1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quan điểm của đảng ta về điều kiện và tiêu chuẩn của người đảng viên đảng cộng sản việt nam

20 791 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 123 KB

Nội dung

Từ năm 1930, Đảng Cộng sản Việt Nam bước lên vũ đài chính trị, gánh vác sứ mệnh lãnh đạo cách mạng Việt Nam, phấn đấu vì độc lập, tự do và chủ nghĩa xã hội. Kể từ đó, dân tộc ta đã làm nên những chiến công rạng rỡ, viết tiếp những trang sử vàng chói lọi. Là Đảng cầm quyền, Đảng phải thực sự trong sạch, vững mạnh đủ sức để lãnh đạo chính quyền và lãnh đạo xã hội, mà vai trò đó thể hiện rõ nét nhất là đội ngũ đảng viên và từng đảng viên của Đảng, trong từng giai đoạn cách mạng.Vai trò của đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, trước nhất thể hiện ở quan hệ giữa đảng viên với lý tưởng cộng sản, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và nhiệm vụ chính trị của tổ chức cơ sở đảng.Đảng viên là người đóng góp ý kiến, góp phần xây dựng hoàn thiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, nhiệm vụ chính trị của tổ chức cơ sở đảng và trực tiếp thực hiện. Hồ Chí Minh từng nói: “Đảng viên là người thay mặt Đảng đại biểu cho lợi ích của giai cấp công nhân và nhân dân lao động. Vì vậy, lợi ích của người đảng viên phải ở trong chứ không thể ở ngoài lợi ích của Đảng, của giai cấp. Đảng và giai cấp thắng lợi và thành công, tức là đảng viên thắng lợi và thành công. Nếu rời khỏi Đảng, rời khỏi giai cấp thì cá nhân dù tài giỏi mấy, cũng nhất định không làm nên việc gì”2, tr288289. Trong quá trình thực hiện, đảng viên là người góp phần kiểm nghiệm, khẳng định tính đúng đắn, phát hiện những điều chưa hợp lý của đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và nhiệm vụ chính trị của tổ chức cơ sở đảng, để cấp có thẩm quyền bổ sung, làm cho đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng đúng đắn hơn, cấp ủy cơ sở sửa chữa, điều chỉnh để nhiệm vụ chính trị của cơ sở hoàn chỉnh hơn. Chủ tịch Hồ Chí Minh dạy rằng: “ Mọi công việc Đảng đều do đảng viên làm. Mọi nghị quyết Đảng đều do đảng viên chấp hành… Mọi khẩu hiệu, mọi kế hoạch của Đảng đều do đảng viên cố gắng thực hiện”1, tr235236. Vì thế, nếu không có đảng viên thì lý tưởng cộng sản cao đẹp, đường lối, chủ trương, chính sách đúng đắn của Đảng, nhiệm vụ chính trị đúng đắn của tổ chức cơ sở đảng sẽ không thành hiện thực, không đi vào cuộc sống sinh động.

Trang 1

PHẦN A: MỞ ĐẦU

Điều lệ Đảng là văn kiện cơ bản của Đảng Cộng sản Việt Nam, làm căn

cứ để xây dựng và chỉ đạo hoạt động của các tổ chức đảng và công tác xây dựng Đảng Điều lệ Đảng thường nêu những vấn đề chủ yếu: tôn chỉ, mục đích; nguyên tắc tổ chức và hệ thống tổ chức của Đảng; nhiệm vụ, quyền hạn của các tổ chức Đảng và đảng viên; tiêu chuẩn và điều kiện của đảng viên; mối quan hệ của Đảng với các tổ chức có liên quan,

Sức mạnh của một tổ chức đảng phụ thuộc một phần ở số lượng đảng viên, nhưng trước hết là ở chất lượng đảng viên, tức là ở ý chí cách mạng, ở trình độ hiểu biết, ở năng lực lãnh đạo, tổ chức thực hiện của đảng viên Số lượng chỉ trở thành sức mạnh khi nó tuân theo những yêu cầu về chất lượng Vì vậy, để bảo đảm nâng cao chất lượng đảng viên, việc kết nạp người ưu tú, bảo đảm đúng tiêu chuẩn, điều kiện đảng viên Điều lệ Đảng qua các kỳ Đại hội Đảng đều có những bổ sung về tiêu chuẩn, điều kiện đảng viên cho phù hợp với nhiệm vụ của từng thời kỳ cách mạng

