1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đánh giá tác động môi trường Dự án Thuỷ điện La Trọng

82 2,8K 11
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 82
Dung lượng 717 KB

Nội dung

Đánh giá tác động môi trường Dự án Thuỷ điện La Trọng

Trang 1

MỞ ĐẦU

1 Xuất xứ dự án

Trong những năm gần đây nguồn năng lượng điện của nước ta đang bịthiếu hụt nghiêm trọng, không đáp ứng kịp cho nhu cầu phát triển của các ngànhkinh tế Theo chiến lược phát triển nguồn điện Việt Nam giai đoạn 2004-2010 sẽ

ưu tiên phát triển thuỷ điện; khuyến khích đầu tư các công trình thuỷ điện nhỏ vớinhiều hình thức để tận dụng nguồn năng lượng này

Công trình thủy điện La Trọng với công suất 18MW, cung cấp cho lướiđiện quốc gia hàng năm khoảng 66 triệu KWh, có tác dụng làm giảm bớt sựthiếu hụt công suất của hệ thống lưới điện quốc gia Ngoài ra, với chế độ điềutiết ngày đêm công trình còn có tác dụng góp phần tham gia điều hoà dòng chảytrên sông Rào Nậy

Việc xây dựng công trình thuỷ điện La Trọng nhằm khai thác nguồn tàinguyên quý giá sẵn có tại địa phương phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế tỉnh nhànói riêng và đất nước nói chung sẽ góp phần phát triển cơ sở hạ tầng, kinh tế-xãhội cho huyện miền núi Minh Hóa của tỉnh Quảng Bình Mặt khác có ý nghĩakinh tế chính trị to lớn trong việc xoá đói, giảm nghèo, nâng cao dân trí, đoànkết dân tộc theo chủ trương của Đảng và Nhà nước ta

Thủy điện La Trong do Công ty cổ phần thuỷ điện Trường Thịnh làm chủ

dự án theo phương thức: Công ty tự bỏ vốn, khai thác và bán điện

Thực hiện Luật Bảo vệ môi trường đã được Quốc hội nước CHXHCN ViệtNam thông qua ngày 29/11/2005 và có hiệu lực chính thức từ ngày 01/7/2006, việclập Báo cáo đánh giá tác động Môi trường (viết tắt là Báo cáo ĐTM) là một trongcác bước cần thiết và quan trọng trình UBND Tỉnh Quảng Bình trong giai đoạn xétduyệt luận chứng khả thi của một dự án đầu tư, phát triển

Báo cáo Đánh giá tác động môi trường dự án xây dựng Thủy điện LaTrọng được thực hiện nhằm các mục đích sau:

- Phân tích và đánh giá một cách khoa học những tác động tích cực và tiêucực của dự án đến môi trường tự nhiên và kinh tế - xã hội của khu vực

- Đề xuất các biện pháp để hạn chế đến mức thấp nhất những ảnh hưởngbất lợi của dự án nhằm thực hiện tốt công tác bảo vệ môi trường và phát triểnkinh tế xã hội của khu vực, đảm bảo yêu cầu phát triển bền vững

Trang 2

2 Tài liệu làm căn cứ báo cáo

- Thông tư số 08/2006/TT-BTNMT ngày 09/08/2006 của Bộ Tài nguyên

và Môi trường về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường

và cam kết bảo vệ môi trường

- Hướng dẫn Đánh giá tác động môi trường các dự án thủy điện của Cụcmôi trường, Bộ tài nguyên và Môi trường năm 2001

- Các tiêu chuẩn Việt Nam về Môi trường (môi trường nước, không khí,đất )

- Quy chế bảo vệ môi trường tỉnh Quảng Bình tháng 6/1999

* Báo cáo, thông tin, số liệu:

- Thuyết minh công trình thuỷ điện La Trọng, huyện Minh Hoá, tỉnh QuảngBình

- Kết quả khảo sát và thu thập tài liệu vùng dự án do Công ty Tư vấn xâydựng giao thông Trường Thịnh thực hiện tháng 12 năm 2006

Tài liệu điều tra hiện trạng địa hình, địa chất, khí tượng thủy văn, kinh tế

-xã hội khu vực thực hiện dự án (-xã Trọng Hoá)

3 Tổ chức thực hiện dự án

* Tổ chức thực hiện:

Việc xây dựng Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án Thuỷ điện LaTrọng được thực hiện theo các giai đoạn sau:

- Xây dựng đề cương chi tiết báo cáo đánh giá tác động môi trường

- Khảo sát thực địa, lấy mẫu nước và đo không khí tại hiện trường

- Phân tích mẫu nước tại phòng thí nghiệm

- Phân nhóm theo các nội dung thực hiện

- Tổng hợp, xử lý số liệu và viết báo cáo

- Chỉnh lý, bổ sung và hoàn thiện báo cáo trình thẩm định

Trang 3

* Các thành viên:

Công ty cổ phần thuỷ điện Trường Thịnh đã thuê đơn vị tư vấn thực hiệnbáo cáo đánh giá tác động môi trường cho dự án

Cơ quan tư vấn: Chi cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng Quảng Bình

- Địa chỉ: Tiểu khu 10 Phường Đồng Phú - thành phố Đồng Hới - tỉnhQuảng Bình

- Điện thoại: 052.823785, fax: 052 824989

- Tham gia tư vấn lập báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án “Thủyđiện La Trọng” gồm các thành viên chính sau:

1 ThS Phan Thanh Nghiệm - Chủ trì lập báo cáo

2 CN Nguyễn Xuân Song - Thành viên

3 CN Thái Thị Phong - Thành viên

4 CN Giang Tấn Thông - Thành viên

5 CN Nguyễn Hữu Đồng - Thành viên

7 CN Trần Xuân Tuấn - Thành viên

Trang 4

Chương 1

MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN

1.1 TÊN DỰ ÁN: Thuỷ điện La Trọng

1.2 CHỦ DỰ ÁN: Công ty cổ phần thuỷ điện Trường Thịnh

Địa chỉ liên hệ: 50 Nguyễn Hữu Cảnh - thành phố Đồng Hới - tỉnh QuảngBình

Điện thoại: 052.823859; fax: 052.820024

1.3 ĐẶC ĐIỂM VỊ TRÍ DỰ ÁN

Công trình thuỷ điện La Trọng được xây dựng trên sông Rào Nậy, làthượng nguồn của Sông Gianh thuộc xã Trọng Hoá, huyện Minh Hoá, tỉnhQuảng Bình Sông Gianh là một trong những con sông lớn nhất tỉnh Quảng Bình

có chiều dài 158km bắt nguồn từ vùng núi cao tại khu vực cửa khẩu Cha Lo điqua 3 huyện Minh Hóa, Tuyên Hóa và huyện Bố Trạch trước khi đổ ra biểnĐông tại cửa sông Gianh

Dự án gồm có 2 công trình chính là Đập chứa nước và Nhà máy thuỷ điện:Tuyến đập La Trọng nằm ở ngã 3 suối khe Heng đổ vào sông Ngã Hai cótoạ độ địa lý 105045’29” kinh đông và 17051’11” vĩ độ Bắc Vị trí tuyến đậpcách cầu treo Lơ Nông khoảng 5km về phía Tây Bắc theo đường bộ, cách khuvực trung tâm xã La Trọng khoảng 12km về phía Tây theo đường 12A

Nhà máy thuỷ điện ở hạ lưu nằm trên bờ trái sông Rào Nậy gần quốc lộ12A thuộc xóm La Hoàng cách đập chứa nước khoảng 4km về phía Đông Vị tríNhà máy thuỷ điên cách ngã 3 Khe Ve khoảng 5km theo đường 12A về phíaTây, cách UBND xã Trọng Hoá khoảng 2km về phía Bắc Khoảng cách từ Nhàmáy thuỷ điện đến hộ dân gần nhất khoảng 300m

(Có sơ đồ giới thiệu địa điểm xây dựng nhà máy thuỷ điện kèm theo).

1.4 NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA DỰ ÁN

1.4.1 Các hạng mục công trình chính

a Đập dâng:

- Đập dâng kết cấu đắp đá đổ tận dụng các vật liệu sẵn có khai thác tạichỗ chống thấm bằng bản mặt bê tông cốt thép dày 0,3-0,5m đây là kết cấu đậptiên tiến đang được áp dụng nhiều ở nước ta Cao độ mặt đập không tràn 206m,tổng chiều dài theo mặt đập 204m

Trang 5

Công trình xả được bố trí tận dụng lại hầm dẫn dòng thi công kiểu giếngtràn Tiêu năng bằng dòng phun xa.

