TRONG BƯỚM TRẮNG – KẾT CẤU VÀ CỐT TRUYỆN
2.2.3. Tính bất ổn định của không – thời gian
Thời gian nghệ thuật trong tiểu thuyết Bướm trắng của Nhất Linh khác với thời gian nghệ thuật trong tiểu thuyết cổđiển. Tiểu thuyết cổđiển thường bao quát cả một cuộc đời nhân vật, hay cả một thời đại, một giai đoạn lịch sử. Truyện Kiều (truyện thơ nôm) kể trọn cả cuộc đời nhân vật Thúy Kiều, từ tuổi hoa niên cho đến khi về già, xế bóng. Hoàng Lê nhất thống chí (tiểu thuyết chương hồi) kể trọn về một giai đoạn lịch sử từ khi vua Lê, chúa Trịnh tranh giành quyền lực cho đến khi phong trào khởi nghĩa Tây Sơn nổi dậy. Ngay cả một số tiểu thuyết hiện đại ra
đời trước Bướm trắng cũng có thời gian câu chuyện bao trọn một đời người, chẳng hạn như
truyện Thầy Lazarô Phiền của Nguyễn Trọng Quản, hay Tố Tâm của Hoàng Ngọc Phách. Thậm chí vài tiểu thuyết trước đó của Nhất Linh cũng kể trọn vẹn một phận đời, như Đoạn tuyệt gói
trọn thời gian từ khi Loan cất bước về nhà chồng, để lại mối tình thầm lặng của nàng với Dũng, cho đến lúc nàng vô tình phạm tội giết chồng, đoạn tuyệt với cuộc đời cũ, làm lại cuộc đời mới với bức thư ngỏ lời của Dũng.
Câu chuyện diễn ra chỉ trong có hơn một năm từ khi Trương ngỡ mình bị ho lao cho đến khi chàng khỏi căn bệnh nan y ấy, phần quá khứ của nhân vật bị xén bỏ và tương lai còn để ngỏ, chỉ
thời gian hiện tại mới đáng quan tâm. Nếu so sánh với thời gian diễn biến câu truyện trong tiểu thuyết Dostoievski (Tội ác và hình phạt: 14 ngày, Anh em nhà Karamazov: 4 ngày) thì Bướm trắng của Nhất Linh dài hơn, nhưng so với tiểu thuyết cổđiển vẫn là ngắn.
Không gian trong tiểu thuyết Bướm trắng cũng khác với không gian trong văn học Việt Nam truyền thống – không gian làng quê yên bình, ổn định với cây đa, bến nước, cái ao, con
đường làng, mái nhà tranh,…và thoáng đãng với trời xanh bao la, cánh đồng bát ngát, dòng sông mênh mang,… Thay vào đó là không gian ở đô thị mang tính bất ổn, tạm bợ và tù túng như đường phố, phòng trọ, phòng làm việc, toa xe lửa, xe điện, tiệm cao lâu (tiệm ăn), nhà xăm, trường đua ngựa,... Những không gian như thế chứa đựng yếu tố không ổn định, chực chờ sựđổi thay, thích hợp với kiểu kết cấu – cốt truyện phiêu lưu. Trên đường phố, trong toa xe lửa, tiệm
ăn,… là nơi thường xuyên xảy ra những cuộc gặp gỡ bất ngờ, gây xáo trộn cuộc sống bình thường của người ta: Trương gặp Thu trên phố và mối tình ấy khiến Trương phải điêu đứng, suýt có hành động điên rồ; chàng gặp Mùi trên đường phốđể rồi say ở quán rượu và thổ lộ nỗi niềm với cô trong căn phòng trọ thuê qua đêm; Trương tiêu phá hết tiền ăn cắp vào việc cá cược
ở trường đua ngựa để rồi phải lâm vào tình cảnh ngồi tù bi đát, bị Thu và mọi người xa lánh, có lúc nghĩ đến tự vẫn. Đây là kiểu không gian mới trong văn học Việt Nam lúc bấy giờ, nó nảy sinh từ cuộc sống thành thị nhiều xáo trộn, đổi thay. Loại không gian này không những hiếm thấy trong văn học nói chung trước đó, mà còn lạ lẫm cả trong các tác phẩm trước Bướm trắng
của Nhất Linh.
Chốn sinh hoạt riêng tư của nhân vật không phải một mái nhà mà là căn phòng trọ – đặc trưng của cuộc sống ở thành thị – khiến cho không gian mang tính công cộng hóa. Căn phòng của nhà Marmeladov nằm ngay lối ra vào, có một cánh cửa nối sang những phòng khác, là nơi tụ họp của đám đông người hiếu sự; phòng trọ của Sonia có hai cánh cửa thông sang buồng của chủ nhà và một buồng để trống, sau đó Svidrigailov đến ở và nghe trộm được lời thú tội của Raskolnikov. Phòng trọ của Trương cũng thế, bên kia bức vách bằng nan dán giấy báo có đôi vợ
chồng kiếm ăn nhờ người nghiện thuốc phiện, điệu hò Huế buồn rười rượi của người vợ khiến Trương tò mò tìm lỗ thủng ở bức vách để nhòm sang quan sát xem dáng vẻ và sinh hoạt của họ
ra sao. Nghĩa là, đời tư của con người bị phơi bày ra trước mắt người khác, nó không còn vẻ bí mật, riêng tư, mỗi số phận con người đều có liên quan đến số phận của người khác. Đồng thời, tuy sự riêng tư của nhân vật bị phơi bày giữa thanh thiên bạch nhật, bàn dân thiên hạ có thể tha hồ nhòm ngó, nhưng tìm một sự chia sẻ, đồng điệu tâm hồn với nó thì tuyệt nhiên không có.
