HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI Câu 1 Quá trình hình thành và phát triển của EU.

Một phần của tài liệu Câu hỏi trắc nghiệm và bài tập Địa lí 11 (Trang 30 - 33)

Câu 1. Quá trình hình thành và phát triển của EU.

- Năm 1951: thành lập Cộng đồng Than và thép châu Âu với 6 thành viên (Pháp, Bỉ, Hà Lan, Lúc-xăm-bua, I-ta-li-a, CHLB Đức).

- Năm 1957: cho ra đời Cộng đồng kinh tế châu Âu (EEC) với 6 thành viên. - Năm 1958: đổi tên thành Cộng đồng Nguyên tử châu Âu.

- Năm 1967: Cộng đồng châu Âu (EC) được thành lập trên cơ sở hợp nhất 3 tổ chức trên.

- Năm 1993: Cộng đồng châu Âu đổi tên thành Liên minh châu Âu (EU) với 15 thành viên.

- Năm 2007: EU phát triển và mở rộng lên đến 27 thành viên (EU mở rộng) *Mục đích và thể chế:

- Phát triển khu vực tự do lưu thông hàng hóa, dịch vụ, con người, tiền vốn giữa các nước thành viên và tăng cường hợp tác, liên kết không chỉ về kinh tế, luật pháp, nội vụ mà cả an ninh trật tự.

- Nhiều vấn đề quan trọng của các quốc gia thành viên do các cơ quan của EU quyết định (thể chế như một quốc gia).

Câu 2. EU là trung tâm kinh tế hàng đầu thế giới.

- Dân số của EU so với thế giới: dân số của EU năm 2005 là 459,7 triệu người chiếm 7,1% dân số thế giới.

- EU là trung tâm kinh tế lớn, GDP năm 2004 đạt 12690,5 tỉ USD, chiếm 31% trong tổng giá trị kinh tế của thế giới. Quy mô GDP của EU lớn hơn GDP của Hoa Kì và Nhật Bản.

- Một số ngành sản xuất phát triển mạnh của EU: ngành sản xuất ô tô, công nghiệp chế tạo máy,...

- Tỉ trọng GDP xuất khẩu trong GDP của EU và tỉ trọng xuất khẩu của EU trong tỉ trọng xuất khẩu của thế giới chiếm tỉ lệ cao: tỉ trọng xuất khẩu trong GDP năm 2004 đạt 26,5%, trong xuất khẩu của thế giới đạt 37,7%. EU là tổ chức thương mại lớn trên thế giới.

Câu 3. Phân tích bảng số liệu để so sánh một số chỉ số cơ bản của EU với Hoa Kì và Nhật Bản. EU, Hoa Kì và Nhật Bản là 3 trung tâm kinh tế lớn của thế giới.

- Dân số: Dân số của EU cao hơn nhiều so với Hoa Kì và Nhật Bản, chiếm 7,1% dân số của thế giới (năm 2005).

- GDP: GDP năm 2004 của EU đạt 12690,5 tỉ USD, chiếm 31% trong tổng giá trị kinh tế của thế giới. Tổng GDP của EU cao hơn Hoa Kì và gấp 3 lần so với GDP của Nhật Bản.

- Tỉ trọng xuất khẩu trong GDP năm 2004 đạt 26,5%, gấp 3,7 lần so với Hoa Kì và gấp hơn 2 lần so với Nhật Bản.

- Tỉ trọng xuất khẩu của EU trong tỉ trọng xuất khẩu của thế giới chiếm 37,7%, gấp 6 lần Nhật Bản và hơn 4 lần so với Hoa Kì. Từ những số liệu trên đã chứng tỏ EU là tổ chức thương mại hàng đầu thế giới.

Câu 4.

Đáp án phần trắc nghiệm khách quan: 5b, 6b, 7d, 8d, 9a. Bài 7. LIÊN MINH CHÂU ÂU (EU) (tiếp theo) Tiết 2. EU - HỢP TÁC , LIÊN KẾT ĐỂ CÙNG PHÁT TRIỂN

I. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP

Câu 1. Thế nào là liên kết vùng? Phân tích liên kết vùng Ma-xơ Rai-nơ qua hình 7.1 dưới đây. EU mở rộng Thuận lợi Về chính trị Tạo ra một cộng đồng chung hòa bình, ổn định và thịnh vượng. Về văn hóa - xã hội Tuân thủ chính sách chung về bảo vệ môi trường, phong phú hơn về văn hóa. Về kinh tế

Gia tăng nhanh về số lượng và sức mạnh, có khả năng giữ vai trò chủ động giải quyết các vấn đề quốc tế. Khó khăn Trình độ phát triển không đều giữa các nước thành viên. Các vấn đề cần giải quyết: thất nghiệp, ... Chính sách đối ngoại còn nhiều hạn chế. Đường biên giới dài. Nảy sinh bất đồng giữa các nước thành viên và rạn nứt quan hệ EU với Mĩ.

Câu 2. EU đã thành công như thế nào trong hợp tác phát triển lĩnh vực giao thông vận tải?

Câu 3. Vì sao có thể nói việc ra đời đồng tiền chung ơ-rô là bước tiến mới của sự liên kết EU.

Câu 4. Điền vào bảng sau những thông tin cần thiết:

Bảng 7.2. Các mặt tự do lưu thông của EU

Tự do lưu thông Nội dung Lợi ích

1. 2. 3. 4.

Câu 5. Tự do lưu thông hàng hóa giúp cho các nước EU: a. Không phải đóng thuế nhập khẩu.

b. Hạ giá thành sản phẩm. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

c. Không phải chịu thuế giá trị gia tăng. d. Tất cả các ý kiến trên.

Câu 6. Người dân của các nước thành viên EU có thể mở tài khoản tại các ngân hàng của các nước khác là hình thức biểu hiện của:

a. Tự do di chuyển. c. Tự do lưu thông tiền vốn. b. Tự do lưu thông dịch vụ. d. Tự di lưu thông hàng hóa.

Câu 7. Đường hầm giao thông dưới biển Măng-sơ nối liền hai nước:

a. Anh - Pháp. c. Anh - Hà Lan.

b. Anh - Đức. d. Anh - Thụy Điển.

Câu 8. Ý nghĩa của việc EU sử dụng đồng tiền chung Ơ-rô:

a. Nâng cao sức cạnh tranh của thị trường nội địa châu Âu. b. Hạn chế rủi ro do chuyển đổi tiền tệ.

c. Đơn giản hóa công tác kế hoạch của các công ti xuyên quốc gia. d. Tất cả các ý trên.

Câu 9. Hình thức tổ chức sản xuất máy bay E-bớt của EU là:

a. Tập trung hóa. c. Liên hợp hóa.

Một phần của tài liệu Câu hỏi trắc nghiệm và bài tập Địa lí 11 (Trang 30 - 33)