Công trình xả được thiết kế với tần suất lũ:

- Lũ thiết kế P =1% là Qxả = 1981m3/s

- Lũ kiểm tra P = 0,2% là Qxả = 2493 m3/s

- Giếng tràn xả lũ được tận dụng từ tuy nel dẫn dòng thi công đặt ngaybên vai phải đập vuông góc với tuyến đập Chế độ thủy lực tràn tự do không củavan, theo tính toán sơ bộ chọn chiều rộng tràn B = 150-160m cột nước tràn ứngvới Qtk P 1% = 2023 m3/s khoảng 3,5m Lũ kiểm tra Q p 0,2% = 2593 m3/s(chưa tính tiết giảm theo khả năng điều tiết của hồ)

Trang 6

- Lũ kiểm tra P = 0,2% là Qxả = 2493 m3/sTiêu năng đập bằng mũi phóng

c Tuyến năng lượng gồm có các hạng mục sau đây:

* Cửa lấy nước:

Bố trí liền với đầu đường hầm áp lực gồm 1 khoang vào hai đường hầm

áp lực, kích thước 3,2 x 3,60

Ngưỡng cửa ở cao độ 176m

Lưu tốc qua lưới chắn rác từ 1-1,2m/s

Cửa van sửa chữa loại phẳng - trượt đóng mở bằng máy vít quay tay.Cửa van vận hành loại phẳng – bánh xe, đóng mở bằng máy vít quay tay

* Nhà máy thuỷ điện:

Nhà máy thủy điện kiểu hở bên bờ trái địa phận xóm La Hoàng Bố trí 2

tổ máy với các thông số sau đây có mặt bằng rộng thuận lợi để bố trí công trìnhphụ trợ và khu QLVH Việc chuẩn xác phương án tối ưu sẽ được thực hiện ở cácbước nghiên cứu tiếp theo

Nhà máy kiểu hở, bố trí sau đập:

- Kích thước nhà máy BxL = 13 x 34,4m

- Mực nước hạ lưu lớn nhất MHHmax = 85,00

- Mực nước hạ lưu nhỏ nhất MHHmin = 73,6

- Lưu lượng thiết kế QTĐ = 19.80m3/s

Trang 7

Móng đập đặt trên nền đá lớp IIA, IIB

* Kênh hở xả nước vào sông Gianh: Kênh xả có mặt cắt ngang dạng hìnhthang

- Lưu lượng thiết kế: Qkênh = 19.8m3/s

- Chiều rộng kênh: B = 8,0m, mái kênh m = 1:0,75

d Trạm phân phối ngoài trời

Bố trí bên bờ phải ngay bên cạnh đường đối diện với nhà máy, sang bên

bờ phải sông cạnh khu quản lý vận hành trạm có kích thước 40x25 m, nền trạm

ở cao độ 85m Với 2 máy biến áp được đặt bên hồi trái nhà máy, nối sang TBAbằng 2 cột thép có khoảng vượt sông khoảng 190m

- Phương án đấu nối vào hệ thống lưới điện Quốc gia: dự án nằm trên địabàn vùng sâu vùng xa và đặc biệt khó khăn của tỉnh, dự án lại có công suất khálớn 18MW so với phụ tải khu vực cả hai huyện Minh Hóa và Tuyên Hóa chỉkhoảng 3-6MW nên việc tiêu thụ bán điện buộc phải đấu nối với hệ thống điệnQuốc gia phải bằng ĐDK 110 kV 1 mạch Theo sơ đồ quy hoạch trong sơ đồphát triển điện lưới quốc gia nếu công trình phát điện sau năm 2010-2015 có thểEVN đưa trạm 110kV Quy Đạt vào xây dựng sẽ tiết kiệm cho chủ đầu tư vớiviệc chỉ cần xây dựng đường ĐDK 35kV 2 mạch khoảng 35km so với phương

án dự kiến hiện nay là khoảng 75km nối về trạm 110kV nhà máy xi măng SôngGianh tại Tuyên Hóa, cũng có thể có phương án chủ đầu tư bỏ vốn xây dựngĐDK 110 kV trước EVN hoàn lại vốn này sau…việc này có thể cần có nhiềuphương án nghiên cứu tính toán trong giai đoạn sau, trong báo cáo này khi tínhtoán hiệu ích đầu tư để thiên về an toàn đã đưa toàn bộ chi phí xây dựng ĐDK

110 kV vào dự án

(Có bản vẻ tổng mặt bằng bố trí chung các hạng mục công trình thuỷ điện

La Trọng ở phần phụ lục).

1.4.2 Thiết bị công nghệ chính

a Các số liệu tính toán ban đầu

Mức nước thượng lưu:

- Mức nước dâng bình thường: 200m

Mức nước hạ lưu:

Trang 8

- Khi lưu lượng Q60% 1 tổ máy = 5.83m3/s là 22.0 m

Tua bin thủy lực:

Các thông số chính của tua bin:

Hiệu suất tại cột nước Htt, Ndm (%): 92.9

Lưu lượng tua bin tại Htt, Ndm (m3/s): 8.98

Chiều cao hút Hs tại Htt, Ndm (m): -2.5

Tuabin với ống hút khuỷu cong có chiều cao H = 4,49 m và chiều dài L =7,2m không có trụ pin ở giữa

Buồng xoắn tuabin bằng kim loại, mặt cắt tròn nối với đường ống áp lực,chiều rộng buồng xoắn là 6,12m, đường kính mặt cắt cửa vào Dv = 1,35 m

Thiết bị cánh hướng có các cánh điều chỉnh, chiều cao bo = 0,32 m

Tuabin được trang bị đồng bộ máy điều tốc và các thiết bị phụ cần thiết

Máy điều tốc:

Trang 9

Máy điều tốc tự động loại Điện - Thuỷ lực có bộ vi xử lý PDI và thiết bịdầu áp lực thao tác

Phương thức điều chỉnh: tự động – điều chỉnh (điều chỉnh độ mở cánhhướng nước (a0i))

Dung tích thùng dầu khí V = 1,8 m3 ; áp suất p = 4,5 Mpa

- Kiểu loại máy điều tốc Điện - thủy lực với PID - kỹ thuật số

- Thời gian đóng mở (có thể chỉnh định): 28 giây

- Hằng số thời gian gia tốc: 03,5 giây

- Vùng làm việc không nhạy theo tần số:  0,1%

- Phạm vi điều chỉnh vòng quay: 85% đến 110%

- Thiết bị dầu áp lực thao tác: p = 4.5 Mpa

Máy phát điện:

Các thông số chính của máy phát điện:

Kiểu loại: Đồng hồ - trục đứng – 3 pha

Hiệu suất ứng với 100% phụ tải, Cos = 0.8 (%): 97.6

Máy phát điện đồng bộ trục đứng có kết cấu kiểu “Treo” với 1 ổ hướngtrục và ổ đỡ nằm trong giá chữ thập trên và ổ hướng dưới nằm trong giá chữthập dưới

Hệ thống làm mát máy phát bằng không khí cưỡng bức chu trình kín,không khí được làm nguội bởi các bộ làm nguội bằng nước phân bố xung quanhhầm stator

Trang 10

Hệ thống phanh hãm điều khiển bằng điện, cơ cấu hãm bằng cơ khí, thaotác bằng áp lực khí nén.

Hệ thống phòng cháy kiểu phun nước

Hệ thống kích thích máy phát kiểu Thyristor

2 Máy phát điện đồng bộ 3 pha N=90.MW

U = 6.3KW Cosφ =0.8

3 Mấy điều tốc và thiết bị dầu áp lực Áp lực dầu 4

5MPA điều tốc điện

1.4.3 Biện pháp thi công và nguồn cung cấp nguyên liệu

a Mặt bằng thi công:

Trang 11

Các hạng mục chính của công trình chủ yếu đều nằm bên bờ trái, do điềukiện mặt bằng và các hạng mục xa nhau nên dự kiến bố trí 2 khu phụ trợ lán trại

để phục vụ thi công:

- Khu 1 (khu đầu mối): được bố trí ở gần tuyến đập bao gồm: máy trôn bêtông, kho xi măng, kho trữ cát, xưởng gia công cốp pha, xưởng gia công cốtthép, xưởng cơ khí và bãi đỗ xe, kho xăng dầu, lán trại công nhân

- Khu 2 (khu nhà máy): được bố trí ở gần nhà máy, sau này làm khu quản

lý vận hành Tại đây bố trí xưởng gia công cốp pha, xưởng gia công cốt thép, bãi

đổ xe, bãi lắp ráp, kho vật tư, lán trại cho công nhân xây dựng

Bảng 1.2 Các hạng mục của tổng mặt bằng thi công

lượng

Diện tích xây dựng (m 2 )

Ghi chú

6 Xưởng sửa chữa cơ khí bà bãi

đỗ xe

2 2000 Xưởng kín 200m 2 ,

bãi đỗ xe 1800m 2

7 Bãi lắp ráp và gia công KCKL 1 1500 Xưởng kín 250m 2 ,

bãi vật tư thiết bị 1700m 2

b Điện nước thi công:

- Điện: lấy từ đường dây 35KV sẵn có tại địa phương Dự kiến đặt mộttrạm biến áp 320KVA tại nhà máy để cấp điện cho toàn công trường

- Nước: Được lấy tại ngòi Tà lơi bằng trạm bơm

Trang 12

- Đường vận hành D1 được nối từ nhà máy thuỷ điện với đường dân sinhdài khoảng 1200m, kết cấu mặt đường rãi nhựa bán thâm nhập, rộng 6.5m.Đường này phục vụ thi công trong thời gian xây dựng công trình, sau này làmđường quản lý vận hành.