Quan điểm của Đảng ta về tiêu chuẩn và điều kiện của người đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam qua các thời kỳ Đại hội từ ngày 3-2-1930 đến Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X, đều được thể hiện ở Chương I điều 1, chương nói về đảng viên

Qua mỗi thời kỳ Đại hội Đảng, quan điểm của Đảng ta về tiêu chuẩn và điều kiện đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam luôn có những vấn đề bổ sung sửa đổi phù hợp với đường lối nhiệm vụ cách mạng qua mỗi thời kỳ Có những vấn đề về tiêu chuẩn và điều kiện đảng viên ở những điều lệ trước không có, hoặc trước đã có, sau thấy không cần thiết hoặc không phù hợp phải bỏ hoặc sửa lại; có khi lần trước đã bỏ, đã sửa, lần sau thấy cần giữ lại, v.v Điều đó phù hợp với tình hình thực tiễn và trình độ trưởng thành của Đảng ta Tuy nhiên, dù có sửa đổi bổ sung như thế nào thì quan điểm của Đảng ta về tiêu chuẩn và điều kiện đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam vẫn thể hiện được bản chất giai cấp và tính tiên phong của Đảng; đồng thời chứng

Trang 2

minh được sự trưởng thành của Đảng theo tiến trình phát triển của cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng

Tiêu chuẩn, điều kiện đảng viên là những quy định cơ bản về phẩm chất chính trị, đạo đức và năng lực của người đảng viên, nhờ đó phân biệt được ranh giới giữa người đảng viên và quần chúng tích cực ngoài Đảng Xác định đúng tiêu chuẩn và điều kiện đảng viên bảo đảm cho Đảng luôn giữ được bản chất giai cấp công nhân và tính tiên phong, giúp Đảng có căn cứ để xây dựng đội ngũ đảng viên trong sạch, vững mạnh đảm bảo thực hiện thắng lợi nhiệm vụ cách mạng

Vì vậy, Quan điểm của Đảng ta về điều kiện và tiêu chuẩn của người

đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam có ý nghĩa cả lý luận và thực tiễn trong

công tác Xây dựng Đảng của Đảng ta

Trang 3

PHẦN A: NỘI DUNG CHƯƠNG 1: VAI TRÒ CỦA ĐẢNG VIÊN ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

Từ năm 1930, Đảng Cộng sản Việt Nam bước lên vũ đài chính trị, gánh vác sứ mệnh lãnh đạo cách mạng Việt Nam, phấn đấu vì độc lập, tự do và chủ nghĩa xã hội Kể từ đó, dân tộc ta đã làm nên những chiến công rạng rỡ, viết tiếp những trang sử vàng chói lọi Là Đảng cầm quyền, Đảng phải thực sự trong sạch, vững mạnh đủ sức để lãnh đạo chính quyền và lãnh đạo xã hội, mà vai trò đó thể hiện rõ nét nhất là đội ngũ đảng viên và từng đảng viên của Đảng, trong từng giai đoạn cách mạng

Vai trò của đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, trước nhất thể hiện ở

quan hệ giữa đảng viên với lý tưởng cộng sản, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và nhiệm vụ chính trị của tổ chức cơ sở đảng

