Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 22 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
22
Dung lượng
254,53 KB
Nội dung
Nghiên cứu triết học
Đề tài: " VỀQUANĐIỂMVÀTIÊU
CHUẨN THỰCTIỄN "
VỀ QUANĐIỂMVÀTIÊUCHUẨNTHỰCTIỄN (*)
NGÔ NGUYÊN LƯƠNG (**)
Trong bài viết này, tác giả đã phân tích và luận chứng để làm rõ rằng, quan
điểm thựctiễn là quanđiểm cơ bản vàquan trọng nhất trong triết học Mác.
Nêu ra quanđiểmthựctiễn cũng chính là nêu ra nhận thức luận, giá trị luận
và phương pháp luận đúng đắn. Trên cơ sở khẳng định thựctiễn là tiêuchuẩn
và là con đường duy nhất để kiểm nghiệm chân lý, tác giả nhấn mạnh rằng,
trong quá trình kiên trì và vận dụng lý luận, cần thường xuyên nghiên cứu tình
hình mới, vấn đề mới, thông qua sự tổng kết, khái quát thựctiễn mới để bổ
sung, làm phong phú và phát triển thêm lý luận, thúc đẩy sự phát triển của lý
luận.
Năm 1978, Trung Quốc đã tổ chức một cuộc hội thảo có quy mô lớn với chủ
đề “Thực tiễn là tiêuchuẩn duy nhất để kiểm nghiệm chân lý”. Qua hội thảo
này, sự trói buộc của tệ sùng bái cá nhân vàquanđiểm “Hai nguyên tắc” đã bị
phá bỏ (1). Điều đó thể hiện đường lối tư tưởng và đường lối chính trị của
Đảng Cộng sản Trung Quốc trong việc sửa chữa những sai sót, cũng như khắc
phục những sai lầm của Mao Trạch Đông những năm cuối đời. Thông qua việc
giải phóng tư tưởng, thực sự cầu thị, dưới sự dẫn dắt của đường lối tư tưởng
của chủ nghĩa Mác, Đảng Cộng sản Trung Quốc mới có thể xây dựng được
một con đường phát triển chủ nghĩa xã hội mang màu sắc Trung Quốc, mới có
thể thực hiện được bước nhảy vọt mang tính lịch sử lần thứ hai trong việc kết
hợp những nguyên lý phổ biến của triết học Mác với thực tế Trung Quốc, hình
thành nên lý luận Đặng Tiểu Bình, đồng thời giúp cho công cuộc cải cách, mở
cửa và sự nghiệp hiện đại hoá thu được những thành tựu to lớn được thế giới
công nhận. Quán triệt tinh thần của Đại hội Đảng lần thứ XV, giương cao ngọn
cờ lý luận của Đặng Tiểu Bình, đối với quá trình thúc đẩy một cách toàn diện
sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội mang màu sắc Trung Quốc trong thế kỷ
XXI, chúng ta cần phải kiên trì vấn đề giải phóng tư tưởng, thực sự cầu thị để
phát hiện, giải quyết những vấn đềvà tình hình mới nảy sinh trong con đường
phát triển trước mắt. Để tăng cường sự kiên trì và nhất quán đối với tiêuchuẩn
thực tiễn, cần phải tiếp tục thúc đẩy nghiên cứu triết học đối với quanđiểmthực
tiễn; đồng thời, tăng cường hơn nữa sự lý giải khoa học đối với tiêuchuẩnthực
tiễn.
I. Quanđiểmthựctiễn là quanđiểm cơ bản vàquan trọng nhất trong triết học
Mác. Toàn bộ hệ thống lý luận của triết học Mác đã được xây dựng trên hòn đá
tảng thực tiễn. Chỉ khi có quanđiểmthựctiễn khoa học mới có thể hình thành
nên thế giới quan, phương pháp luận, nhận thức luận, giá trị quan của triết học
Mác. Triết học Mác luôn chứa đựng những tính chất, như tính phát triển, tính
biện chứng, tính duy vật. Trong lịch sử triết học, triết học Mác là sự thống nhất
mang tính cách mạng, như sự thống nhất giữa chủ nghĩa duy vật và phương
pháp biện chứng, giữa quanđiểm tự nhiên vàquanđiểm lịch sử, giữa thế giới
quan và phương pháp luận, giữa lý luận về chân lý và lý luận về giá trị, v.v
Tất cả những điều đó đều có nguồn gốc từ quanđiểmthựctiễn cũng như sự lý
giải khoa học đối với thực tiễn. Do vậy, xuất phát từ ý nghĩa của việc nhấn
mạnh vai trò quan trọng của thựctiễn trong triết học Mác, chúng ta có thể
khẳng định, triết học Mác là một chủ nghĩa duy vật thựctiễn triết học, một triết
học thựctiễn biện chứng, cũng có thể nói ngắn gọn là thựctiễn luận triết học.
Triết học Mác theo mô hình của I.V.Xtalin chỉ giải thích thựctiễn là phạm trù
của nhận thức luận và do vậy, về cơ bản là không phù hợp với tinh thần của
C.Mác trong “Luận cương về L.Phoiơbắc”. Luận cương này của C.Mác không
đơn thuần chỉ đề cập đến vấn đề nhận thức luận, mà còn liên quan đến các lĩnh
vực lý luận khác của triết học Mác.
Quan điểmthựctiễn trong triết học Mác sở dĩ có vai trò quan trọng như vậy là
do chính đặc điểm của thựctiễn quyết định. Thực tiễn, theo quan niệm của
C.Mác, là hoạt động cảm tính của con người, hoạt động có tính đối tượng và là
sự thống nhất giữa hoạt động cải tạo hoàn cảnh với hoạt động của con người
hoặc với hoạt động tự cải tạo của con người. Theo quanđiểm của Mao Trạch
Đông, thựctiễn là hoạt động chủ quan đối với khách quan. Do vậy, thựctiễn là
quá trình tác động tương hỗ lẫn nhau giữa chủ thể và khách thể, quá trình trao
đổi qua lại của vật chất, năng lượng và thông tin. Do quá trình tác động và trao
đổi qua lại lẫn nhau mà chủ thể và khách thể đều có sự biến đổi, khách thể hoá
chủ thể và chủ thể hoá khách thể. C.Mác đã chỉ ra rằng, “khuyết điểm chủ yếu
của toàn bộ chủ nghĩa duy vật từ trước đến nay – kể cả chủ nghĩa duy vật của
Phoiơbắc – là sự vật, hiện thực, cái cảm giác được chỉ được nhận thức dưới
hình thức khách thể hay hình thức trực quan, chứ không được nhận thức là
hoạt động cảm giác của con người, là thực tiễn”(2). Như vậy, thựctiễn vừa có
tính khách quan, vừa có tính chủ quan. Nếu xem xét thựctiễn như một quá
trình thực hiện mục đích và lợi ích của chủ thể, như một quá trình nhận thứcvà
cải tạo năng động của chủ thể đối với khách thể, thì thựctiễn có tính chủ thể;
còn nếu xem xét thựctiễn như một quá trình tác động qua lại giữa lực lượng
vật chất của chủ thể với lực lượng vật chất của khách thể, hay từ góc độ chủ
thể tất yếu phải nhận thứcvà vận dụng quy luật khách quan, thì thựctiễn vốn
có tính khách quan. Nếu tách rời hai yếu tố trên, chỉ nói đến cái này mà không
nói đến cái kia, thì sẽ không thể lý giải một cách đầy đủ và đúng đắn vềthực
tiễn. Đương nhiên, quá trình thựctiễn không phải là quá trình hành động một
cách mù quáng, coi thường tính khách quan, tính quy luật của chủ thể; đồng
thời, cũng không phải là một quá trình mà chủ thể có thái độ tiêu cực, bị động
và hoàn toàn không đóng vai trò gì đối với tính quy luật, tính khách quan của
khách thể. Trước đặc tính tồn tại khách quan của khách thể, chủ thể phải thừa
nhận tính đối tượng, tính khách thể, tính khách quan của thực tiễn; phủ nhận
tính khách quan của khách thể tất yếu sẽ dẫn đến phủ nhận tính định hướng đối
tượng khách quan của hoạt động thực tiễn. Nếu giải thích thựctiễn là hoạt
động không có tính định hướng đối tượng khách quan thì chẳng khác gì giải
thích sản xuất giống như hoạt động của người diễn viên biểu diễn khai hoang,
trồng trọt trên sân khấu. Đối tượng khách quan có thể trở thành khách thể hay
không, điều đó còn tuỳ thuộc vào việc chủ thể có xuất phát từ yêu cầu nhận
thức và cải tạo của mình hay không để “rút” nó (khách thể - ND) ra trong mối
liên hệ với thế giới khách quan. Tuy nhiên, khi sự vật khách quan trở thành
khách thể thì không thể giải thích là nó đã mất đi tính quy luật tự thân, mất đi
tính khách quan. Khi các sự vật khách quan trở thành đối tượng nhận thứcvà
cải tạo của chủ thể, chúng vẫn mang tính khách quanvà tồn tại độc lập với chủ
thể, vẫn là một bộ phận của tự nhiên; con người và xã hội loài người hình
thành cùng với sự xuất hiện của thựctiễn lao động và phát triển cùng với thực
tiễn lao động. Nói tóm lại, không thể giải thích thựctiễn như một quá trình
tuần hoàn, khép kín của chủ thể tự nhận thức, tự hoạt động mà không có sự
tham gia của đối tượng khách quan. Thựctiễn chắc chắn không phải là “bức
tường” cản trở con người và tự nhiên, cản trở khách thể và chủ thể; ngược lại,
nó là chiếc cầu nối, là trung gian để gắn kết con người với tự nhiên, chủ thể với
khách thể. Việc nhìn nhận con người như là thể chế của khách thể, đề cao tính
chủ thể của con người, nhấn mạnh tính chủ thể của thựctiễn là cần thiết.
Nhưng, việc phát huy tính chủ thể của con người nhất thiết phải dựa trên cơ sở
nhận thứcvà vận dụng quy luật khách quan. Quá trình thựctiễn chắc chắn là
một quá trình thống nhất giữa tính chủ thể và tính khách thể, giữa tính hợp
mục đích và tính hợp quy luật.
Đi sâu nghiên cứu quá trình thực tiễn, chúng ta còn nhận thấy rằng, trong quá
trình này, giữa chủ thể và khách thể luôn nảy sinh ba loại quan hệ, tác dụng và
quá trình: một là, quá trình nhận thức bị nhận thức, hay là quá trình trao đổi
thông tin, nó trả lời vấn đề khách thể là gì, hoặc vấn đề chủ thể nhận thức
khách thể có phù hợp với bản tính của khách thể hay không, đồng thời giải
quyết trên góc độ nhận thức luận vấn đề chân lý và sai lầm. Hai là, quá trình
đánh giá và bị đánh giá; nó giải đáp vấn đề hoạt động của khách thể, chủ thể và
kết quả của nó đối với ý nghĩa và giá trị của chủ thể, hoặc vấn đề chủ thể có
thể thực hiện được yêu cầu và mục đích của khách thể hay không, đồng thời
giải quyết trên góc độ giá trị luận vấn đề khẳng định hay phủ định tính giá trị,
lợi hay hại, thiện hay ác. Ba là, quá trình tác dụng và phản tác dụng, trong đó
chủ thể căn cứ vào việc nhận thức khách thể và đòi hỏi giá trị đối với khách
thể, vận dụng các phương pháp, công cụ, phương tiện nhất định để cải tạo
khách thể. Quá trình này giải quyết vấn đề chủ thể cải tạo khách thể như thế
nào. Đây chính là vấn đề “có thể tiến hành và không thể tiến hành” (“khả hành
bất khả hành”) ở phương diện phương pháp luận và vấn đề phương pháp vừa
đúng vừa sai. Nếu chủ thể không phải là một cá thể đơn nhất, mà là nhiều cá
thể hợp thành quần thể hay xã hội, thì về mặt phương pháp luận, ngoài vấn đề
làm thế nào để cải tạo khách thể, còn có vấn đề làm thế nào để tổ chức các cá
thể thành một chỉnh thể. Điều này liên quan đến các kết cấu quyền lực, kết cấu
lợi ích, kết cấu chức năng, v.v. giữa các cá thể, hay chính là vấn đề “giao tiếp”
và “hình thức giao tiếp” mà C.Mác đã nói đến. Do đó, có thể thấy rằng, quá
trình thựctiễn không chỉ nảy sinh trong mối quan hệ giữa chủ thể và khách thể,
mà còn phát sinh trong quan hệ giao tiếp giữa các chủ thể với nhau; nó không
chỉ nảy sinh trong quá trình nhận thức thế giới, mà còn nảy sinh trong quá trình
cải tạo thế giới, thậm chí cả trong vấn đề tổ chức, quản lý của bản thân chủ thể.
Quá trình thựctiễn luôn yêu cầu đối tượng hoá, vật hoá nhận thức; xác định
mục đích, phương pháp cải tạo khách thể để phục vụ chủ thể. Đó cũng chính là
quá trình sinh tồn và phát triển tự thân của chủ thể. Do vậy, việc phân tích thực
tiễn tất yếu sẽ dẫn đến hàng loạt vấn đề nhận thức luận, giá trị luận và phương
pháp luận. Nêu ra quanđiểmthựctiễn khoa học cũng chính là nêu ra nhận thức
luận, giá trị luận, phương pháp luận đúng đắn. Thế giới quan là kết quả nhận
thức thế giới của chủ thể, khi đã có quanđiểmthựctiễnvà nhận thức luận
khoa học thì cũng có thể hình thành nên thế giới quan khoa học.
II. Trong quá trình thựctiễn tất yếu nảy sinh các vấn đề trên ba phương diện
nhận thức luận, giá trị luận và phương pháp luận. Nhưng điều đó không có
nghĩa là chủ thể có thể giải quyết một cách đúng đắn các vấn đề đó và cũng
không có nghĩa là giữa các phương diện trên luôn có sự điều hoà thống nhất.
Việc các phương diện đó thuộc về ba lĩnh vực khác nhau đã nói lên sự khác
biệt giữa chúng. Sự phân chia chân - giả trên góc độ nhận thức luận không
tương ứng với sự phân chia lợi - hại trên góc độ giá trị luận và cũng không
tương ứng với sự phân chia đúng - sai trên góc độ phương pháp. Trên góc độ
nhận thức, chân lý phản ánh quy luật khách quan, nhưng quy luật khách quan
có thể có ích và cũng có thể có hại đối với chủ thể. Nhận thức được chân lý
không hoàn toàn có nghĩa là tìm thấy phương pháp vận dụng chúng trong thực
tiễn. Việc truy tìm sự phù hợp với chân lý của quy luật khách quan trên góc độ
giá trị của chủ thể không tương đồng với trên góc độ nhận thứcvà cũng không
hoàn toàn có nghĩa là đã tìm được phương pháp truy tìm giá trị trong thực tiễn.
Thế nhưng, quá trình thựctiễn đòi hỏi ba phương diện đã nêu trên tất yếu phải
tồn tại trong sự tác động qua lại và chế ước lẫn nhau. Một nhận thức nếu không
dựa vào thựctiễn chỉ có ảnh hưởng đến con người trên lĩnh vực tinh thần, tư
tưởng; nhưng, một khi dựa vào thực tiễn, hoạt động thựctiễn mà nó chỉ đạo thì
nhất định, nó sẽ có ảnh hưởng tốt hay xấu đến con người trên góc độ giá trị.
Khi một nhận thức được vận dụng trong thực tiễn, nó luôn đòi hỏi con người
phải vận dụng nhận thức này vào phương pháp, cách thức, kỹ thuật của thực
tiễn. Vậy là, trong quá trình thực tiễn, chủ thể sẽ tiến hành những sự kết hợp
khác nhau giữa chân - giả trên góc độ nhận thức, giữa lợi - hại trên góc độ giá
trị, giữa đúng - sai trên góc độ phương pháp. Sự kết hợp giữa chân lý ở góc độ
nhận thức với thiện ở góc độ giá trị và đúng ở góc độ phương pháp; giữa sai
lầm ở góc độ nhận thức với ác ở góc độ giá trị và sai ở góc độ phương pháp, đó
là hai cực trong sự kết hợp giữa ba yếu tố trên và giữa hai cực đó còn có rất
nhiều trường hợp kết hợp khác. Các sự kết hợp khác nhau sẽ dẫn đến các hoạt
động thựctiễn khác nhau và đưa đến những kết quả khác nhau. Nhận thức mà
thiếu hoạt động thựctiễn mang tính chân lý, phương pháp mà thiếu hoạt động
thực tiễn mang tính khả thi đều làm cho hoạt động thựctiễn không đạt được
mục đích đặt ra và dẫn đến thất bại. Một khi có sự chỉ đạo của nhận thức chân
lý, thì cũng có thể có phương pháp tiến hành. Nhưng nếu mục tiêu giá trị
không hợp lý và dù hoạt động thựctiễn có thể thành công, thì điều đó cũng sẽ
mang đến cho chủ thể sự ảnh hưởng giá trị của tính bất lợi và tính phủ định.
Một khi có sự nhận thức chân lý, có sự định hướng giá trị và nếu như, về mặt
phương pháp, có thể thực hiện được nhưng không phải là tốt nhất, thì có thể
xuất hiện loại hoạt động thựctiễn làm lãng phí tài nguyên và mang lại hiệu quả
thấp. Vấn đề ứng dụng khoa học - kỹ thuật, chẳng hạn như áp dụng kỹ thuật
năng lượng hạt nhân, v.v. luôn chứa đựng những mâu thuẫn giữa chân lý, giá
trị và phương pháp. Nếu đưa nhân tố không gian, thời gian vào để xem xét,
chúng ta sẽ nhận thấy chân lý, giá trị, phương pháp cũng như quan hệ qua lại
giữa chúng cũng biến đổi cùng với sự biến đổi của không gian và thời gian.
Chân lý trên góc độ nhận thức trong phạm vi không gian và thời gian xác định,
tính khẳng định trên góc độ giá trị, tính hiệu quả và tính khả thi trên góc độ
phương pháp sẽ thay đổi cùng với sự biến đổi trong phạm vi không gian, thời
gian. Trong điều kiện không gian và thời gian không xác định, vấn đề chân lý và
sai lầm ở góc độ nhận thức, phủ định và khẳng định ở góc độ giá trị, hiệu quả
hay không hiệu quả, khả thi hay không khả thi ở góc độ phương pháp không
những có thể trở thành vấn đề không thể xác định được, mà quan hệ giữa chúng
cũng trở nên phức tạp hơn.
Hoạt động thựctiễn cải tạo xã hội không giống với hoạt động thựctiễn cải tạo
tự nhiên, bởi trong hoạt động thựctiễn này, mối quan hệ giữa chân lý, giá trị
và phương pháp luôn biểu hiện tính phức tạp mới. Quan hệ xã hội giữa người
với người, về bản chất, là quá trình con người làm thế nào có thể kết hợp hoạt
động một cách có hiệu quả trong lĩnh vực sản xuất, kinh tế, bất kể là ở giai
đoạn lịch sử nào. Sự kết hợp giữa người với người có thể phân thành hai loại
vừa khác biệt, vừa liên hệ. Một loại do tính chất và đặc điểm của lực lượng sản
xuất trong một giai đoạn lịch sử nhất định quyết định sự phân định vai trò,
chức năng của hệ thống. Một loại là sự kết hợp lợi ích trong hệ thống lợi ích,
quan hệ xã hội của con người; do đó, nó có thể phân thành hai kiểu quan hệ:
quan hệ chức năng vàquan hệ lợi ích. Quy luật diễn biến của quan hệ xã hội
chính là quan hệ chức năng, quan hệ lợi ích cũng như mối quan hệ giữa hai cái
đó. Do vậy, quan hệ lợi ích không chỉ là vấn đề giá trị, mà còn là vấn đề nhận
thức và phương pháp. Khi xem xét quan hệ giữa người với người, chúng ta cần
phải xây dựng một quan hệ lợi ích như thế nào để có thể có lợi nhất đối với sự
phát triển sản xuất, tăng trưởng kinh tế vàtiến bộ xã hội. Đây chính là vấn đề
nhận thức luận, mà đối với việc tiến hành nhận thứcvề một loại quan hệ lợi ích
nào, thì cũng có thể có chân lý và sai lầm ở đó. Xem xét việc con người rốt
cuộc phải xây dựng quan hệ lợi ích như thế nào để có lợi cho sự phát triển của
bản thân con người chính là vấn đề giá trị. Đối với mỗi loại quan hệ lợi ích, sự
đánh giá có thể được phân thành thiện hoặc ác, có lợi hay không có lợi. Xem
xét các quan hệ lợi ích thông qua phương thức nào để tạo lập và biến đổi chính
là vấn đề phương pháp; nó được phân thành phương pháp khả thi và phương
pháp không khả thi, phương pháp đúng và phương pháp sai. Ở đây, trong kết
cấu của quan hệ xã hội, vấn đề chân lý, lợi ích, phương pháp gắn bó mật thiết
với nhau, không thể tách rời. Tính phức tạp của vấn đề còn do sự phát triển của
nhân loại trong một giai đoạn lịch sử khá dài.
Trong vấn đề giai cấp xã hội được chủ nghĩa Mác đề cập, giữa các thành viên
trong xã hội, giữa các giai cấp, giữa các thành viên xã hội với các giai cấp xã
hội và chỉnh thể xã hội, giữa yêu cầu phát triển xã hội trước mắt và yêu cầu
phát triển lâu dài luôn chứa đựng sự khác biệt về lợi ích, luôn có sự đối lập dẫn
đến đối kháng. Sự biến động của quan hệ xã hội vàquan hệ lợi ích có thể gây
ra những ảnh hưởng khác nhau đối với các thành viên và giai cấp khác nhau
trong xã hội, tạo nên tình trạng có thành viên, giai cấp được hưởng lợi; có
thành viên, giai cấp chịu tổn thất. Như vậy, trên lĩnh vực nhận thức, những cái
được thừa nhận là chân lý, quy luật ở trong những nhóm lợi ích khác nhau sẽ
nhận được sự đánh giá giá trị khác nhau. Phương pháp cải biến quan hệ lợi ích
cũng sẽ nhận được sự đánh giá khác nhau; những chân lý, giá trị, phương pháp
đã được khẳng định ở nhóm này có thể bị phủ định ở nhóm khác. Nói tóm lại,
trong hoạt động thựctiễn của con người, sự khác biệt và mâu thuẫn (ở một số
trường hợp) của chân lý, giá trị, phương pháp là do nguyên nhân khách quan
của sự không nhất trí giữa nhận thức luận, giá trị luận và phương pháp luận của
con người. Nhưng, mối liên hệ và tính chế ước nội tại của chân lý, giá trị,
phương pháp trong hoạt động thựctiễn lại giúp cho con người có khả năng
khách quan trong việc thống nhất nhận thức luận, giá trị luận với phương pháp
luận.
Chủ thể muốn thành công, có lợi ích, đạt kết quả cao trong hoạt động thực tiễn,
thì nhất thiết phải nhận thấy các vấn đề nhận thức, giá trị và phương pháp là ba
loại vấn đề có sự khác biệt; phải thừa nhận giữa chúng có khả năng nảy sinh sự
bất đồng, không hoà hợp; đồng thời, lại còn phải tiến hành chọn lọc, điều hoà
để cho ba vấn đề đó nhất trí với nhau. Khi lựa chọn trong phạm vi nhận thức,
không những phải lựa chọn nhận thức chân lý, mà còn phải lựa chọn cả cái có
thể mang đến cho chủ thể sự khẳng định giá trị lẫn phương pháp khả thi. Khi
lựa chọn trong phạm vi giá trị, phải lựa chọn cái không những có ích lợi đối
với chủ thể, mà còn có thể nhất trí với nhận thức chân lý và trên góc độ
phương pháp có thể thực hiện được mục tiêu giá trị. Khi lựa chọn trong phạm
vi phương pháp, cần lựa chọn cái không chỉ có tính khả thi, có hiệu quả trong
[...]... luận và phương pháp luận trên nền tảng của quanđiểmthựctiễn khoa học Thựctiễn vừa là nguồn gốc, vừa là con đường hiện thực duy nhất của nhận thức, giá trị và phương pháp Do đó, quanđiểmthựctiễn khoa học chính là cơ sở lý luận chung của nhận thức luận, giá trị luận và phương pháp luận, là một yếu tố quan trọng để liên kết chúng với nhau Quá trình thựctiễn là quá trình trong đó, chủ thể và khách... quá trình thựctiễn tương đối dài mới có thể được kiểm nghiệm một cách đầy đủ; trong một số điều kiện xác định, một lý luận nào đó một hai lần bị thựctiễn phủ nhận, chưa có nghĩa là lý luận đó đã chết Nói đến đây, cần phải chỉ ra rằng, sự thảo luận về tiêuchuẩn thực tiễn đã trình bày trên đều xoay quanh vấn đề chân lý của nhận thức Một thời gian dài, trong triết học, vấn đềtiêuchuẩnthựctiễn cũng... động thựctiễn nhất định thì không thể kiểm nghiệm được và không liên quan gì đến lý luận của nó Hơn nữa, lý luận đang chờ kiểm nghiệm còn phải gắn với lý luận của đối tượng thực tiễn; cùng với việc lý luận không có liên quan gì đến đối tượng thực tiễn, thựctiễn cũng không thể kiểm nghiệm được Tiếp theo, lý luận mang tính chân lý được rút ra thông qua thựctiễnvà do kết quả kiệm nghiệm của thực tiễn. .. động thựctiễn cần phải chứng minh trên các góc độ lý luận, lôgíc và kinh nghiệm thựctiễn trước đây đối với các phương án lý tính của thựctiễn là một sai lầm Trong giai đoạn này, ý nghĩa thực tế của tiêuchuẩn chân lý là phải xuất phát từ lý luận đã được thựctiễn trước đây kiểm nghiệm là đúng đắn, nhưng trong điều kiện thựctiễn mới vẫn luôn đòi hỏi phải có sự chứng minh về mặt lý luận mối quan. .. trình thựctiễn - nhận thức - thực tiễn, chủ thể cũng có thể thực hiện sự thống nhất giữa nhận thức luận, giá trị luận và phương pháp luận Đối với tiêuchuẩnthực tiễn, điều then chốt là ở sự lý giải khoa học và sự kiên trì nhất quán Kinh nghiệm lịch sử cho thấy, trong những trường hợp gặp khó khăn, trắc trở và có thể dẫn đến thất bại, con người thường chú trọng xuất phát từ thực tế và kiên trì tiêu chuẩn. .. giống nhau, nhưng về thực chất, đều dựa vào các hình thức quyền lực xã hội để giải quyết vấn đề Quyền lực, đương nhiên, không đồng nghĩa với chân lý, nhưng bất kỳ lý luận nào, một khi áp dụng vào thực tiễn, đều không thể tránh khỏi quan hệ qua lại với con người, với quyền lực trong các hình thứcquan hệ đó và phải được quyền lực cấp “tấm giấy thông hành” mới có thể ứng dụng vào thựctiễn Bất luận bạn... tư tưởng, thực sự cầu thị, tất cả đều phải xuất phát từ thực tế Thựctiễn là tiêuchuẩnvà là con đường duy nhất để kiểm nghiệm chân lý Trong quá trình kiên trì và vận dụng lý luận, đồng thời giúp cho lý luận có thể được thựctiễn mới kiểm nghiệm, cần phải nghiên cứu tình hình mới, vấn đề mới, thông qua sự tổng kết, khái quát thựctiễn mới để sửa chữa, bổ sung, hoàn thiện, làm phong phú và phát triển... nghiệm, nhưng lại bỏ qua kết quả lâu dài và gián tiếp, thì lúc đó có phải là khoa học không? Do vậy, tiêuchuẩnthựctiễn vừa là duy nhất, tuyệt đối lại vừa là cụ thể, có điều kiện và mang tính tương đối Chính V.I.Lênin đã chỉ rõ: Tiêuchuẩnthực tiễn, xét về thực chất không bao giờ có thể xác nhận hoặc bác bỏ một cách hoàn toàn một biểu tượng nào đó của con người Tiêuchuẩn đó cũng khá “không xác định”... mối quan hệ của nó với thựctiễn mới Do vậy, phủ định tầm quan trọng và tính tất yếu của sự chứng minh như đã nêu trên đồng nghĩa với việc phủ định thựctiễn cần phải có sự chỉ đạo của lý luận đúng đắn, với việc khuyến khích hoạt động thựctiễn mù quáng và như vậy, chủ thể sẽ phải trả một cái giá mà lẽ ra không đáng phải trả Trước khi bước vào hoạt động thựctiễn mà tầm quan trọng và tính phức tạp của... những luận điểm trình bày ở trên Tiếp tục phân tích những vấn đề đã nêu trên, chúng ta còn phát hiện thấy, trong quanđiểmthựctiễn là tiêuchuẩnvà con đường duy nhất để kiểm nghiệm chân lý” luôn tồn tại một mâu thuẫn: khi chuẩn bị tiến hành hoạt động thực tiễn, đòi hỏi phải có sự chỉ đạo lý luận một cách đúng đắn, song tính đúng đắn của lý luận này chỉ có thể được xác định khi quá trình thựctiễn đó . triết học Đề tài: " VỀ QUAN ĐIỂM VÀ TIÊU CHUẨN THỰC TIỄN " VỀ QUAN ĐIỂM VÀ TIÊU CHUẨN THỰC TIỄN (*) NGÔ NGUYÊN LƯƠNG (**) Trong bài viết này, tác giả đã phân tích và luận chứng. để làm rõ rằng, quan điểm thực tiễn là quan điểm cơ bản và quan trọng nhất trong triết học Mác. Nêu ra quan điểm thực tiễn cũng chính là nêu ra nhận thức luận, giá trị luận và phương pháp luận. với tiêu chuẩn thực tiễn, cần phải tiếp tục thúc đẩy nghiên cứu triết học đối với quan điểm thực tiễn; đồng thời, tăng cường hơn nữa sự lý giải khoa học đối với tiêu chuẩn thực tiễn. I. Quan