Kiểu nhân vật tự ý thức

Một phần của tài liệu Dự án tiểu thuyết Dostoievski trong Bướm trắng của Nhất Linh (Trang 45 - 51)

TRONG BƯỚM TRẮNG – KẾT CẤU VÀ CỐT TRUYỆN

3.1.2. Kiểu nhân vật tự ý thức

Theo Bakhtin, nhân vật của Dostoievski là nhân vt t ý thc, chứ không phải tác giả ý thức cho nhân vật. “Cái quan trọng đối với Dostoievski không phải nhân vật là cái gì trong thế

giới này mà trước hết thế giới này là cái gì đối với nhân vật và nó là cái gì đối với bản thân nó”

[4, 238]. Dostoievski đã làm một cuộc đảo ngược khi xây dựng nhân vật tự ý thức: Ông chuyển tầm nhìn của mình vào trong tầm nhìn của nhân vật. Giờ đây, nó không phải là một khách thể

câm lặng, bịđiều khiển để trở thành cái loa phát ngôn của tác giả. Nhân vật có đời sống riêng, tự

suy ngẫm về chính mình, về con người, cuộc sống xung quanh.

Tự ý thức là vấn đề trọng tâm trong cấu trúc hình tượng nhân vật, nó đòi hỏi tác giả phải có một lập trường hoàn toàn mới đối với nhân vật. Theo Bakhtin, đó chính là lp trường đối thoi của tác giảđối với nhân vật, “lập trường đối thoại được thực hiện nghiêm túc và đến cùng, lập trường đó khẳng định tính độc lập, tính tự do nội tại, tính chưa hoàn kết và chưa tận quyết của nhân vật” [4, 268]. Với tâm thế đối thoại, nhà văn mới có thể chuyện trò với nhân vật, lắng

nghe quan điểm của nó. Tiếng nói của nhân vật và tác giả không hòa lẫn vào nhau, mà có một khoảng cách nhất định. Lời nói của nhân vật do nhà văn sáng tạo, nhưng nó phải như là lời của người khác, phù hợp với bản thân nhân vật. Ý đồ tư tưởng của tác giả vẫn được thể hiện, nhưng không phải là sự độc thoại của ông ta, mà là một cuộc đối thoại theo kiểu Socrate để tìm ra chân lí.

Trở lại với tiểu thuyết Bướm trắng, cũng như Dostoievski, Nhất Linh đưa nhân vật của mình đến ngưỡng rẽ khốn cùng của cuộc đời anh ta, để bắt anh ta tự ý thức về chính mình, bộc lộ những nếp gấp sâu kín trong tâm tư của mình. Nhân vật bộc lộ thế giới tình cảm của mình qua sự tự ý thức, chứ không phải tác giả ý thức giúp anh ta. Nhất Linh chỉ đơn thuần giới thiệu một con người, một kiếp sống trong cuộc đời, chứ không hề khen chê, không bộc lộ thái độ của mình qua câu chữ; thái độ của ông khiến người đọc không biết ông ghét hay thương nhân vật của mình. Dường như những ngả rẽ của cuộc đời Trương là do chàng quyết định lấy, theo tình cảm và suy nghĩ của chàng, chứ nhà văn không áp đặt ý muốn chủ quan của mình. Độc thoại nội tâm

và dòng ý thức là phương thức hữu hiệu để nhà văn thâm nhập vào bên trong tâm tư nhân vật, tạo điều kiện để tiếng nói của nó tự phát ra.

Độc thoi ni tâm cho phép đi sâu vào bề sâu bên trong nhân vật, khám phá một con người có số phận, cảnh ngộ, suy nghĩ có thể không giống như của bản thân tác giả. Nếu chỉ trần thuật đơn thuần, thì dễ khiến người đọc cảm thấy tác giả nghĩ thay, nói hộ cho nhân vật. Độc thoại nội tâm giúp nhà văn đứng núp khuất, tránh tiếp xúc trực tiếp với người đọc, vì thế mà tính chủ thể của nhân vật được bộc lộ rõ rệt hơn.

