1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Dự án tiểu thuyết Dostoievski trong Bướm trắng của Nhất Linh

67 857 5
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 67
Dung lượng 748,01 KB

Nội dung

Đề tài về : Dự án tiểu thuyết Dostoievski trong Bướm trắng của Nhất Linh

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP.HỒ CHÍ MINH Huỳnh Thị Phượng Cầm DẤU ẤN TIỂU THUYẾT DOSTOIEVSKI TRONG BƯỚM TRẮNG CỦA NHẤT LINH Chuyên ngành: Văn học nước ngoài Mã số: 60 22 30 LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. PHẠM THỊ PHƯƠNG Thành phố Hồ Chí Minh – 2009 LỜI CẢM ƠN Trong quá trình thực hiện luận văn, tôi đã nhận được nhiều sự giúp đỡ từ: Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, Sở Giáo dục tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, Trường THPT Hòa Bình, quý Thầy Cô, bạn bè và người thân. Tôi xin chân thành cảm ơn. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với TS. Phạm Thị Phương, người đã tận tình hướng dẫn tôi hoàn thành đề tài này. MỞ ĐẦU 0. 1. Lí do chọn đề tài và mục đích nghiên cứu Dostoievski là nhà văn vĩ đại của văn học Nga và văn học thế giới, chiều sâu tư tưởng và giá trị nghệ thuật trong các tiểu thuyết của ông là nguồn mạch lớn cơ hồ khai thác mãi vẫn không vơi cạn. Nghệ thuật tiểu thuyết Dostoievski ảnh hưởng sâu sắc đến các nhà văn Tây Âu từ cuối thế kỉ XIX, qua đó ảnh hưởng đến các nhà văn Tây học của Việ t Nam chúng ta ở đầu thế kỉ XX, trong đó có Nhất Linh. Từ đầu thế kỉ XX, tiểu thuyết Việt Nam đã có những bông hoa đầu mùa như Tố Tâm của Hoàng Ngọc Phách và một số tác phẩm của Hồ Biểu Chánh, nhưng những sáng tác ấy chỉ mới so với thời trung đại. Nhìn chung, tiểu thuyết trước Tự lực văn đoàn đã có những đóng góp cho bướ c đầu hiện đại hoá văn học Việt Nam, nhưng phải đến tiểu thuyết Tự lực văn đoàn thì sự hiện đại hóa, chín muồi về mặt thể loại mới thật sự được khẳng định. Nhất Linh là người thành lập Tự lực văn đoàn sau thời gian ông ở Pháp về. Ông là cây bút vững vàng, có nhiều tìm tòi sáng tạo về nghệ thuật, thể hiệ n rõ nhất trong tiểu thuyết Bướm trắng (1941). Trước hết, về nội dung tư tưởng, nó không giống như phần nhiều tiểu thuyết của ông, mà đã, theo Bùi Xuân Bào, “từ bỏ dứt khoát ở đấy công thức của tiểu thuyết có luận đề” [5; 346]. Đáng lưu ý hơn, Bướm trắng còn được coi là trường hợp thoát thai đặc biệt về kĩ thuật, vì ch ẳng những trước, mà cả sau nó, Nhất Linh không bao giờ có lối viết như thế. Tác phẩm quả là một dấu mốc lớn trên con đường học tập và thể nghiệm “những phương pháp Thái Tây” như lời tuyên ngôn của Tự lực văn đoàn. Tiến trình hiện đại hóa văn học Việt Nam là mối quan tâm của chúng tôi. Tiểu thuyết Tự lực văn đoàn có đóng góp lớ n vào tiến trình ấy, các thành viên trong văn đoàn này có ý thức cao trong việc học tập phương pháp sáng tác của văn học phương Tây để đổi mới văn học nước nhà. Chúng tôi chọn đề tài này nhằm khẳng định chắc chắn hơn việc tìm tòi học hỏi và sáng tạo của nhà văn Nhất Linh trong tiến trình hiện đại hóa tiểu thuyết Việt Nam, cụ thể là ở tiểu thuyết Bướm trắng. Ả nh hưởng văn học là một hiện tượng hết sức phổ biến, thậm chí được coi là một trong những khâu quan trọng của tiến trình văn học, nhưng xác định