HƯỚNG DẪN CÁCH LÀM 1 Tìm hiểu sự thay đổi GDP của LB Nga

Một phần của tài liệu Câu hỏi trắc nghiệm và bài tập Địa lí 11 (Trang 46 - 49)

1. Tìm hiểu sự thay đổi GDP của LB Nga

Dựa vào bảng số liệu trong SGK, vẽ biểu đồ hình cột thể hiện sự thay đổi GDP của LB Nga qua các năm.

a. Vẽ biểu đồ hình cột.

- Trục tung: thể hiện GDP (tỉ USD). - Trục hoành: thể hiện thời gian (năm). - Ghi giá trị trên đầu mỗi cột.

b. Nhận xét sự thay đổi GDP của LB Nga

- Chia ra từng giai đoạn để nhận xét (căn cứ vào sự thay đổi giữa các năm mà chia giai đoạn đặc biệt chú ý mốc thời gian năm 2000).

- Giải thích sự thay đổi đó.

2. Tìm hiểu sự phân bố nông nghiệp LB Nga

Dựa vào hình 8.10 (tr 73 SGK) nhận xét và giải thích sự phân bố các cây trồng, vật nuôi chủ yếu của LB Nga theo bảng sau:

Các loại cây trồng,

vật nuôi Phân bố Giải thích

Lúa mì Củ cải đường Rừng Chăn nuôi Bò, cừu Lợn Thú có lông quý B. THAM KHẢO 1. Tìm hiểu sự thay đổi GDP của LB Nga

a. Vẽ biểu đồ hình cột

b. Nhận xét

GDP của LB Nga có sự thay đổi qua các năm, cụ thể:

- Từ năm 1990 đến năm 2000, giá trị GDP giảm liên tục từ 936,3 tỉ USD (năm 1990) xuống còn 363,9 USD (năm 1995) và 259,7 USD (năm 2000), giảm hơn 3 lần trong vòng 10 năm.

- Từ năm 2000 đến năm 2004 giá trị GDP có xu hướng tăng lên và tăng liên tục, từ 259,7 USD (năm 200) tăng lên 582,4 USD (năm 2004), tăng hơn 2,2 lần trong 4 năm.

* Giải thích

- Giai đoạn từ năm 1990 đến năm 2000, giá trị GDP giảm liên tục do sự tan rã của Liên Xô cũ đã đẩy LB Nga vào thời kì đầy khó khăn, biến động, kinh tế bị khủng hoảng trầm trọng.

- Giai đoạn từ năm 2000 đến năm 2004, GDP tăng liên tục và tăng nhanh do LB Nga đã có những chiến lược phát triển phù hợp với điều kiện của đất nước.

2. Tìm hiểu sự phân bố nông nghiệp LB Nga

Bảng 8.6. Sự phân bố nông nghiệp của LB Nga Các loại cây trồng,

vật nuôi Phân bố Giải thích

Lúa mì Đồng bằng Đông Âu,

phía nam đồng bằng Tây Xi-bia.

Vì đây là các đồng bằng đất đen màu mỡ, có khí hậu ôn đới hải dương.

Củ cải đường Phía nam đồng bằng Đông Âu

Vì đây là các đồng bằng đất đen màu mỡ, có khí hậu ôn đới hải dương, gần các nhà máy chế biến.

Rừng Phía tây đồng bằng Đông

Âu, tây Xi-bia

Địa hình những khu vực này chủ yếu là đồi thấp. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chăn nuôi

Bò, cừu Phía đông đồng bằng Đông Âu, tây Xi-bia và các cao nguyên trung Xi-bia

Vì có diện tích đồng cỏ lớn, khí hậu khô.

Lợn Phía nam đồng bằng

Đông Âu

Vì đây là vùng chuyên canh lương thực.

Thú có lông quý Phía bắc của miền Đông Khí hậu lạnh, nguồn thức ăn dồi dào (chủ yếu là cá,...)

Bài 9. NHẬT BẢN

Tiết 1. TỰ NHIÊN, DÂN CƯ VÀ TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ

I. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP

Câu 1. Trình bày đặc điểm vị trí địa lí và lãnh thổ Nhật Bản. Vị trí địa lí đó có ý nghĩa như thế nào đối với sự phát triển kinh tế của Nhật Bản?

Câu 2: Tại sao nền kinh tế của Nhật Bản thời kì 1986-1990 được gọi là nền kinh tế “bong bóng”?

Câu 3: Dựa vào bảng số liệu sau, hãy vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện sự thay đổi cơ cấu dân số theo độ tuổi của Nhật Bản. Nhận xét xu hướng biến động dân số của Nhật Bản.

Bảng 9.1. Xu hướng biến động dân số Nhật Bản

Năm 1950 1970 1997 2001 2025 (dự báo)

Số dân (triệu người) 83 104 126 127.1 117

Dưới 15 tuổi (%) 35,4 23,9 15,3 13,9 11,7

15- 39 tuổi (%) 39,3 43,8 34,2 32,9 25,0

40- 64 tuổi (%) 20,3 25,2 34,8 34,0 35,1

65 tuổi trở lên (%) 5,0 7,1 15,7 19,2 28,2

Câu 4. Hoàn thành bảng kiến thức sau bằng cách các điền nội dung thích hợp vào ô trống:

Nguyên nhân tạo nên thành tựu của nền kinh tế Nhật Bản giai đoạn 1950 - 1973

Câu 5. Nhật Bản nghèo khoáng sản nhưng có loại khoáng sản có trữ lượng và giá trị kinh tế lớn là:

a. Lưu huỳnh. c. Than.

b. Dầu mỏ. d. Quặng sắt.

Câu 6. Sự già hoá dân số Nhật Bản gây hậu quả:

a. Thiếu nguồn lao động. c. Chi phí bảo hiểm xã hội tăng. b. Chi phí y tế cho người già cao. d. Tất cả các ý trên đều đúng.

Câu 7. Sự phát triển thần kì của nền kinh tế Nhật Bản là do áp dụng các biện pháp: a. Duy trì cơ cấu kinh tế 2 tầng.

b. Tập trung vào các ngành công nghiệp then chốt. c. Mua bằng phát minh sáng chế của nước ngoài. d. Tất cả các biện pháp trên.

Câu 8. Nền kinh tế của Nhật Bản bị suy giảm ở những năm của thập niên 70 là do: a. Ảnh hưởng của thị trường thế giới về giá cả của sản phẩm. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

b. Ảnh hưởng của các cuộc khủng hoảng dầu mỏ. c. Sự tăng trưởng nóng của nền kinh tế “bong bóng”. d. Sự cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên.

Câu 9. Biện pháp nào đã không được Nhật Bản áp dụng từ sau năm 1980 để khắc phục hậu quả của nền kinh tế suy thoái:

a. Xây dựng các ngành công nghiệp đòi hỏi hàm lượng khoa học kĩ thuật cao. b. Đẩy mạnh đầu tư ra nước ngoài.

c. Đầu tư phát triển khoa học kĩ thuật và công nghệ.

d. Khôi phục và phát triển những ngành công nghiệp truyền thống.

Một phần của tài liệu Câu hỏi trắc nghiệm và bài tập Địa lí 11 (Trang 46 - 49)