Thiên nhiên, phong cảnh trong tác phẩm của Dostoievski khá là hiếm hoi. Theo Phạm Thị
Phương:
trên thực tế, Dostoievski ít khi miêu tả “thuần tuý” phong cảnh. Các vật thể thiên nhiên
được đưa vào dòng kể sự kiện, trở thành phong cảnh-dòng, phong cảnh-câu. Nó […] mang tính chất triết lí, tâm trạng con người [71].
Có một chút gì đó tương tự với bút pháp tả cảnh trong Bướm trắng. Những bức tranh thiên nhiên của Nhất Linh trong tác phẩm này không nhiều, và chúng dường như cũng gắn với một tính triết lí bàng bạc thoáng qua nào đó.Như lúc Trương mới yêu Thu, ý định giết Thu và tự tử mới chớm nở thì cảnh vật thiên nhiên đan xen dòng suy tư của chàng: “Bóng một đám mây chạy qua người khiến Trương đưa mắt nhìn lên. Từng đám mây trắng và cao yên lặng bay trong ánh sáng rực rỡ. Ở dưới cánh đồng có tiếng một đứa bé gọi trâu” [52, tr.64]. Cho tới khi ý định ấy phát triển
đến mức Trương viết một bức thư lừa Thu đi chơi để tiến hành, trong lúc đang ngồi viết, chàng
để ý thấy đàn chim nhỏ líu tíu trên cành xoan tây, chiều nào cũng đem đến cho chàng chút niềm vui ríu rít. Cái cảnh bình yên ấy xui khiến Trương nhớ về quê nhà nơi có Nhan đang đợi chờ, và Trương nhận ra rằng đời chàng chưa đến nỗi bế tắc đến thế. Có lúc ngập chìm trong ăn chơi sa
đọa, Trương chợt nhớ về “khu vườn rau của mẹ chàng với những luống rau diếp xanh thắm, những luống rau thìa là lá nhỏ như sương mù và hôm nào trời nắng, những mầm đậu Hòa-lan tươi non nhú lên qua lần rơm ủ dột. Rồi đến khi luống đậu nở hoa trắng có những con bướm rất xinh ở đâu bay về…” [52, tr.129]. Và có lẽ chính thiên nhiên vô tư đã xoa dịu cõi lòng của Trương, níu kéo anh về với điều thiện, về với cuộc sống thường ngày bình yên.
Trong cách thể hiện những bức tranh phong cảnh trên, ta dễ nhận thấy Nhất Linh không hoàn toàn giống Dostoievski. Ở nhà văn Việt Nam này muôn đời vẫn lưu lại dấu vết của cảm quan phương Đông. Những dòng miêu tả cảnh sắc ấy thường không xáo trộn tâm trạng con người dữ dội như ở Dostoievski, mà dịu dàng hơn, lan toả vào tâm hồn ta một chất thơ nhẹ
nhõm, tươi sáng.
Có thể thấy rõ điểm khác biệt này hơn nữa nếu so sánh thêm với không gian lúc Raskolnikov đang mưu đồ tội ác. Hàng tháng trời chàng bỏ học, cũng không đi kiếm việc làm, chỉ nằm trong căn phòng bé tí như chiếc quan tài ấy để nghiền ngẫm những ý tưởng dị thường của mình. Cái không gian ngột ngạt đó càng làm cho “học thuyết” dị dạng của Raskolnikov thêm cô đặc thành keo, bám riết lấy tâm trí chàng như một con quỷ đói, khiến chàng phải bật dậy đi ra phố, đến địa chỉ ấy để “duyệt thử” mưu đồ. Không gian bên ngoài lại không có lấy một chút thoáng đãng của bầu trời, chút tươi mát của cây xanh để làm dịu bớt cái đầu đang bốc hỏa của Raskolnikov, mà là những góc phố chật hẹp, vôi vữa ngổn ngang, những khu nhà chung
cư nhếch nhác, bẩn thỉu với mấy cái cầu thang đầy rác rưởi, tối tăm. Chính cái không gian nhân tạo ngột ngạt ấy góp phần làm cho đầu óc Raskolnikov thêm mụ mị, càng lún chìm vào trong mớ ý tưởng quái dị, đưa chàng thẳng tiến đến hành vi tội lỗi.
Tóm lại, Bướm trắng có kiểu kết cấu - cốt truyện phiêu lưu tinh thần – kiểu kết cấu - cốt truyện rất đặc trưng của tiểu thuyết Dostoievski: cốt truyện không định đoạt nhân vật, mà ngược lại, những diễn biến nội tâm của nhân vật dẫn dắt hành vi của nó và quyết định đến tình tiết cốt truyện. Kết cấu của truyện như là sự lắp ghép các sự kiện một cách ngẫu nhiên theo tính chất phiêu lưu của nhân vật . Đây là kiểu kết cấu – cốt truyện mới mẻ trong tiểu thuyết Việt Nam lúc bấy giờ. Tuy có nhiều nét giống với tiểu thuyết Dostoievski về motif “tội ác và hình phạt” và tính bất ổn định về không gian – thời gian, nhưng Bướm trắng là một sáng tạo nghệ thuật thật sự
của Nhất Linh, không hề bắt chước kết cấu – cốt truyện của bất cứ tác phẩm nào. Bướm trắng có
sự kết hợp giữa tính truyền thống và tính hiện đại trong quan niệm về “tội ác và hình phạt”, trong không gian và thời gian nghệ thuật. Những đặc điểm trên đây về kết cấu – cốt truyện của
Bướm trắng làm cơ sở để chúng tôi tiếp tục tìm hiểu dấu ấn tiểu thuyết Dostoievski về nghệ
Chương 3
DẤU ẤN TIỂU THUYẾT DOSTOIEVSKI TRONG
BƯỚM TRẮNG – NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT