuyên vào hình thức và nó nhận được nội dung phong phú đặc biệt

Những nguyên tắc đó lớn lên và phát triển từ ý thức tác giả, từ cái nhìn của tác giả đối với thế giới” [25, 78] Nói như thế, tổ chức nghệ thuật có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với sự sáng tạo nên tính toàn vẹn và tính sinh động

của tác phẩm cụ thể Tựu chung lại, tổ chức nghệ thuật mang những dấu hiệu

cơ bản như sau:

1 Tổ chức nghệ thuật vừa tống hợp vừa thống nhất tất cả các yếu tố thuộc nội dung và hình thức trong chỉnh thể tác phẩm để tạo nên tính toàn

vẹn, sinh động của toàn bộ cái được miêu tả

Trang 29

của sự miêu tả nghệ thuật Cầu trúc ấy giúp tô chức nghệ thuật có khả năng

sáng tạo nên tính toàn vẹn của cái được miêu tả trong đó phải kế đến vai trò

của mối liên kết trong hệ thống những điểm nhìn nhận, khai thác hình tượng Theo PGS.TS Phùng Minh Hiến, tổ chức nghệ thuật có thể được tách thành những tiểu hệ thống cơ bản như sau:

Tiểu hệ thống thứ nhất gồm những yếu tố thuộc thế giới bên trong của sáng tác văn chương gắn với hành động nhân vật

Tiểu hệ thống thứ hai tồn tại như là phương tiện khám phá sự thống nhất bên trong của mặt yên tĩnh và mặt năng động của đối tượng miêu tả nghệ thuật

Tiểu hệ thống thứ ba mang trong mình những yếu tố: lời nói nghệ thuật,

chỉ tiết đối tượng và cốt truyện, kết cấu.Chúng tồn tại trong tác phâm như là

những yếu tố khác nhau của hệ thống nghệ thuật và của các phương tiện tạo hình- biểu hiện

3 Tổ chức nghệ thuật cho phép thực hiện sự kết hợp chặt chẽ của một

quá trình tư duy tổng hợp về tồn tại và quá trình nhận thức một tỒn tại riêng lẻ dưới sự soI sáng của tư duy

Theo Mac, “ngôn ngữ là cái vỏ vật chất trực tiếp của tư duy”, là kí hiệu

của tư duy cho nên những suy nghĩ, cảm xúc hoặc bắt cứ trạng thái tư tưởng tình cảm nào của con người cho dù không nói ra cũng phải thông qua ngôn ngữ Nhờ ngôn ngữ, cái được miêu tả trong tác phẩm “có khả năng xuất hiện

trước mặt bạn đọc dưới dạng tồn tại hiện thực nhờ sự miêu tả có tính văn

Trang 30

Trên đây, chúng tôi đã trình bày những dấu hiệu chung, quan trọng của tổ chức nghệ thuật tác phẩm Đề nhìn nhận rõ hơn về vai trò của tổ chức nghệ thuật, có lẽ cũng cần thiết phải phân biệt tổ chức nghệ thuật với kết cấu vì trên thực tế, không ít trường hợp vẫn còn nhằm lẫn hai khái niệm này:

1 Kết cấu chỉ là một trong những yếu tố tạo thành hình thức tác phẩm

trong khi tổ chức nghệ thuật là sự tổng hợp hữu cơ tất cả các yếu tố hình thức

đó của tác phẩm theo nguyên tắc nhất định dé sáng tạo nên nội dung phù hợp với ý đồ nghệ thuật của nhà văn

2 Kết cấu được hiểu như lớp của những quan hệ bên trong giữa các

yếu tố hình thức của sự miêu tả Còn tổ chức nghệ thuật của tác phẩm mang trong mình cả hình thức bên ngoài lẫn hình thức bên trong Nhờ sự thống nhất

đó, tác phẩm có thể có “đời sống bên trong” và trở thành “sinh thể nghệ thuật”

3 Kết cầu hình thành những quan hệ qua lại của các yếu tố và các mặt

cơ bản của sự miêu tả, tạo nên sự thống nhất bên trong của tác phẩm Chỉ một

kết cấu thì không đủ để sinh ra tính sinh động của bất kỳ đối tượng miêu tả

nào Còn, tổ chức có vai trò tối đa đối với việc tạo ra tính sinh động của sự miêu tả nhân vật, của hệ thống những hình tượng và nhân vật