- Đường D2 nối từ đường Nhà máy đến tháp điều áp dài 1800m sử dụngtrong thời gian thi công, được thiết kế với đường tạm thi công cấp III

- Đường vào đập D3 nối từ đường dân sinh đến đập đầu mối, có chiều dài500m, được thiết kế với đường tạm thi công cấp III

-Đường nối từ đập đến cửa nhận nước D4 có chiều dài 2,4km, được thiết

kế với đường tạm thi công cấp III

c Thi công đất đá:

* Đào đất đá: được thực hiện bằng máy xúc V < 2.3m3 kết hợp với máy

ủi cự ly ủi ngang 100m

Đào đá chủ yếu bằng phương pháp khoan nổ mìn, sử dụng máy khoan cóđường kính 42-105mm, xúc chuyển bằng máy xúc 2,3m3 kết hợp với máy ủi và

ô tổ vận chuyển, cự ly vận chuyển 500km ra bãi thải

Tại khu vực có độ sâu lớn được chia theo các tầng đào sâu bình quân 5mĐào đất dưới nước dùng máy xúc gầu nghịch

* Đắp đất đá:

Đất đắp được khai thác tại khu vực công trình bằng máy xúc 2,3m3 vậnchuyển đến nơi đắp bằng ô tô tự đổ 12tấn Đất được đắp theo từng lớp có chiềudày 0.3m được đầm bằng máy đến độ chặt K = 0.9 Nền đất đắp phải được dọnsạch chất hữu cơ, rễ cây Đất đắp bờ kênh được tận dụng từ đất đào lòng kênh

Đá được đắp theo từng lớp bằng máy xúc kết hợp với máy ủi 110CV được vậnchuyển bằng ô tô tự đổ 12tấn

d Thi công bê tông:

Thi công bê tông đập đầu mối, cống lấy nước, nhà máy và kênh xả đượcthực hiện chủ yếu bằng cơ giới Tại tuyến đường ống áp lực, kênh dẫn, cửa lấynước và bể áp lực thi công bằng thủ công

e Cung cấp vật liệu:

- Đá dùng bê tông được mua tại nguồn khai thác địa phương

- Cát được khai thác tại các mỏ phía hạ lưu sông Gianh

- Đất được khai thác tại khu vực công trình, đất đắp bờ kênh được tậndụng từ đất đào kênh

Trang 13

- Các vật liệu khác như xi măng, sắt thép…được lấy từ các đại lý trên địabàn thị trấn Quy Đạt với cự ly vận chuyển khoảng 60km

Bảng 1.3 Tổng hợp khối lượng công tác chính Thuỷ điện La Trọng

vị

Khối lượng

Tổng cộng

Đập dâng

Giếng tràn - dẫn dòng

Kênh vào cửa nhận nước

Tuy nen tháp nhà van

Nhà máy

Các hạng mục khác

1.1 Đào đất 10 3 m 3 65.00 135.00 115.00 46.00 62.50 25.00 448.50 1.2 Đào đất thủ công 10 3 m 3

1.3 Đào đá mặt bằng 10 3 m 3 125.00 75.00 22.00 12.00 12.50 12.00 258.50 1.4 Đào đá hố móng 10 3 m 3 20.00 15.00 10.00 7.50 9.00 9.00 70.50

5 Khoan phun ximăng 10 3 m 3

1.4.4 Tổng mức đầu tư và tiến độ thực hiện dự án

Trong đó

Trang 14

- Tập kết vật tư, nhân lực, thiết bị xe máy.

* Giai đoạn xây dựng chính:

Công trình tạm: bắt đầu đào hầm dẫn dòng vào tháng 6/2007, đắp đê quaithượng lưu vào tháng 12/2007

Đập đá đổ bản mặt: tiến hành đắp đập bản mặt vào tháng 1/2008 và đếntháng 9/2008 phải đắp đê đến cao độ 165m để chống lũ chính vụ 2008 Trongthời gian đó tiến hành thi công bản chân và khoan phun gia cố móng Từ tháng1/2009 đến 10/2009 phải thi công xong đập bản mặt đến cao trình thiết kế

Tuyến năng lượng: từ tháng 1/2008 đến tháng 10/2008 tiến hành thi côngcửa nhận nước và nhà máy thuỷ điện Thi công bê tông nhà máy và kênh xả cơ

bản hoàn thành vào cuối tháng 12/2009

Trang 15

Chương 2ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, MÔI TRƯỜNG VÀ KINH TẾ - XÃ HỘI

2.1 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

2.1.1 Đặc điểm địa hình

Địa hình khu vực có cấu trúc thấp dần từ Tây Nam sang Đông Bắc, điểnhình của địa mạo đông Trường Sơn, địa hình tương đối hiểm trở, trên thượngnguồn là vùng núi tương đối cao trên dưới 1000m Dòng chảy đến tuyến côngtrình có hướng Tây Bắc xuống Đông Nam, với chiều dài khoảng 15km chochênh lệch địa hình 100m (độ dốc dọc sông 0.6%), diện tích lưu vực tính đếncông trình thuỷ điện La Trọng là 148km2

Thảm phủ khu vực lòng hồ chủ yếu là cây bụi, thân leo, cây gỗ nhỏ thuộcloại rừng nghèo, các sườn núi theo triền sông có độ dốc tương đối cao (30 -40%), diện tích lòng hồ theo tính toàn với mực nước dâng bình thường (200m)

là 156 ha

2.1.2 Điều kiện về địa chất

2.1.2.1 Đặc điểm địa chất chung

Hệ tầng Mục bài (D 2 gmb) hệ Devon, thống giữa, bậc Givet:

Đất đá thuộc hệ tầng Mục Bài lộ ra ở thượng lưu tuyến đập đến địa phận

xã Hương Liên thuộc phạm vi hồ chứa nước Diện phân bố kéo dài theo phươngTây Bắc - Đông Nam, diện tích khoảng 5km2 Thành phần thạch học gồm đáphiến sét, cát kết thạch anh, cát bột kết, bề dày tổng cộng 500m

Hệ tầng Đông Thọ (D 3 frdt) hệ Devon, thống thượng, bậc Frasni:

Trong phạm vi nghiên cứu đất đá hệ tầng Đông Thọ phân bố thành haidải:

Trang 16

- Dải 1: Phân bố ở phạm vi tuyến đập có chiều dày 300 - 350m, kéo dàitheo hướng Tây Bắc - Đông Nam, đá có phương vị hướng dốc 25 -30o  60 –

700, chiều dày phân lớp 0.2 - 0.3m

- Dải 2: Phân bố ở địa phận xã Dân Hóa thượng lưu hồ chứa, chiều dàyhàng nghìn m Đá có phương vị hướng dốc 25 -30o  60 - 70o , chiều dày phânlớp 0.2 - 0.3m, chiều dày lớp 560 - 600m

Giới Kainozoi (KZ)

Hệ đệ tứ (Q):

Trên tất cả diện tích vùng nghiên cứu trừ một số đọan lòng sông, lòngsuối lộ đá gốc, còn lại được phủ kín toàn bộ trầm tích đệ tứ Trầm tích Đệ Tứ cóthể chia thành các loại sau:

- Sườn tàn tích không phân chia (deQ) phát triển trên các đá trầm tích, đáxâm nhập, thành phần là á sét lẫn dăm sạn bề dày giao động từ 1 - 15m

- Trầm tích aluvi (aQ) bao gồm các thành tạo thềm sông, thềm suối, cácbãi bồi dọc sông, ven lòng Thành phần là cát, cuội, sỏi, dăm tảng bề dày giaođộng 1 -5m Loại có thành phần thạch học là á sét, á cát lẫn cuội sỏi thường tồntại trong các bậc thềm sông, bề dày giao động 1 - 7m

c Các đứt gãy kiến tạo

Hoạt động phá hủy kiến tạo trong vùng tuyến phát triển ở mức độ quy môtrung bình với các hệ tầng đứt gãy Tât Tây Bắc - Đông Đông Nam, các đứt gãyđều là các đứt gãy nhỏ bậc IV, và khe nứt lớn bậc V (Phân loại theo tiêu chuẩn

Trang 17

Việt Nam 4253 - 86), chiều dài từ vài trăm mét đến vài km, chiều rộng đới pháhủy kiến tạo trung bình 0.5 - 2.0m, đới ảnh hưởng nứt nẻ mạnh 5 - 10m, không

có khả năng sinh chấn và đều là các nứt gãy cổ, không có biểu hiện của hoạtđộng đương đại

Do có đứt gãy cổ, trong quá trình thăm dò chưa phát hiện được các gươngtrượt nhưng đã có hệ thống đứt gãy, vì thế xuất hiện khe nứt là hiện hữu Công

ty sẽ chú trọng trong khảo sát địa chất công trình để thực hiện các mũi khoannhằm tính toán hệ số thấm đảm bảo hạn chế mức thấp nhất sự thất thoát nướccủa hồ chứa

2.1.2.2 Đánh giá về điều kiện địa chất

Công trình thủy điện La Trọng nằm trên thượng nguồn sông Gianh thuộcđịa bàn huyện Minh Hóa tỉnh Quảng Bình Trong phạm vi xây dựng công trình

có hướng chảy Tây Nam - Đông Bắc rồi chuyển về Đông Nam - Tây Bắc.Thung lũng sông hình chử V, sườn dốc, lòng sông cắt sâu và đá gốc với nhiềubậc thác nhỏ liên tục Bờ phải và trái sông dự kiến các phương án tuyến nănglượng có nguồn gốc chủ yếu là xâm thực bóc mòn

Công trình thủy điện La Trọng nằm trong phạm vi phân bố của các thànhtạo đá trầm tích hệ tầng Đông Thọ (D3trđt) cứng chắc trung bình đến rất cứng

chắc, hoạt động kiến tạo ở mức độ quy mô trung bình với các hệ thống đứt gãyTây Bắc - Đông Nam là các đứt gãy nhỏ bậc IV (phân loại theo TCVN 4253-86)không có khả năng sinh chấn và đều là những đứt gãy cổ - không có biểu hiệncủa hoạt động đương đại

Cấp động đất theo bản đồ phân vùng động đất (quy chuẩn xây dựng ViệtNam 1997) vùng tuyến công trình nằm trong vùng phát sinh động đất có Imax = 6(MSK - 64)

Với phương án đập bê tông đề nghị nền đập đặt trên đới đá nứt nẻ IIA,chiều sâu xử lý thấm đến hết đới nứt nẻ phong hóa (IIA) Chiều sâu xử lý thấm

Trang 18

chảy mạnh, vận tốc lớn, vẩn đục do tải một lượng lớn đất, cát từ các khe rãnh đổvào Các số liệu thuỷ văn đặc trưng của khu vực như sau:

Bảng 2.1 Các thông số cơ bản về thuỷ văn công trình thuỷ điện La Trọng

2 Các đặc trưng thuỷ văn

2.1 Dòng chảy năm thuỷ văn

- Chuẩn dòng chảy năm Q0 m3/s 9.04

- Môđun dòng chảy năm M0 l/skm2 61.0

Trang 19

Nước dưới đất vùng dự án có các dạng như sau:

a Tầng chứa nước trong các trầm tích bở rời: Nước chứa và vận động

trong các lỗ rỗng có liên quan chặt chẽ với nước sông suối Nguồn cung cấp lànước mưa, nước mặt và một phần từ các phức hệ chứa nước khác từ trên caongấm xuống, miền thoát là sông, suối Biên độ nước ngầm giao động mạnh theomùa từ vài mét đến 4-5m Khi hồ chứa làm việc thì hầu hết tầng chứa nước nàynằm dưới mực nước hồ

b Nước chứa qua các khe nứt của đá gốc: Nước chứa và vận động chủ

yếu trong đới phong hoá và nứt nẻ Nguồn cung cấp là nước mưa, nước mặtthoát ra ở các khe suối, bờ sông Nhìn chung phức hệ chứa nước vào loại nghèo.Nguồn cung cấp là nước mưa, nước mặt thoát ra ở các sườn dốc, bờ sông, suối

tâm, trạm khí tượng Đồng Lê (nguồn: Đặc điểm khí hậu Bình trị Thiên) và kết quả

điều tra từ người dân sống trên địa bàn xã Trọng Hoá

a Nhiệt độ không khí:

Nhiệt độ được phân bố thành 2 mùa:

- Mùa lạnh: thường bắt đầu từ tháng XI năm trước đến tháng III năm sau.Khu vực dự án thuộc đồi núi cao, mùa lạnh thường kéo dài hơn so với khu vựcđồng bằng (trên 100 ngày), tuy nhiên cũng còn tuỳ thuộc vào thời tiết từng năm

mà mùa lạnh có thể kéo dài hay rút ngắn lại

- Mùa nóng: thường bắt đầu từ tháng IV đến tháng X Khác với mùa lạnh thì

sự chênh lệch sớm muộn của mùa nóng so với các khu vực khác không lớn lắm

Ngoài hai mùa nóng lạnh có có thời kỳ nhiệt độ trung bình ổn định trongkhoảng 20 - 250C Đó là các thời kỳ chuyển tiếp mùa khí hậu

Nhiệt độ trung bình cả năm 23,6 oC

Bình quân nhiệt độ các tháng như sau:

Bảng 2.2 Nhiệt độ trung bình tháng trong năm ( 0C )

T 0 C 17,6 19,0 21,1 24,6 27,6 28,3 29,0 27,8 26,0 23,6 20,5 18,4

Trang 20

 Gió mùa đông chủ yếu có hướng Bắc đến Đông Bắc, tuy nhiênthỉnh thoảng cũng xuất hiện các hướng gió trái mùa như gió Đông Nam hoặc gióTây Nam, nhưng tần suất các hướng gió này không đáng kể

 Gió mùa hè chủ yếu là gió Tây Bắc, ngoài ra cũng còn xuất hiện cáchướng gió khác như gió Đông, Đông Nam thổi xen kẽ với tần suất tương đối cao

Bảng 2.3 Tốc độ gió trung bình các tháng trong năm (m/s)

Độ ẩm trung bình năm của khu vực là 85% Ngoài ba tháng V, VI và VII

có độ ẩm trung bình thấp, các tháng còn lại có độ ẩm trung bình cao và biên độgiao động không đáng kể Số liệu về độ ẩm các tháng của khu vực được thể ởbảng sau:

Bảng 2.4 Độ ẩm trung bình tại khu vực năm (%)

Độ ẩm (%) 90 90 90 86 80 76 72 79 88 90 90 89

d Chế độ mưa

Khu vực dự án thuộc vùng đồi núi cao, địa hình tương đối phức tạp đồngthời bị chi phối bởi các yếu tố gió mùa nên sự phân bố về lượng mưa tương đốiphức tạp cả không gian và thời gian

Xét chung trên địa bàn thời kỳ từ tháng I đến tháng IV thường ít mưa.Tổng lượng mưa các tháng này chỉ chiếm từ 10% đến 15% lượng mưa cả năm.Thời kỳ ít mưa nhất là các tháng II, III

Lượng mưa chủ yếu tập trung vào các tháng VIII, IX, X, chiếm từ 70%đến 75% tổng lượng mưa cả năm Sự phân bố về lượng mưa qua các tháng nhưsau:

Bảng 2.5 Lượng mưa trung bình qua các tháng trong năm (mm)

Lượng

mưa Tb

(mm )

50 33 45 90 171 136 146 279 568 587 224 99Tổng lượng mưa cả năm (trung bình) là 2428 mm

Trang 21

Phõn bố lượng mưa theo thời gian như trờn làm cho mựa mưa ở khu vực cú

sự tăng lượng mưa ở thời kỳ này và sự giảm lương mưa ở thời kỳ khỏc Đõy làyếu tố ảnh hưởng rất lớn đến sự chờnh lệch về lưu lượng nước sụng suối theocỏc mựa và ảnh hưởng đến khả năng tớch trữ của đập thuỷ điện

Hỡnh 3.1 Biểu đồ phân bố l ợng m a trong năm

0 100 200 300 400 500 600 700

Trang 22

Bảng 2.6 Kết quả kiểm tra chất lượng nước mặt khu vực dự án

TT Chỉ tiêu kiểm tra ĐV T Kết quả

TCVN

5942 - 1995 (cột B)

Nguồn: Chi cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng Quảng Bình

Ngày Lấy mẫu: 14/4/2007

Ghi Chú:

M 1 : Mẫu nước sông phía thượng nguồn (cách đập 3km)

M 2 : Mẫu nước sông tại địa điểm dự kiến xây dựng đập đầu mối

M 3 : Mẫu nước sông đi qua địa điểm dự kiến xây dựng nhà máy thuỷ điện.

M 4 : Mẫu nước sông cách nhà máy 1 km về phía thượng nguồn.

M 5 : Mẫu nước sông cách nhà máy 500m về phía hạ lưu.

(Có sơ đồ vị trí lấy mẫu nước phần phụ lục)

Kết quả kiểm tra ở bảng trên có các chỉ tiêu kiểm tra nằm trong giới hạn chophép theo TCVN 5942 - 1995: “Tiêu chuẩn chất lượng nước mặt” Kết quả trêncho thấy chất lượng nước mặt khu vực dự án chưa có dấu hiệu bị ô nhiễm do nướccác nguồn thải từ sinh hoạt và các hoạt động sản xuất khác không đáng kể

2.1.5.2 Môi trường không khí:

Trang 23

Khu vực dự án là vùng núi cao thuộc phía Tây huyện Minh Hoá, ở đây làđịa bàn cư trú của đồng bào dân tộc, nền kinh tế chủ yếu là nông nghiệp, lâmnghiệp, trồng rừng, công nghiệp chưa phát triển Vì vậy môi trường không khícòn trong sạch chưa bị ô nhiễm bởi khí thải công nghiệp Hơn nữa dân cư thưathớt nên môi trường còn sạch sẽ Để làm cơ sở cho quá trình giám sát môitrường về sau này, chúng tôi đã kiểm tra nồng đọ bụi và các khí độc trong môitrường không khí Kết quả đo các thông số chủ yếu về chất lượng không khí tạikhu vực dự án được nêu ở bảng sau:

Bảng 2.7 Kết quả đo các thông số chất lượng không khí tại khu vực dự án

K 2: Mẫu đo tại vị trí xây dựng đập đầu mối

K 3: Mẫu đo tại bản Ra Mai (cách khu vực đập đầu mối khoảng 1km)

K 4: Mẫu đo tại bản Rôông (cách khu vực nhà máy 300m)

(Xem sơ đồ đo đạc các thông số môi trường nền phần phụ lục).

Kết quả đo chất lượng không khí tại các điểm khảo sát đều có giá trị nằmtrong giới hạn cho phép theo các tiêu chuẩn Việt Nam 5937:2005 Kết quả nàycho thấy chất lượng môi trường không khí khu vực dự án chưa có dấu hiệu ônhiễm

2.1.5.3 Các thông số môi trường nền:

Trong quá trình khảo sát, chúng tôi cũng đã tiến hành đo đạc các thông số

độ ồn, rung, cường độ phóng xạ, điện từ trường tại khu vực xây dựng án Kếtquả đo đạc như sau:

Trang 24

Bảng 2.8 Độ ồn và rung động tại khu vực thực hiện dự án

Bảng 2.9 Kết quả đo điện từ trường và cường độ phóng xạkhu vực dự án

TT Vị trí đo Điện trường(V/m) Từ trường

Vị trí 1: Tại khu vực dự kiến xây dựng nhà máy thuỷ điện

Vị trí 2: Tại khu vực xây dựng đập đầu mối

Vị trí 3: Tại bản Ra Mai (cách khu vực đập đầu mối khoảng 1km)

Vị trí 4: Tại bản Rôông (cách khu vực nhà máy 300m)

(Có sơ đồ đo đạc các thông số môi trường nền phần phụ lục)

Thông số nền về cường độ điện trường, từ trường và cường độ phóng xạtương đối thấp, có giá trị nằm trong giới hạn cho phép theo các quy định:

Trang 25

- Tiêu chuẩn ngành ban hành theo quyết định số 183 NL/KHKT ngày 12tháng 4 năm 1994 của Bộ trưởng Bộ năng lượng quy định “Mức cho phép củacường độ điện trường tần số công nghiệp và quy định ở chổ làm việc”.

- Tiêu chuẩn Việt Nam 6866:2001: An toàn bức xạ - Giới hạn liều đối vớinhân viên bức xạ và dân chúng

2.1.5.3 Hiện trạng môi trường sinh thái:

* Hệ sinh thái trên cạn:

Dự án nằm trong vùng quy hoạch rừng sản xuất của xã Trọng Hoá Tuynhiên khu vực xây dựng dự án chủ yếu là đất đồi hoang và rừng nghèo không cógiá trị khai thác Thành phần thảm thực vật chủ yếu là thảm cỏ và cây bụi, dâyleo và cây gỗ nhỏ Việc xây dựng dự án ảnh hưởng đến diện tích rừng là 90ha,nhưng đây là rừng nghèo không có giá trị khai thác nên những tác động đến hệsinh thái khu vực là không đáng kể

Khi dự án đi vào hoạt động cũng sẽ có tác động phần nào đến điều kiệnsinh sống của hệ động vật trong khu vực trong đó có sự di cư của một số loàichim và thú nhỏ ra ngoài phạm vi đất rừng bị ảnh hưởng

Trong quá trình xây dựng, dự án sẽ tổ chức quản lý chặt chẽ các hoạtđộng để giảm đến mức thấp nhất nhẵng tác hại đến các điều kiện sinh thái và hệsinh vật trong khu vực

* Hệ sinh thái thuỷ sinh trong khu vực tồn tại ở khe Heeng Động thực vậtthuỷ sinh ở đây cũng chỉ có các loài rong cỏ và một số loài cá nước ngọt thôngthường Việc xây dựng đập chứa làm ngăn dòng chảy nên sẽ ảnh hưởng đến sự

di cư của các loài cá nước ngọt và các động vật thuỷ sinh khác lên phía thượngnguồn nhưng lại tạo ra môi trường sinh sống mới khá thuận lợi ở vùng lòng hồ

2.2 ĐIỀU KIỆN KINH TẾ XÃ HỘI

2.2.1 Huyện Minh Hoá

Qua điều tra, khảo sát đã xác định được một cách khái quát các điều kiệnkinh tế - xã hội của địa phương có liên quan đến hoạt động của dự án xây dựngthủy điện La Trọng Khu vực dự án nằm trên địa bàn của xã Trọng Hoá, huyệnMinh Hoá, tỉnh Quảng Bình

Huyện Minh Hoá có tất cả 12 xã và thị trấn Quy Đạt, các xã đó là: XuânHoá, Yên Hoá, Trung Hoá, Tân Hoá, Minh Hoá, Hồng Hoá, Hoá Tiến, HoáHợp, Hoá phúc, Hoá Thanh, Dân Hoá và Thượng Hoá

2.2.2 Xã Trọng Hoá

Xã Trọng Hoá là một xã vùng cao của huyện Minh Hoá nằm cách trungtâm huyện Minh Hoá khoảng 80km Trọng Hoá là xã vùng cao đặc biệt khókhăn của tỉnh Quảng Bình với đa số là đồng bào dân tộc thiểu số (dân tộc Bru –Vân Kiều và Chứt) sinh sống chủ yếu bằng nghề nông, dân số trên 3000 người

Trang 26

Những năm gần đây được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, của các cấpcác ngành, đời sống nhân dân xã Trọng Hoá đã được nâng lên một bước Bìnhquân thu nhập từ 80.000 - 100.000đ đồng/người/tháng Tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn

xã hiện nay là 94,3% Để nâng cao mức sống cho nhân dân, đưa Trọng Hoá dầnthoát nghèo, Tỉnh uỷ, Ban dân tộc và UBND huyện Minh Hoá đã xây dựng đề ánphát triển kinh tế cho vùng đồng bào dân tộc khó khăn, vùng biên giới

Đất sản xuất không có, đồng bào dân tộc chủ yếu sản xuất là nương rẫy Nhưng nương rẫy chỉ ở mức độ bảo vệ rừng chứ không để sản xuất vì điều kiện

tự nhiên không cho phép Do nhận thức của bà con còn thấp nên chuyển đổi cơcấu kinh tế để nâng cao mức sống cho hộ nghèo là rất khó Trung ương đã chỉđạo và hiện nay huyện đang chủ trương phát triển chăn nuôi, bố trí cho dântrồng cây lâm nghiệp, sản xuất và vận động bà con định canh, định cư

Mặc dù còn gặp nhiều khó khăn nhưng so với các năm trước, diện mạonông thôn miền núi xã Trọng Hoá hôm nay đã có nhiều thay đổi Điện lưới quốcgia được kéo đến trung tâm xã Đường sá, trạm y tế được xây dựng để phục vụgiao thông đi lại và khám chữa bệnh cho nhân dân Ý thức người dân ở mỗi khudân cư, thôn bản được nâng cao

Nhiều chương trình, chính sách, dự án hỗ trợ đầu tư giúp bà con thoátnghèo và vươn lên làm giàu đang tiếp tục được thực hiện Các số liệu cụ thể vềđiều kiện kinh tế xã hội xã Trọng Hoá như sau:

Tổng diện tích đất: 18.712(ha) Trong đó:

- Đất nông nghiệp:169 (ha)

- Đất lâm nghiệp: 10163(ha)

4 Các công trình công cộng, hạ tầng cơ sở trong khu vực:

- Cơ quan: 05 (cơ sở)

- Trường học: 01(cơ sở)

Trang 27

2.2.3.2 Cấp thoát nước:

Trong khu vực chưa có hệ thống thoát nước công cộng Các loại nước thảisản xuất nông nghiệp và sinh hoạt hiện tại vẫn thải trực tiếp ra mặt đất, vườn nhà

và các sông suối Đây cũng là một nguyên nhân gây nên sự ô nhiễm nước mặt và

có thể cả nước ngầm ở vùng này (về lâu dài)

Hầu hết nhân dân trong khu vực đều dùng nước khe suối hoặc nước sôngRào Nậy để phục vụ cho các nhu cầu sinh hoạt

Nguồn cấp nước kỷ thuật được dự kiến lấy từ sông Rào Nậy bằng máybơm Nguồn cấp nước sinh hoạt cho công nhân dự kiến sẽ lấy từ giếng khoan, từcác giếng khoan sẽ xây dựng đường ống cấp nước đến các khu vực nhà ở củacông nhân

2.2.4 Giao thông, thông tin liên lạc

2.2.4.1.Giao thông:

Điều kiện giao thông duy nhất trong khu vực là đường Quốc lộ 12A nốiliền Khu kinh tế cửa khẩu Cha lo và thị trấn Quy Đạt Trong những năm gần đâytuyến đường này đã được nâng cấp đáp ứng nhu cầu giao thông giữa các vùngđồng bằng với khu kinh tế cửa khẩu và nước bạn Lào ngày càng tăng

Vị trí xây dựng Nhà máy thuộc xóm La Hoàng cách quốc lộ 12A khoảng500m, hiện tại chưa có đường nối từ khu vực nhà máy đến đường 12A Dự án sẽxây dựng tuyến đường D1 nối từ nhà máy thuỷ điện với đường 12A dài khoảng

Trang 28

1200m, kết cấu mặt đường rãi nhựa bán thâm nhập, rộng 6.5m Đường này phục

vụ thi công trong thời gian xây dựng công trình, sau này làm đường quản lý vậnhành

Vị trí đập đầu mối nằm cách trục đường 12A khoảng 7km Tuyến đườngdân sinh nối từ đường 12A vào các thôn bản đi ngang qua khu vực đang được bêtông hoá đáp ứng cho nhu cầu đi lại của người dân địa phương và an ninh quốcphòng Đây cũng chính là tuyến giao thông chính trong quá trình xây dựng cáchạng mục công trình đập đầu mối Dự kiến dự án sẽ xây dựng tuyến đường vàođập D3 nối từ đường dân sinh đến đập đầu mối, có chiều dài 500m, được thiết

kế với đường tạm thi công cấp III để phục vụ cho công tác xây dựng đập

2.2.4.2 Thông tin, liên lạc:

Hiên tại xã Trọng Hoá đã có điện thoại đến UBND xã, dự kiến côngtrường xây dựng sẽ bố trí 02 máy điện thoại với bưu điện địa phương để đảmbảo liên lạc trong công trường xây dựng

2.2.5 Vệ sinh môi trường, y tế và sức khoẻ cộng đồng

2.2.5.1 Vệ sinh môi trường:

- Ý thức vệ sinh môi trường của nhân dân trong vùng dự án còn chưa cao.Phần lớn các hộ dân chưa có các công trình vệ sinh đảm bảo về môi trường,nước thải và chất rắn còn thải bừa bãi ra vườn nhà, đường đi, suối, sông…và do

đó góp phần gây ô nhiễm môi trường Hiện tại, trong khu vực chưa có mạng lướithu gom chất thải rắn

- Trong kế hoạch của dự án, toàn bộ chất thải rắn sinh hoạt sẽ được gomlại và vận chuyển đi chôn ở vị trí thích hợp xa khu dân cư, không ảnh hưởng đếnnguồn nước

2.2.5.2 Y tế và sức khoẻ:

Tại trung tâm xã Trọng Hoá đã có trạm y tế, việc chăm sóc sức khoẻ chongười dân đã được nâng cao đáng kể Công tác phòng chống dịch bệnh trong xãđược quan tâm và triển khai có hiệu quả, nhiều năm qua trong toàn xã không códịch bệnh xảy ra

2.2.6 Di tích lịch sử, thương mại và du lịch

Hiện tại, khu vực dự án không phải là khu du lịch của địa phương và nhưvậy hoạt động của dự án sẽ không ảnh hưởng gì (hay ảnh hưởng không đáng kể)đến du lịch của vùng Mặt khác khi dự án hoàn thành và đi vào hoạt động, nếutận dụng tốt và phát huy thế mạnh thì khu vực lòng hồ và nhà máy thuỷ điện LaTrọng sẽ là điểm du lịch sinh thái hấp dẫn

Trang 29

2.2.7 Đánh giá chung về tình hình kinh tế - xã hội và cơ sở hạ tầng

Tuy cơ sở hạ tầng trong vùng dự án còn hạn chế, nhưng các điều kiện kinh

tế - xã hội của địa phương đã tạo ra những thuận lợi nhất định cho hoạt động của

dự án Các điều kiện đó đảm bảo cho sự hoạt động ổn định và ngày càng pháttriển của dự án Đồng thời, hoạt động của dự án sẽ góp phần đáng kể vào sự pháttriển công nghiệp của địa phương

Trang 30

Chương 3ĐÁNH GIÁ CÁC TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

3.1 NGUỒN GÂY TÁC ĐỘNG

3.1.1 Các nguồn gây tác động trong quá trình xây dựng dự án

3.1.1.1 Nguồn gây ô nhiễm không khí trong quá trình thi công

a Ô nhiễm bụi:

* Nguồn gốc phát sinh:

- Nguồn phát sinh bụi đáng kể nhất từ các quá trình khai thác đá làm vậtliệu xây dựng và quá trình san lấp mặt bằng

- Nguồn phát sinh bụi từ các hoạt động giao thông phục vụ thi công

- Nguồn phát sinh bụi từ các hoạt động nổ mìn phá đá

* Tải lượng:

- Bụi từ quá trình san lấp: Quá trình xây dựng dự án nhà máy thuỷ điện

La Trọng sẽ phải thực hiện khối lượng đào đất khoảng 448.500m3 và vận chuyển

ra bãi đổ đất bằng ô tô trọng tải 10 -12 tấn Khối lượng san đắp mặt bằng của dự

án khoảng 742.500 m3, đá đắp được lấy tại mỏ cách khu vực đập đầu mốikhoảng 1000m và đá tận dụng từ quá trình đào hố móng Với khối lượng san đắplớn thực hiện trên công trường thi công nếu không có các biện pháp khống chếthì sẽ là nguồn ô nhiễm chính trong quá trình san đắp mặt bằng Nguyên nhângây bụi là do hoạt động bốc xúc đất đá liên tục và hoạt động vận chuyển trêncông trường gây ra Tham khảo kết quả đo đạc ở các công trình san đắp có quy

mô tương tự cho thấy nồng độ bụi tại khu vực thi công trong điều kiện thời tiếtkhô nóng là rất cao từ 2-10mg/m3, lớn hơn nhiều lần so với tiêu chuẩn môitrường không khí xung quanh (TCVN 5937:2005)

- Bụi do vận chuyển vật liệu xây dựng: Trong quá trình xây dựng cần phảivận chuyển khoảng 2.500 tấn xi măng, 160 tấn thép, 19.910 tấn đá xây dựng vàmột số loại vật liệu khác Các loại vật liệu này được vận chuyển theo tuyếnđường 12A Nếu không có các biện pháp khống chế thì đây là nguồn gây ônhiễm thường xuyên cho các hộ dân dọc trục đường 12A vào công trường thicông Mức độ gây ô nhiễm còn tuỳ thuộc vào các điều kiện như chất lượng mặtđường, mật độ xe chạy, điều kiện thời tiết… Dự báo nồng độ bụi trong quá trìnhvận chuyển 1 - 2mg/m3 khi có phương tiện vận chuyển đất, cát đi qua Tuy nhiênvới mật độ dân cư sống trên trục đường vận chuyển của dự án thấp ( khoảng 35

Trang 31

hộ tại bản Ra Mai) nên mức độ gây ảnh hưởng đến môi trường sống dân cư làkhông đáng kể.

- Hoạt động xây dựng dự án liên quan đến việc khoan nổ mìn phục vụ chokhai thác đá Với khối lượng đá đắp lớn khoảng 742.500 m3 (tương đương1.782.000 tân) Theo tài liêu của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khi khai thác 1tấn đá sẽ thải ra môi trường khoảng 0.4kg bụi Do vậy có thể dự báo tổng lượngbụi phát sinh do quá trình khoan nổ mìn để khai thác đá khoảng 712 tấn

b Ô nhiễm khí thải:

* Nguồn gốc phát sinh:

Do hoạt động của các phương tiện giao thông trong quá trình vận chuyển máymóc thiết bị, nguyên vật liệu xây dựng và sự vận hành của phương tiện, máy móc(máy bụi, máy đào, máy xúc, máy đầm nén, máy trộn bê tông ) trong quá trình xâydựng Đây là nguồn phát sinh khói thải có chứa các chất độc như COx, NOx, SO2,

chất hữu cơ bay hơi (VOC)…

* Tải lượng:

Theo cơ quan bảo vệ môi trường Mỹ (USEPA), hệ số ô nhiễm(kg/1000km) của các khí phát sinh do các phương tiện giao thông theo trọng tảinhư sau:

Bảng 3.1 Hệ số lượng phát thải từ các phương tiện giao thông

Nguồn: cơ quan Bảo vệ môi trường Mỹ (USEPA)

Cũng theo tài liệu của WHO, khi đốt cháy 1 tấn dầu diezel thì môi trường

không khí sẽ tiếp nhận một khối lượng khí thải độc hại sau: 219 kg CO2 ; 33,2khí Hyđrocacbon; 11,3kg NO2; 0,9kg SO2, 0,25kg bụi chì Theo tính toán tổnglượng dầu sử dụng cho các loại máy móc hoạt động khoảng 699646lít/năm(tương đương 79 lít/h) , như vậy khí thải thải ra môi trường lớn nhất tại khu vực

dự án là::

CO2 23kg/h

Hyđrocacbon 2.65kg/h

Trang 32

Bụi chì 0,02 kg/ngày

Tuy nhiên với không gian rộng, xung quanh là rừng núi, lại xa khu dân cưnên khả năng ảnh hưởng các khí thải trên đến khu dân cư không đáng kể, chỉảnh hưởng trực tiếp đến công nhân đang làm việc tại công trường

c Tiếng ồn:

* Nguồn gốc phát sinh:

- Tiếng ồn do nổ mìn: Tiếng ồn phát sinh do nổ mìn khai thác đá

- Tiếng ồn phát sinh từ các phương tiện giao thông vận chuyển nguyên vậtliệu xây dựng và các loại máy móc, thiết bị

- Tiếng ồn do các hoạt động xây dựng: Tiếng ồn phát sinh do sự vận hànhmáy móc, thiết bị, phương tiện cơ giới trong quá trình xây dựng các hạng mụccông trình: máy ủi, máy xúc, máy đào, máy trộn bê tông…

Khi vận chuyển nguyên liệu (đá) bằng ô tô, ngoài các tác hại gây ra nhưbụi, khí thải tiếng ồn và độ rung gây tác hại không nhỏ đến sự yên tỉnh của khuvực dự án

Mức độ gây ồn của một số máy móc thi công dự án được dự báo như sau:

Bảng 3.2: Tiếng ồn phát sinh bởi một số máy móc, phương tiện trong quá

trình thi công công trình ở khoảng cách 15m

(Nguồn : Từ FHA (USA)

Bảng tham khảo trên có thể dự báo: vào một vài giờ cao điểm, tại khu vực

có máy móc hoạt động mức ồn có thể lên đến 80 - 95dBA Tiếng ồn có mức độnăng vào thời điểm các phương tiên máy móc sử dụng nhiều, hoạt động liên tục

Trang 33

và ảnh hưởng trực tiếp đến công nhân trên công trường Tiếng ồn do hoạt độngthi công ảnh hưởng đến khu dân cư là không đáng kể do công trường thi côngcách xa khu dân cư (trên 300m).

3.1.1.2 Nguồn phát sinh nước thải

a Nước thải xây dựng:

* Nguồn gốc phát sinh:

Nước thải phát sinh từ các nguồn: nước thải từ các trạm trộn bê tông phục

vụ thi công, nước thải từ quá trình sửa chữa, bão dưỡng thiết bị thi công,

- Lượng dầu nhớt thải cần được thu gom và xử lý thích hợp vì đây là nguồn ônhiễm đến chất lượng nước sông Rào Nậy, đến môi trường đất và nước ngầm trongkhu vực Do đó cần có biện pháp thu gom xử lý thích hợp để giảm thiểu tối đa tácđộng nói trên

b Nước thải sinh hoạt:

* Nguồn gốc phát sinh: Do quá trình tắm giặt, ăn uống, vệ sinh… củaCBCNV trên công trường

Trang 34

Nước thải chủ yếu chứa các chất hữu cơ, các chất rắn lơ lửng và các vi sinhvật Theo tính toán của WHO, khối lượng chất thải của một người trong mộtngày nếu chưa qua xử lý là:

Bảng 3.3 Khối lượng chất thải của một người khi chưa qua xử lý

300người x 54g BOD5/người/ngày = 16,2 kg/ngày

Như vậy trong quá trình thi công công trình, các chất gây ô nhiễm trongnước thải cao Tuy nhiên do lượng người không tập trung tại một chổ và khônglàm việc cùng thời điểm nên các ảnh hưởng không lớn lắm Mặt khác dự án sẽxây dựng nhà vệ sinh trên công trường theo đúng quy chuẩn, nên chất thải vệsinh ở đây coi như đã được xử lý an toàn

c Nước mưa chảy tràn

* Nguồn gốc phát sinh:

Do hoạt động bóc lớp đất phủ và thảm thực vật phục vụ cho thi côngđường và các hạng mục công trình đập thuỷ điện, nhà vận hành… và quá trìnhtập kết đất đá, vật liệu xây dựng trên công trường, đất đổ tại bãi thải Nước mưachảy tràn trên các khu vực này sẽ cuốn trôi đất đá làm tăng độ đục nguồn nướcsông Rào Nậy

*Tải lượng:

- Cường độ mưa khu vực tương đối cao (2428mm), với diện tích côngtrường thi công khoảng 40ha thì tổng lượng nước mưa chảy tràn trên bề mặtcông trường khoảng 971.200m3/năm Lượng nước này có thể bị nhiễm bẩn bởichất rắn lơ lững, các chất thải xây dựng…gây đục nguồn nước sông Rào Nậy

3.1.1.3 Nguồn phát sinh chất thải rắn

* Nguồn chất thải rắn:

Trang 35

Hoạt động thi công giải phóng mặt bằng khu vực dự án sẽ thải ra các loạichất thải rắn sau:

- Các nguyên vật liệu: Xi măng, sắt thép vụn rơi vãi trong quá trình xây dựng

- Rác thải sinh hoạt của công nhân

- Đất rơi vãi trong quá trình vận chuyển

- Đất thải do bóc bỏ lớp phủ

* Thành phần và tải lượng:

- Thành phần cơ bản của rác thải sinh hoạt gồm (giấy loại, bao bì đựngthức ăn, các vật dụng sinh hoạt thải loại Với lượng rác thải trung bình tínhkhoảng 0,2kg/ người/ngày Như vậy tải lượng tối đa của rác thải sinh hoạtkhoảng 300 x 0,2kg/người = 60kg/ngày

- Rác thải xây dựng: Chủ yếu các loại bao bì rách nát, vật liệu xây dựng

dư thừa khác như (cát, đá, xi măng, bê tông rơi vãi…) các chất thải này nếukhông được thu gom hợp lý thì sẽ gây phát tán, cuốn trôi ra khu vực xung quanhgây ô nhiễm không khí và nguồn nước sông Rào Nậy

- Theo dự tính, khối lượng đất thải do bóc bỏ lớp phủ khu vực đập đầumối và nhà máy thuỷ điện khoảng 300.000m3 sẽ được tập trung tại bãi chứa đấtthải Việc tập trung đất thải tại bãi nếu không có các biện pháp quản lý phù hợpthì cũng có thể gây ô nhiễm môi trường đặc biệt là ô nhiễm môi trường nước donước mưa chảy tràn

3.1.2 Nguồn gây tác động môi trường trong giai đoạn vận hành

Căn cứ số liệu đo đạc tham khảo về mức ồn của một số nhà máy thuỷ điện

có công suất tương tự, chúng tôi dự báo mức ồn trong môi trường làm việc củaNhà máy Thuỷ điện La Trọng sau:

Trang 36

Bảng 3.4 Dự báo mức ồn tại nhà máy thuỷ điện La Trọng

Từ số liệu trên cho thấy các khu vực phát sinh tiếng ồn lớn là khu vực đặttua bin, máy phát điện, các khu vực khác có mức ồn thấp Tiếng ồn và độ rungcao hơn tiêu chuẩn sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của công nhân laođộng như: Gây mất ngủ, mệt mỏi, khó chịu Tiếng ồn còn làm giảm năng suấtlao động Tiêu chuẩn tiếng ồn rung trong khu vực sản xuất là 90dBA, Tại khudân cư là 70dBA vào ban ngày và 60 dBA vào ban đêm

* Ảnh hưởng của tiếng ồn do hoạt động của nhà máy thuỷ điện La Trọng:

Tại các khu vực đặt máy phát điện, tuabin, quạt thông gió có mức ồn cao

có thể lên mức 90 - 105 dBA Tiếng ồn sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến công nhânvận hành Để giảm thiểu tiếng ồn tại các khu vực này cần phải có các biện phápcách âm nguồn ồn và trang bị các thiết bị chống ồn cho công nhân để bảo vệ sứckhỏe của công nhân Tiếng ồn tại nhà máy không gây ảnh hưởng đến các khudân cư khu vực xung quanh

3.1.2.2 Ô nhiễm nguồn nước

a Nguồn gốc phát sinh:

+ Từ sinh hoạt và vệ sinh của cán bộ và công nhân;

+ Nước thải từ quá trình vệ sinh công nghiệp;

+ Nước mưa chảy tràn trên mặt bằng của khu vực dự án

b Thành phần và tải lượng:

* Nước thải sinh hoạt và vệ sinh:

Nước thải từ sinh hoạt như tắm, rửa…từ nhà nghĩ ca, nhà tắm, nhà ăn tậpthể Nước thải vệ sinh chứa nhiều chất hữu cơ (lơ lửng và hoà tan), các chất dinhdưỡng và vi khuẩn gây bệnh, …Thành phần các chất ô nhiễm do mỗi người thải

ra hàng ngày như bảng 3.3

- Tổng số cán bộ CNV của Nhà máy thuỷ điện La Trọng khi đi vào vậnhành là 32 người, ước tính mỗi người sử dụng 150lít nước/ngày thì lượng nướcthải sinh hoạt ước tính khoảng 4,8m3 /ngày

Trang 37

- Tải lượng thải (tính theo BOD5 ) từ nước thải sinh hoạt (Mức cao nhất

từ bảng 3.3:

32người x 54g BOD5/người/ngày = 1,72 kg/ngày

Với khối lượng ô nhiễm hưu cơ (tính theo BOD) không lớn nhưng đây lànguồn thải thường xuyên cần phải xử lý triệt để nhằm tránh tác động gây ônhiễm môi trường nước của khu vực

Trong khu nhà văn phòng điều hành đã có sẵn nhà vệ sinh công cộng vànhà vệ sinh được xây dựng theo đúng quy định, nên chất thải vệ sinh ở đây coinhư đã được xử lý an toàn

* Nước thải từ quá trình vận hành máy:

Trong quá trình vận hành nhà máy thuỷ điện La Trọng sẽ phát sinh lượngnước thừa phải tháo khô đó là:

- Tháo nước làm mát tổ máy: nước làm mát có tác dụng thu nhiệt từ thiết

bị làm nguội của máy phát điện, dầu ổ trục, hệ thống kích thích Nước làm mátđược lấy từ đường ống áp lực, sau khi qua hệ thống làm mát, nhiệt độ nước tănglên sẽ được tháo xả ra phía hạ lưu

- Tháo nước kiểm tra sửa chữa: nước chảy qua tua bin, nước trong ống xả,nước trong buồng xoắn hoặc phần còn lại của ống áp lực phải tháo khô để kiểmtra sửa chữa Lượng nước này chiếm tỷ lệ lớn nhất

- Lượng nước rò rỉ trong nhà máy: nước rò rỉ ở nắp tua bin, nước rò trongcác đường ống, nước rữa các thiết bị khi sửa chữa

Các nguồn nước trên không phát sinh đồng thời mà phụ thuộc và chu kỳvận hành của nhà máy Tổng lượng nước xả của nhà máy ước tính khoảng 30 -40m3/h Lượng nước này được dẫn vào bể chứa rồi bơm hút xả ra hạ lưu Lượngnước xả này chủ yếu chứa cặn, đất cát nhỏ Ngoài ra nước rò rỉ của từ nhà máycòn chứa một phần các chất ô nhiễm khác như rỉ sét máy móc, đường ống, dầubôi trơn tuabin bị nước cuốn trôi trong quá trình quay… Nhưng với thải lượngnhỏ nên không gây tác động đáng kể đến chất lượng nước sông Rào Nậy

* Nước mưa chảy tràn:

Theo kế hoạch của dự án, toàn bộ chất thải rắn được thu gom và vậnchuyển đi ngay trong ngày, chứ không chôn, ủ lại tại mặt bằng của khu vực, nênnước mưa chảy tràn qua mặt bằng của khu vực dự án được xem là loại nướcthải ít ô nhiễm và do vậy không cần xử lý Tuy vậy, cần có kế hoạch kiểm tranghiêm ngặt để tránh sự vương vãi các chất thải trên mặt bằng xung quanh củakhu vực nhà máy

Trang 38

3.1.2.3 Chất thải rắn:

*Nguồn phát sinh:

- Do quá trình làm việc, sinh hoạt của CBCNV nhà máy.

- Bùn, cặn, đất, cát các loại từ quá trình vệ sinh tuabin, thiết bị đường ốngtrong nhà máy thủy điện

*Thành phần và tải lượng:

- Rác thải sinh hoạt chủ yếu là các loại văn phòng phẩm, bao bì polyme

đựng thức ăn dư thừa… Ước tính tổng lượng rác thải hằng ngày (chấp nhận,lượng rác thải trung bình là 0,4 kg/người/ngày):

0,4 kg/người/ngày x 32 người = 13 kg/ngày

Lượng rác thải trên được thu gom vào thùng đựng rác sau đó đem đốthoặc chôn lấp đúng theo quy chuẩn

- Bùn cặn, đất, cát từ quá trình vệ sinh tuabin, thiết bị, đường ống trongnhà máy thuỷ điện: Lượng chất thải này chủ yếu là do các tạp chất trong nướcsông Rào Nậy lắng đọng Chúng sẽ theo đường ống xả rửa dẫn vào bể lắng củanhà máy Nhìn chung hàm lượng cặn này không lớn do hàm lượng chất rắn lơlững trong nước sông Rào Nậy thấp

3.1.2.5 Các rủi ro và sự cố trong quá trình vận hành nhà máy:

- Sự cố cháy nổ có thể xảy ra tại các vị trí như : Máy phát điện, máy biến

áp, bồn chứa dầu, máy nén khí, hệ thống dây điện trong nhà máy Nguyên nhânchủ yếu là do bất cẩn trong vận hành, hư hỏng thiết bị quan trắc báo cháy hoặcchưa tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về PCCC Các sự cố cháy thường diễn

ra bất ngờ, có thể gây hậu quả nghiêm trọng về người và tài sản

- Các sự cố về điện: Tai nạn do điện giật có thể xảy ra bất ngờ do côngnhân nhà máy phải thường xuyên làm việc với các thiết bị, đường dây điện cóđiện áp cao

- Sự cố do sét đánh: Trong quá trình vận hành nhà máy, trạm biến áp,đường dây 35KV thì sự cố do sét đánh có thể xảy ra gây ảnh hưởng lớn đến antoàn người và công trình

Trang 39

- Sự cố sạt lở: Nước sau khi quay tuabin tuy đã giảm bớt một phần nănglượng nhưng khả năng gây xói lỡ công trình, sạt lỡ bờ sông là hoàn toàn có thểxảy ra nếu công tác tiêu năng, xây dựng kè, kênh hướng dòng không được thựchiện đúng quy trình kỹ thuật.