những nhân tố ảnh hưởng – chịu ảnh hưởng không phải là đơn giản. Mặt khác, các nhà văn, nhà thơ giai đoạn 1930 – 1945 thường chịu ảnh hưởng cùng lúc nhiều nhà văn, nhà thơ nước ngoài, như Hoài Thanh trong Thi nhân Việt Nam có viết: “ Mỗi nhà thơ Việt Nam hình như mang nặng trên đầu năm bảy nhà thơ Pháp”. Là thủ lĩnh của một văn đoàn chủ trương đổi mới văn học nước nhà theo hướng hiện đại, nhà trí thức Tây học Nhất Linh không thể không “bắt chước” những đại diện lỗi lạc của dòng văn học hiện đại phương Tây, trong đó có Dostoievski. Nhiều ý kiến có trọng lượng quả quyết rằng Bướm trắng của Nhất Linh chịu ảnh hưởng Dostoievski khá rõ. Và bản thân Nhất Linh không dưới một lần nhắc đến kĩ thuật viết của nhà văn Nga vĩ đại với một lòng ngưỡng vọng. Đến với đề tài này, chúng tôi sẽ tìm hiểu Bướm trắng có những d ấu ấn nào của tiểu thuyết Dostoievski, mà chủ yếu là về mặt nghệ thuật. Chúng tôi nhận thấy sự học tập Dostoievski của Nhất Linh không phải là một việc sao chép lộ liễu. Nếu chỉ nhìn vào nội dung cốt truyện, sẽ khó tìm thấy sự tương đồng hoàn toàn nào ở hai nhà văn, nhưng xét từ góc độ nghệ thuật trần thuật, xây dựng hình tượng,… thì thấy có nhiều điều gặ p gỡ thú vị. Nhưng ngay cả những điều gặp gỡ này cũng không phải dễ nhận diện. Tiểu thuyết Bướm trắng sẽ không tồn tại trong lòng người đọc cho đến hôm nay, nếu tác giả của nó bắt chước thô thiển lối văn người khác, người đó là một đại văn hào. Với một lối trình diện mới lạ, nó vẫn mang đậm bản sắ c dân tộc, cho thấy “thi văn Pháp không làm mất bản sắc Việt Nam. Những sự mô phỏng ngu muội lập tức bị đào thải” [77, tr.33]. Đi sâu phân tích tìm hiểu một tác phẩm văn học còn chưa có nhiều người đào xới là cách để giáo viên dạy văn có thể rèn luyện khả năng phân tích và cảm thụ tác phẩm văn học một cách độc lập. Chúng tôi hi vọng có thể đạt được điề u ấy khi chọn đề tài này. 0.2. Lịch sử vấn đề Chúng tôi nhìn lịch sử vấn đề ở hai cấp độ. Nếu xét trên phạm vi rộng, tức là những nghiên cứu về tiểu thuyết của Dostoievskicủa Nhất Linh nói chung, thì chúng tôi nhận thấy có một khối lượng tài liệu phong phú và bề bộn. Sau đây chỉ xin nêu một vài công trình nổi bật. Về Dostoievski, chúng tôi chú ý tới những công trình như: Những vấn đề thi pháp của Dostoievski – Bakhtin (bản dịch của Trần Đình Sử và bản d ịch của Phạm Vĩnh Cư); Ba bậc thầy Dostoievski, Balzac, Dikens – Stefan Zweig; Dostoievski – cuộc đời và sự nghiệp – L. Grossman,… Ngoài ra còn có những bài viết của M. Khrapchenko, I. Volgin, V. Bogdanov, T. Mizanishkova, Irving Howe, I. Volodina, J. Simons, D. Granin, André Gide, Nguyễn Tuân,… được sưu tầm trong quyển Dostoievski, những tiếp cận từ nhiều phía do Lê Sơn chủ biên. Về tiểu thuyết Nhất Linh, chúng tôi đặc biệt lưu tâm tới những bài nghiên cứu, ý kiến phát biểu có trọng lượng của Vũ Ngọc Phan, Trương Chính, Bùi Xuân Bào, Ph ạm Thế Ngũ, Huy Cận, Tô Hoài, Tế Hanh, Bùi Hiển, Nguyễn Công Hoan, Nguyên Ngọc, Vũ Tú Nam, Phan Cự Đệ, Hà Minh Đức, Bạch Năng Thi, Đỗ Đức Hiểu, Đỗ Đức Dục,… trong công trình Tự lực văn đoàn, trào lưu – tác giả do Hà Minh Đức khảo luận và tuyển chọn. Ngoài ra còn một số công trình của các tác giả trong và ngoài nước khác cũng rất đáng lưu ý, như Vu Gia với công