1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tính sinh động của sự miêu tả nhân vật nông dân trong truyện ngắn Nam Cao

121 670 1
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 121
Dung lượng 18,27 MB

Nội dung

Đặt khái niệm tính sinh động trong mỗi quan hệ chặt chẽ với thuật ngữ tính nghệ thuật, từ đó thấy được tính sinh động là một trong những thuộc tính phẩm chất quan trọng nhất, biểu hiện t

Trang 1

TRUYEN NGAN NAM CAO

LUAN VAN THAC Si VAN HOC

HA NOI - 2012

Trang 2

Tính nghệ thuật là một bình diện quan trọng trong tác phẩm văn chương Nghiên cứu tác phẩm văn chương trên bình diện tính nghệ thuật từ xưa đến nay vẫn là một công việc tối cần thiết Mỗi một tác phẩm văn chương là một sinh thể nghệ thuật, nó chứa đựng mọi sự độc đáo, phong phú và phức tạp của cuộc sống Muốn hiểu được tác phâm văn chương không có cách nào hay hơn

là nghiên cứu tính nghệ thuật của nó Bởi thế “thời gian gần đây, trong khoa học Xô Viết và Việt Nam về văn chương sự nghiên cứu tính nghệ thuật của

văn chương được chú ý đáng kế” [36] Trong số những đặc tính của tính nghệ

thuật thì tính sinh động được xem là “phạm trù nghiên cứu văn chương quan

trọng nhất, bởi vì nó là dấu hiệu tổng hợp và có tính đặc trưng nhất thuộc chất lượng nghệ thuật của tác pham” [36] Do do, “su nghién cứu tính sinh động

đem lại khả năng hiểu sâu hơn bản chất của sự tác động qua lai của tính tư

tưởng, tính chân thật, tính hình tượng, tính tạo hình, tính biểu hiện, tính hấp

dẫn và những dấu hiệu khác của tác phẩm” [36]

Như vậy, tính sinh động là một phạm trù không thể thiếu khi nghiên cứu tính nghệ thuật trong tác phâm văn chương Việc vận dụng thuật ngữ tính sinh động vào việc nghiên cứu các sáng tác của Nam Cao viết về người nông dân

là rất cần thiết Thực tế nền văn học nước nhà cho thấy Nam Cao là một trong

số những nhà văn lớn nhất của nền văn xuôi hiện đại Việt Nam Ông là nhà

văn lớn nhất của trào lưu văn học hiện thực phê phán 1930- 1945 Tìm hiểu

truyện ngắn của Nam Cao dưới góc độ phân tích tính sinh động của sự miêu

tả nghệ thuật sẽ giúp bạn đọc có cái nhìn toàn diện hơn sáng tác của Nam Cao

viết về đề tài người nông dân nói riêng và các sáng tác của ông nói chung Từ

đó, những bình diện quan trọng của tác phâm sẽ được xem xét toàn diện từ

Trang 3

tạo thêm cơ sở vững chắc giúp cho việc nhìn nhận, đánh giá vị trí và vai trò

của Nam Cao trong nền văn học hiện thực phê phán nói riêng và trong nền

văn học nước nhà nói chung một cách xác đáng hơn; mặt khác, người nghiên

cứu muốn góp thêm một phần vào việc củng cố, xác định rõ hơn tính hữu hiệu của thuật ngữ tính sinh động trong khoa học nghiên cứu văn học Như vậy, chúng tôi thấy rõ việc thực hiện đề tài này có một ý nghĩa lí luận quan trọng

1.2 Ý nghĩa thực tiễn

Về phía người giáo viên dạy văn, việc nghiên cứu tính sinh động của sự miêu tả nhân vật nông dân trong truyện ngắn Nam Cao sẽ mang lại nhiều tư duy khoa học và công tác giảng dạy của họ Từ sự phân tích cái toàn vẹn sinh động của tác phẩm, chúng ta có cơ hội đề bồi đắp và rèn luyện lối tư duy biện

chứng khi xem xét mối quan hệ giữa cái toàn thê và cái bộ phận trong nghiên cứu khoa học, trong việc phân tích tác phẩm văn học ở bậc đại học, cao đẳng

hay trung học phô thông Hướng nghiên cứu này sẽ rất bố ích cho người giáo viên có thể khai thác sâu hơn, nhiều hơn các khía cạnh của tác phẩm về bình diện nghệ thuật, qua đó nâng cao chất lượng bài giảng của mình và tạo

hứng thú học tập của học sinh, học sinh sẽ tích cực, chủ động, tư duy, sáng tạo và yêu thích giờ văn

1.3 Lịch sử vấn đề

1.3.1 Qua nghiên cứu, tổng hợp, chúng tôi thấy việc nghiên cứu tác

phẩm văn chương từ góc nhìn tính sinh động đã được một số nhà nghiên cứu

quan tâm Một số người giới thuyết thuật ngữ này với tư cách một biêu hiện quan trọng của tính nghệ thuật của tác phẩm văn chương Một số khác lại tập trung thuyết minh cấu trúc nội hàm của thuật ngữ tính sinh động Tiêu biểu

Trang 4

trên ở những mức độ khác nhau Các công trình của Nam Mộc, Nguyễn Cương là những minh chứng tiêu biểu [72] Trong các tác giả ở Việt Nam, nghiên cứu văn chương theo hướng tính nghệ thuật phải kể đến sự đóng góp mới mẻ của PGS.TS Phùng Minh Hiến Các bài báo như: “Vài suy nghĩ bước đầu xung quanh quan niệm về cấu trúc nghệ thuật” (1986), Tạp chí văn học (1) [31]; “Tính sinh động- bình diện chất lượng nghệ thuật tổng hợp và đặc trưng nhất của tác phẩm văn chương” (1987), Tạp chí văn học (3) [33]; “Tính

toàn vẹn, cơ sở của sự miêu tả sinh động đối tượng thâm mĩ” (1995), Tạp chí văn học (I1) [34]; “Tính nghệ thuật, một đối tượng nghiên cứu riêng và một

cách tiếp cận riêng” (2002), Tạp chí văn học (7) [35] và đến chuyên luận 7ác phẩm văn chương, một sinh thể nghệ thuật [36] thì PGS.TS đã đây việc

nghiên cứu tính nghệ thuật của văn chương vào một chiều sâu mới bằng việc phân tích nhiều mặt theo hướng lí thuyết ứng dụng thuật ngữ tính sinh động

của sự miêu tả Nếu như N K Gei coi tính sinh động là một phẩm chất,

nhưng nó là phẩm chất phụ (và người ta đang nói, chưa bàn nhiều, chưa mang

tính phổ biến), thì PGS TS Phùng Minh Hiến đã chứng minh và khẳng định

tính sinh động là một phâm chất tổng hợp và đặc trưng nhất của tác phẩm văn

chương Đó là điểm khác biệt nhất của tính sinh động mà chúng tôi muốn nói tỚI

1.3.2 Ở Việt Nam có rất nhiều công trình nghiên cứu về các tác phẩm của Nam Cao như các tác giả: Trần Đăng Xuyên, Hà Minh Đức, Phong Lê,

Lại Nguyên Ân, Vũ Tuấn Anh, Phạm Quang Long, Chu Văn Sơn, Hà Bình

Trị Tác phẩm của Nam Cao được biên soạn trong chương trình giảng dạy ngữ văn khối trung học sơ sở và trung học phô thông, tiêu biểu là hai truyện

Trang 5

chứa những ý tưởng nhân bản và thấm nhuần tư tưởng nhân đạo Ông là nhà văn đồng tình với khát vọng sống lương thiện, và khát vọng được phát huy đến tận độ tài năng của con người Tư tưởng nhân đạo mới mẻ, phong phú và sâu sắc đó cho ta thấy nhà văn không chỉ dừng lại ở chỗ tố cáo những thế lực

tàn bạo chà đạp quyền sống của con người mà còn đòi hỏi xã hội tạo điều kiện

để con người sống một cuộc sống thực sự có ý nghĩa Qua các sáng tác về đề

tài này, ông đã làm hiện lên sự mục ruỗng và thối nát của xã hội thực dân nửa

phong kiến- xã hội mà người nông dân không được làm chủ mình Đó là những nét chính trong sáng tác của Nam Cao, đặc biệt là các sáng tác về người nông dân là những sáng tác có những đột phá mới về nghệ thuật, mà việc nghiên cứu tập trung theo hướng tính nghệ thuật và tính sinh động chưa

được các nhà nghiên cứu quan tâm Trong khi đó, theo chúng tôi thì tính sinh

động của sự miêu tả là dấu hiệu tổng hợp và đặc trưng nhất của chất lượng nghệ thuật trong tác phâm Xuất phát từ những lí do nêu trên, chúng tôi lựa

chọn đề tài Tính sinh động của sự miêu tả nhân vật nông dân trong truyện

ngắn Nam Cao

Thực tế cho thấy, đây là đề tài nghiên cứu khá phức tạp Cái khó bắt nguồn từ nhiều phía, bao gồm cả khách quan lẫn chủ quan Mặt khách quan

biểu hiện ở chỗ, tính sinh động của sự miêu tả nghệ thuật gần như là vấn đề

chủ yếu mới được các nhà nghiên cứu Liên Xô quan tâm Ở Việt Nam, chưa

có nhiều nhà khoa học thực sự đi theo hướng này Những công trình nghiên

cứu về Nam Cao và tác phẩm của ông theo hướng này rất ít, chỉ có một số bài

viết của Phùng Minh Hiến [31, 32, 33, 34, 35] Về phía chủ quan, với tư cách

là người bước đầu tập nghiên cứu khoa học nên khả năng nhận thức và xử lí

Trang 6

Thành quả ấy có thể rất nhỏ bé, song nó chính là nguồn động lực thôi thúc và

cô vũ chúng tôi say mê theo đuôi con đường mà mình đã lựa chọn

2 Mục đích nghiên cứu

2.1 Với đề tài đã chọn, luận văn của chúng tôi tiến tới xác lập và củng cô

vững chắc thêm hướng nghiên cứu văn chương từ góc độ tính nghệ thuật là một hướng nghiên cứu có tính khả thủ, có khả năng khám phá sâu và toàn vẹn

nhất vào mặt chất lượng nghệ thuật của tác phẩm văn học

2.2 Khẳng định tính sinh động là dấu hiệu quan trọng nhất và là yếu tố

tổng hợp mang tính đặc trưng nhất của chất lượng nghệ thuật tác phẩm

2.3 Chỉ ra những dấu hiệu cụ thể biểu hiện tính sinh động của sự miêu tả

nhân vật nông dân trong truyện ngắn Nam Cao

2.4 Từ những kết quả nghiên cứu đã đạt được, luận văn tạo thêm cơ sở

vững chắc trong việc đưa ra những nhận định xác đáng về tài năng, vị trí và những đóng góp quan trọng của Nam Cao trong nền văn học nước nhà

3 Nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Đặt khái niệm tính sinh động trong mỗi quan hệ chặt chẽ với thuật ngữ tính nghệ thuật, từ đó thấy được tính sinh động là một trong những thuộc tính phẩm chất quan trọng nhất, biểu hiện tập trung nhất mặt chất lượng nghệ

thuật của tác phẩm văn chương

3.2 Khảo sát có hệ thống và kèm theo những nhận xét cụ thể về các ý kiến liên quan đến tính sinh động của sự miêu tả, đồng thời xác lập một quan

niệm đúng đắn hơn về vấn đề này

3.3 Tìm hiểu và xác lập một cách hệ thống hơn những dấu hiệu cơ bản

thé hiện tính sinh động của tác phẩm văn chương

Trang 7

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Những tài liệu công trình và nghiên cứu có liên quan đến tính nghệ

thuật và đặc biệt là tính sinh động của sự miêu tả nghệ thuật

4.2 Những tài liệu công trình và nghiên cứu có liên quan đến tác phẩm

tự sự

4.3 Những bài viết và các công trình nghiên cứu về Nam Cao và các truyện ngắn viết về nhân vật nông dân trước Cách mạng của ông

