THAM KHẢO 1 Vẽ biểu đồ

Một phần của tài liệu Câu hỏi trắc nghiệm và bài tập Địa lí 11 (Trang 55 - 58)

1. Vẽ biểu đồ: Vẽ biểu đồ hình cột hoặc đường.

- Trục tung: thể hiện đơn vị tỉ USD, chia tỉ lệ cho chính xác.- Trục hoành: thể hiện thời gian (năm). - Trục hoành: thể hiện thời gian (năm).

Lưu ý: Vẽ biểu đồ cột đôi hoặc hai đường biểu diễn.

- Ghi tên biểu đồ: Biểu đồ thể hiện giá trị xuất nhập khẩu của Nhật Bản trong giai đoạn 1990-2004.

2. Nhận xét hoạt động kinh tế đối ngoại (qua biểu đồ và thông tin trong bài) theo dàn ý sau:

Khái quát

a. Hoạt động xuất nhập khẩu

- Giá trị xuất khẩu qua các năm. - Giá trị nhập khẩu qua các năm. - Cán cân thương mại.

- Cơ cấu các mặt hàng xuất, nhập khẩu. + Sản phẩm xuất khẩu.

+ Sản phẩm nhập khẩu. - Chính sách nhập khẩu.

b. Quan hệ buôn bán với các nước khu vực và quốc gia trên thế giới

c. Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài (FDI) và viện trợ phát triển chính thức (ODA)

Kết luận:

II. THAM KHẢO1. Vẽ biểu đồ 1. Vẽ biểu đồ

Biểu đồ thể hiện giá trị xuất nhập khẩu của Nhật Bản trong giai đoạn 1990-2004

Biểu đồ hình cột đôi Biểu đồ đường

2. Nhận xét các hoạt động kinh tế đối ngoại

Nhật Bản là cường quốc kinh tế đứng thứ 2 thế giới. Trong quá trình phát triển kinh tế Nhật Bản đã rất chú trọng phát triển kinh tế đối ngoại và đã đạt được những thành tựu to lớn, điều đó được thể hiện qua một số lĩnh vực sau:

a. Hoạt động xuất nhập khẩu

- Hoạt động xuất nhập khẩu được coi là động lực của nền kinh tế Nhật Bản.

+ Giá trị xuất khẩu tăng nhanh từ 287,6 tỉ USD (1990) lên 565,7 tỉ USD (2004), tăng gần 2 lần.

+ Giá trị nhập khẩu qua các năm tăng từ 235,4 tỉ USD (1990), lên 454,5 tỉ USD (2004), tăng lần.

+ Cán cân xuất nhập khẩu luôn dương do giá trị xuất khẩu lớn hơn giá trị nhập khẩu và có xu hướng tăng từ 52,2 tỉ USD (1990) lên 111,2 tỉ USD (2004).

+ Cơ cấu mặt hàng xuất nhập khẩu.

. Các mặt hàng xuất khẩu: Sản phẩm của ngành công nghiệp chế biến: tàu biển, ô tô, xe gắn máy, sản phẩm tin học,….(chiếm 99% giá trị xuất khẩu)

. Các mặt hàng nhập khẩu:

. Công nghệ và kĩ thuật của nước ngoài

. Sản phẩm nông nghiệp: lúa mì, lúa gạo, hoa quả, hải sản,… . Nguyên liệu công nghiệp: quặng mỏ, gỗ, cao su, bông,…

b. Quan hệ buôn bán với các khu vực và các quốc gia trên thế giới

Hiện nay Nhật Bản đã có quan hệ buôn bán với nhiều nước trên thế giới. Khoảng 52% giá trị mậu dịch được thực hiện với các nước phát triển, trong đó nhiều nhất là với Hoa Kì và EU. Trên 45 % giá trị mậu dịch được thực hiện với các nước đang phát triển, trong đó 18% được thực hiện với các nước NICS châu Á.

c. Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài và viện trợ phát triển chính thức (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Hiện nay Nhật Bản là nước đứng đầu thế giới về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài và viện trợ phát triển chính thức (ODA).

+ Tổng số vốn đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Nhật Bản liên tục tăng từ 33.531 triệu USD (1995) lên 96.984 triệu USD (2004), tăng gần 3 lần. Trong đó việc đầu tư trực tiếp vào các nước ASEAN chiếm 15,7% tổng đầu tư nước ngoài vào ASEAN.

+ Viện trợ chính thức phát triển ODA của Nhật Bản đối với nhiều khu vực, quốc gia trên thế giới trong các lĩnh vực: xóa đói, giảm nghèo; y tế; môi trường; phát triển nông thôn và phát triển đô thị. Viện trợ ODA của chính phủ Nhật Bản chiếm 60% viện trợ ODA quốc tế cho các nước ASEAN.

+ Hiện nay Việt Nam và Nhật Bản có quan hệ mang tính chiến lược nên viện trợ ODA vào Việt Nam cao, năm 2004 chiếm 40% nguồn ODA các nước đầu tư vào Việt Nam.

Kết luận: Hiện nay Nhật Bản đã có quan hệ buôn bán với nhiều quốc gia khác nhau trên thế giới. Kim ngạch xuất nhập khẩu luôn tăng, trong đó giá trị xuất khẩu lớn hơn giá trị nhập khẩu, Nhật Bản là nước xuất siêu. Do nghèo tài nguyên khoáng sản, đất đai nên để phát triển kinh tế Nhật Bản phải nhập khẩu là nguyên liệu cho công nghiệp, nông sản phục vụ đời sống nhân dân. Mối quan hệ giữa Việt Nam và Nhật Bản hiện nay mang tính chiến lược nên kim ngạch buôn bán 2 chiều và viện trợ ODA của Nhật Bản chiếm tỉ trọng cao trong tổng vốn đầu tư của nước ngoài vào Việt Nam.

Bài 10. CỘNG HÒA NHÂN DÂN TRUNG HOA (TRUNG QUỐC)

Tiết 1. TỰ NHIÊN, DÂN CƯ VÀ XÃ HỘI

I. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP

Câu 1. Trình bày đặc điểm vị trí địa lí và quy mô lãnh thổ của Trung Quốc. Đặc điểm này ảnh hưởng như thế nào đến việc phát triển kinh tế - xã hội Trung Quốc?

Câu 2. Tại sao dân cư Trung Quốc lại phân bố tập trung ở khu vực miền Đông?

Câu 3. Dựa vào lược đồ địa hình và khoáng sản Trung Quốc, tìm những thông tin cần thiết ghi vào bảng sau (bảng 10.1)

Bảng 10.1. Một số vấn đề tự nhiên của Trung Quốc Miền

Tự nhiên

Miền Tây Miền Đông

1. Địa hình 2. Khí hậu 3. Sông ngòi 4. Khoáng sản 5. Ý nghĩa kinh tế

Câu 4. Hãy nối tên đồng bằng và hệ thống sông chính đã bồi tụ nên đồng bằng đó ở bảng dưới đây một cách phù hợp:

1. Đồng bằng Đông Bắc a. Sông Hoàng Hà 2. Đồng bằng Hoa Bắc b. Sông Trường Giang 3. Đồng bằng Hoa Trung c. Sông Liêu Hà 4. Đồng bằng Hoa Nam d. Sông Tây Giang

Câu 5. Trung Quốc có nhiều kiểu khí hậu là do:

a. Vị trí địa lí. c. Quy mô lãnh thổ.

b. Sự phân hóa địa hình. d. Tất cả các ý trên.

Câu 6. Vấn đề được quan tâm hàng đầu đối với dân số Trung Quốc trong giai đoạn hiện nay là:

a. Sự tăng trưởng nhanh của dân số.

b. Việc thực hiện chính sách dân số kế hoạch hóa gia đình. c. Sự mất cân bằng trong cơ cấu giới tính.

d. Tư tưởng “trọng nam khinh nữ”.

Câu 7. Tài nguyên khoáng sản có trữ lượng lớn nhất của Trung Quốc là:

a. Than đá. c. Quặng sắt.

b. Kim loại màu. d. Dầu mỏ.

Câu 8. Đặc điểm nổi bật của nguồn lao động Trung Quốc góp phần quyết định sự phát triển của nền kinh tế - xã hội là:

a. Quy mô nguồn lao động đông.

b. Nguồn lao động được đầu tư để nâng cao chất lượng. c. Truyền thống lao động cần cù. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

d. Nguồn lao động gồm nhiều thành phần dân tộc.

Câu 9. Dân cư Trung Quốc tập trung đông nhất ở vùng: a. Ven biển và thượng lưu các con sông lớn. b. Ven biển và hạ lưu các con sông lớn. c. Ven biển và dọc theo con đường tơ lụa. d. Phía Tây bắc của miền Đông.

Một phần của tài liệu Câu hỏi trắc nghiệm và bài tập Địa lí 11 (Trang 55 - 58)