trình Nhất Linh trong tiến trình hiện đại văn h ọc, Huỳnh Phan Anh, Vũ Hoàng Chương, Trần Văn Bang, Vũ Bằng với Hoài niệm về Nhất Linh, Võ Phiến với Đọc lại Nhất Linh, Thụy Khê với Nỗi đau hiện sinh trong Bướm trắng,… Giới làm luận văn, luận án gần đây cũng quan tâm nhiều hơn đến đề tài về Nhất Linh: Luận án TS Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật trong tiểu thuyết Tự lực văn đoàn (2001) của D ương Thị Hương, luận văn Thạc sĩ Nho phong – Đoạn tuyệt – Bướm trắng trong hành trình tiểu thuyết Nhất Linh (2006) của Phạm Thị Phận, luận văn Thạc sĩ Tiểu thuyết Nhất Linh trong và sau Tự lực văn đoàn (2008) của Nguyễn Thị Hoàng Mai,… Khối lượng tài liệu trên cung cấp khá nhiều thông tin để chúng tôi tiếp cận đối tượng nghiên cứu của mình, tuy nhiên, không có công trình nào trong số đó đặt vấn đề chính thức khảo sát sự ảnh hưởng của Dostoievski đối với Nhất Linh. Nếu xét trong phạm vi hẹp, liên quan trực tiếp đến đề tài chúng tôi nghiên cứu (Dấu ấn Dostoievski trong tiểu thuyết Bướm trắng của Nhất Linh), thì các tư liệu tìm được rất ít. Trong đó, chủ yếu là những lời đánh giá, so sánh tạt ngang, ít đi sâu vào chứng minh cụ thể. Chúng tôi chú ý đến những bài nghiên cứu, nh ững ý kiến sau đây: Trong bài viết Nhất Linh hay khuynh hướng lãng mạn phản kháng (tủ sách Nhân văn xã hội, Sài Gòn, 1972), Bùi Xuân Bào dừng lại phân tích khá sâu tác phẩm Bướm trắng và đánh giá: “Chưa bao giờ những người đi trước hoặc đồng thời với Nhất Linh lại đẩy xa đến thế việc phân tích một tấn bi kịch lương tâm” [5, tr. 347], “Nhất Linh đi rất xa chẳng những ở tâm lí yêu đương, mà cả trong việc miêu tả tâm hồn con người nói chung” [5, tr. 349]. Tiếp đó, ông khẳng định có mối liên hệ về nghệ thuật của Bướm trắng với tiểu thuyết của Dostoievski, khi cho rằng Nhất Linh đã: chạm đến những xu hướng, những sự vận động tiềm thức của tâm hồn, hình thức trần thuật, mà ông sử dụng ưu tiên và tài giỏi, độc thoại nội tâm, không ph ải lối độc thoại được sử dụng bởi các bậc thầy hiện đại của nội quan, như Proust và Joyce, những người thích phân tích chi ly thông lượng bên trong, mà đúng hơn là thứ độc thoại mà Dostoievski đã sử dụng [5, tr. 350]. Ở công trình Văn học lãng mạn Việt Nam (1997), Phan Cự Đệ cũng chỉ ra sự chịu ảnh hưởng của Nhất Linh từ Dostoievski: “Vào thời kì cuối của văn họ c lãng mạn, ngoài ảnh hưởng của Gide, trong tác phẩm của Nhất Linh và Khái Hưng, ta còn nhận ra ảnh hưởng của Anatole France, Dostoievski, Nietzsche” [28, tr. 277] . Và ông tìm thấy được “một ít dấu vết của Tội ác và hình phạt của Dostoievski trong Bướm trắng của Nhất Linh” [ 28, tr.277]. Trong một bài viết về tiểu thuyết Nhất Linh (1999) ông Đỗ Đức Hiểu đã phân tích sâu hơn tiểu thuyết Bướm trắng, khẳng định đây là m ột bước ngoặt trong sáng tác của Nhất Linh. Về kĩ thuật, ông cho rằng Bướm trắng chứa đựng những yếu tố phương Tây, như trong nghệ thuật tiểu thuyết của Stendhal, Flaubert, Dostoievski, đồng thời chứa đựng màu sắc, tâm hồn phương Đông. Về hình tượng nhân vật, ông cho rằng Trương là kiểu nhân vật trong Tội ác và trừng phạt của Dostoievski, không có tính cách định hình sẵn, nhà văn để ngòi bút “phiêu lưu” vào “thế giới bên trong” của nhân vật. Tác giả viết: “Nhất Linh