4.4 Những truyện ngắn của Nam Cao in trong Tuyển tập Nam Cao tập 1

(1999)- Nxb văn học, và Tuyển tập Nam Cao (2010), Nxb Thời đại, cụ thé là các tác phâm tiêu biêu sau:

Cái mặt không chơi được

Giăng sáng Dui mu

Đôi mat

Trang 8

5.3 Phương pháp phát sinh lịch sử

6 Dự kiến đóng góp mới

6.1 Xác lập thêm tính vững chắc của khái niệm tính sinh động và việc

nghiên cứu văn chương từ góc độ này

6.2 Chỉ ra những yếu tố thể hiện tính sinh động của sự miêu tả trong truyện ngắn viết về nhân vật nông đân của Nam Cao- dấu hiệu tổng hợp, đặc trưng nhất của chất lượng nghệ thuật tác phâm

6.3 Phát hiện được những nét đặc sắc của tính sinh động trong truyện ngắn viết về nhân vật nông dân (trong sự so sánh với nhân vật trí thức tiểu tư sản) của Nam Cao

6.4 Góp phần làm sáng tỏ cá tính sáng tạo, phong cách nghệ thuật, quan điểm sáng tác, những đóng góp và vị trí của Nam Cao đối với nền văn học nước nhà

Trang 9

TRONG NGHIÊN CỨU LÍ LUẬN VĂN HỌC

1.1 Vấn đề thuật ngữ tính sinh động

Trong cuộc sống hằng ngày ta rất hay bắt gặp những câu nói có cụm từ sinh động như: lời lẽ thật sinh động, bài văn sinh động, câu chữ sinh động, bức tượng sinh động, bức tranh sinh động, câu chuyện sinh động Vậy thuật ngữ sinh động được hiểu như thế nào?

Trong cuốn 7 điển Tiến Việt thông dụng do Nguyễn Như Ý chủ biên thì cụm từ sinh động tức là “gợi ra hình ảnh cuộc sống như đang hiện ra trước

mat” [14, tr 961]

Còn theo 7 điển Tiếng Việt do Nxb Văn hóa thông tin ấn hành năm

1999, tác giả Nguyễn Văn Đạm có giải thích: “sinh động là thê hiện được sức sống và có khả năng truyền cảm”

Với hai quan niệm như vậy có nghĩa là một đối tượng được xem là sinh

động nó luôn gắn với sự vật, hiện tượng và khi nó có khả năng mang lại sự cảm nhận giống như thật và sống động

Thuật ngữ (ính sinh động trong văn chương nghệ thuật cũng bắt nguồn từ nghĩa gốc đó, có điều khi dùng thuật ngữ /ính sinh động trong tác phẩm nghệ

thuật là muốn nói tới bình diện chất lượng nghệ thuật của tác phẩm, là thước

đo của một tác phẩm ưu tú Còn ở những câu nói thường ngày thì cụm từ sinh

động được dùng để chỉ tính chất của sự vật, hiện tượng

1.2 Sự xuất hiện của cụm từ “tính sinh động” trong lịch sử mĩ học

và lí luận văn học

1.2.1 Ở nước ngoài

Trang 10

1.2.1.1 Ý kiến của Aristot

Ở Châu Âu, thời kì cố đại Aristot, tác giả của cuốn lí luận văn học đầu tiên Nghệ thuật thi ca đã coi tính sinh động là một tiêu chí để đánh giá bình diện chất lượng nghệ thuật Trong chương XXV của tác phẩm, Aristot cho rằng: “Nếu nhà thơ không biết rằng con hươu cái không có sừng thì đó là

(một sai lầm) không đáng kể bằng nhà thơ không miêu tả nó một cách sinh

động” [15, tr 120] Như vậy cái mà Aristot muốn nói rằng nhà thơ khi miêu

tả đối tượng mà chỉ đừng lại ở cái đã có của đối tượng thì không mang lại sự hấp dẫn của tác phẩm Điều quan trọng là người nghệ sĩ phải biết trung thành

với hiện thực nhưng mô tả làm sao cho đối tượng đó thật sinh động, làm cho đối tượng đó hiện lên y như thật bằng cách tác động vào các giác quan và cảm

xúc thắm mĩ của người tiếp nhận

1.2.1.2 Ý kiến của GŒ.E Lessing

Sang thé ki XVIII, Lessing- đại biểu xuất sắc nhất của phong trào Ánh sáng Đức cũng dùng từ sinh động để chỉ chất lượng đặc sắc của tác phẩm

nghệ thuật Theo Lessing quan niệm: “Cái đẹp hòa điệu trong thi ca đều tràn

ngập sức sống và biến đổi hết sức linh hoạt” [36, tr 19] Như vậy Lessing đã

chỉ ra sức mạnh của nghệ thuật là tái hiện cuộc sống một cách sinh động, linh

hoạt và gợi cảm, điều này hoàn toàn trái ngược với N G Secnưsepxki giai đoạn sau khi ông cho rằng tính sinh động của tác phẩm văn chương “thua kém

hơn so với tác phẩm hội họa” [3ó, tr 19]

1.2.1.3 Ý kiến F Hêghen

Héghen- nha triết học cổ điển Đức khi xây dựng cơ sở triết học cho hệ

thống các nghệ thuật trong công trình N#ững bài giáng mĩ học, ông đã nhiều

lần nhắc đến cụm từ /ínJ sinh động Theo ông tính sinh động thường gắn liền

với tính cách, đặc điểm của nhân vật và ông bàn về tính sinh động trong cách nhìn nhận, đánh giá của ông về nhân vật anh hùng ca của Hômerơ như sau:

Trang 11

“Mỗi anh hùng ca của Hômerơ chang hạn làm thành một đoàn thể sinh động

những đặc tính và những nét tính cách” [30, tr 253] Theo ông các nhân vật

Ấy “mỗi người là cả một thế giới độc lập, toàn vẹn, một con người sinh động toàn vẹn, chứ không phải là một thể trừu tượng có tính chất phúng dụ của một

nét duy nhất của tính cách” [30, tr 253] Hêghen đánh giá rất cao nhân vật

của Hômerơ vì theo ông, nhân vật của Hômerơ mang sắc thái thâm mi da dạng mà ông gọi đó là tính đa diện và ông khẳng định rằng: “chỉ có một tính

đa điện như vậy mới cấp được cho tính cách một hing thi: sinh dong” [30, tr

253] Từ đó có thể thấy Hêghen đã ý thức rất cao đối với nhân vật có tính sinh

động, nhân vật có tính sinh động sẽ tạo nên giá trị của tác phẩm nghệ thuật

Như vậy theo ông đây là một yêu cầu quan trọng đối với nhà văn Một tính cách sinh động cũng chính là một tính cách đa diện và toàn vẹn “chứ không

phải là một sự tập hợp ngẫu nhiên những phẩm chất tản mạn, hời hợt, chỉ đơn

thuần đa dạng như chúng ta vẫn thấy ở trẻ con” [30, tr 253] Vậy ý kiến của Hêghen có thể coi là một nguyên tắc sáng tác của người nghệ sĩ, nó là sản phẩm của năng lực trí tuệ, tài năng, tâm huyết của người nghệ sĩ

1.2.1.4 Ý kiến của Ph Enghels

Tiếp nối những quan điểm, nhận xét của Lessing, Hêghen xây dựng từ thé ki XVIII, đến thế ki XIX Enghels đã đưa ra những lí giải quan trọng về tính sinh động của tác phâm văn chương Trong bức thư Enghels gửi Latxan, ông đánh giá rất cao các tác phẩm của W Sêcxpia và đặc biệt chú ý đến hình

thức nghệ thuật sinh động trong các kịch bản của nhà văn vĩ đại này Enghels

nhận xét vở kịch Xichkinghen của Latxan và khuyên kịch gia này nên học hỏi

nghệ thuật viết kịch của U Sêcxpia, lược bỏ bớt những đoạn độc thoại nội tâm quá dài đề “lối đối thoại trở nên linh hoạt và siz động” [50, tr 376] Như vậy, với Enghels tính sinh động như một dấu hiệu quan trọng của hình thức

nghệ thuật và chất lượng nghệ thuật của tác phẩm văn chương

Trang 12

1.2.1.5 Ý kiến của M Gorki

Đại văn hào Nga M Gorki cũng rất chú ý đến tính sinh động của tác phẩm văn chương Theo ông, để viết được một tác phâm văn chương sinh động nhà văn phải có vốn sống, vốn hiểu biết, cái nhìn cuộc sống phong phú Nhà văn có vốn sống quá đơn giản, nghèo nàn thì không thể tạo ra được tác

phẩm sinh động Ông cho rằng: “Chỉ riêng đặc trưng giai cấp thôi chưa đủ để

tạo nên một con người sinh động, hoàn chỉnh, một tính cách được hoàn toàn

qua nghệ thuật” [3ó, tr 20] Điều này chứng tỏ rằng dù tính sinh động bộc lộ

ở toàn diện tác phâm hay ở riêng nhân vật thì đều cần đến trình độ nhận thức

đời sống phong phú, nhiều mặt của người nghệ sĩ tài năng

1.2.2 Ở trong nước

1.2.2.1 Ý kiến của Trường Chỉnh

Ở Việt Nam, Trường Chinh là người đưa ra quan điểm khá rõ ràng về tính sinh động Trong tác phẩm Chủ nghĩa Mác và văn hóa Việt Nam, ông khẳng định rằng: chất lượng nghệ thuật cao tuyệt đối xa lạ với những “quái thai của tưởng tượng” Nghệ thuật cao không chấp nhận sự “bế tắc, cầu kì, quanh co, lố bịch” [36, tr 20] Mà phải là “tả thực một cách sinh động” Trường Chinh cũng nhắn mạnh tính sinh động của tác phẩm được hình thành trên cơ sở của tính chất bao gồm “nhiều khía cạnh của đời sống được miêu

tả”, “trình độ nhà văn nhìn thấu các mâu thuẫn phức tạp” và có mối liên hệ nôi tại với khuynh hướng “tả thật” [36, tr 20]

1.2.2.2 Ý kiến của Đặng Thai Mai

Khi nhận xét về kịch của U Sêcxpia với quan niệm coi tính sinh động như một biểu hiện của sinh mệnh nghệ thuật, nhà nghiên cứu Đặng Thai Mai khẳng định: kịch Sêcxpia độc đáo ở chỗ biết tiếp thu, sáng tạo những thể loại

cổ, sử dụng tổng hợp các thủ pháp viết kịch, đồng thời khéo kết hợp những

sắc thái thâm mĩ trong mỗi vở kịch Vì thế, công chúng luôn cảm nhận được

Trang 13

tinh sinh động trong bắt cứ tác phâm nào của ông Những hư cấu nghệ thuật ở

kịch Sêcxpia khiến người ta “không cảm thấy chối, mà cảm thấy khoan khoái

như đứng trước những hình thức huyền diệu của sự sống , của sinh mệnh ,

sinh mệnh của nghệ thuật” [36, tr 22]