Tuy không đi vào phân tích và chứng minh cụ thể nhưng Bùi Xuân Bào đã khẳng định là Nhất Linh sử dụng lối độc thoại nội tâm theo kiểu của Dostoievski, ông cho rằng tác giả Bướm trắng đã:

chạm đến những xu hướng, những sự vận động tiềm thức của tâm hồn, hình thức trần thuật, mà ông sử dụng ưu tiên và tài giỏi, độc thoại nội tâm, không phải lối độc thoại

được sử dụng bởi các bậc thầy hiện đại của nội quan, như Proust và Joyce, những người

thích phân tích chi ly thông lượng bên trong, mà đúng hơn là thứ độc thoại mà

Dostoievski đã sử dụng [5, 347 – 350].

Thực ra Nhất Linh chỉ mới chạm đến độc thoại nội tâm theo kiểu của Dostoievski chứ chưa tới mức “tài giỏi” như Dostoievski. Tác giả Bướm trắng chỉ sử dụng vài dòng độc thoại ngắn để

khắc họa sinh động nội tâm nhân vật, chứ không phải từng trang dài như trong tiểu thuyết của Dostoievski. Hơn nữa, Trương không phải là kiểu nhân vật tư tưởng, chưa rơi vào tình cảnh giết nguời đáng ghê sợ, nên thế giới tinh thần không phức tạp như Raskolnikov.

Độc thoại nội tâm được Dostoievski sử dụng với mức độ đậm đặc trong các tiểu thuyết của ông, nhân vật có khi suy nghĩ triền miên đến cả chục trang sách (nhưđoạn Raskolnikov đọc xong bức thư của mẹ). Đến Dostoievski, độc thoại nội tâm không chỉ là lời nhân vật, mà còn vang lên nhiều giọng điệu khác như cùng xúm vào tranh luận với anh ta, tạo nên tính đa thanh, phức điệu. Về điều này, người ta thường lấy đoạn độc thoại nội tâm của Rascolnikov sau khi nhận được thư mẹ, làm ví dụ:

Chính Rodion Romanovits Raskolnikov chứ chẳng còn ai khác vào đây nữa, chính hắn là nhân vật chủ yếu trong câu chuyện này. Còn gì nữa! Phải đảm bảo nào là hạnh phúc nào là tiền đồ cho hắn, chu cấp cho hắn học đến đại học, xoay cho hắn một chân cộng tác viên trong một phòng giấy trạng sư, rồi hắn sẽ trở nên giàu có, hiển hách, sẽ được mọi người kính trọng, và có lẽ rốt đời lại còn nổi tiếng nữa là khác. Còn bà mẹ? Thì

đã có Rodia, thằng Rodia yêu quý, đứa con đầu lòng, đứa con nuông chiều của bà đấy thôi. Và lẽ nào không hi sinh ngay cảđưa con gái như thế kia cho đứa con trai đầu lòng yêu quý này được? Ôi! Những tấm lòng thân yêu và bất công của tôi ơi! Còn sao nữa: dù có phải chịu nhận lấy số phận của Sonia chắc họ cũng chẳng từ kia mà: Sonia, Sonia Marmeladov, Sonia vĩnh hằng, hễ còn trời đất là Sonia vẫn còn mãi mãi. Sonia, Dunia, hai người đã lượng hết được tầm lớn lao của sự hi sinh này chưa. Hi sinh như vậy có

đúng không? Hai người đã lượng hết sức mình chưa, đã cân nhắc thiệt hơn chưa?... [19,

tr.69 – 70]

Ban đầu, Raskolnikov nhưđứng ở vị trí kẻ khác để tự xỉ vả, mỉa mai mình, đại từ “hắn” ở

ngôi thú ba nhưng lại chỉ vào chính mình. Tiếp theo, dòng ý thức của Raskolnikov chuyển sang nghĩ về người mẹ, ta nghe như có giọng yêu thương của bà văng vẳng trong tâm tư của nhân vật:

“thằng Rôđia yêu quý”, “đứa con đầu lòng”, xen vào đó là giọng nhại tự giễu mình đầy cay

đắng. Rồi đến giọng của Raskolnikov hướng về mẹ và em gái, nghĩ đến em gái, chàng lại liên tưởng đến số phận và hi sinh lớn lao của Sonia. Dòng độc thoại của nhân vật chuyển sang chất vấn hai cô gái vắng mặt…

Trở lại với tác phẩm Bướm trắng, cho dù có những lúc Trương rơi vào trạng thái khủng hoảng tinh thần ghê gớm, nhưng độc thoại nội tâm vẫn không có tính chất triền miên, mà chỉ là lời tác giả miêu tả tâm trạng nhân vật, xen vào đó là vài câu độc thoại nội tâm. Đây là đoạn Trương từ phòng khám của bác sĩ ra, khi nghe chẩn đoán mình bị bệnh phổi và tim, chẳng còn sống được bao lâu:

Chàng thấy quả tim đập mạnh:

Chàng sẽ nếm đủ các khoái lạc ởđời, chàng sẽ sống đến cực điểm, sống cho hết để

không còn ao ước gì nữa, sống cho chán chường. Trương thấy mình nao nức, hồi hộp mà lại sung sướng nữa. Chàng sung sướng chỉ vì chàng thấy mình như con chim thoát khỏi lồng, nhẹ nhàng trong một sự tự do không bờ bến. Những cái ràng buộc, đè nén của cuộc

đời sống thường không có nữa, chàng sẽ hết băn khoăn, hết e dè, được hoàn toàn sống như ý mình.

- Chết thì còn cần gì nữa! [52, tr. 38]

Đoạn trích trên chỉ có ba câu độc thoại ngắn, chưa đủ để phơi bày hết tâm tư nhân vật, những câu còn lại là lời tác giả thuật lại suy nghĩ của Trương, chỉ duy nhất câu “Chàng sẽ nếm

đủ các khoái lạc ở đời, chàng sẽ sống đến cực điểm, sống cho hết để không còn ao ước gì nữa, sống cho chán chường” có giọng nửa trực tiếp, mang âm hưởng giọng nhân vật. Vì thế mà ta có cảm giác nhà văn chưa đi hết tận cùng ngõ sâu trong tâm tư nhân vật, tính chủ quan vẫn còn thấy rõ.

Tuy thế, nhà văn Nhất Linh đôi khi chạm đến lối độc thoại phức điệu mà Dostoievski đã sử dụng. Đây là đoạn văn tiêu biểu trong Bướm trắng:

Còn gì hơn? Chỉ một lần này thôi là thoát khỏi hẳn cái anh chàng kì quặc và bận bịu ấy. Ta liệu tỏ rất khéo cho Thu biết rằng nếu Thu từ chối, Thu sẽ bị ta quấy rầy một cách khó chịu vô cùng. Thu cũng không sợ ta xúc phạm đến vì một là từ trước đến nay ta vẫn rất kính trọng Thu, hai là đi chơi ở một nơi như chùa Láng chẳng hạn, thì còn gì sợ

hãi, cho dẫu Thu vẫn nghi là ta có tà tâm [52, tr.217]

Câu thứ nhất là lời của Trương, câu thứ hai vang lên giọng điệu bực bội, khó chịu của Thu, của người vắng mặt. Trương lúc này đã cảm nhận Thu không còn yêu mình như xưa, hay chính chàng tự thấy mình đã quấy rối người yêu khiến nàng bực bội muốn thoát nợ cho xong. Tiếp theo là những mưu tính của Trương trong lần hẹn cuối cùng. Trong đoạn độc thoại này, ta thấy được sự không đơn giản trong tình yêu và tâm tính của Trương.

Có khi, đối thoại của Trương gần như là độc thoại nội tâm, đó là lúc Trương say, để mặc cho hai dòng nước mắt trào ra và tâm sự với Mùi những điều mà chàng chưa từng nói với ai, Trương nói:

- Nếu anh ngủ với Thu như ngủ với Mùi, rồi thôi, mai không nghĩđến nữa, hết yêu, như vậy có lẽđểu giả thật – thiếu gì người đểu giả như thế – đểu giả nhưng tội không lấy gì làm to lắm vì hành vi ấy rất thường có. Đằng này không, anh lấy nê là yêu đểđánh lừa người ta một cách khoái trá và cứ muốn kéo dài cuộc lừa dối ấy ra mãi để cho mình vui thích [ 52, tr.171].

Trương nói mà không quan tâm đến người đối diện – tuy vẫn còn xưng hô “anh” với “Mùi”, chàng đang cật vấn lương tâm mình, tự phân tích tình yêu của mình với Thu. Dường như

Trương chia mình ra làm hai mảnh và chúng đang đối thoại với nhau, có thể thấy rõ hơn khi ta phân thành hai giọng như sau:

- Nếu anh ngủ với Thu như ngủ với Mùi, rồi thôi, mai không nghĩ đến nữa, hết yêu, như

vậy có lẽđểu giả thật. (giọng của Trương thứ nhất)

- Thiếu gì người đểu giả như thế, hành vi ấy rất thường có. (giọng của Trương thứ hai)

- Đằng này không, anh lấy nê là yêu đểđánh lừa người ta một cách khoái trá và cứ muốn kéo dài cuộc lừa dối ấy mãi ra để cho mình vui thích. (giọng của Trương thứ nhất)

Giọng của Trương thứ nhất là một người lương thiện, đang lật tẩy tận “tim đen” để tự kết án mình, nhưng khi anh ta đang hăng hái cho mình là kẻ “đểu giả” thì giọng bác bỏ, bênh vực, bao biện của Trương thứ hai vang lên, nghe như của một kẻ bực dọc, hằn học với đời: “thiếu gì người đểu giả như thế”.

Kiểu phân mảnh thành hai kẻđối thoại như vậy là sở trường của Dostoievski, có thể thấy trong Tội ác và hình phạt, rõ hơn cả ở Kẻ song trùng. Và nói chung, tất cả các nhân vật chính của Dostoievski, kể từ Makar Devuskin trong tác phẩm đầu tay Những kẻ đáng thương đến Ivan trong kiệt tác cuối cùng Anh em nhà Karamazov, đều là những kẻ song trùng với tâm lí phân mảnh. Sau 30 năm, kể từ khi cho ra đời nhân vật song trùng đầu tiên, Dostoievski đã tự hào nhận định: “Trong văn học, tôi chưa từng đặt ra một chủđề nào nghiêm túc hơn thế”.

Trở lại với nhân vật của Nhất Linh, ta thấy, khi càng chìm sâu vào thế giới bên trong, đối thoại của Trương hoàn toàn là độc thoại:

“- Nếu tớ ngủ với Thu rồi thì có lẽ tớ không giết Thu nữa. Nhưng nếu chưa có gì thì tớ sẽ

báo thù Thu đã làm khổ tớ một đời… và tớ sẽ giết Thu…” [52, tr.172].

Trương hoàn toàn không còn biết đến người tiếp chuyện, chàng chuyển xưng hô từ “anh” sang “tớ” và không nhắc tên Mùi, thực chất “tớ” ởđây cũng không phải là xưng với Mùi, mà là sự tự xưng với kẻ đối thoại phân mảnh của mình. Trương bây giờ ý thức rằng mình là kẻ cùng

đường, kẻ ăn cắp, nay mai sẽ lên báo, ngồi tù, bị người đời khinh miệt. Và mang tâm lí của một kẻ “không còn gì để mất”, chàng tỏ ra bất cần đời, không cần giữ lễ độ của anh chàng sinh viên trường luật nho nhã ngày nào, mà tự bộc lộ mình nay là kẻ giang hồ liều lĩnh.

Nhìn chung, độc thoại nội tâm xuất hiện nhiều lần trong tiểu thuyết Bướm trắng, góp

phần thể hiện sự tự ý thức của nhân vật, nhưng mỗi lần chỉ được vài dòng ngắn, dòng ý thức của nhân vật chủ yếu thể hiện qua lời tác giả hơn là độc thoại nội tâm.

Dòng ý thc của nhân vật được thể hiện qua lời tác giả, xen lẫn vài câu nhân vật độc thoại là mạch văn chính trong tác phẩm Bướm trắng. Trần Hữu Tá đã viết trong Lời giới thiệu

tác phẩm: “Dòng ý thức của Trương như con suối nhỏ lúc rạt rào, lúc róc rách, thậm chí có lúc tưởng như chìm lẫn đi trong mớ sự kiện lộn xộn, vụn vặt được nhà văn trình bày hằn nổi như

trạm, như khắc” [52, tr.9]. Trong Bướm trắng, dòng ý thức của nhân vật được nhà văn chú trọng nhiều hơn là các sự kiện, những sự kiện đưa đến nhằm khơi dậy suy tư của nhân vật. Dòng ý thức của Trương được nhà văn khơi đến những nơi sâu kín, động chạm đến vấn đề lương tâm,

đạo đức, những ham muốn bản năng và sự chống lại thú tính bên trong một con người. Đây là

đoạn Trương thụt két:

“Giờ ta thử tưởng tượng xem. Ta yêu một người con gái, người ấy… ăn cắp tiền của một hiệu lấy vé tàu đi tìm mình… chắc mình vẫn yêu. Mình chỉ hết yêu khi nào cô ta phụ mình hay không dám ăn cắp tiền… Vậy Thu vẫn yêu mình. Có khi yêu mình hơn vì Thu kiêu ngạo lắm… Chẳng có gì mà sợ, chết cũng chẳng sợ lại còn sợ một việc cỏn con như thế này à?

Chàng giật mình nghe tiếng xe ô tô đỗ và ngửng lên sung sướng vì xe ấy là của ông Daniel. Chàng thấy ông ta đi thẳng vào buồng ông chủ nhì.

- Xong chắc sang đây.

Chàng vò nát tờ giấy viết nhảm vứt vào sọt giấy, ngồi ngay ngắn lại và lấy cuốn sổ

ra lẩm bẩm tính.

- Mình sợ quái gì ông ta mà phải vờ vĩnh thế này. Mất việc thì cần gì. Chàng đứng lên ra cửa đợi.

- Chắc vì mình đã thụt két. Phất vài nghìn về trả tiền két, từ giã họ rồi phải biết! Chàng nghĩ đến cuộc đời sống ở Hà Nội nhiều tiền gần Thu một hai tháng trước khi chết. Chàng nghĩ đến vẻ ngạc nhiên của tụi Vĩnh, Trực, Đắc… chàng sẽ báo thù cho họ biết tay, báo thù bằng cách tỏ ra mình hào phóng chứ không bần tiện như họ […] Nhưng khi ra đến ngoài, Trương mới bắt đầu hồi hộp thấy công việc mình làm có vẻ quan trọng, thấy mình vừa phạm một tội lớn. Chàng đứng lại:

- Nếu thế thì đem trả quách.

Nghĩ ngợi một lát, chàng lắc đầu đi thẳng:

- Không can gì, đến thứ hai đem trả lại cũng được chứ sao. [52, tr.145 -146].

Dòng suy tư trên đây thể hiện khá sinh động sự tự ý thức của nhân vật Trương, có khi ý nghĩ chỉ thoáng qua, đứt quãng không rõ nét, các ý nghĩ không liền mạch, chuyện nọ bắt sang chuyện kia. Trương đang nghĩ đến phản ứng của Thu nếu biết mình ăn cắp tiền vì nàng, rồi

Một phần của tài liệu Dự án tiểu thuyết Dostoievski trong Bướm trắng của Nhất Linh (Trang 45 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)