đi tới vùng ẩn giấu của tâm linh con người” [39, tr. 559], “nhà văn sử dụng cả phân tích tâm lí, cả b ản năng, cả linh cảm, tiềm thức, vô thức, nhà văn pha trộn quá khứ, hiện tại, tương lai trong một phút giây” [39, tr. 558]. Phạm Thị Phương, trong luận án tiến sĩ Vấn đề tiếp nhận Dostoievski tại Việt Nam (2002), cũng nhận xét: “Chịu ảnh hưởng Dostoievski một cách rõ rệt nhất trong văn học Việt Nam thuộc về nhà văn Nhất Linh” [71, tr. 47], và khẳng định điều đ ó bằng việc đối chiếu Bướm trắng với tác phẩm của Dostoievski. Tác giả luận án cho rằng nhân vật Trương là sự pha trộn giữa nhân vật Raskolnikov trong Tội ác và hình phạt với nhân vật Dmit’ri Karamazov trong Anh em nhà Karamazov, là “kiểu nhân vật đặc trưng của Dostoievski đang bị đẩy đến cái lằn rạch mong manh giữa cái ác tiềm ẩn muốn bùng nổ và hoài niệm muôn đời về cái thiện” [71, tr. 49]. Phát triển quan đ iểm trên, chúng tôi cũng cho rằng Nhất Linh còn ảnh hưởng Dostoievski trong việc xây dựng nhân vật: ông không định sẵn tính cách cho nhân vật, đẩy nhân vật vào ngay tình huống kịch tính để nhân vật bộc lộ tính cách; tâm lí nhân vật có sự chuyển biến phức tạp, hòa trộn giữa ý thức và vô thức, cái có lí và cái phi lí, hiện thực và giấc mơ. Và đó cũng chính là những luận điểm chúng tôi sẽ triển khai trong luận văn này. Tóm lại, tuy chưa có công trình chuyên sâu nào so sánh cụ th ể Bướm trắng với tác phẩm của Dostoievski, nhưng dấu ấn của tiểu thuyết Dostoievski trong Bướm trắng đã được nhiều nhà nghiên cứu khẳng định. Những ý kiến khẳng định mang tính định hướng ấy là một lối mở để chúng tôi có cơ sở nghiên cứu chuyên sâu vấn đề hơn. 0. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng mà chúng tôi tập trung nghiên cứu là tiểu thuyết Bướm trắng của Nhất Linh trong sự đối chiếu với một số tác phẩm tiêu biểu của Dostoevski, mà chủ yếu là hai tác phẩm Tội ác và hình phạt và Anh em nhà Karamazov. Đề tài được chúng tôi khuôn vào một phạm vi nghiên cứu cụ thể: Dấu ấn Dostoievski trong tiểu thuyết Bướm trắng của Nhất Linh . Mục tiêu chủ yếu của công trình sẽ là đi sâu phân tích tiểu thuyết Bướm trắng để thấy sự chịu ảnh hưởng tích cực của Nhất Linh từ Dostoievski. Để đạt được mục tiêu đó, chúng tôi đặc biệt quan tâm đến nghệ thuật xây dựng nhân vật và những đặc điểm về kết cấu - cốt truyện của tác phẩm. 0. 4. Phương pháp nghiên cứu Chúng tôi sử dụng phương pháp so sánh đối chiếu để tìm ra những nét tương đồng, những ảnh hưởng của Nhất Linh từ Dostoievski về nghệ thuật viết tiểu thuyết; đồng thời thấy được những nét khác biệt, những sáng tạo của ông trong tiểu thuyết Bướm trắng về kết cấu – cốt truyện cũng như về xây dựng nhân vật. Phương pháp nghiên cứu tiểu sử tác giả và thực chứng được chúng tôi sử dụng để lí giải tính xã hội trong tâm lí, tâm trạng nhân vật Trương, cũng là tâm trạng chung của một thế hệ thanh niên lạc lõng những năm trướ c Cách mạng tháng Tám, trong đó có Nhất Linh. Bên cạnh đó, tìm hiểu quan niệm tiếp thu văn học phương Tây để đổi mới văn học nước nhà của ông cũng có ý nghĩa lớn trong việc đi tìm dấu ấn nghệ thuật tiểu thuyết Dostoievsk trong Bướm trắng. Chúng tôi sử dụng phương pháp hệ thống để có một cái nhìn tổng quan và xác định vị trí của tác phẩm Bướm