Sự phân biệt trên cho ta thấy: tính tổ chức của tác phẩm chỉ có được khi

nó đạt được sự thống nhất hữu cơ tất cả các yếu tố của mình Sự tong hợp hữu

cơ đó thể hiện ở mối tương quan bên trong giữa các yếu tô nội dung và hình thức tác phẩm hoặc bộc lộ trong sự có mặt ở những mặt khác nhau của tác

phẩm thuộc những dấu hiệu chung nào đó như tính toàn vẹn của tính cách

nhân vật, sự tự vận động hợp lý của nó, sự biến đối của số phận nhân vật

trong quá trình phát triển tự nhiên, cá tính độc đáo của mỗi nhân vật Sự tổng hợp hữu cơ cũng là điều kiện làm xuất hiện “cái toàn vẹn tự vận động”

Trang 31

Nói tóm lại, tổ chức nghệ thuật hoàn thiện hay hệ thống nghệ thuật

hoàn thiện là bình điện không tương ứng với hình thức nghệ thuật tác phẩm

Nó vừa là sản phẩm của cá tính sáng tạo của nhà văn vừa mang trong mình sự

tổng hợp hữu cơ hệ thống những điểm của sự khai thác hình tượng của nhà văn đối với đời sống, thống nhất mặt nội dung và hình thức của tác phẩm văn học Với ý nghĩa đó, tổ chức nghệ thuật trở thành tiêu chuẩn quan trọng nhất của thước đo tổng hợp chất lượng nghệ thuật của tác phẩm đồng thời là cơ sở

cần thiết nhất sinh ra “cái toàn vẹn tự động” và tính sinh động của sự miêu tả

1.4.4 Những dấu hiệu cơ bản về tính sinh động của hình tượng nhân vật, hình tượng thiên nhiên và hình tượng tác giả - người súng tạo

M.Gorki có lần khuyên một nhà văn trẻ: “Anh hãy bỏ nghề viết đi Đó

không phải là việc của anh, có thể thấy rõ như thế Anh không có khả năng miêu tả con người cho sinh động mà đấy là điều chủ yếu” [15,126] Miêu tả con người, đó chính là việc xây dựng nhân vật của nhà văn Văn học không thể thiếu nhân vật Trong tác phẩm, nhân vật vừa là phương tiện khái quát hiện thực vừa là phương tiện thể hiện tư tưởng và có ảnh hưởng quy định

hình thức của tác phẩm Nhân vật do nhà văn sáng tạo được coi là thành tích

nghệ thuật khi nó có khả năng mang đến cho bạn đọc cảm giác sinh động như chính con người thực trong đời sống với những đặc điểm điền hình về tiểu sử,

nghề nghiệp, sỐ phan, ca tinh, tinh cach

Vậy, tính sinh động của nhân vat xuất hiện trên cơ sở nào?

Trang 32

nhau nhưng tạo nên sự thống nhất 3 Tat cả, hay hầu như tất ca các chỉ tiết của sự miêu tả cần phải phù hợp với tính cách nhân vật, thành những biểu hiện đặc trưng của tính cách 4 Nhân vật cần phải được miêu tả chứ không phái sao chép đơn thuần cái bề ngoài của nó, nghe thấy giọng nói, lời nói của

nó Chỉ khi tuân theo những điều kiện đó mới có thể xuất hiện tính sinh động của nhân vật Song tính sinh động của nhân vật không phải khái niệm tồn tại đơn lẻ, tách rời “nó phụ thuộc không phải vào những nét tính cách của nhân vật mà vào hệ thống nghệ thuật mang cá tính sáng tạo của tác giả và vào chiều sâu của sự khám phá tính cách và sức mạnh của sự tái hiện cá tính nhân vat” [25, 51] Ở đây, cá tính sáng tạo của nhà văn được nói đến như một nhân tố góp phần quyết định trực tiếp sự xuất hiện tính sinh động của các nhân vật

Cá tính sáng tạo không đồng nhất với cái được miêu tả trong tác phâm Nó

không được bộc lộ rõ ràng như một nhân vật cụ thể nhưng lại có mặt mọi nơi

trong tác phẩm Nói như PGS.TS Phùng Minh Hiến, nó như là hình tượng tác

giả - người sáng tạo, người đang thuyết phục bạn đọc một cách nghệ thuật từ

một lập trường nhất định

Xét từ góc độ tổ chức nghệ thuật của tác pham, nhu trén da phan tich,

tổ chức nghệ thuật hoàn thiện mang trong mình sự tổng hợp hữu cơ hệ thống những điểm của sự khai thác hình tượng của nhà văn đối với đời sống Hệ thống điểm nhìn khai thác hình tượng chính là một cách để tác phẩm thực

hiện sự giao tiếp nghệ thuật của tác giả với bạn đọc và có chi phối đến sự miêu tả sinh động nhân vật cũng như toàn bộ cái được miêu tả trong mỗi tác phẩm Điểm nhìn nghệ thuật, đó có thể là sự miêu tả một hành động quan

Trang 33

thuật: “Một loại, đem lại sự khai thác hình tượng đối với nhân vật từ những

phía khác nhau trong mỗi tình huống cụ thể, còn loại khác đem đến sự khai thác quá trình biến đối một nét quan trọng nào đó của tính cách nhân vật trong

những tình huống khác nhau, và loại thứ ba tạo nên sự khai thác hình tượng bản chất của chế độ xã hội trong những quan hệ của các nhân vật khác nhau

đối với nó” [25, 112]

Tính sinh động của sự miêu tả nhân vật được sáng tạo nên bởi tính sinh

động của hình tượng tác giả - người sáng tạo Tính sinh động của hình tượng tác giả biểu hiện qua hệ thống những điểm của sự khai thác hình tượng của nhà văn đối với đời sống Nó đòi hỏi tác giả sáng tạo được hệ thống điểm nhìn nghệ thuật mang tính năng động, uyên chuyền, tính tự nhiên và phải thuyết phục được bạn đọc trong tính khách quan và tính chân thật của nó Trong đó tính mềm mại, uyên chuyên giúp nhà văn xây dựng được những tình

huống độc đáo, chứa đựng mâu thuẫn buộc nhân vật phải lựa chọn, từ đó làm

bộc lộ phâm chất của mình Tính năng động lại cho phép nhà văn miêu tả nhân vật và cuộc sống trong sự phát triển không ngừng, góp phần miêu ta thành công đối tượng trong quá trình tự vận động Còn tính tự nhiên sẽ mang lại tính hợp lý của sự miêu tả những biến đổi trong tính cách, số phận nhân vật Sự kết hợp nhuần nhuyễn những đặc tính đó trong sự khai thác hình tượng đem đến tính sinh động của hình tượng tác giả - nhân té trực tiếp sáng

tạo nên tính sinh động của sự miêu tả nhân vật

Một bình diện khác khó nhận ra hơn nhưng cũng có vai trò quan trọng

đối với việc tạo ra tính sinh động cho tác phâm là sự miêu tả các hình tượng

thiên nhiên Có thể thấy, thiên nhiên không hề vắng bóng trong nghệ thuật của

bắt kỳ thời đại nào Nhưng trong văn chương, thiên nhiên không phải tồn tại như những khách thể tự nó mà luôn được đặt trong mối quan hệ với con

người, khúc xạ tâm hồn, tình cảm con người Như thế, tính sinh động của sự miêu tả hình tượng thiên nhiên có cộng hưởng, tác động qua lại với tính sinh

Trang 34

hình tượng tác giả cũng được thể hiện rõ hơn Tính sinh động của sự miêu tả

thiên nhiên có thể được xác định qua những dấu hiệu cơ bản như: sự miêu tả

chân thực, sống động các chi tiết ngoại cảnh, tác động tích cực của những chỉ

tiết miêu tả đó đối với suy nghĩ, tính cách và hành động của nhân vật, đặc biệt sự miêu tả ấy phải xuất phát từ ý đồ nghệ thuật của nhà văn Thiên nhiên càng được miêu tả phong phú, đa dạng, nhiều bình diện bao nhiêu càng có khả

năng tiến gần đến tính sinh động bấy nhiêu

Như vậy, tính sinh động của sự miêu tả trong tác phẩm văn chương được sáng tạo nên bởi “sự thống nhất hữu cơ của ý thức chân thật về sự nắm hiểu đời sống và của tơ chức nghệ thuật hồn thiện” [25,142] Chính sự thống

nhất của ba loại hình tượng là hình tượng nhân vật, hình tượng thiên nhiên và hình tượng tác giả đặt trong hệ thống nghệ thuật hoàn thiện đã tạo nên tính

sinh động- phẩm chất tiêu biểu cho chất lượng nghệ thuật tác phẩm

1.4.5 Tỉnh sinh động như là dấu hiệu tính nghệ thuật tống hợp và đặc trưng nhất của tác phẩm văn chương

Trong lịch sử nghiên cứu văn học, đặc biệt là với thành tựu PGS.TS

Phùng Minh Hiến đã dày công khai phá, tính sinh động được thừa nhận như bình diện chất lượng tổng hợp nhất của tính nghệ thuật Sở dĩ có thể nói như

vậy bởi nó được xác định không những bằng chiều sâu của sự nhận thức đối

tượng mà còn bằng tính toàn vẹn của sự miêu tá cụ thể nó cũng như bằng tinh

biểu hiện, tính không lặp lại của nó Trong bản thân tính sinh động, có thể tìm

thấy tất cả các yêu tố cầu trúc của hình tượng và của tác phẩm Mặt khác, khi đối chiếu thuật ngữ fính sinh động với một số khái niệm khác gần gũi với nó

như tính hiện thực, tính cụ thể, tính xác thực, tính tạo hình thì tính sinh

Trang 35

Chương 2

NHUNG DAU HIEU BIEU HIỆN TÍNH SINH ĐỘNG CỦA SỰ MIÊU TÁ NHÂN VẬT TRÍ THỨC TIỂU TU SAN TRONG

TRUYỆN NGẮN NAM CAO

2.1 Quan niệm về tính sinh động của sự miêu tä hình tượng nhân vật Nhà văn M.Gorki từng nói: Nghệ thuật bắt đầu từ nơi mà người đọc quên mát tên tác giả, chỉ còn trông thấy và nghe thấy những con người do tác giả đang trình bày trước người đọc Nghĩa là, khi nhắc đến tên một nhà văn, chúng ta liền nghĩ ngay đến những nhân vật do nhà văn dày công xây dựng

Vì mọi sáng tạo của nghệ sĩ xét đến cùng chính là sự thể hiện quan niệm nghệ

thuật và lí tưởng thâm mĩ về con người, cuộc đời thông qua thế giới hình

tượng nhân vật

Sáng tác của Nam Cao trước và sau cách mạng có hơn 50 truyện ngắn, một nửa trong số đó là truyện viết về người trí thức tiêu tư sản Có thể nói,

với kiểu nhân vật này, Nam Cao đã đạt được những thành công nhất định Dưới ngòi bút tài hoa của nhà văn, nhân vật trí thức tiểu tư sản hiện lên thật đa dạng, sinh động nhiều vẻ và được soi chiếu ở nhiều khía cạnh khác nhau

2.1.1 Quan niệm của Nam Cao về người trí thức

Người trí thức là khái niệm chỉ một tầng lớp có học vấn trong xã hội Đây là tầng lớp kết tỉnh tư tưởng xã hội và là lực lượng chính tạo ra những bước chuyên đột phá của xã hội ở mỗi thời kì

Trang 36

những nhà văn, nhà giáo và cả những học trò nghèo Hình ảnh những nhà văn, nhà giáo, học trò nghèo xuất hiện trong sáng tác của Nam Cao luôn đi liền với quan điểm sống để phụng sự nghệ thuật, con người Như vậy, #í ứhức phải là

người biết đau nỗi đau của của xã hội, biết xót xa vì sự xót xa của mọi người

Với quan niệm như vậy, Nam Cao đã xây dựng được những tính cách mang tính xã hội ở nhân vật trí thức trong những truyện ngắn của mình

Nhưng mặt khác, người frí thức vẫn là một con người Mà đã là một con người, bao giờ cũng có mặt tốt, mặt xấu, mặtt ý thức, mặt vô thức Một trong những đóng góp lớn của truyện ngắn hiện đại là phát hiện ra phần vô thức trong tâm lí con người Truyện ngắn xưa kia không lí giải được những bí ấn chỉ phối hành động con người nên các tác giả thường vin vào những nguyên nhân thần thánh, những thế lực bí ẩn nằm ngoài con người Ngược lại, nhân vật trong truyện ngắn hiện đại luôn luôn cảm xúc, suy nghĩ Mỗi nhân vật thường có những diễn biến tâm trạng bí mật, khó hiểu, khó hiểu với ngay cả bản thân nó Sự phức tạp ấy bắt nguồn ngay từ quan niệm con người với tư

Ai”

cách là cái “tôi” Nhân vật trước hết đại diện cho chính nó, hoàn toàn là một

cá nhân, cá thể dù rằng người ta có thể thấy đằng sau nó bóng dáng của cả một lớp người “Cái hoàn toàn tốt hay hồn tồn xấu khơng có ở trên đời, đó là một điều ai cũng biết Người ta là một động vật rất phiền phức Tâm hồn người ta không đơn giản và bao giờ cũng có một phần phức tạp Một người

rất tốt cũng có thể có những lúc giận dữ, tàn ác; ngược lại một người rất ác có

thể có những lúc hiền hậu nhân từ Người ta là người với những sự cao quý và hèn hạ của người” [7, 588]

Nam Cao cũng nhận thức con người với tất cả tính chất phức tạp không

Trang 37

nhất định phải để họ phơi bày thế giới tâm hồn mình Theo Nam Cao, muốn hiểu con người toàn diện phải nhìn từ bên trong, phải dõi theo những diễn biến tinh vi, phức tạp trong thế giới nội tâm sâu thắm của họ Quan niệm này ảnh hưởng không nhỏ tới cách xây dựng thế giới nhân vật trí thức tiểu tư sản trong truyện ngắn của nhà văn

2.1.2 Các kiểu nhân vật trí thức tiễu tư sản trong truyện ngắn Nam Cao 2.1.2.1 Nhìn từ góc độ nghề nghiệp

Họ là những nhà văn: Điê» (Trăng sáng), #ô (Đời thừa), Du, Hổ (Nhỏ nhen), nhân vật ¿ôi (Mua nhà, Những chuyện không muốn viết)

Họ là những nha giao: Hiép (Sao lai thé nay), Hai (Quén diéu dé)

Họ là những học trò nghèo: / (Truyện tình), 2w (Cái chết của con

Mực), Hàn (Một chuyện xú — vơ — nia), 777 (Cái mặt không chơi được)

Họ là những trí thức thất nghiệp hoặc những công chức nhà nước với đồng lương còm cõi: Điể» (Nước mắt), nhân vật hến (Cười, Xem bói)

2.1.2.2 Nhìn từ quan hệ giữa nhân vật với người kể chuyện

Những nhân vật trí thức tiểu tư sản xuất hiện trong tryện ngắn Nam Cao có khi với tư cách là chủ thể kế chuyện trực tiếp (Hùng - Đui mù, Điển — Trăng sáng, Hộ - Đời thừa), có khi trong vai nhân vật “tôi” ở ngôi thứ nhất (Tri — Cái mặt không chơi được, ¿ôi - Những chuyện không muốn viết, /ôi — Mua nhà), có khi trong vai người dẫn chuyện (Điếu văn, Lão Hạc) Từ mối

quan hệ này, có thể tạm chia loại truyện về nhân vật người trí thức tiểu tư sản

của Nam Cao thành ba nhóm:

- Nhóm I: Gồm những truyện tác gia lấy mình ra làm nhân vật chính,

có cả sự xuất hiện nhân vật “tôi” như: Cái mặt không chơi được, Truyện tình,

Những chuyện không muốn viết, Mua nhà

Trang 38

mình (Mua nhà), kê lại chuyện lựa chọn chủ đề đề viết (Những chuyện không muốn viết), kề lại mỗi tình của mình (Truyện tình), kể lại gương mặt mình như là mọi nguyên nhân của những rắc rối, phiền toái trong giao tiếp (Cái mặt không chơi được)

- Nhóm 2: Gồm những truyện tác giả viết về người khác nhưng có sự gần gũi giữa những nhân vật trí thức và tác giả như: Đời thừa, Trăng sảng, Nước mắt, Cười, Xem bói

Xem bói kê về tâm trạng của một anh trí thức nghèo, vì quá nghèo nên

muốn biết trước hậu vận của mình ra sao Để rồi khi quá say sưa với cái hậu vận rực rỡ của mình mà bị tai nạn thiệt thân Cái chết của con Mực là tâm sự của anh trí thức trẻ tuổi có gì đó yêu đuối, day dút trước cái chết của con chó

vốn gắn bó với anh tir thud nho Sao Iai thể này lí giải sự tác động của hoàn

cảnh với tính cách con người Đời thừa, Trăng sáng, Cười, Nước mắt là

những bức tranh khác nhau nói về bi kịch của người trí thức khi phải sống

giữa hiện thực tầm thường

Trong những truyện này, tâm trạng của nhân vật trong truyện rất gần, có khi trùng khít với tâm lí chủ thể kể chuyện nên vẫn có sự đồng điệu tâm lí giữa chủ thể kế chuyện và tâm lí nhân vật

- Nhóm 3: Gồm các truyện tác giả kể về người trí thức tiểu tư sản nhưng tâm trạng những người trí thức này không hoàn toàn trùng khớp với

tâm trạng tác giả như: Nhỏ nhen, Quên điều độ, Một chuyện xú — vơ — ma

Nhỏ nhen như tên truyện, là những câu chuyện về sự nhỏ nhen của người đời Đau đớn hơn khi những người trí thức có ý thức về mình, về cuộc đời lại là những người nhỏ nhen nhất Quên điểu độ phản ánh hoàn cảnh đáng

Trang 39

Có thể thấy trong các truyện này, có vẻ như tác giả đứng từ xa mà phân tích tâm lí nhân vật Giữa nhân vật và tác giả có sự khác nhau cơ bản về tính

cách

2.1.2.3 Nhìn từ phương diện thời gian sang tac

Sự nghiệp văn học của Nam Cao trải dài từ trước Cách Mạng tới sau

Cách Mạng Tương ứng với hai giai đoạn này là hai kiểu nhân vật trí thức được Nam Cao xây dựng với cảm quan nghệ thuật khác nhau

Trước Cách Mạng, Nam Cao thường mang nặng tâm sự u uất, bất đắc chí Đó không chỉ là tâm sự của người nghệ sĩ “tài cao, phận thấp, chí khí uất”, mà còn là nỗi bi phẫn sâu xa của người trí thức giàu tâm huyết trước cái xã hội bóp nghẹt sự sống của con người khi đó Nên rất nhiều nhân vật trí

thức tiểu tư sản trong truyện ngắn Nam Cao ở các mức độ khác nhau mang

dáng dấp của chính ông Ở thời kì này, Nam Cao chủ yếu xây dựng kiểu nhân vật trí thức nghèo, đầy ý thức về bản thân, tâm hồn mang chở nhiều khát vọng song lại vấp phải tấn bi kịch “vỡ mộng”, bi kịch “sống mòn” bế tắc Tiêu biểu cho kiểu nhân vật này là Điền (Trăng sáng), Hộ (Đời thừa), Hài (Quên điều độ), Điền (Nước mắt)

Trang 40

khi đó Qua việc xây dựng hai nhân vật Hoàng và Độ, câu trả lời của Nam Cao trong truyện ngắn này rất rõ ràng: Trước cuộc kháng chiến của dân tộc, người nghệ sĩ tiểu tư sản phải dứt khoát từ bỏ con người cũ, “đôi mắt” nhìn cũ đề đứng hắn về phía nhân dân, tích cực tham gia kháng chiến

Như vậy, với một số lượng tuy không nhiều nhưng bằng tài năng và tâm huyết, Nam Cao đã xây dựng được thế giới nhân vật trí thức phong phú, đông đáo, gồm nhiều kiểu loại khác nhau Mỗi kiểu nhân vật ấy lại là một tiếng nói, một lời đối thoại về nhiều vấn đề sâu sắc của đời sống con người Bởi thế, nhiều nhà nghiên cứu đã nhận xét: “Nam Cao là nhà văn của những trí thức nghèo, của những kiếp sống mòn có hoài bão, có tâm huyết, tài năng,

muốn vươn lên cao nhưng lại bị chuyện áo cơm ghì sát đất Nếu như mỗi tác

phẩm viết về đề tài người nông dân của Nam Cao đều là sự trả ơn, gửi gắm ân tình với người nghèo khổ thì mỗi trang viết về đề tài người trí thức đều chứa

đựng tâm sự” [69,120]

2.1.3 Những cầu thành nghệ thuật sinh động về nhân vật trí thức tiểu tư sản

2.1.3.1 Sự miêu tả sinh động ngoại hình của nhân vật

Miêu tả ngoại hình dé khắc họa nhân vật vốn là biện pháp nghệ thuật

truyền thống trong văn học Song ở mỗi nhà văn lại có những nét riêng khi sử dụng biện pháp này

Trước Nam Cao, các nhà tiểu thuyết như Trọng Khiêm, Hồ Biểu Chánh miêu tả nhân vật thường chung chung, chưa cụ thé, hay gan liền với việc trình bày rườm rà, dài dòng về nguồn góc, tiểu sử nhân vật Đặc điểm về chân dung nhiều khi không gắn liền với tính cách, tâm lí Đến Nguyễn Công Hoan đã có những bước tiến mới trong miêu tả chân dung với lối “tả thực chú trọng cái

thực, đậm đà chất hội họa” Song khi khắc họa nhân vật, Nguyễn Công Hoan

Ngày đăng: 27/10/2014, 00:42

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w