Nhìn chung, các sự cố môi trường xảy ra bất ngờ, gây những tác hại lớn và

sẽ được chủ dự án đặc biệt quan tâm và có các biện pháp phòng tránh ngay từ đầu

3.2 ĐỐI TƯỢNG VÀ QUY MÔ TÁC ĐỘNG

- Với quy mô công trình thuỷ điện La Trọng sẽ có những tác động chính sau:

Bảng 3.5 Đối tượng và quy mô bị tác động bởi công trình thuỷ điện LaTrọng

- Ngăn cản cá di cư

- Nguy cơ sạt lở

- Phạm vi khu vực lòng hồ và khe suối hạ lưu đập

Ngập nước - Ngập đất hoa màu của người

dự án sẽ bị cản trở

- Trong quá trình xây dựng thi công các hạng mục công trình của dự án,

đối tượng và quy mô tác động như sau :

Bảng 3.6 Đối tượng và quy mô bị tác động trong giai đoạn thi công

Trang 40

xây dựng và các

phương tiện thi

công trên công

trường

- Các sự cố về tai nạn giao thông

- Tăng mật độ giao thông

pháp quản lý tốt sẽ gây ô nhiễm môi trường dọc tuyến đường vận chuyển

và trên công trường

Nổ mìn - Tiếng ồn, bụi

- An toàn lao động

- Ảnh hưởng đến các công trình xung quanh

- Công nhân trên công trường

- Dân cư bản Ra Mai

- Môi trường không khí, nước

- Phải đặc biệt quan tâm nếu không sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng về người và tài sản San ủi mặt bằng - Tiếng ồn, bụi,khí độc

- Các sự cố thi công tiềm ẩn

- Phá huỷ tài nguyên sinh vật trong phạm vi thi công

- Công nhân trên công trường

- Người dân khu vực xung quanh

- Môi trường không khí, môi trường nước sông Rào Nậy

- Ô nhiễm do bụi, tiếng ồn tương đối lớn

- Sự cố sạt lở

- Tai nạn lao động có thể xảy ra bất ngờ

- Không huỷ hoại đáng kể tài nguyên sinh học

Ngăn đập chứa

nước, dẫn dòng - Thay đổi dòng chảy- Sạt lở đất đá - Bồi lắng nhánh sônghạ lưu đập

- Đời sống các sinh vật thuỷ sinh

- Nhánh sông hạ lưu đập bị ảnh hưởng khoảng 5km.

- Các đối tượng và quy mô bị tác động sẽ có thể xả ra trong giai đoạn hoạt

động của dự án như sau :

Bảng 3.7 Đối tượng và quy mô bị tác động trong giai đoạn vận hành nhàmáy

Nguồn ô nhiễm Đối tượng bị tác động Quy mô tác động (nếu

không được khống chế)

Hiện tượng phú dưỡng

lòng hồ - Chất lượng môi trường nướcđập chứa - Mức độ thấp, ảnh hưởng đếnchất lượng nước hạ lưu

không đáng kể Tiếng ồn phát sinh trong

quá trình vận hành nhà

máy

- Công nhân vận hành nhà máy - Mức ồn khá cao Tiếng ồn

chủ yếu ảnh hưởng đến công nhân vận hành, ít ảnh hưởng đến các khu vực làm việc và dân cư xung quanh

Điện từ trường - Công nhân vận hành nhà máy - Điện từ trường tại một số vị

trí làm việc vượt có thể ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ

Ngày đăng: 21/03/2013, 10:46

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1.1. Thiết bị thuỷ lực chính và phụ - Đánh giá tác động môi trường Dự án Thuỷ điện La Trọng
Bảng 1.1. Thiết bị thuỷ lực chính và phụ (Trang 10)
Bảng 1.2. Các hạng mục của tổng mặt bằng thi công - Đánh giá tác động môi trường Dự án Thuỷ điện La Trọng
Bảng 1.2. Các hạng mục của tổng mặt bằng thi công (Trang 11)
Bảng 1.3. Tổng hợp khối lượng công tác chính Thuỷ điện La Trọng - Đánh giá tác động môi trường Dự án Thuỷ điện La Trọng
Bảng 1.3. Tổng hợp khối lượng công tác chính Thuỷ điện La Trọng (Trang 13)
Bảng 2.1. Các thông số cơ bản về thuỷ văn công trình thuỷ điện La Trọng - Đánh giá tác động môi trường Dự án Thuỷ điện La Trọng
Bảng 2.1. Các thông số cơ bản về thuỷ văn công trình thuỷ điện La Trọng (Trang 18)
Bảng  2.3. Tốc độ gió  trung bình các tháng  trong năm (m/s) - Đánh giá tác động môi trường Dự án Thuỷ điện La Trọng
ng 2.3. Tốc độ gió trung bình các tháng trong năm (m/s) (Trang 20)
Hỡnh 3.1.  Biểu đồ phân bố lượng mưa trong năm - Đánh giá tác động môi trường Dự án Thuỷ điện La Trọng
nh 3.1. Biểu đồ phân bố lượng mưa trong năm (Trang 21)
Bảng  2.6. Kết quả kiểm tra chất lượng nước mặt khu vực dự án - Đánh giá tác động môi trường Dự án Thuỷ điện La Trọng
ng 2.6. Kết quả kiểm tra chất lượng nước mặt khu vực dự án (Trang 22)
Bảng 2.7. Kết quả đo các thông số chất lượng không khí tại khu vực dự án - Đánh giá tác động môi trường Dự án Thuỷ điện La Trọng
Bảng 2.7. Kết quả đo các thông số chất lượng không khí tại khu vực dự án (Trang 23)
Bảng 2.8. Độ ồn và rung động tại khu vực thực hiện dự án - Đánh giá tác động môi trường Dự án Thuỷ điện La Trọng
Bảng 2.8. Độ ồn và rung động tại khu vực thực hiện dự án (Trang 25)
Bảng 3.5. Đối tượng và quy mô bị tác động bởi công trình thuỷ điện La Trọng - Đánh giá tác động môi trường Dự án Thuỷ điện La Trọng
Bảng 3.5. Đối tượng và quy mô bị tác động bởi công trình thuỷ điện La Trọng (Trang 40)
Bảng 3.6.  Đối tượng và quy mô bị tác động trong giai đoạn thi công - Đánh giá tác động môi trường Dự án Thuỷ điện La Trọng
Bảng 3.6. Đối tượng và quy mô bị tác động trong giai đoạn thi công (Trang 40)
Bảng 3.7. Đối tượng và quy mô bị tác động trong giai đoạn vận hành nhà   máy - Đánh giá tác động môi trường Dự án Thuỷ điện La Trọng
Bảng 3.7. Đối tượng và quy mô bị tác động trong giai đoạn vận hành nhà máy (Trang 41)
Bảng 3.8. Ma trận đánh giá tác động của dự án đến môi trường - Đánh giá tác động môi trường Dự án Thuỷ điện La Trọng
Bảng 3.8. Ma trận đánh giá tác động của dự án đến môi trường (Trang 43)
Bảng ma trận cho thấy, các tác động môi trường tiêu cực chủ yếu diễn ra  trong giai đoạn chuẩn bị thi công và xây dựng dự án - Đánh giá tác động môi trường Dự án Thuỷ điện La Trọng
Bảng ma trận cho thấy, các tác động môi trường tiêu cực chủ yếu diễn ra trong giai đoạn chuẩn bị thi công và xây dựng dự án (Trang 44)
Bảng 3.10. Tổng lượng sinh khối các thảm thực vật bị mất do ngập nước - Đánh giá tác động môi trường Dự án Thuỷ điện La Trọng
Bảng 3.10. Tổng lượng sinh khối các thảm thực vật bị mất do ngập nước (Trang 45)
Bảng 3.11. Tổng hợp ảnh hưởng của công trình - Đánh giá tác động môi trường Dự án Thuỷ điện La Trọng
Bảng 3.11. Tổng hợp ảnh hưởng của công trình (Trang 46)
Bảng 4.1. Nồng độ các chất ô nhiễm sau khi đi qua bể xử lý tự hoại - Đánh giá tác động môi trường Dự án Thuỷ điện La Trọng
Bảng 4.1. Nồng độ các chất ô nhiễm sau khi đi qua bể xử lý tự hoại (Trang 67)
Bảng 7.1- Khái toán kinh phí cho các công trình môi trường - Đánh giá tác động môi trường Dự án Thuỷ điện La Trọng
Bảng 7.1 Khái toán kinh phí cho các công trình môi trường (Trang 76)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w