trắng trong lị ch sử văn học Việt Nam, những đóng góp của Nhất Linh trong việc hiện đại hóa tiểu thuyết nước nhà trên tinh thần học tập văn học phương Tây, mà cụ thể là tiểu thuyết Dostoievski. Sử dụng các thao tác phân tích - tổng hợp, thống kê, chứng minh,… chúng tôi có thể đi sâu vào các tác phẩm để có những cơ sở thuyết phục cho đề tài của mình. 0.5. Đóng góp của luận văn Khi chọn đề tài với phạm vi nghiên cứu hẹp này, chúng tôi hi vọng sẽ góp phần chứng minh cụ thể hơn sự chịu ảnh hưởng tích cực của Nhất Linh từ tiểu thuyết Dostoievski. Khảo sát vấn đề này, chúng tôi đã phân tích khá sâu một số bình diện quan trọng của tiểu thuyết Bướm trắng theo hướng tiếp cận một tiểu thuyết hiện đại. Mặc Bướm trắng được nhiều nhà phê bình văn học đánh giá là một đỉnh cao trong nghệ thuật tiểu thuyết hiện đại Việt Nam giai đoạn 1930-1945, nhưng theo chúng tôi được biết thì chưa có công trình nào đi sâu phân tích nghiên cứu riêng tác phẩm này. Với luận văn của mình, chúng tôi muốn góp tiếng nói khiêm nhường một lần nữa khẳng định vị trí tiên phong của Nhất Linh trong tiến trình hiện đại hoá văn học Việt Nam, đồng thời khẳng đị nh vai trò quyết định của văn học phương Tây đối với những nhà cách tân ưu tú thời kì gia tốc 1930 – 1945. 0.6. Bố cục của luận văn Luận văn gồm 80 trang chính văn. Ngoài phần Mở đầu (8 trang), Kết luận (2 trang), nội dung luận văn được triển khai trong ba chương: - Chương 1 – Một cách nhìn chung về DostoievskiNhất Linh (21 trang): là chương Tổng quan, nhằm giới thuyết về những đối tượng trực tiếp của đề tài: Dostoievski với nghệ thuật tiểu thuyết hiện đại, Nhất Linh và tiến trình hiện đại hoá vă n học Việt Nam. Chương này khẳng định có sự tiếp nhận và ảnh hưởng tiểu thuyết Dostoievski trong sáng tác của Nhất Linh, giúp chúng tôi có căn cứ để triển khai tiếp các chương sau. - Trong chương 2 – Dấu ấn tiểu thuyết Dostoievski trong Bướm trắng – Kết cấu và cốt truyện (24 ttrang) – trên cơ sở của chương Tổng quan, chúng tôi đi vào vấn đề chính thứ nhất của luận văn: Xác định dấu ấn tiểu thuyết Dostoievski trong Bướm trắng, về mặt kết cấu và cốt truyện. Đây là một trong những yếu tố dễ nhận biết nhất khi đi xem xét ảnh hưởng văn học. Làm rõ điều này sẽ tạo điều kiện để chúng tôi tiếp tục tìm hiểu nghệ thuật xây dựng nhân vật – một phương diện quan trọng khác của thi pháp tiểu thuyết hiện đại. - Ở chương 3 – Dấu ấn tiểu thuyết Dostoievski trong Bướm trắng – Nghệ thu ật xây dựng nhân vật (23 trang) – cùng với chương 2, chương này giải quyết vấn đề trọng tâm của luận văn: Xác định dấu ấn tiểu thuyết Dostoievski trong Bướm trắng, về phương diện nghệ thuật xây dựng nhân vật. Hai chương này nhằm khẳng định những cơ sở của chương Tổng quan là hợp lí để mở ra hướng nghiên cứu của chúng tôi. Chương 1 TỔNG QUAN: MỘT CÁCH NHÌN CHUNG VỀ DOSTOIEVSKINHẤT LINH 1.1. Từ tiểu thuyết Dostoievski đến tiểu thuyết hiện đại Việt Nam 1.1.1. Dostoievskitiểu thuyết thế kỉ XIX Dostoievski (1821 – 1881) là nhà văn lớn của nước Nga thế kỉ XIX, được M. Gorki đánh giá: “là một thiên tài không thể phủ nhận được; với sức biểu hiện như vậy, chỉ có Shakespeare mới có thể đặt ngang hàng được". Ông là một đỉnh cao của văn học thế giới, nói như Nguyễn Tuân, là đỉnh