Phép miêu tả tâm lí

Một phần của tài liệu Dự án tiểu thuyết Dostoievski trong Bướm trắng của Nhất Linh (Trang 51 - 57)

TRONG BƯỚM TRẮNG – KẾT CẤU VÀ CỐT TRUYỆN

3.2.Phép miêu tả tâm lí

Dostoievski không bao giờ nhận mình là nhà tâm lí học. Ông cho rằng phân tích tâm lí theo kiểu lí thuyết tâm lí học là một sự phán xử tâm hồn con người một cách thô bạo, không công bằng vì đó là kiểu mổ xẻđằng sau lưng nó, quyết định thay cho nó, không cho nó có ý kiến phản biện.Stavrogin, một nhân vật của ông, đã gay gắt nói: “Này, tôi không ưa đâu những tên gián điệp và những bọn tâm lí học, chí ít là những kẻ cứ thọc tay vào trong nội tâm tôi” [3,

tr.263].

Dostoievski khẳng định mình sáng tác tuân theo chủ nghĩa hiện thực, một nhà văn hiện thực ở nghĩa cao nhất – tìm ra con nguời trong con người. Như vậy, Dostoievski mong muốn mọi người công nhận mình là nhà văn hiện thực, nhưng không phải là miêu tả hiện thực xã hội, mà miêu tả chân thực đời sống bên trong tâm hồn con người. Đối với ông, việc phân tích tâm lí không phải là mục đích tự thân, mà chỉ là phương tiện để đạt đến mục đích: hiện thực tâm hồn con người. Nhưng cách ông đạt đến cái hiện thực tâm hồn ấy không giống như nhiều nhà hiện thực chủ nghĩa từng làm. Theo ông, cuộc sống nội tâm con người hỗn mang, tự phát, chứa nhiều sự bất ngờ, phi lí và không thể nào cắt nghĩa một cách logic. Cách giải thích theo logic chỉ phù hợp với các hình thức có tính chất đẳng cấp của tâm lí học. Còn con người như một cá thể phức tạp, tự do, độc lập không tuân theo sự cắt nghĩa – sự cắt nghĩa dựa trên lí thuyết, trên thước đo

tiêu chuẩn hoá, trên sự tổng kết chung cho tất cả. Dostoievski cố gắng xây dựng cho mình một phương pháp khách quan nhận thức con người qua cách biểu hiện trải nghiệm tâm lí của từng cá thể. Trong cách làm này Dostoievski đã tự đối lập mình với các nhà tâm lí – lí trí hiện đại:

“Người ta gọi tôi là nhà tâm lí học – điều đó không đúng, tôi chỉ là một nhà văn hiện thực với nghĩa cao nhất, nghĩa là tôi miêu tả chiều sâu của tâm hồn con người”[3, tr. 263].

Đọc tiểu thuyết của Dostoievski, chúng ta thật sự khâm phục và vô cùng kinh ngạc trước sự am hiểu tâm lí con người của ông. Đó không phải “tâm lí có lí” theo cách hiểu của các bậc thầy “phép biện chứng tâm hồn”, nghĩa là hành vi của con người có thể làm sáng tỏ từ căn nguyên bản tính, khí chất dòng họ, hoàn cảnh sống,… Tâm lí mà Dostoievski khai phá là “tâm lí không có lí”. Con người không hiếm khi ứng xử, hành động rất lạ lẫm, lạ lẫm không chỉ với người khác mà cả ngay với bản thân nó, nó không hiểu vì sao mình lại như vậy. Đó không chỉ là những nét tâm lí chung của con người, không chỉ là tâm lí của những người gần giống nhà văn, mà còn là tâm lí của những kẻ có cuộc sống, cảnh ngộ hoàn toàn khác ông. Phải có một vốn kinh nghiệm sống phong phú, phải có sự khao khát mãnh liệt muốn thấu hiểu tâm hồn con người, phải có một khả năng linh cảm thật bén nhạy,… Dostoievski mới diễn tả thật tinh vi tâm lí con người như thế. Và cách miêu tả tâm lí nhân vật của ông vô cùng đa dạng, bên cạnh những phép miêu tả tâm lí thông thường như: thể hiện tâm lí qua lời nói, cử chỉ của nhân vật, rồi để