1.2.2.3 Ý kiến của Nguyễn Đình Thi

Tương tự với ý kiến của Đặng Thai Mai, Nguyễn Đình Thi cũng coi tác phẩm văn chương như một sinh mệnh nghệ thuật mà trung tâm của sinh mệnh nghệ thuật ấy là hình ảnh sống của con người Ông cho rằng chính hình ảnh sống động của con người trong tác phẩm là biểu hiện cao nhất của tài năng nghệ sĩ bởi: “cái kết quả tiến hóa cao nhất của sự sống con người là con người Vì vậy, miêu tả con người, sáng tạo ra hình ảnh sống của con người, việc ấy làm mãi cũng không hết được, và nội dung của việc ấy phong phú hơn

hết thảy mọi sự kể chuyện li kì khác” [36, tr 23] Như vậy, có thể thấy rằng,

qua cái nhìn của Nguyễn Đình Thi, việc miêu tả nhân vật thật là một yếu tố

hết sức quan trọng bởi nhân vật trong văn học là hình ảnh sống của con người

ở ngoài đời Nếu không có điều đó sẽ không thẻ tạo được một tác phẩm có giá

trị đích thực

1.2.2.4 Ý kiến của Nguyễn Lương Ngọc

GS Nguyễn Lương Ngọc đặc biệt chú ý đến hình tượng con người sống động trong tác phẩm, ông cho rằng: “Văn học nhất định phải miêu tả con người sống Mà miêu tả con người sống là xuyên qua những sự kiện xung đột nhất định Nói cách khác, trong quá trình quan hệ lẫn nhau và phát triển tuần

tự của những sự kiện hành động, xung đột, tính cách của những nhân vật tham

dự được biểu hiện một cách sinh động” [6l, tr 55] Như vậy theo GS

Nguyễn Lương Ngọc nhắn mạnh để sáng tạo được những nhân vật sinh động thì cần đặt chúng trong sự phát triển tuần tự của sự kiện, xung đột, hành động,

Trang 14

tính cách và nhìn nhận tất cá các yếu tố đó trong mối quan hệ hữu cơ, qua lại với nhau

Như vậy, thuật ngữ tính sinh động, xét về nguồn gốc nó xuất hiện khá

sớm và được dùng khá phổ biến trong các nhận xét, đánh giá và tạo được sự

thu hút của các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước Còn rất nhiều ý kiến, nhận xét và đánh giá của các tác giả, những nhà nghiên cứu khác về tính sinh động như Thành Duy, Hà Minh Đức Ở đây, luận văn của chúng tôi chỉ đưa

ra những ý kiến tiêu biểu nhằm nồi bật thuật ngữ này Do kinh nghiệm sống,

cách cảm thụ khác nhau mà các nhà nghiên cứu hiểu về thuật ngữ tính sinh

động khác nhau, nhưng nhìn chung đều có sự thống nhất, trong số đó không ít người đã nhìn ra tầm quan trọng của sự miêu tả sinh động đối tượng (Aristot),

miêu tả sinh động tính cách nhân vật (Hêghen), hay hình ảnh sống của con người sống động (Nguyễn Đình Thi, Nguyễn Lương Ngọc) Với tư cách là

một bình diện nghệ thuật, van dé tinh sinh động của tac pham van chuong được xem như một thước đo trình độ nghệ thuật cao của tác phẩm văn chương Tuy nhiên, xét một cách tổng quát, việc sử dụng kết hop tu tinh sinh

động được nhắc đến trong các ý kiến đã dẫn ở trên ít nhiều còn mang cảm

nhận của chủ quan, kinh nghiệm của cá nhân và chưa được đào sâu, khai thác triệt để, phân tích, xem xét từ nhiều phía, nhiều góc độ Vì vậy, những biểu hiện cụ thé cua tinh sinh động cùng với mối liên hệ của nó với các yếu tố khác trong tác phẩm văn chương chưa được phân tích, lí giải làm sáng tỏ một cách

có hệ thống

1.3 Những quan niệm coi “tính sinh động” như là một yếu tố cấu

trúc quan trọng của tính nghệ thuật

1.3.1 Ở nước ngoài

Vấn đề nghiên cứu tính nghệ thuật cùng với những yếu tổ câu trúc của nó

đã được hình thành từ rất sớm trong lĩnh vực văn học, đặc biệt là sự đóng góp

Trang 15

của những nhà nghiên cứu người Nga sống vào thế kỉ XIX như N.A

Dobroliubov và ở thế ki XX như L.I Timophêey, N.K Gei, P Nicolaev Có

thé trong lịch sử nghiên cứu văn hoc van dé tính nghệ thuật đã được quan tâm sớm hơn, nhưng phải đến thế kỉ XIX- XX, qua một loạt công trình nghiên cứu của các tác giả kể trên, nó mới được phổ biến rộng rãi với hệ thống lí thuyết

cụ thể Ở luận văn này, chúng tôi sẽ trình bày về những quan niệm và đánh

giá về những công trình bàn về tính nghệ thuật tiêu biểu, đáng chú ý nhất

1.3.1.1 Quan niệm của N.A Dobroliubov

Trong số các nhà mĩ học dân chủ Nga thế kỉ XIX, N.A Dobroliubov được xem là người đề xuất sớm nhất việc nghiên cứu văn học theo hướng tính nghệ thuật Ông đã có những cống hiến quan trọng trong nghiên cứu văn học

khi đưa ra hàng loạt tiêu chuẩn đề đánh giá chất lượng nghệ thuật tác phẩm

Quan niệm về tính nghệ thuật của N.A Dobroliubov gắn bó mật thiết với lí

thuyết về hình tượng của Bêlinxki và xa hơn nữa là của Hêghen Theo N.A

Dobroliubov, có ba tiêu chuẩn quan trọng để đánh giá tác phẩm là: tính tư tưởng tiên tiến, tính nghệ thuật và tính nhân dân Trong đó, tính nghệ thuật

được nghiên cứu tách ra thành hai yếu tố: “tính xác thực và tính sinh động của

sự miêu tả” [36, tr 27]

Như vậy, theo quan điểm của N.A Dobroliubov, tính tư tưởng và tính nhân dân tuy cùng là những mặt giá trị của tác phẩm nhưng là những giá trị

khác do tính nghệ thuật mang lại Còn tính sinh động- một trong hai yếu tố

của tính nghệ thuật như N.A Dobroliubov đã xác định, được nhìn trong tư cách độc lập với tính hình tượng của tác phẩm Ở đây N.A Dobroliubov đã có

sự phân biệt rõ ràng giữa chất lượng nghệ thuật với đặc trưng nghệ thuật Đây

là điều rất cần thiết đề chúng ta tìm hiểu và phân tích được các mặt khác nhau của tính nghệ thuật đích thực

Trang 16

1.3.1.2 Quan niệm cua L.I Timophéev

Tiếp sau N.A Dobroliubov, vao nhitng nim 50 ctia thé ki XX, nha

nghiên cứu Xô Viết L.I Timophêev đã dành hắn một chương sách (chương II) trong công trình Nguyên lí lí luận văn học để bàn về tính nghệ thuật Theo

ông, vấn đề tính nghệ thuật không chỉ là vấn đề phân biệt tác phẩm văn học có

nghệ thuật tính với tác phẩm văn học không có nghệ thuật tính mà còn ở vấn

đề chất lượng của nó và ông khẳng định: “khái niệm tính nghệ thuật là khái

niệm chất lượng” [66, tr 221] L.I Timophêev cũng chỉ ra những điều kiện

quyết định tính nghệ thuật của tác phẩm là: tính trung thực của sự khái quát,

tính sinh động của sự thể hiện, tính khuynh hướng thâm mĩ và tính nhân dân

So với Dobroliubov thì quan niệm tính nghệ thuật cua L.I Timophêev được

mở rộng hơn, bao quát tất cả các mặt giá trị phản ánh cuộc sống bằng hình tượng tạo nên Ngoài tính khái quát hóa giống như Dobroliubov đã xác định, L.I Timophêev đưa thêm tiêu chuẩn “tính khuynh hướng thẩm mĩ và mối liên

hệ của tác phẩm với cuộc sống con người” vào cấu trúc tính nghệ thuật Ông

nhấn mạnh “Những biểu hiện căn bản của tính nghệ thuật không phải là cái gì

khác mà chính là sự thê hiện trong tác phâm nghệ thuật cụ thê những đặc tính chủ yếu của sự phản ánh cuộc sống bằng hình tượng: tính ca thé hóa, tính khái quát hóa, khuynh hướng thẩm mĩ, mối liên hệ của tác phẩm với cuộc sống con người” [66, tr 223]

Điều khác biệt ở L.I Timophêev là ông đã ý thức tách khái niệm tính hình tượng ra khỏi quan niệm tính nghệ thuật và xem khái niệm tính nghệ

thuật như là khái niệm nói về chất lượng nghệ thuật của tác phẩm Song việc

mở rộng quan niệm tính nghệ thuật bao quát tất cả các mặt chất lượng cơ bản

của tác phâm đã dẫn đến khó khắn “Đó là những mâu thuẫn logic của hệ

thống khái niệm như: khái niệm tính tư tưởng mắt chỗ đứng, các yếu té của

cấu trúc tính nghệ thuật vẫn chưa vượt thoát được hàng rào tính hình tượng

Trang 17

Và, tính sinh động, do quan niệm tính nghệ thuật đó chi phối, chưa phát triển

được ra những gì khác hơn là “tính cách- hoàn cảnh”, “khuynh hướng toát ra

từ tình thế và hành động”” [66, tr 30]

1.3.1.3 Quan niệm của N.K Gei

Phải đến N.K Gei thì sự nghiên cứu về tính nghệ thuật mới có một bước

ngoặt đáng kể Trong công trình Nghệ thuật ngôn từ, ông tỏ ra không tán

thành với những quan niệm còn lẫn lộn tính nghệ thuật với các biểu hiện đặc

trưng của nghệ thuật Quan niệm nghệ thuật của N.K Gei cũng có phần giống với vấn đề chất lượng nghệ thuật của Timôphêev, nhưng ông tiến xa hơn

Timophêev ở chỗ, ông không đi tìm chất lượng nghệ thuật qua các dấu hiệu

“tính trung thực của sự khái quát hóa” hay “tính khuynh hướng thâm mĩ” mà

là ở tính tổ chức cao của tô chức nghệ thuật N.K Gel cho rằng: “Sự xem xét tác phẩm dưới dạng sinh mệnh toàn vẹn có tiền đề là sự xem xét cấu trúc của

nó không phải như những nguyên tắc hình thức và nội dung, mà như những

nguyên tắc thống nhất trong cơ sở của mình” [36, tr 30] Ở đây, cái mà N.K Gei gọi là những nguyên tắc thống nhất trong cơ sở chính là tổ chức nghệ

thuật của tác phẩm và cũng chính là những yếu tổ cơ bản của cấu trúc tính nghệ thuật Ông đưa ra ba nguyên tắc tổ chức tác phẩm như là ba thước đo giá

trị thâm mĩ và sự hoàn thiện nghệ thuật đó là: tính tổ chức của tổ chức, tính chất mô hình hoá nghệ thuật về đời sống của tố chức, tính mục dich thống

nhất của tô chức

Không dừng lại ở đó, quan niệm về tính nghệ thuật của N.K Gei được

ông tiếp tục phát triển trong công trình Tính nghệ thuật của văn chương ra đời

vào gần mười năm sau Trong cái nhìn của ông lúc này, tính nghệ thuật không chỉ là vấn đề “chất lượng của tổ chức nghệ thuật, mà còn là vấn đề bản chất,

