HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI Câu 1 Các mục tiêu chính của ASEAN :

Một phần của tài liệu Câu hỏi trắc nghiệm và bài tập Địa lí 11 (Trang 75 - 76)

- Thúc đẩy sự phát triển kinh tế, văn hóa, giáo dục và tiến bộ xã hội của các nước thành viên.

- Xây dựng Đông Nam Á thành một khu vực hòa bình, ổn định, có nền kinh tế, văn hóa, xã hội phát triển.

- Giải quyết những khác biệt trong nội bộ liên quan đến mối quan hệ giữa ASEAN với các nước, khối nước hoặc các tổ chức quốc tế khác.

- Đoàn kết và hợp tác vì một ASEAN hòa bình, ổn định cùng phát triển.

Câu 2. - Các nước Đông Nam Á là những nước giàu tài nguyên thiên nhiên, nhưng việc khai thác tài nguyên thiên nhiên ở đây ở đây chưa hợp lí và còn nhiều bất cập như : việc khai thác khoáng sản chủ yếu để xuất khẩu thu ngoại tệ song do trình độ còn hạn chế nên gây ra sự lãng phí tài nguyên, công nghệ khai thác còn lạc hậu và ý thức kém gây ô nhiễm môi trường. Việc phá rừng ở nhiều nước để lấy gỗ xuất khẩu, làm nương rẫy,... đã làm chất lượng và diện tích rừng nhiều nơi suy giảm. Các nước Đông Nam Á đều giáp biển, việc khai thác quá mức nguồn lợi ven bờ làm hủy diệt nhiều loại sinh vật, phá rừng ngập mặn để nuôi trồng thủy hải sản làm hủy hoại môi trường sinh thái.

- Chính sách sử dụng tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường :

+ Khai thác tài nguyên rừng đi đôi việc trồng rừng và tu bổ rừng. Cần đầu tư các phương tiện hiện đại trong việc khai thác tài nguyên khoáng sản nhằm sử dụng tiết kiệm nguồn tài nguyên này và hạn chế ô nhiễm môi trường.

+ Tăng cường đầu tư phương tiện để đánh bắt xa bờ. Cấm đánh bắt bằng những phương tiện có tính hủy diệt, đánh bắt cá trong mùa sinh sản,..

+ Trồng rừng ngập mặn để bảo vệ môi trường sinh thái ven biển.

+ Tuyên truyền về ý thức bảo vệ môi trường đến mọi tầng lớp dân cư trong xã hội.

Câu 3. - Các nước Đông Nam Á có tôc độ tăng trưởng kinh tế chưa thật sự vững chắc và đồng đều ở các quốc gia (lấy số liệu chứng minh).

- Sở dĩ các nước Đông Nam Á có tốc độ tăng trưởng kinh tế không ổn định và ở mức thấp như Thái Lan, Xin-ga-po, In-đô-nê-xi-a trong thời gian trên là do bị ảnh hưởng nặng nề của các cuộc khủng hoảng tài chính ở khu vực năm 1997, ảnh hưởng của dịch Sarh và cúm

gia cầm,... các yếu tố này ảnh hưởng đến ngành du lịch, hoạt động thu hút đầu tư nước ngoài, thị trường tài chính.

Một số nước có tốc độ tang trưởng kinh tế cao và ổn định hơn : Lào, Việt Nam là do xuất phát điểm của nền kinh tế thấp khi có chiến lược phát triển kinh tế phù hợp thì có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao.

Đáp án phần trắc nghiệm khách quan: 4 (1-c, 2-e, 3-d, 4-b, 5-a), 5a, 6d, 7d, 8a, 9d, 10d Bài 11. KHU VỰC ĐÔNG NAM Á (tiếp theo)

Tiết 3. THỰC HÀNH

TÌM HIỂU VỀ HOẠT ĐỘNG KINH TẾ ĐỐI NGOẠI CỦA ĐÔNG NAM Á

A. HƯỚNG DẪN CÁCH LÀM1. Hoạt động du lịch 1. Hoạt động du lịch

a. Vẽ biểu đồ

Dựa vào bảng số liệu trong bài thực hành, vẽ biểu đồ hình cột thể hiện số khách du lịch quốc tế và chi tiêu của khách du lịch ở một số khu vực ở châu Á.

b. Tính chi tiêu trung bình của mỗi lượt khách ở từng khu vực và rút ra nhận xét.

Cách làm: Lấy số chi tiêu của khách du lịch chia cho số khách du lịch đến của từng khu vực (lưu ý: phải chuyển số liệu về cùng một đơn vị tính), ghi kết quả tính toán vào ô trống sau:

Khu vực

Số khách du lịch đến (triệu

lượt người)

Chi tiêu của khách du lịch

(triệu USD)

Bình quân chi tiêu của một lượt khách

(USD/lượt người)

Đông Á 67,230 70,594

Đông Nam Á 38,468 18,356 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tây Nam Á 41,394 18,419

c. So sánh về số lượt khách và chi tiêu của khách du lịch quốc tế của khu vực Đông Nam Á với các khu vực khác.

Cách làm: Dựa vào biểu đồ đã vẽ và bảng số liệu, nhận xét theo các ý sau:

- Số khách du lịch quốc tế đến khu vực Đông Nam Á so với Đông Á và Tây Nam Á. - Doanh thu từ du lịch quốc tế của khu vực Đông Nam Á so với Đông Á và Tây Nam Á

Một phần của tài liệu Câu hỏi trắc nghiệm và bài tập Địa lí 11 (Trang 75 - 76)