nhân vật tự phân tích tâm lí của mình bằng độc thoại nội tâm, hay tâm lí nhân vật được diễn tả

bằng lời tác giả,…ông còn lí giải tâm lí nhân vật bằng trực giác, giấc mơ, lời nói nhỡ. Theo Dostoievski, cuộc sống nội tâm con người là cõi hỗn mang, tự phát, chứa nhiều sự bất ngờ và phi lí, không phải lúc nào cũng có thể cắt nghĩa một cách logic, không thể nào phán xét chỉ

thuần tuý bằng lí trí. Muốn đạt được độ sâu trong tâm hồn con người, nhìn ra được những mặt còn bị khuất lấp thì chỉ có thể bằng con đường xuyên vào thế giới hỗn mang đó, phỏng đoán bằng những biểu hiện xuất phát từ bản năng, vô thức.

Dostoievski giúp chúng ta hiểu được sự không hiểu nổi của con người. Ông cho chúng ta thấy sự vô biên của tâm hồn, những tình cảm hỗn loạn, những mâu thuẫn bất tận của thế giới tinh thần. Đó là thái độ trân trọng của nhà nghệ sĩ đối với con người. Trong văn học trước ông, nhân vật đối với chúng ta rõ mồn một từđầu đến chân, từ trong ra ngoài, đến độ chúng ta tưởng hiểu được họ rõ hơn bản thân ta. Dostoievski đã bảo vệ chúng ta khỏi con người chức năng, bảo vệ giá trị của sự bí ẩn và phong phú của tâm hồn.

Trở lại với tiểu thuyết Bướm trắng, nhà nghiên cứu văn học Vũ Ngọc Phan có nhận định về những bước phát triển của tiểu thuyết Nhất Linh:

người ta thấy tiểu thuyết của ông biến đổi rất mau. Ông viết từ tiểu thuyết ái tình, tiểu thuyết tình cảm, qua những tiểu thuyết luận đề, tiểu thuyết tâm lí; sự tiến hóa ấy chứng ra rằng mỗi ngày ông càng muốn đi sâu vào tâm hồn người ta” [65, tr.828].

Huỳnh Phan Anh nhận xét:

“Ngay câu đầu tiên “Trương chậm bước lại vì chàng nhận thấy mình đi nhanh quá tuy không có việc gì phải vội vã và cũng không định đi đến đâu”, người đọc đã tiếp xúc ngay với một thế giới đặc thù của nhân vật, cái thế giới làm nên từ những trạng thái chùng chình, lưỡng lự, buông thả, cái thế giới của thực tại xóa nhòa và của thời gian xao lãng, cái thế giới không còn bình thường nữa, […] cái thế giới không còn phân biệt giữa bên trong và bên ngoài, chúng trở thành bầu bạn với nhau, ăn khớp với nhau” [1, tr. 257]

Để đi sâu vào tâm hồn con người, Nhất Linh đã sử dụng nhiều cách thức miêu tả tâm lí thông thường như: đối thoại tâm lí, độc thoại nội tâm, phân tích tâm lí, ngoài ra ông còn kết hợp cả những dấu hiệu mang tính hiện đại như “tâm lí không có lí”, giấc mơ (vô thức) vào việc miêu tả tâm lí nhân vật.

3.2.1. Tâm lí nhân vt th hin qua đối thoi, độc thoi kết hp vi phân tích, miêu t tâm lí.

Đối thoại trong tiểu thuyết thường được thể hiện nhằm tiếp nối mạch trần thuật, bộc lộ

tính cách, tâm lí, tâm trạng, tư tưởng của nhân vật. Trong tiểu thuyết Bướm trắng, tâm lí nhân

vật được miêu tả bằng những đối thoại có ẩn ý, đối thoại mang tính chất độc thoại và đối thoại bằng cử chỉ, ánh mắt, kèm theo đó là lời phân tích tâm lí.