núi cao khuất lấp trong sương mù, nhưng càng đến gần thì người ta càng sửng sốt và ngưỡng mộ b ởi sự hùng vĩ và kì bí của nó. Lời nhận định của nhà văn Việt Nam Nguyễn Tuân cũng chính là ý tưởng của văn hào Pháp André Gide khi đặt Dostoievski cao hơn ngọn núi L. Tolstoi, coi Dostoievski như “đỉnh cao còn bị che khuuất một nửa, cái khuyên bí ẩn của sợi dây xích; một vài dòng sông rộng lượng bắt nguồn từ nơi đó, nơi mà những khát vọng mới của châu Âu ngày nay có thể giải khát” [34]. André Gide là nhà văn đương thời với Nguyễn Tuân và Nhấ t Linh, có tầm ảnh hưởng lớn đối với thế hệ trí thức tiền chiến Việt Nam. Ý kiến của ông không ít khi trở thành định hướng cho giới cầm bút lúc bấy giờ. Vậy Dostoievski đã có gì cuốn hút họ? – chính là chủ nghĩa hiện thực, một chủ nghĩa hiện thực mới. Tiểu thuyết thế kỉ XIX phát triển mạnh mẽ, sôi động, đạt được nhiều thành tựu lớn, trong đó trào lưu hiện thực chủ nghĩa phát triển ở quy mô toàn thế giới, nổi bật nhấttiểu thuyết của Pháp, Anh, Nga. Các nhà tiểu thuyết lớn đầu và giữa thế kỉ XIX như Dickens, Balzac,… chú ý vào việc nhậ n thức, phân tích, cắt nghĩa, lí giải về con người và xã hội, đi tìm tính quy luật xã hội, tâm lí, sinh lí. Tiểu thuyết hiện thực phê phán của Balzac đã khắc họa sinh động những tính cách điển hình trong hoàn cảnh điển hình, bức tranh xã hội tư sản được soi chiếu ở những vùng tăm tối, dơ bẩn nhất từ những bi kịch cá nhân. Sau Balzac, chủ nghĩa hiện thực ở châu Âu đi vào thoái trào, may thay, văn h ọc Nga lúc này bắt kịp văn học châu Âu và tiến xa hơn nữa vào chiều sâu của hiện thực cuộc sống. L. Tolstoi là nhà văn đầu tiên tái hiện được biện chứng của tâm hồn, miêu tả đời sống bên trong nhân vật như một quá trình tự vận động. Độc thoại nội tâm được ông sử dụng như là một phương thức hữu hiệu để khám phá những suy tư, trăn trở, day dứt, nh ững đắn đo, mưu tính,… đầy phức tạp bên trong con người. Mức độ trần thuật của L. Tolstoi có tính bao quát, rộng lớn đạt đến tầm vóc sử thi. So với một số bậc vĩ nhân của thế kỉ XIX như A. Puskin, N. Gogol, L. Tolstoi,… Dostoievski đến với văn học ít nhiều muộn hơn vì thế sinh mệnh nghệ thuật của ông ngặt nghèo hơn, bởi ông không thể nào lặp lại những thành tựu sáng chói phía trước cũng như không thể tiếp tục con đường đã bắt đầu mòn của chủ nghĩa hiện thực Nga lúc ấy. Tái hiện hiện thực như nó vốn có, như có thể quan sát được bằng mắt thường đã bắ t đầu không còn thuyết phục được người đọc. Khơi sâu mạch nguồn Gogol, chủ nghĩa hiện thực của Dostoievski đi vào chiều sâu tâm hồn con người, hiện thực chạm đến lằn ranh của hư ảo, hiện thực gắn với trực giác, đi đến tiềm thức, vô thức, giấc mơ, mê sảng, điên loạn. Ông đưa con người, cuộc sống đến những hoàn cảnh b ất thường, nâng những cảnh nhỏ hẹp của đời sống riêng tư đến những cảnh khái quát mang tính nhân thế, sự khủng hoảng tinh thần của cá nhân thành sự khủng hoảng tinh thần nhân loại để đưa con người đến câu hỏi lớn về vấn đề tồn tại và ý thức. Để tái dựng hiện thực nội tâm ấy, nhà văn cần những phương thức khác, một tiếng nói cấ t lên kiểu khác, được thể nghiệm bằng một kiểu tiểu thuyết mới – tiểu thuyết phức điệu. Theo Bakhtin, nhà Dostoievski học lỗi lạc, Dostoievski là người sáng tạo ra tiểu thuyết đa thanh, phức điệu, còn trước ông chỉ là những tiểu thuyết đơn thanh. Trong tiểu thuyết đơn thanh, nhà văn là người biết hết mọi sự về nhân vật dựa vào những dấu hi ệu như hoàn cảnh, tính cách, khí chất, tâm lí,…Nhân vật chỉ như một hình nộm ngoan ngoãn vâng lời tác giả, nhà văn vẫn nói giọng nói của mình chứ không nói bằng giọng của nhân vật. Đến Dostoievski, nhân vật được tự do và có một vị trí độc lập tương đối, nó tự ý thức về chính mình và thế giới xung quanh, và cư xử với thế giới ấy bằng suy nghĩ và cá tính của mình. Để đạt được điề u ấy, nhà văn đã nói bằng giọng của nhân vật, và giữ một khoảng cách nhất định với nó, nghĩa là tuy được nhà văn sản sinh ra, nhưng ngay khi chào đời, nhân vật đã được cắt bỏ cuống rốn và sống cuộc đời tự lập của nó. Người ta nghe trong tiểu thuyết của Dostoievski không phải tiếng nói duy nhất và buồn tẻ của một nhà tư tưởng, ấy là tác giả, mà là cả một hợp xướng nhiều bè vô cùng sinh động của nhiều giọng nói từ các nhân vật. Xuất phát từ quan niệm xem mỗi con người là một cá thể độc đáo, không trùng lặp, Dostoievski không chấp nhận sự áp đặt, phán quyết nhân vật, mà để cho nó tự ý thức về chính mình. Lập trường của tác giả với nhân vật là lập trường đối thoại, nhà văn đối thoại với nhân vật trên tinh thần dân chủ, theo Bakhtin, “tác giả không phải nói về nhân vật mà nói với nhân vật”, lời nói của nhà văn về nhân vật “như lời nói về người có mặt, người ấy nghe thấy và có thể trả lời tác giả” [3, tr.268]. Chính nhờ ý thức tôn trọng lời nói của người khác nên Dostoievski đã tạo nên tính khách quan trong việc miêu tả nhân vật. Tiểu thuyết của Dostoievskitiểu thuyết đối thoại, các nhân vật đối thoại cuồng nhiệt với nhau mà vẫn chưa đi đến điểm chung, nhà văn đối thoại với người đọc và tất nhiên lời nói cuối cùng vẫn còn để ngõ. Theo Bakhtin, đối thoại của các nhà văn trước Dostoievski chỉ là giả [...]... của Nhất Linh và cũng là của phần đông người Việt Nam – yêu thích lối văn giản dị, trong sáng, dễ hiểu Nghĩa là, Nhất Linh đến với Dostoievski với một lòng ngưỡng mộ sâu sắc, nhưng chủ động trong tiếp nhận và học tập 1.2.4 Vị trí của Bướm trắng trong sáng tác của Nhất Linh Bướm trắng là một đỉnh cao, một bước đột phá trong nghệ thuật tiểu thuyết của Nhất Linh Với tác phẩm này, kĩ thuật viết tiểu thuyết. .. vào cuộc sống của người lao động Tóm lại, ở chương 1 này, chúng tôi đã trình bày một cách tổng quát về tiểu thuyết của Dostoievskicủa Nhất Linh, sau đó sơ bộ chỉ ra ý thức học tập Dostoievski của Nhất Linh Ở chương 2 và chương 3, chúng tôi sẽ phân tích và chứng minh cụ thể hơn dấu ấn tiểu thuyết Dostoievski trong tác phẩm Bướm trắng Chương 2 DẤU ẤN TIỂU THUYẾT DOSTOIEVSKI TRONG BƯỚM TRẮNG – KẾT... hưởng loáng thoáng vài chi tiết trong một số tác phẩm của một số nhà văn, và hơn cả là sự tiếp nhận sáng tạo về mặt nghệ thuật tiểu thuyết ở nhà văn Nhất Linh, Nam Cao,… Trong tiểu luận Viết và đọc tiểu thuyết, Nhất Linh xem Dostoievski cùng với Shakespeare, Dickens, Tolstoi… là những bậc thầy trong sáng tác văn chương Những tác phẩm của họ là “lí tưởng muốn noi theo của phần đông người viết tiểu thuyết ... trong sáng tác của Nhất Linh và các tác giả Tự lực văn đoàn Trong bài Nhất Linh, Huỳnh Phan Anh đưa ra ba lí do tại sao ông bầu chọn Bướm trắng, nhấn mạnh rằng tác phẩm này là “cái đỉnh quan trọng nhất của nghệ thuật Nhất Linh , là “một lời nói không của chính tác giả trước lối mòn của quá khứ” [1, tr 255-256] Thụy Khê khẳng định: Nhất Linh, với Bướm trắng, đã tìm ra một con đường tiểu thuyết khác hoàn... thán phục giọng văn Dostoievski, nhưng Nhất Linh lại vô cùng ca ngợi kĩ thuật viết của nhà văn này; trong các tiểu luận của ông, hễ cứ bàn đến kĩ thuật viết là Nhất Linh lại nhắc đến Dostoievski Điều trên giải thích tại sao Bướm trắng mang nhiều dấu vết kĩ thuật viết của Dostoievski, chứ không phải là giọng điệu Nhất Linh không phải là trường hợp duy nhất đề cao và học tập Dostoievski Cùng thời với Nhất. .. – cốt truyện của tiểu thuyết Dostoievski Loại kết cấu này trở đi trở lại trong các tác phẩm ở các thời kì khác nhau của Dostoievski, tạo nên một phong cách đặc biệt Sau đây, chúng ta thử xem Bướm trắng có ảnh hưởng như thế nào từ kết cấu – cốt truyện kiểu ấy 2.2 Dấu ấn tiểu thuyết Dostoievski trong kết cấu – cốt truyện Bướm trắng 2.2.1 Motif “Tội ác và hình phạt” Trong tiểu thuyết Bướm trắng, vấn đề... có sự tương đồng ở nhiều phương diện giữa Bướm trắng với sáng tác của Dostoievski Đây không phải là trùng hợp ngẫu nhiên mà là kết quả của sự dụng công học tập Dostoievski của Nhất Linh Chính sự ảnh hưởng này đã góp phần làm mới lạ, tăng sức hấp dẫn và tăng giá trị nghệ thuật của tiểu thuyết Bướm trắng Sau Bướm trắng, như chúng tôi trình bày ở phần trước, Nhất Linh lại trở về với lối viết cũ, không đủ... đại trong thời đại này, nhưng sang thời đại khác nó đã không còn hiện đại Với thời chúng ta đang sống, ở những năm đầu thế kỉ XXI, tiểu thuyết hiện đại được hiểu là tiểu thuyết thế kỉ XX, do đó tiểu thuyết từ thế kỉ XIX trở về trước được ngầm hiểu là tiểu thuyết truyền thống Một số đặc điểm của tiểu thuyết hiện đại (trong sự so sánh với tiểu thuyết truyền thống) là: Thứ nhất, về nhân vật: Nếu như trong. .. thành, nhắc lại ở tiểu luận Viết và đọc tiểu thuyết Nhìn chung, Nhất Linh đánh giá cao tiểu thuyết Dostoievski và có ý thức học tập nhà văn bậc thầy này trong sáng tác văn chương, cụ thể là trong cách xây dựng nhân vật, ở sự thành thực của cảm xúc, ở cách thể hiện tư tưởng triết lí sao cho khéo léo Bên cạnh đó, Nhất Linh bày tỏ sự không tán đồng giọng văn của Dostoievski, nó quá phức tạp, rắc rối, khó... 1.1.3 Những bước tiến của nghệ thuật tiểu thuyết hiện đại Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến tiểu thuyết Tự lực văn đoàn Riêng đối với văn học Việt Nam, có lẽ không có khái niệm tiểu thuyết hiện đại” theo đúng với nghệ thuật tiểu thuyết hiện đại thế giới, mà chỉ có khái niệm tiểu thuyết hiện đại” trong sự đối sánh với tiểu thuyết trung đại về mốc thời gian cũng như về mặt thi pháp Tiểu thuyết Việt Nam từ . thể: Dấu ấn Dostoievski trong tiểu thuyết Bướm trắng của Nhất Linh . Mục tiêu chủ yếu của công trình sẽ là đi sâu phân tích tiểu thuyết Bướm trắng để thấy. phong – Đoạn tuyệt – Bướm trắng trong hành trình tiểu thuyết Nhất Linh (2006) của Phạm Thị Phận, luận văn Thạc sĩ Tiểu thuyết Nhất Linh trong và sau Tự lực

Ngày đăng: 11/04/2013, 14:13

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w