đặc trưng và tính tính cực thâm mĩ của nó nữa” [36, tr 31] Trong công trình

trên, N.K Gei đã xác định ba đặc tính thẩm mĩ của tính nghệ thuật là “tính

Trang 18

#99 66

tính thẩm mĩ của thực tế thâm mĩ đã được thực hiện” [36, tr 31]

Sau gần mười năm, với công trình Tính nghệ thuật của văn chương thì

quan niệm về tính nghệ thuật của N.K Gei đã có sự điều chỉnh lại Ông đã

“uốn lại quan niệm chất lượng phần nào hơi tách rời đặc trưng của mình,

nhưng ông vẫn khác Dobroliubov và Timôphêev Hầu hết các yếu tố cơ bản

trong cấu trúc tính nghệ thuật của họ nằm ngoài cấu trúc các thước đo nghệ thuật của ông Riêng thước do tính sinh động được giữ lại, nhưng bị ông ha xuống xếp vào loại yếu tố riêng biệt” [36, tr 32] Qua đó có thể nhận thấy, sự khác biệt căn bản trong quan điểm của N.K Gei so với những người đi trước

đó là ông đi tìm tính nghệ thuật chủ yếu ở các nguyên tắc cơ bản của tổ chức

nghệ thuật tác phẩm

1.3.1.4 Quan niệm của P Nicolaev

P Nicolaev có hướng nghiên cứu và quan niệm về tính nghệ thuật gần gũi với N.K Gei Trong Từ điển thuật ngữ nghiên cứu văn học, P Nicolaev

khẳng định: “Tính nghệ thuật là chất lượng đặc trưng của tác phẩm nghệ

thuật, là hình thức của cai đẹp trong nghệ thuật” [36, tr 32] P Nicolaev đưa

ra cấu trúc tính nghệ thuật gồm một tiêu chuẩn cơ sở là tính chân thật tư

tưởng về nội dung tác phẩm và hai yếu tố cơ bản là tính hợp lí về tư tưởng- nghệ thuật của tat cả các yếu tô trong tác phẩm và sự hoàn thiện của ngôn ngữ thi ca

1.3.2 Ở trong nước

Ở Việt Nam, việc nghiên cứu tính nghệ thuật và các yếu tố cấu trúc của

nó cho đến nay vẫn còn thưa thớt và không được sự quan tâm của nhiều nhà

nghiên cứu Ta thường bắt gặp rải rác đây đó có một vài bài viết có liên quan

đến tính nghệ thuật nhưng thực sự quan tâm đến vấn đề này có thê kể đến sự

Trang 19

đóng góp tích cực của một số ít tác giả như: Nam Mộc, Nguyễn Cương và

Phùng Minh Hiến

1.3.2.1 Quan niệm của Nam Mộc

Là đồng tác giả cuỗn Văn học- cuộc sống- nhà văn, khi bàn về tính nhân

dân của văn học, Nam Mộc cho rằng tính nhân dân là thuộc tính thâm mĩ thể hiện tính tư tưởng và tính nghệ thuật của văn học Về tính nghệ thuật, Nam

Mộc cũng chưa bàn bạc gì nhiều, ông chỉ gián tiếp đưa ra cách hiểu của mình

về vấn đề này thông qua việc xác định những biểu hiện chất lượng của hình

thức nghệ thuật có tính nhân dân Đó là “trong sáng”, “sinh động”, “hấp dẫn”,

“dễ tiếp thu” [72, tr 368] Về mặt này, tư tưởng của ông rất gần gũi với Nicolalev Nicolaiev coi tính nghệ thuật chính là hình thức của cái đẹp trong nghệ thuật, trong khi Nam Mộc quan niệm tính sinh động như là một thước

đo chất lượng quan trọng của hình thức nghệ thuật đẹp

1.3.2.2 Quan niệm của Nguyễn Cương

Là đồng tác giả của cuốn “Văn học- cuộc sống- nhà văn” và viết cùng chương III- Mới quan hệ giữa tính tư tưởng và tính nghệ thuật song quan niệm về tính nghệ thuật của Nguyễn Cương rất khác so với Nam Mộc Ông cho rằng: “ngay trong bản thân khái niệm tính nghệ thuật cũng có phần thuộc nội dung (cùng với tính tư tưởng làm thành nội dung tác phẩm) đồng thời có phần thuộc hình thức” [72, tr 386] Ở đây, Nguyễn Cương đã coi tính nghệ

thuật là khái niệm bao hàm cả mặt nôi dung lẫn hình thức Mặt nội dung “tức

là quan điểm thẫm mĩ, lí tưởng thâm mĩ của nhà văn thể hiện một cách ân kín,

thầm lặng trong các tác phẩm”, còn mặt hình thức là “cách thức chọn lọc những khía cạnh, những chi tiết, biện pháp phản ánh, miêu tả, cách tổ chức

tác phẩm, lối sử dụng ngôn ngữ văn học.” Tính nghệ thuật của tác phẩm chỉ đạt được khi nhà văn biết “diễn tá cho hay, cho cụ thể và sinh động, đến mức

hấp dẫn làm say mê được nhiều người” [72, tr 375- 378- 379] Nhu vay, khi

Trang 20

bàn về tính nghệ thuật, Nguyễn Cương có nhắc đến tính sinh động của sự miêu tả nhưng ông không dừng lại giải thích khái niệm này Qua lập luận của

ông, ta hiểu được nhà nghiên cứu đã xem tính sinh động như là một yếu tố

của tính nghệ thuật và là cái thuộc hình thức nghệ thuật có vai trò quan trọng

tạo nên tính nghệ thuật (chất lượng) của tác phẩm văn chương

1.3.2.3 Quan niệm của Nguyễn Xuân Nam

Nguyễn Xuân Nam cũng là một tác giả đã đưa ra quan niệm khá rõ ràng

về tính nghệ thuật Trong cuốn 7# điển văn học, ông đã xác định: “Hiểu theo

nghĩa hẹp, tính nghệ thuật là khái niệm chỉ chất lượng cao hay thấp của một

công trình nghệ thuật, trong giới hạn ở đây là tác phẩm văn học ( ) Tính nghệ thuật chính là cái thước đo và đánh giá mức độ sâu sắc, sinh động của việc xây dựng hình tượng nghệ thuật thông qua kết cấu của nghệ thuật ngôn từ” [12, tr 1742] Cũng như Dobroliubov ở thế ki XIX, Nguyễn Xuân Nam

cho rằng “tính nghệ thuật luôn luôn liên hệ mật thiết với các khái niệm tính

chân thực, tính tư tưởng” [12, tr 1742] Theo đó, tác giả nêu ra những biểu

hiện của tính nghệ thuật là: tính chất hoàn chỉnh của hình tượng nghệ thuật,

mức độ chân thực, sâu sắc và sinh động của hình tượng, sự gắn bó không thể tách rời giữa tính nghệ thuật và tính tư tưởng Như vậy, có thể thấy rằng, tính sinh động của hình tượng được Nguyễn Xuân Nam nhắc đến như một dấu

hiệu quan trọng của tính nghệ thuật Tiếc rằng, thuật ngữ tính sinh động chưa được nhà nghiên cứu chú ý luận giải thêm

1.3.2.4 Quan niệm của Phùng Minh Hiến

Ở Việt Nam, vấn đề tính nghệ thuật và tính sinh động của sự miêu tả,

người nghiên cứu nhiều nhất, tập trung nhất và chuyên sâu nhất là PGS TS

Phùng Minh Hiến Trong thời gian từ 1986 đến 2002, ông đã viết một loạt các

bài nghiên cứu có giá trị và đăng trên các tạp chí khoa học chuyên ngành ở

nước ta Đặc biệt năm 2002 với chuyên luận Tac phẩm văn chương, một sinh

Trang 21

thé nghệ thuật ra đời đã đánh dấu một bước ngoặt quan trọng Trong chuyên luận này, ông đã trình bày một cách có hệ thống quan niệm của các nhà

nghiên cứu trong và ngoài nước về tính nghệ thuật và tính sinh động của sự miêu tả Trên cơ sở kế thừa những mặt tiến bộ từ những quan niệm của các nhà nghiên cứu người Nga, đặc biệt từ N.K Gei, nhưng có điều khác ở chỗ:

nếu như N K Gei coi tính sinh động là một phẩm chất nhưng nó là phẩm chất

phụ và người ta đang nói, chưa bàn nhiều, chưa bàn sâu, chưa mang tính phổ

biến, thì PGS TS Phùng Minh Hiến đã chứng minh và xác định tính sinh

động là một phẩm chất tổng hợp và đặc trưng nhất của tác phẩm văn chương

Ông khẳng định “Tính sinh động là phạm trù nghiên cứu văn chương quan

trọng nhất, bởi vì nó là dau hiệu tống hợp và có tính đặc trưng nhất thuộc chất

lượng nghệ thuật của tác phẩm Nó kết hợp sức mạnh của sự miêu tả và tác động của sự miêu tả này đến bạn đọc” {[36, tr 8] Sau khi nhìn nhận, phân

tích, đánh giá quan niệm của các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước về tính

sinh động, ông xác lập khái niệm tính sinh động của sự miêu tả, đưa ra hệ thống những dấu hiệu biểu hiện cụ thể của nó, đồng thời dành nhiều tâm

huyết nghiên cứu tính sinh động của sự miêu ta trong tác phẩm sử thi Ông cho rằng: “Trong văn chương dẫn luận chung của hàng loạt nước châu Âu

hôm nay vẫn chưa có khái niệm nào đặc trưng hóa được chuẩn xác những đặc

điểm nghệ thuật đặc trưng của tác phẩm văn chương Chúng ta cảm thấy,

dường như, thuật ngữ íính sinh động cô thể giành được vị trí này” [36, tr 47]

Theo quan niệm đó, cách hiểu về tính sinh động của các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước được tác giả chuyên luận đánh giá, phân tích một cách

sâu sắc, kĩ lưỡng, đồng thời ông cũng xác lập khái niệm tính sinh động của sự miêu tả, những dấu hiệu biểu hiện cụ thể của nó và ứng dụng nghiên cứu đối

với loại tác phẩm tự sự

Trang 22

Như vậy, hướng nghiên cứu văn chương xuất phát từ quan điểm tính sinh

động của sự miêu tả, chỉ đến Phùng Minh Hiến mới đạt được chiều sâu mới với những thành tựu đáng ghi nhận Bởi vậy, hệ thống lí luận của ông về vấn

đề này được chúng tôi xem như nền móng cơ sở đề ứng dụng vào việc nghiên cứu những truyện ngắn viết về đề tài nhân vật nông dân của nhà văn Nam

Cao Những luận điểm khoa học của Phùng Minh Hiến về khái niệm tính sinh

động với những yếu tố cấu trúc của nó sẽ được chúng tôi kế thừa và thuyết minh cụ thê đưới đây

1.4 Bản chất của khái niệm tính sinh động

1.4.1 Khái niệm tính sinh động của sự miêu tả và những dấu hiệu cơ bản của nó

Việc thừa nhận của các nhà nghiên cứu nước ngoài cũng như trong nước

coi tính sinh động của sự miêu tả là một tiêu chuẩn đặc trưng, tong hop nhat

để đánh giá chất lượng nghệ thuật của tác phẩm văn chương là có cơ sở khoa

học và mang lại hiệu quả nghiên cứu khả quan Trên cơ sở phân tích kĩ lưỡng những ý kiến liên quan đến tính sinh động của các nhà nghiên cứu văn học

trong và ngoài nước, chúng tôi bước đầu nêu lên định nghĩa về tính sinh động

của sự miêu tả như sau:

“Tính sinh động của sự miêu tả là đặc tính phẩm chất đặc trưng, tổng hợp, biểu thị rõ nhất chất lượng nghệ thuật của tác phẩm văn chương Tính

sinh động của sự miêu tả chỉ có thể xuất hiện khi nhà văn tạo cho tác phẩm

một tổ chức nghệ thuật năng động, chặt chẽ khiến cho thế giới hình tượng

trong đó (như hình tượng nhân vật, hình tượng thiên nhiên, hình tượng tác

giả ) hiện ra như là cái toàn vẹn, cụ thể, đã được nhận thức, thể nghiệm và

tự vận động theo bản chất của mình đồng thời mang lại cho bạn đọc cảm giác

sống động như những hình ảnh có thật trong thực tế”

Trang 23

Như vậy, tính sinh động của sự miêu tá trong tác phâm văn chương là do người nghệ sĩ sáng tạo nên Nó xuyên thắm vào mọi yếu tố và biểu hiện tập

trung nhất ở tô chức nghệ thuật của tác phẩm Tính sinh động chỉ có được khi

đối tượng được miêu tả tồn tại như là cái toàn vẹn, cụ thể, có thể tự vận động như bản chất vốn có Sự miêu tả toàn vẹn đối tượng, sự tự vận động của nó

theo cá tính, sự bộc lộ phong phú tính cách trong hành động, cử chỉ, lời nói và cảm xúc là dấu hiệu cơ bản về tính sinh động của sự miêu tả

1.42 Tính sinh động của sự miêu tả nhân vật trong mỗi liên hệ với những yếu tô cấu trúc và các thành phan của hình tượng và của tác phẩm

Nha lí luận phê bình nỗi tiếng người Nga Biêlinxki ở thế ki XIX đã từng đưa ra nhận định: “Nhà triết học nói về đời sống bằng phép tam đoạn luận, còn nhà thơ nói về đời sống bằng những bức tranh” [30, tr 26] Điều đó

chứng tỏ rằng đối tượng và nội dung của văn học nghệ thuật đòi hỏi người

sáng tác nhận thức và thể hiện theo cách riêng Các bộ môn khoa học nghiên

cứu hiện thực và giải nghĩa những tư tưởng khoa học bằng các công thức, định lí, những khái niệm trừu tượng, còn nhà văn lại xây dựng hình tượng để

khái quát hiện thực, cắt nghĩa đời sống, thể hiện tư tưởng, tình cảm của mình

Có một điều dễ thấy là, dù có tư tưởng đúng đắn, tình cảm mãnh liệt và trong sáng đến đâu nhưng nếu không có tài năng để xây dựng được những hình tượng nghệ thuật sinh động về cuộc sống con người, thì nhà văn vẫn không

tạo ra được tác phẩm văn học có giá trị Như G.N Pospelov nói rằng: “Hình

tượng không giản đơn chỉ là sự phản ánh một hiện tượng riêng biệt của đời

sống vào ý thức con người mà là sự tái hiện một hiện tượng đã được nghệ sĩ phản ánh và ý thức bằng các phương tiện và kí hiệu vật chất nhất định- bằng lời nói, nét mặt, động tác, đường nét- màu sắc, hệ thống âm thanh ” [10, tr

63] Về phía người tiếp nhận, hình tượng có khả năng tác động tổng hợp đến

Trang 24

tâm hồn bạn đọc Và sự tác động đó phụ thuộc rất lớn vào cấu trúc của hình tượng

Có thể khái quát một số đặc điểm quan trọng trong cấu trúc của hình tượng như: tính cụ thể riêng biệt và tính khái quát, tính khách quan và tính

chủ quan, lí trí và tình cảm, cá biệt và khái quát, hiện thực và lí tưởng, tạo hình và biểu hiện, hữu hình và vô hình “Hình tượng nghệ thuật chỉ có sức

mạnh và tạo ra tính sinh động khi ở người nghệ sĩ- người sáng tạo ra nó có sự cân bằng hài hòa mãnh liệt các mặt trên Nhưng nó đặc trưng cho không phải

hình tượng bắt kì nào, mà chỉ cho hình tượng có tính toàn vẹn bên trong” [36,

tr 60]

Ở một cấp độ khác, tác phâm văn học là một chỉnh thể thống nhất hữu cơ

giữa hai mặt một nội dung và hình thức Trong sự phân chia có tính tương đối thì nội dung tác phâm thường gồm các yếu tố như: hệ đề tài, hệ vấn đề, tư tưởng Còn hình thức tác phẩm thường gồm: các chỉ tiết tạo hình- đối

tượng, cốt truyện, kết cấu, ngôn từ nghệ thuật Nhìn một cách khái quát, tất

cả mọi yếu tố thuộc hệ thống nghệ thuật của tác phẩm đều tham gia vào sự

hình thành nên tính sinh động của tác phẩm khi nhà văn tạo ra được mỗi tương quan hài hòa giữa chúng Nó “náy sinh như là chất lượng nghệ thuật tống hợp và chứa đựng trong bản thân nó không những tính toàn vẹn và tính

không lặp lại của nội dung và hình thức, mà còn cả toàn bộ sự hoàn thiện

nghệ thuật của tác pham” [36, tr 71] Vậy theo chúng tôi, /ính sinh động

chính là đấu hiệu tổng hợp và có tính đặc trưng nhất trong phẩm chất nghệ

thuật của tác phẩm Nó dựa vào cả tính hình tượng, lẫn tính chân thật của sự

miêu tả đời sống và tính chân lí của tư tưởng tác phẩm Tính sinh động được

sáng tạo nên bằng su théng nhất của nội dung và sự tổ chức toàn bộ các

phương tiện miêu tả nghệ thuật Nó cũng là sự thống nhất của các tính cách,

Trang 25

cá tính không lặp lại của các nhân vật và những phương thức, phương tiện nghệ thuật nhằm khắc họa chúng

1.4.3 Tính sinh động của toàn bộ cái được miêu tả và tỗ chúc nghệ

thuật tác phẩm

Đối tượng được miêu tá trong tác phẩm văn học là sản phẩm được sáng

tạo nên từ tổ chức nghệ thuật Hơn nữa tô chức nghệ thuật sẽ là cơ hội dé tính

sinh động xuất hiện Vì vậy, hai phương diện này luôn có mối quan hệ gắn bó với nhau Trong đó, tổ chức nghệ thuật hiện ra như là đặc tinh tống hợp nhất,

một sự thống nhất của tất cả các yếu tố tạo thành Xét ở mối quan hệ này, tính

toàn vẹn của tác phẩm văn chương cũng được nói đến như là kết quả của sự thống nhất cao độ đó “Sự tông hợp toàn vẹn ở đây được hiểu là sự kết hợp hài hòa không những sự giải thích, sự khám phá và đánh giá các hiện tượng

đời sống được tái tạo, mà cả sự miêu tả chúng trong tác phẩm nghệ thuật” [36,

tr 73- 74] Sự miêu tả nghệ thuật chính là sự hiện thực hóa cái được khám phá và đánh giá, tạo cho chúng có một diện mạo cụ thể độc đáo Miêu tả mà

thiếu đi sự lựa chọn, đánh giá thì tác phâm nghệ thuật sẽ gần gũi với sự sao

chép, mô tả Miêu tả mà thiếu đi sự khám phá bề sâu các đặc tính của đối

tượng thì tác phẩm nghệ thuật sẽ trở nên rườm rà, ý đồ tư tưởng nghệ thuật lộ

liễu Vì vậy, yêu cầu lí tưởng là: trong miêu tả nghệ thuật, phái kết hợp được

sự khám phá sâu sắc và sự đánh giá nhiều chiều, tổng hợp các đặc tính của đối tượng và chuyển hóa nhuần nhuyễn các yếu tố đó thành hình thức cụ thê của nghệ thuật ngôn từ Chính nhờ mối quan hệ biện chứng này mà tác phẩm văn chương mới trở thành “một sinh thể nghệ thuật” mang trong mình tính năng

động của sự miêu tả Sinh thể nghệ thuật ấy không phải là thế giới “đông

cứng”, tách biệt mà có khả năng thuyết phục bạn đọc bằng sự vận động bên trong hay sự tự vận động Do đó tính sinh động luôn có sự gắn kết với sự tổng hợp hữu cơ tạo thành tác phẩm nên “sự xem xét tác phẩm văn chương ưu tú

Trang 26

như là sinh thể toàn vẹn có tiền để là Sự xem xét tổ chức, tính tổ chức của nó”

[36 tr 75] Chính vì vậy, để thấy được tính toàn vẹn và tính sinh động trong tác phẩm văn chương thì việc tìm hiểu các khía cạnh của tô chức nghệ thuật là

việc làm tối cần thiết

Trong chuyên luận Nghệ fhuật ngôn từ N K Gei quan niệm tổ chức nghệ thuật như sau: “bao gồm chẳng những sự thống nhất hữu cơ tất cả các yếu tô tạo thành tác phâm văn chương, mà còn cả sự khai thác hình tượng của tác giả đối với hiện thực, tức là sự có mặt của một trật tự, những chuẩn, những nguyên tắc của sự hợp nhất Trong sự tương ứng với quan điểm như thế nó

phối hợp với sự thống nhất hữu cơ những yếu tổ cấu trúc của tác giả đi vào

tác phẩm thông qua không phải những nguyên tắc hình thức và nguyên tắc nội dung, mà là nguyên tắc thông nhất trong cơ sở của mình Nó phục vụ cho sự

đánh giá giá trị thâm mĩ và sự hoàn thiện nghệ thuật của tác phâm” [36, tr

76] Cũng vấn đề này, viện sĩ M.B Khrapchenco nhắn mạnh rằng: “Điều chủ

yếu của hình thức nghệ thuật, sức mạnh tổ chức của nó trong toàn bộ hệ thống

những yếu tố tạo thành nó không chỉ lược quy vào hình thức”, mà còn cả “các

yếu tô có tính nội dung” [36, tr 77] Đó là sự kết hợp hết sức đặc biệt của hai

yếu tố hình thức và nội dung Hay như V.V Kurilov cũng khẳng định:

“Những nguyên tắc tổ chức hình thức- đó không phải là hình thức mà là cái

nằm ở vị trí cao hơn nó, cái đem lại cho nó tính tổ chức và tính trật tự Chúng

nằm giữa nội dung và hình thức, xuyên qua chúng nội dung chuyên vào hình thức và nó nhận được nội dung phong phú đặc biệt Những nguyên tắc đó lớn

lên và phát triển từ ý thức tác giả, từ cái nhìn của tác giá đối với thế gidi” [36,

tr 78] Như vậy, ta có thê thấy tổ chức nghệ thuật có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với sự sáng tạo nên tính toàn vẹn và tính sinh động của tác phẩm cụ

thé.

Trang 27

Trén thuc té, trong nghiên cứu văn học, không ít trường hợp còn lầm lẫn

hai khai niệm “tổ chức nghệ thuật” và “kết cấu” Cần khăng định ở đây là: tổ chức nghệ thuật trong tác phẩm khác với kết cấu Sự phân biệt này thể hiện ở

các phương diện sau:

Thứ nhất, kết câu chỉ là một trong những yếu tố thuộc hình thức của tác

phẩm văn học Còn tổ chức nghệ thuật lại là sự tổng hợp hữu cơ tất cả các yếu

tố hình thức đó của tác phâm theo những nguyên tắc nhất định để sáng tạo nên nội dung phù hợp với ý đồ nghệ thuật của nhà văn

Thứ hai, kết câu thường được xem như lớp của những quan hệ bên trong

các yếu tố hình thức của sự miêu tả, trong khi đó tổ chức nghệ thuật của tác phẩm mang trong mình cả hình thức bên ngoài lẫn hình thức bên trong Chính

nhờ thế mà tác phẩm có “đời sống bên trong” của mình và trở thành một “sinh

thể nghệ thuật”

Thứ ba, kết câu hình thành mối quan hệ qua lại của các yếu tố và các mặt

cơ bản của sự miêu tả Nó tạo nên sự thống nhất bên trong của tác phẩm chứ

chưa phái là yếu tố đặc trưng tạo nên tính sinh động của tác phâm Còn tổ chức nghệ thuật có vai trò tối đa đối với tác phâm Nó có khả năng sáng tạo ra tính sinh động của hệ thống những hình tượng và nhân vật

Như vậy, tổ chức nghệ thuật là một phạm trù rộng hơn kết cấu, và về cơ bản, tổ chức nghệ thuật mang những dấu hiệu cơ bản sau:

1 Tổ chức nghệ thuật đóng vai trò thống nhất các yếu tố nội dung và

hình thức của tác phẩm đồng thời bộc lộ rõ trong toàn bộ cái được miêu tả và

cá tính sáng tạo của nhà văn

2 Xét về mặt cấu trúc, tổ chức nghệ thuật là một hệ thống tổng hợp của

những tiêu hệ thống của sự khám phá và sự đánh giá- lí giải cuộc sống được

kết hợp hài hòa với tiêu hệ thống của sự miêu tả nghệ thuật Với cấu trúc này,

giúp tổ chức nghệ thuật có khả năng sáng tạo nên tính toàn vẹn của cái được

Trang 28

miêu tá trong đó phải kế đến vai trò của mối liên kết trong hệ thống những

điểm nhìn nhận, khai thác hình tượng Theo PGS TS Phùng Minh Hiến, tổ

chức nghệ thuật có thể được tách thành những tiểu hệ thống cơ bản sau: Tiểu hệ thông thứ nhất gồm những yếu tô thuộc thế giới bên trong của sáng tác văn chương gắn với hành động nhân vật

Tiểu hệ thống thứ hai tồn tại như là phương tiện khám phá sự thông nhất

bên trong của mặt yên tĩnh và mặt năng động của đối tượng miêu tả nghệ thuật

Tiểu hệ thống thứ ba mang trong mình những yếu tố: lời nói nghệ thuật,

chỉ tiết đối tượng và cốt truyện, kết cấu Chúng ton tai trong tac pham như là

những yếu tố khác nhau của hệ thông nghệ thuật và của các phương tiện tạo

hình- biểu hiện

3 Tổ chức nghệ thuật cho phép thực hiện sự kết hợp chặt chẽ của một

quá trình tư duy tổng hợp về tổn tại và quá trình nhận thức một tỒn tại riêng lẻ dưới sự soi sáng của tư duy

Theo C Mác, “ngôn ngữ là cái vỏ vật chất trực tiếp của tư duy”, là kí hiệu của tư duy cho nên suy nghĩ, cảm xúc hoặc bất cứ trạng thái tư tưởng tình cảm nào của con người cho dù không nói ra cũng phải thông qua ngôn ngữ Nhờ ngôn ngữ, cái được miêu tả trong tác phẩm “có khả năng xuất hiện

trước mặt bạn đọc dưới dạng tồn tại hiện thực nhờ sự miêu tả có tính văn

chương đối với đối tượng Sự tái tạo những quan hệ nhân quả của số phận con

người với môi trường bao quanh nó trong sự biến đổi, tổng hợp tất cả các mặt (như bản chất và hiện tượng, nội dung và hình thức, tất yếu và ngẫu nhiên) cho phép biến đối tượng thành cái tồn tại đã được nhận thức hay được suy

ngẫm” [36, tr 85]

Trên đây là ba dấu hiệu quan trọng của tổ chức nghệ thuật tác phẩm, và qua đây ta thấy, tổ chức nghệ thuật hoàn thiện hay hệ thống nghệ thuật hoàn

Trang 29

thiện là vấn đề khác với hình thức nghệ thuật tác phẩm Nó là phạm trù giữ vai trò thống nhất mặt nội dung và hình thức tác phâm văn học, chịu sự chỉ phối của cá tính sáng tạo nhà văn đồng thời mang trong mình sự tổng hợp hữu

cơ hệ thống những điểm nhìn nghệ thuật Và, đó chính là cơ sở quan trọng

làm xuất hiện tính sinh động của cái được miêu tả trong tác phâm văn học

1.4.4 Những dấu hiệu cơ bản về tính sinh động cúa nhân vật và cúa hình tượng tác giả

Đại văn hào Nga M Gorki có lần khuyên một nhà văn trẻ: “Anh hãy bỏ nghề viết đi Đó không phải là việc của anh, có thể thấy rõ như thế Anh không có khả năng miêu tả con người cho sinh động, mà đấy là điều chủ yếu” {[30, tr 126] Miêu tả con người đó là việc xây dựng nhân vật của nhà văn

Văn học không thê thiểu nhân vật Nhân vật có thé xem là thành quá nghệ

thuật của nghệ sĩ khi bản thân nó chứa đựng điều gì đó độc đáo và nhất là khả năng mang lại cho bạn đọc một ấn tượng, một cảm xúc sinh động như chính

con người thực ngoài đời Mỗi nhân vật trong tác phẩm văn học thường chứa

đựng các phương diện như cá tính, tính cách, số phận Vậy, trong những

điều kiện như thế nào thì tính sinh động của nhân vật mới xuất hiện?

Theo PGS TS Phùng Minh Hiến thì điều kiện xuất hiện tính sinh động

ay bao gồm: “1 Su phú cho nhân vật cá tính nổi bật, có một không haiI ; 2

Nó trở nên đến mức cụ thể, tính cách nhân vật phức tạp và được gộp lại từ sự kết hợp những nét khác nhau, nhưng tạo nên sự thống nhất; 3 Tất cả hay hầu

như tất cả các chỉ tiết của sự miêu tả kết tỉnh thành phù hợp với tính cách

nhân vật, thành những biểu hiện đặc trưng của tính cách; 4 Nhân vật được

miêu tả, chứ không phải sao chép đơn thuần cái bề ngoài của nó Chúng ta khi

tiếp nhận tác phẩm như nhìn thấy các hành động, hành vi, cái bề ngoài của nó,

nghe thấy giọng nói, lời nói của nó Chỉ ở tác phẩm có đủ những điều kiện

đó mới có thê xuất hiện tính sinh động của nhân vật [36, tr 50]

Trang 30

Một điều cần lưu ý rằng, các dấu hiệu của tính sinh động không tự xuất hiện trong thế giới do tác giả sáng tạo nên bằng tưởng tượng hư cấu Tính sinh động và các dấu hiệu của nó phụ thuộc không phải vào các nét tính cách

của nhân vật, mà vào hệ thống nghệ thuật mang cá tính sáng tạo của tác giả và vào chiều sâu của sự khám phá tính cách và sức mạnh của sự tái hiện cá tính

nhân vật [36, tr 5I] Tính sinh động của nhân vật luôn gắn với cá tính sáng

tạo của nhà văn Chúng tác động qua lại với nhau sao cho cái này không thê

tồn tại nếu thiếu cái kia Cá tính sáng tạo không phải là cái được miêu tá trong

tác phẩm Nó thường không có diện mạo cụ thể và bộc lộ rõ ràng như các nhân vật Song, cá tính sáng tạo lại có mặt ở khắp nơi trong tác phẩm, như là hình tượng tác giả- chủ thể sáng tạo, người đang thuyết phục độc giả từ một

lập trường nhất định

Mặt khác, xét từ góc độ tổ chức nghệ thuật của tác phâm, như trên đã nói, tổ chức nghệ thuật hoàn thiện mang trong mình sự tong hợp hữu cơ hệ thống những điểm của sự khai thác hình tượng của nhà văn đối với đời sống

Tổ chức nghệ thuật này lại bộc lộ cá tính sáng tạo của nhà văn qua hệ thống

những điểm nhìn khai thác hình tượng Tác phẩm thực hiện sự giao tiếp nghệ thuật của tác giá với bạn đọc thông qua hệ thống những điểm nhìn khai thác

hình tượng Đó có thể là loại điểm nhìn trong sự miêu tả một hành động quan trọng của nhân vật ở một không gian và thời gian nhất định; loại điểm nhìn của sự miêu tả một nét tính cách nhân vật trong một tình tiết cốt truyện đã

hoàn thành; hay loại điểm nhìn sáng tạo nên tính sinh động của sự miêu tả bản

chất chế độ xã hội qua các nhân vật trong tất cả các hành động và các quan hệ

qua lại của chúng Theo PGS TS Phùng Minh Hiến, trong tác phẩm văn học thường tỒn tại những loại hệ thống điểm nhìn cơ bản sau: “Một loại đem lại

sự khai thác hình tượng đối với nhân vật từ những phía khác nhau trong mỗi

tình hudéng cụ thể, còn loại khác đem đến sự khai thác quá trình biến đối một

Trang 31

nét quan trọng nào đó của tính cách nhân vật trong những tình huống khác nhau, và loại thứ ba tạo nên sự khai thác hình tượng bản chất của chế độ xã hội trong những quan hệ của các nhân vật khác nhau đối với nó [36, tr 112]

Tính sinh động của sự miêu tả nhân vật được sáng tạo nên bởi tính sinh

động của hình tượng tác giả- người sáng tạo Tính sinh động của hình tượng tác giả biểu hiện qua hệ thống những điểm của sự khai thác hình tượng của

nhà văn đối với đời sống Nó đòi hỏi tác giả sáng tạo được hệ thống điểm

nhìn nghệ thuật mang tính năng động, tinh uyén chuyền, tính tự nhiên và phải

thuyết phục được bạn đọc trong tính khách quan và tính chân thật của nó

Trong đó tính mềm mại, uyên chuyền giúp nhà văn xây dựng được những tình huống độc đáo, chứa đựng mâu thuẫn buộc nhân vật phải lựa chọn, từ đó làm

bộc lộ phẩm chất của mình Tính năng động lại cho phép nhà văn miêu tả

nhân vật và cuộc sống trong sự phát triển không ngừng, góp phần miêu tả

thành công đối tượng trong quá trình tự vận động hay nhân vật tự vượt mình Còn tính tự nhiên sẽ mang lại tính hợp lí của sự miêu tả những biến đổi trong

tính cách, số phận nhân vật Sự kết hợp nhuần nhuyễn những đặc tính đó trong sự khai thác hình tượng đem đến tính sinh động của hình tượng tác gia-

nhân tổ trực tiếp sáng tạo nên tính sinh động của sự miêu tả nhân vật

Một bình diện nữa khó nhận ra hơn nhưng nó cũng có vai trò quan trọng

đối với việc tạo ra tính sinh động cho tác phâm là sự miêu tả các hình tượng

thiên nhiên Có thể thấy, thiên nhiên không hề vắng bóng trong nghệ thuật của bat kì thời đại nào Trong văn học, thiên nhiên không tổn tại tự nó mà nó có

mối quan hệ chặt chẽ với con người, nó khúc xạ tâm hồn, tình cảm của con người Như thế, tính sinh động của sự miêu tả hình tượng thiên nhiên có cộng hưởng, tác động qua lại với tính sinh động của sự miêu tả hình tượng nhân vật

đồng thời qua đó, tính sinh động của hình tượng tác giả hiện ra rõ hơn Tính

sinh động của sự miêu tả hình tượng thiên nhiên có thể được xác định qua

Trang 32

những dấu hiệu cơ bản như: sự miêu tả chân thực cuộc sống, các chỉ tiết ngoại cảnh, tác động tích cực của những chỉ tiết miêu tả đó đối với suy nghĩ, tính

cách và hành động nhân vật, đặc biệt sự miêu tả ấy phải xuất phát từ ý đồ

nghệ thuật của nhà văn Thiên nhiên càng được miêu tả phong phú, đa dạng, nhiều bình điện bao nhiêu càng có khả năng tiến gần đến tính sinh động bấy nhiêu

Như vậy tính sinh động của sự miêu tả trong tác phẩm văn học được tạo

ra nhờ có “sự thống nhất hữu cơ giữa ý thức chân thật về sự nắm hiểu đời

sống và tổ chức nghệ thuật hoàn thiện” [36, tr 142] Tinh sinh động toàn tác

phẩm chỉ có thể hình thành khi nó hội tụ, thống nhất được tính sinh động của

cả ba loại hình tượng: hình tượng nhân vật, hình tượng thiên nhiên và hình tượng tác giả

1.4.5 Tính sinh động như một bình diện chất lượng nghệ thuật tổng

hợp và đặc trưng nhất của tác phẩm văn chương

Trong quá trình nghiên cứu văn học về phương diện tính nghệ thuật, đặc biệt là phạm trù tính sinh động của sự miêu tả, PGS TS Phùng Minh Hiến đã

chứng minh và thừa nhận tính sinh động là một bình diện chất lượng tổng hợp

nhất của tính nghệ thuật Sở dĩ có thể coi như vậy là bởi nó được xác định

không những bằng chiều sâu của sự nhận thức đối tượng, mà còn bằng tính

toàn vẹn của sự miêu tả cụ thể nó, tính biểu hiện và tính không lặp lại của nó

Trong sự đối sánh với một số khái niệm gần gũi như: tính hiện thực, tính cụ

thể, tính chân thực, tính xác thực, tính tạo hình thì tính sinh động xác lập được đặc trưng riêng của mình như một phẩm chất không thể thiếu của sáng

tạo nghệ thuật Nhờ sự phong phú đó mà tính sinh động trở thành dấu hiệu trung tâm của tính nghệ thuật, là thuật ngữ quan trọng nhất biểu thị chất lượng

nghệ thuật của tác phẩm văn học

Trang 33

Chuong 2

NHỮNG DẦU HIEU BIEU HIEN TINH SINH DONG

CUA SU MIEU TA NHAN VAT NONG DAN TRONG

TRUYEN NGAN NAM CAO

2.1 Quan niệm về người nông dân và các kiểu nhân vật nông dân của Nam Cao

Xã hội Việt Nam trước Cách mạng là một xã hội mục ruỗng, xã hội mà

cuộc sống của người nông dân bần cùng đến tăm tối, hầu như không có lỗi

thoát Bởi vậy mỗi tác phẩm của nhà văn là một lời tố khổ chân thực, cảm

động về cuộc sống tối tăm, thê thám của người nông dân, trién miên trong ban cùng

Đề tài viết về người nông dân trong những sáng tác của Nam Cao có thể chia ra lam hai hạng người chính:

- Một là: những người thấp cô bé họng nhất, bị ức hiếp bất công, càng “ở

hiền” thì càng “không gặp lành”

- Hai là: những người bị hắt hủi, bị xúc phạm về nhân phẩm, bị lăng

nhục một cách bắt công, độc ác, dẫn đến bị tha hoá

Trong hai hạng người chính này ta lại c6 thé chia ra làm bốn loại người

cơ bản:

- Thứ nhất: người nông dân lương thiện bị đây vào con đường bần cùng

hóa, rồi dẫn đến bị lưu manh hóa, mắc tội lỗi không lối thoát

- Thứ hai: người nông dân bị xã hội xô đây đến bần cùng, nhưng họ vẫn giữ được phẩm chất trong sạch

- Thứ ba: người nông dân bị xã hội đây đến bần cùng, có cuộc sống khổ cực và họ bị dẫn đến map mé biến chất

- Thi tw: Những nhân vật trẻ thơ- con em của những người nông dân

Những nhân vật này mặc dù bị cuộc sống khó khăn, vất vả khiến các em phải

Trang 34

chấp nhận hoàn cảnh nghiệt ngã, nhưng tâm hồn các em thì ngây thơ, trong sáng

Có thể nói thế giới nhân vật người nông dân trong truyện của Nam Cao

rất đa dang và phong phú Mỗi nhân vật, mỗi con người là một số phận, một

thế giới Từ đó người đọc phát hiện ra quy luật nghiệt ngã của cuộc đời Nó tác động đến hoàn cảnh sống, đến số phận, tính cách và nhân cách của nhân

vật Cũng qua nhân vật người nông dân, Nam Cao đã cho chúng ta biết rõ hoàn cảnh sống của họ trong xã hội Việt Nam trước Cách mạng Đó là những

mảnh đời tủi cực trong bóng tối Tác phẩm của Nam Cao vì đó mà không

những có giá trị về văn học, mả còn có giá trị lịch sử Cũng bởi vậy mà tác phẩm của ông không hề tẻ nhạt, nhàm chán mà có sức hấp dẫn cao và mãi mãi

còn giá trị

2.2 Những cấu thành nghệ thuật sinh động về nhân vật nông dân 2.2.1 Sự miêu tả sinh động ngoại hình của nhân vật

Miêu tả ngoại hình để khắc họa nhân vật vốn là một biện pháp nghệ thuật

có bề dày truyền thống Cũng giống như một số nhà văn cùng thời như Ngô Tất Tố, Vũ Trọng Phụng, Nguyễn Công Hoan, Nam Cao khi viết về nhân vật người nông dân, ông miêu tả ngoại hình không chỉ dé cho toàn diện khi thé

hiện con người, mà là để khắc họa đặc điểm, tính cách của nhân vật Ở đề tài

này, Nam Cao đã có khá nhiều tác phẩm xuất sắc Ông chú ý đến việc miêu tả ngoại hình, đặc biệt là khi ông miêu tả khuôn mặt của nhân vật- đó là những

trớ trêu của tạo hóa, những bộ mặt dị dạng, xấu xí đến mức ghê sợ, thậm chí

đó là những khuôn mặt của ma của quỷ, dữ dẫn, tàn ác Về điều này có

nhiều người cho rằng Nam Cao rơi vào chủ nghĩa tự nhiên Thực ra, nhận xét như vậy mới chỉ căn cứ vào những hình hài được miêu tả, mà chưa suy nghĩ

đến những mục đích, dụng ý nghệ thuật của nhà văn

Trang 35

Có thể nói ngoại hình là hình dáng bên ngoài của nhân vật Thông qua

ngoại hình ta có thể phần nào biết được số phận, tính cách của nhân vật Một

điểm mạnh của ngòi bút Nam Cao là ông rất thành công trong việc miêu tả ngoại hình của nhân vật Thế giới nhân vật của Nam Cao rất phong phú và đa

dạng Mỗi nhân vật lại có một ngoại hình khác nhau, một biểu hiện bề ngoài khác nhau: có người gầy guộc khắc khổ, có người có khuôn mặt xấu ma chê

quỷ hòn, có người lại có khuôn mặt của quỷ đữ, có người có khuôn mặt của con vật, lại có người có cái mặt thật khó tả và đúng là những cái mặt không

chơi được

Hãy xem Nam Cao miêu tả khuôn mặt của Lang Rận, đó là khuôn mặt

“,,, trông dơ dáng thật Mặt gì mà nặng chình chịch như mặt người phù, da như da con tằm bủng, lại lắm tắm đầy những tàng nhan Cái trán ngắn ngủn,

lại gồ lên Đôi mắt thì híp lại như mắt lợn sề Môi rất nở cong lên, bịt gần kín

hai lỗ mũi con con, khiến anh ta thở khò khè Nhưng cũng chưa tệ bằng lúc

anh cười Bởi vì lúc anh cười thì cái trán chau chau, đôi mắt đã híp lại híp

thêm, hai mí gần như dính tịt lại với nhau, môi càng lớn lên thêm.” [8§3, tr

259]

Qua khuôn mặt của Lang Rận, ta thấy được nhân vật quả là không bình thường Một khuôn mặt phần nào nói lên được đặc điểm của nhân vật, một

khuôn mặt của một kẻ bẩn thiu khác thường Hắn bắn đến nỗi người hắn đầy

rận và cũng chính vì thế mà bà Cựu đặt cho hắn cái tên là Lang Rận Hắn

không chỉ ăn bẩn, ở bân, mặc bấn mà cả những suy nghĩ và hành động của hắn cũng bắn

Bên cạnh Lang Rận là người bạn của hắn- mụ Lợi Nam Cao miêu tả

nhân vật này cũng xấu không kém, đúng là “Nổi nào vung ấy” Hãy xem ông

miêu tả ngoại hình và khuôn mặt của mụ: “Mụ béo trục, béo tròn, mặt rỗ như

tổ ong bầu, mắt trắng, môi thâm, mà đen như thằng quỷ.” [83, tr 262] Đúng

Trang 36

là một khuôn mặt kinh dị, khuôn mặt mà người dân gần đó đem ra để dọa trẻ con

Đến Chí Phèo trong tác phẩm cùng tên Nam Cao đặc biệt thành công trong việc miêu tả ngoại hình Ngoại hình của nhân vật phần nào nói đến bản chất của nhân vật Hãy xem Nam Cao miêu tả ngoại hình của Chí khi hắn mới sinh ra “trần truồng và xám ngắt trong một cái váy đụp để bên một cái lò gạch

bỏ không.” [83, tr 23] Đó là một đứa con hoang, bị bỏ rơi Sau khi qua tay

một số người rồi đến ở canh điền cho nhà Bá Kiến và đi tù, khi Chí đi ở tù về

thì ngoại hình của hắn: “Trông đặc như thằng sắng cá! Cái đầu thì trọc lốc, cái răng cạo trắng hớn, cái mặt thì đem mà rất cơng cơng, hai mắt gườm gườm trông gớm chết! Hắn mặc quần áo nái đen với cái áo tây vàng Cái ngực phanh đầy những nét chạm trồ rồng, phượng với một ông tướng cầm chùy, cả hai cánh tay cũng thế Trông gớm chết.” [83, tr 24] Chỉ một đoạn ngắn miêu

tả ngoại hình của nhân vật Chí ta đã phần nào thấy được hắn thực sự là một thằng du côn Bằng những từ được lựa chọn, gọt giũa, nhà văn đã miêu tả rất

rõ nét từ đầu, răng, mặt, hai mắt, ngực, tay và đặc biệt là từ “cơng cơng”- một

từ ngữ sáng tạo riêng của Nam Cao, Chí Phẻo xuất hiện là một thằng ngỗ ngáo, đầu bò đầu biếu, nhưng lúc này hắn vẫn có hình dáng của một con người Hãy xem nhà văn miêu tả tiếp khuôn mặt của hắn “Cái mặt hắn không

trẻ cũng không già; nó không còn là mặt người; nó là mặt của con vật lạ, nhìn mặt những con vật có bao giờ biết tuổi? Cái mặt hắn vàng vàng mà như muốn xạm màu gio; nó van doc van ngang, không thứ tự, biết bao nhiêu là sẹo ”

[83, tr 37] Đến đây khuôn mặt của Chí không còn là con người nữa, đó là

khuôn mặt của con vật, con qui dtr Nhu vay việc miêu tả sinh động ngoại hình của Chí qua các điểm nhìn khác nhau, thời điểm khác nhau: từ một đứa

trẻ bị bỏ rơi, khi ở tù trở về hắn bị nhà tù của chế độ thực dân phong kiến

nhào nặn khiến cho ngoại hình của hắn bị dị dang di liền với hành động tác

Trang 37

oai tác quái đến dân làng Và đến cuối cùng thì ngoại hình, đặc biệt là khuôn mặt của hắn không phải là khuôn mặt người nữa, mà đó là khuôn mặt của một con quỷ dữ Các thí dụ vừa dẫn cho thấy tác giả thật tài năng trong việc miêu

tả ngoại hình nhân vật Khi miêu tả ngoại hình, nhà văn đã tạo ra sức gợi rất

lớn đến tính cách, cá tính nhân vật Đó cũng là những trang viết hết sức sinh động của ông về nhân vật

Cũng là khuôn mặt, ta hãy xem Nam Cao miêu tả nhân vật Trạch Văn

Đoành trong Đồi móng giỏ: “ cái mặt hắn lại vênh vênh, ngậu xị thế nào Đôi lưỡng quyền nhô ra như gây sự với người ta Hai má hóp vào đề tiếp sức

cho hai cái lưỡng quyền Cái mũi bóp lại ở trên để cho dưới được bạnh ra ( ) Cái hàm răng vỗ làm môi trật hắn ra Những cái răng doa nat ai ( ),

những con mắt nó là tắm gương của linh hồn mới đáng ghét vô cùng Chúng chỉ bé thôi nhưng chúng lăn tăn, chúng lấp lánh như nhạo, như cười, như khinh khinh với người ta Chúng chẳng nhìn xuống bao giờ Chúng nhìn

thắng, chúng nhìn nghiêng ” [83, tr 98] Đó là khuôn mặt phô ra được sự trâng tráo, ngỗ ngược, ngang bướng, bất cần đời của nhân vật

Đến bộ mặt của Lê Văn Rự trong Wửø đêm thì trẻ con trông thấy khiếp

sợ “phải thét lên như bị ma bóp cổ” [83, tr 65] một bộ mặt khiếp SỢ: “ mặt

rỗ như tô ong, trán thấp và bóp lại ở hai bên, tóc cờm cợp dở ngắn dở đài, mắt

tỉ hí nhưng sáng như mắt vo, đã thế còn được đôi lông mày rậm và đựng đứng

như hai con sâu róm nằm trên trợ lực, tất cả những cái ấy hùa vào với cái mũi

ngắn và to hếch lên như mũi hỗ phù, đôi lưỡng quyền cao trên bờ những cái

má trũng như hai cái hố, những cái xương hàm nỗi bật lên, và bộ răng cải mả nhai xương rau ráu ” [83, tr 64- 65]

Đó là ngoại hình, bộ mặt của những con người quái dị, những con người

tha hóa, biến chất mà Nam Cao miêu tả để làm nồi bật bản chất, tính cách

nhân vật Tuy nhiên, không phải những con người biến chất, bị tha hóa mới

Trang 38

có những khuôn mặt kì di như vậy Nhân vật của Nam Cao rất phong phú Có những ngoại hình, khuôn mặt thể hiện đúng bản chất của nhân vật, nhưng cũng có những khuôn mặt ngược lại hoàn toàn so với bản chất của nhân vật Một trong những khuôn mặt đó là của thị Nở trong Chí Phèo Hãy xem Nam

Cao miêu tả khuôn mặt của thị Nở:

“Cái mặt của thị đích thực là một sự mỉa mai của hóa công: nó ngắn đến

nỗi người ta có thể tưởng bề ngang hơn bề dài, thế mà hai má nó lại hóp vào

mới thật là tai hại, nếu hai má nó phính phính thì mặt thị lại được như mặt

lợn, là thứ mặt vốn nhiều hơn người ta tưởng trên cổ người Cái mũi của thị vừa ngắn, vừa to, vừa đỏ, vừa sần sùi như vỏ cam sành, bành bạnh muốn chen lẫn nhau với những cái môi cũng cố to không thua cái mũi; có lẽ vì cố quá

cho nên chúng nứt nở như rạn ra ( ) Đã thế những cái răng rất to lại chìa ra:

ý hắn chúng nghĩ sự cân đối chữa được một vài phần cho sự xấu” [83, tr 41]

Có thể khẳng định thị Nở là người đàn bà xấu nhất trong văn học, đúng

là “xấu đến ma chê quý hòn ” như nhà văn đã viết Khi miêu tả khuôn mặt của thị Nở, Nam Cao đã dùng bút pháp phóng đại Ông đã miêu tả khuôn mặt của thị thông qua các đường nét cụ thê như: hai má, mũi, môi, răng Khi đọc đến

đây, người đọc có thể có cảm giác mặt của thị còn xấu hơn mặt lợn Hai môi như hai con đỉa trâu bấu vào nhau, răng thì to mà lại còn chìa ra khỏi môi như

những loài gặm nhấm Thật khủng khiếp, đã thế thị lại đở hơi và có nguồn gốc của một nhà có giống mả hủi Bởi vậy người ta tránh thị như tránh một

con vật tởm lợm Tuy nhiên, khi miêu tả thị No quá xấu xí như vậy, nhà văn

không phải có cái nhìn khiếm nhã đối với người nông dân, mà đó là một dụng

ý nghệ thuật rõ nét Ông muốn nhắn mạnh tấn bi kịch của nhân vật trung tâm

là Chí Phèo Mọi người trong làng Vũ Đại tránh xa thị vì họ ghê tởm thị, còn

Chí, anh có ước muốn thật giản đơn là được sông chung với thị, nhưng cũng

không được chấp nhận Hơn nữa nhà văn muốn nhắn mạnh sự tương phản

Trang 39

giữa hình thức bên ngoài và phẩm chất bên trong của thị: hình thức của thị càng xấu bao nhiêu, thì phẩm chất của thị càng tốt bấy nhiêu Bằng sự chăm

sóc ân tình, du rất mộc mạc và giản dị, nhưng thị đã góp phần làm cho Chí từ

một con quỷ đữ trở lại làm người Ngòi bút của Nam Cao đã phát hiện ra trong tâm hồn của con người xấu xí đó là một thứ tình cảm tuyệt vời vào bậc

nhất trong tất cả các loại tình cảm của con người Vậy thì Nam Cao không

những không bị ảnh hưởng của chủ nghĩa tự nhiên, mà còn là một nhà văn đầy tình nhân đạo

Như vậy, ngoại hình của thị Nở lại có sự tương phản với phẩm chất, tính

cách của nhân vật, khác hắn với ngoại hình của Trạch Văn Đoành, của Lang

Rận, của Chí Phèo Qua đây có thê thấy tài năng của Nam Cao khi miêu tả ngoại hình của nhân vật Đúng là mỗi nhân vật một ngoại hình, một tính cách,

không nhân vật nào giống nhân vật nào

Có thể khẳng định Nam Cao đặc biệt thành công trong việc miêu tả ngoại hình của nhân vật Mỗi nhân vật là một ngoại hình, ngoại hình có khả năng

thể hiện tính cách hay cá tính của nhân vật Với tài năng khám phá tính cách hay cá tính như vậy, Nam Cao đã miêu tả thật sinh động các chỉ tiết ngoại

hình của nhân vật Ngoại hình của nhân vật phần nào thể hiện được chân dung

của nhân vật Dù xuất phát từ điểm nhìn nào, từ ngôi kể chuyện nào đi chăng nữa, thì nhà văn cũng để lại ấn tượng sâu sắc và đậm nét về những bức chân

dung sống động, khác lạ, vừa độc đáo, vừa có sức khái quát cao Điều sâu xa

hơn là mỗi ngoại hình, mỗi chân dung ấy lại là điểm mẫu chốt để cho nhà văn

khắc họa thật sinh động hiện thực hoàn cảnh xã hội mà nhân vật hoặc tác phẩm muốn đề cập đến

2.2.2 Sự miêu tả sinh động cử chỉ của nhân vật

Bên cạnh việc miêu tả ngoại hình, Nam Cao còn rất thành công trong việc miêu tả cử chỉ của nhân vật Điêm mạnh của Nam Cao là việc miêu tả

Trang 40

dáng đi, điệu đứng của nhân vật Cử chỉ tuy chỉ là những cử động, dáng điệu

bề ngoài, những yếu tố phụ trợ trong giao tiếp nhưng nhiều khi nó góp phần

không nhỏ vào việc thê hiện tâm hồn, tính cách nhân vật, hay nói cách khác, ở

góc độ nào đó, cử chỉ cũng góp phần biểu hiện bán chất con người Trong tác

phẩm của mình, Nam Cao có chú ý miêu tả cử chỉ của nhân vật đề làm nồi bật bản chất của nhân vật

Hãy xem Nam Cao miêu tả cử chỉ của nhân vật “hắn” ở đầu tác phẩm

Trẻ con không được ăn thịt chó vào thời gian buổi sáng mát trời hắn hút xong

những điều thuốc lào: “Đôi mắt hắn gà gà; hơi thở phì phò như ống bễ lò rèn, những ngón tay lờ rờ trên không khí mơn man một dáng hình tưởng tượng.” [83, tr 136] Chi cần một đoạn văn, người đọc có thể dễ dàng nhận ra cái cảm

giác say thuốc, bởi khi say thuốc thì mắt người ta thường đại đi, thở dốc và

chân tay đờ đẫn Vậy mở đầu tác phẩm Nam Cao đã mang lại ấn tượng cho người đọc về nhân vật mà ông gọi là “hắn”- đó là một kẻ vô công rồi nghề,

không có trách nhiệm với vợ con, chỉ biết hưởng thụ những thứ mình thích thú Và sau khi hút những điếu thuốc lào, hắn nghĩ đến rượu và thịt chó, và

“Mắt hắn sáng hắn lên một chút Chúng có vẻ vừa trông thấy con chó thui béo

căng và vàng óng treo lủng lắng bên trên cái trõng hàng nhà mụ Tam Nước dãi tứa ra đầy miệng hắn, một hơi rượu mong manh thoáng qua mũi hắn rồi

vụt biến Hắn nuốt dãi hai, ba lượt.” [83, tr 137]

Nhưng khốn nạn cho hắn là ở chỗ, muốn có thịt chó và rượu thì phải có

năm đồng bạc mà hắn thì không có tiền Thế là hắn chửi “những quân hàng

bưởi không chịu đến mua cây bưởi đào nhà hắn.” [83 tr 137], hắn “chửi luôn

vợ hắn là cái “con mèo mù” đà đẫn mãi, bưởi chín đã gần muốn rụng mà vẫn

chưa chịu rước người vào mua.” [83, tr 137], rồi ý nghĩ về thịt chó và rượu đã khiến hắn “quăng mạnh hai chân xuống đất để đứng lên và ra đi.” [83, tr

Ngày đăng: 17/10/2014, 19:13

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w