Dạng đối thoại có ẩn ý thường tồn tại với hai lớp nghĩa: ngôn từ đối thoại mang nghĩa tường minh nhưng thực chất nhân vật muốn giao tiếp bằng lớp nghĩa hàm ẩn bên trong đó. Nhà văn Nhất Linh sử dụng dạng đối thoại này để thể hiện tâm lí vừa muốn giấu giếm vừa muốn thăm dò, bộc lộ tình yêu khi có mặt những người quen của đôi lứa trong buổi đầu gặp gỡ “tình

trong nhưđã, mặt ngoài còn e”. Đây là một đoạn tiêu biểu:

[…] Trương thấy Hợp vịn vào vai mình. Hợp nói:

- Cái nhà này trước để cho ông cậu tôi ở. Ông cậu mà độ nọ anh gặp tôi đi đưa

đám ấy mà.

Trương hỏi:

- Hôm nào nhỉ ?

Chàng làm như đã quên hẳn hôm đó, hôm gặp Thu lần đầu mà không bao giờ

chàng có thể quên. Nói xong chàng nhìn Thu dò xét.

- Sau chúng mình cùng lên xe điện.

Trương vẫn ngơ ngác làm như chưa nhớ ra. Hợp nhìn Thu:

- À hôm ấy có cả cô Thu nữa, cô Thu nhỉ. Cô ngủ gà ngủ gật trên xe điện mãi. Trương cũng nhìn Thu và thấy vẻ mặt nàng trở nên lãnh đạm. Chàng đoán là Thu (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

đương khó chịu vì chàng không nhớ đến hôm đó; Thu khó chịu vì chắc chắn là Thu xưa nay vẫn yên trí chàng phải nhớ hôm đó.

Chàng mỉm cười, thầm hỏi Thu:

- Có đúng như thế không? Tôi phải nhớ nhưng tôi làm như không nhớđể trêu chơi

đấy.

Trương thấy Thu hơi cau mày nhìn chàng khi chàng mỉm cười: chàng vui thích

được thấy Thu có vẻ giận dỗi. Thu ngoảnh lại nói với Hợp: - Hôm nào nhỉ em cũng chẳng nhớ nữa.

Hợp bật lên cười:

- Cô này hay. Hôm đưa cậu mà cô không nhớ à? Dễ thường ăn cháo lú cả hay sao mà không ai nhớ cả.

Thu vội nói:

- Đi đưa đám thì em nhớ. Nhưng em chỉ nhớ vẻn vẹn có thế thôi. Còn từ đấy trở đi em không nhớ gì cả, em nhớ làm gì!

Nói xong Thu hối hận đã chót nói thêm câu sau rõ nghĩa quá mà lại vô lí nữa vì có ai hỏi gì đâu. Nàng nhìn theo Trương, Trương cũng nhìn nàng một lúc lâu [52, tr.48].

Trương và Thu đã bắt đầu yêu, nhưng chưa thổ lộ, vẫn còn che giấu tình cảm với nhau và với mọi người. Trương không muốn thú nhận vội với Thu là mình đã yêu từ cái nhìn đầu tiên nên làm bộ không nhớ buổi gặp gỡ lần đầu trên phố khi Thu đi đưa ma cậu nàng về, chàng vờ

như không nhớ khi trả lời Hợp: “Hôm nào nh? ”. Căn cứ vào nghĩa tường minh, người ngoài như Hợp chỉ nghĩ là Trương quên, nhưng đối với Thu, câu ấy hàm nghĩa Trương chẳng có ấn tượng gì với Thu buổi đầu gặp gỡ cả, nên mới chóng quên như thế chứ! Vì vậy mà vẻ mặt nàng trở nên “lãnh đạm”, “cau mày”, và Trương đắc ý khi “mồi đã cắn câu”, chàng mỉm cười vui thích thấy Thu giận dỗi, câu độc thoại nói lên tâm lí ấy của Trương. Để tỏ ra mình cũng chẳng

để ý gì đến Trương buổi đầu, Thu cũng nói không nhớ ra, nhưng câu nói của nàng quá lộ rõ:

“Còn từ đấy trở đi em không nhớ gì cả, em nhớ làm gì!”. Hợp có thể không để ý đến sắc thái giận dỗi của câu nói ấy, nhưng với Trương thì khác, bởi Thu cốt chỉ để nói với chàng rằng: nếu anh đã không nhớ buổi gặp gỡ đó thì tôi nhớ làm gì. Nói xong câu ấy, Thu biết ngay là mình bị

“hớ”, khi không tự “tố cáo”, nàng nhìn theo Trương để thăm dò, và Trương cũng nhìn Thu hồi lâu như biết thấu “tim đen” của nàng.

Trong đoạn đối thoại này, ta thấy lời phân tích tâm lí khá nhiều, chứng tỏ Nhất Linh vẫn rất yêu thích vai trò làm trung gian diễn giải tâm lí nhân vật cho người đọc, vẫn ảnh hưởng tiểu thuyết tâm lí phương Tây thế kỉ XIX, trong khi xu hướng của tiểu thuyết thế kỉ XX là “tẩy trắng” lời bình xét của tác giả về tâm lí, tâm trạng nhân vật. Với Dostoievski thì có khác, ông dùng nhiều đối thoại và độc thoại nội tâm chứ ít khi miêu tả tâm lí nhân vật bằng lời tác giả như

trong tiểu thuyết tâm lí thế kỉ XIX, nhưng cũng không phải hoàn toàn “tẩy trắng” lời tác giả như

trong một số tiểu thuyết hiện đại. Dostoievski chỉ xen vài lời miêu tả biểu hiện bên ngoài của nhân vật mà thôi. Đây là một đoạn tiêu biểu trong cuộc đối mặt lần đầu tiên giữa Raskolnikov với Porphiri trong Tội ác và hình phạt:

- Được, ông cứ nói cái ý nhỏ đó ra – Raskolnikov đáp, gương mặt mệt nghiêm

nghị và nhợt nhạt, đứng trước mặt Porphiri chờđợi.

- Thế này… Thật quả tôi không biết có thế nào cho rõ… cái ý này nó cũng quá ư kì quặc… một ý nghĩ có tính chất tâm lí học… Thế này, khi anh thảo ra bài báo, không thể

nào, hì hì… anh lại không tự xem mình là… ấy, dù chỉ chút đỉnh thôi, xem mình như một con người phi thường và đang nói lên một ý nghĩ mới theo cái nghĩa anh hiểu… Có phải thế không nào?

- Rất có thể – Raskolnikov đáp, giọng khinh bỉ, Razumikhin rậm rựt như muốn nói

điều gì.

- Đã thế thì phải chăng chính anh có thể… chẳng hạn để giải quyết một số thất bại, khó khăn trong cuộc sống vật chất hoặc góp phần thúc đẩy bước tiến của nhân loại – anh có thể vượt qua trở lực?...Giết người, lấy của chẳng hạn?

Đoạn hình như Porphiri lại bỗng nheo mắt trái và cười thầm, hệt như lúc nãy. - Nếu tôi đã vượt qua trở lực, tất nhiên tôi sẽ không nói với ông – Raskolnikov đáp, với một vẻ khinh miệt đầy ý ngạo nghễ và khiêu khích.

- Không phải đâu, tôi chú ý như vậy chỉ để tìm hiểu bài báo của anh rõ hơn về

phương diện văn học thôi.

“Hừ! Thật là lộ liễu và trâng tráo!” – Raskolnikov kinh tởm nghĩ thầm. [18, tr. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

409-410]

Trong đoạn trích trên, tâm lí nhân vật biểu lộ trong lời đối thoại và cử chỉ, thái độ của nhân vật, chứ nhà văn không hề miêu tả. Porphiri đang thăm dò Raskolnikov bằng câu hỏi cuối cùng khá rõ ý nghi ngờ chàng phạm tội giết người, nhưng biết Raskolnikov thông minh và nhạy

bén nên ông nói những lời rào trước đón sau, tỏ vẻ ngập ngừng với điệu cười “hì hì” ra bộ thân mật, sợ làm mếch lòng.

Trở lại với Bướm trắng, chúng ta thấy lời phân tích tâm lí khá nhiều, nhưng cái mới của Nhất Linh so với nhiều tác phẩm trước đó là nhà văn để nhân vật tự phân tích tâm lí của mình một cách chân thành nhất. Tiêu biểu là đoạn Trương viết thư cho Thu. Trương như tự phân mình ra làm hai: vừa là người viết thư, vừa là người đọc thư; vừa viết, chàng vừa quan sát thái độ, cảm xúc của mình và của Thu khi đọc thư. Tâm lí của chàng Trương viết là vừa muốn giải bày tình yêu sao cho Thu cảm thấy chàng rất chân thành, vừa muốn cường điệu lên để Thu cảm thấy chàng yêu nàng tha thiết, có như thế Trương mới thỉnh cầu được nàng một buổi đi chơi cuối cùng. Vì thế mà chàng mới viết những dòng ướt át, lại còn bắt chước anh chàng nhân tình của bà Bovary rảy vài giọt nước lã vào mấy con chữ cho nhòe ra giả làm nước mắt, tinh vi hơn, chàng không rỏ nước vào những câu thống thiết, mà rỏ vào câu khác cho nó “tự nhiên”. Nhưng liền đó,

chàng Trương kia cảm thấy ghê tởm cho sự giả dối của mình, cho nên tuy những điều chàng viết rất thực, nhưng lại thấy mình không thành thực chút nào trong cảm xúc, bởi cái mục đích tối tăm kia đã lấn át đi tình cảm trong sáng xưa kia chàng dành cho Thu mất rồi.

Như thế, Trương không phải là một người tình lãng mạn, không đắm say như Ngọc trong

Hồn bướm mơ tiên (Khái Hưng), không sương gió phiêu diêu như Dũng trong Đoạn tuyệt (Nhất Linh)… Đó không phải là kiểu tình yêu đấu tranh chống sự ép buộc hôn nhân “cha mẹ đặt đâu con ngồi đó” như trong nhiều tiểu thuyết khác của Tự lực văn đoàn. Tâm lí của Trương hết sức phức tạp: yêu say đắm nhưng cũng rất tỉnh táo; chân thành trong tình yêu, nhưng nhiều khi cũng dối trá; mặc cảm về bản thân, nên chàng luôn dò xét ý tứ, thái độ của người yêu; Trương có lúc cao thượng, cư xử đẹp với người yêu, nhưng khi tuyệt vọng, chàng cũng bộc lộ sự tầm thường, tính ích kỉ và có khi còn côn đồ nữa (ném đá vào cửa sổđể Thu phải mở cửa, mua dao định giết người yêu và tự sát).

Nhất Linh còn dùng thiên nhiên để diễn tả tâm lí của nhân vật, tạo nên những câu văn đầy chất thơ và diễn tả thật khéo léo, ý vị tâm lí nhân vật, nhất là trong tình yêu lứa đôi. Tác giả

Bướm trắng kế thừa, tiếp nối phương pháp này từ thể loại truyện thơ Nôm của dân tộc, mà kết tinh là ở Truyện Kiều của đại thi hào Nguyễn Du. Đây là nét khác biệt so với Dostoievski.

Nhất Linh dùng biện pháp so sánh để miêu tả tâm lí, tâm trạng của người đang yêu:

Một phần của tài liệu Dự án tiểu thuyết Dostoievski trong Bướm trắng của Nhất Linh (Trang 51 - 57)