Đảng viên là người đóng góp ý kiến, góp phần xây dựng hoàn thiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, nhiệm vụ chính trị của tổ chức cơ

sở đảng và trực tiếp thực hiện Hồ Chí Minh từng nói: “Đảng viên là người thay mặt Đảng đại biểu cho lợi ích của giai cấp công nhân và nhân dân lao động Vì vậy, lợi ích của người đảng viên phải ở trong chứ không thể ở ngoài lợi ích của Đảng, của giai cấp Đảng và giai cấp thắng lợi và thành công, tức là đảng viên thắng lợi và thành công Nếu rời khỏi Đảng, rời khỏi giai cấp thì cá nhân dù tài giỏi mấy, cũng nhất định không làm nên việc gì”[2, tr288-289] Trong quá trình thực hiện, đảng viên là người góp phần kiểm nghiệm, khẳng định tính đúng đắn, phát hiện những điều chưa hợp lý của đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và nhiệm vụ chính trị của tổ chức cơ sở đảng, để cấp có thẩm quyền bổ sung, làm cho đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng đúng đắn hơn, cấp ủy cơ sở sửa chữa, điều chỉnh để nhiệm vụ chính trị của cơ sở hoàn chỉnh hơn Chủ tịch Hồ Chí Minh dạy rằng: “ Mọi công việc Đảng đều do đảng viên làm Mọi nghị quyết Đảng đều do đảng viên chấp hành… Mọi khẩu hiệu, mọi kế hoạch của Đảng đều do đảng viên cố gắng thực hiện”[1, tr235-236] Vì thế, nếu không có đảng viên thì lý tưởng cộng sản cao

Trang 4

đẹp, đường lối, chủ trương, chính sách đúng đắn của Đảng, nhiệm vụ chính trị đúng đắn của tổ chức cơ sở đảng sẽ không thành hiện thực, không đi vào cuộc sống sinh động

Đảng viên là người đưa đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng vào quần chúng Trực tiếp tổ chức, giáo dục và lãnh đạo quần chúng thực hiện Họ là người duy trì và tăng cường mối quan hệ giữa Đảng với quần chúng Chủ tịch Hồ Chí Minh viết: “Mọi chính sách của Đảng đều do đảng viên mà thấu đến quần chúng”[1, tr253]; “Mỗi đảng viên là một người thay mặt cho Đảng trước quần chúng, để giải thích chính sách của Đảng và của Chính phủ cho quần chúng hiễu rõ và vui lòng thi hành”[3, tr270] Được Đảng tổ chức, giáo dục và đưa vào phong trào hoạt động cách mạng, quần chúng sẽ trưởng thành, mối quan hệ giữa đảng viên và quần chúng ngày càng được tăng cường Hồ Chí Minh cho rằng, trong mọi công việc đảng viên phải giữ vai trò tiên phong gương mẫu, thực hiện khẩu hiệu: “đảng viên đi trước làng nước theo sau” Từ phong trào cách mạng của quần chúng sẽ sản sinh ra những người ưu tú, để Đảng giáo dục, kết nạp họ vào Đảng, bổ sung cho Đảng nguồn lực và tố chất mới, góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng và của toàn Đảng

Mặt khác, phong trào cách mạng của quần chúng là môi trường tốt nhất

để giáo dục, rèn luyện đảng viên và sàng lọc đội ngũ đảng viên Đó cũng là nơi khẳng định những đảng viên xuất sắc, để Đảng xem xét giao cho trọng trách cao hơn Qua phong trào cách mạng của quần chúng, những đảng viên thoái hóa, biến chất, không đủ tư cách đảng viên và những đảng viên không đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ chính trị của tổ chức cơ sở đảng và yêu cầu của cách mạng sẽ bị đưa ra khỏi Đảng

Để có một đội ngũ đảng viên đáp ứng yêu cầu của mỗi giai đoạn cách mạng, Đảng phải không ngừng tiến hành công tác đảng viên của mình Đó là một trong những nội dung chủ yếu, quan trọng của công tác xây dựng Đảng, nâng cao sức chiến đấu của Đảng, bởi vì chất lượng đảng viên quyết định năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng Do vậy, Hồ Chí Minh luôn

Trang 5

luôn quan tâm xây dựng đội ngũ đảng viên có chất lượng, quan tâm việc xem xét, lựa chọn người vào Đảng, vì đây là một vấn đề có ý nghĩa quyết định đến chất lượng đội ngũ đảng viên Hồ Chí Minh cho rằng, vào Đảng để phụng sự

Tổ quốc, phụng sự nhân dân, do đó Đảng phải lựa chọn những người đã kinh qua thử thách và đủ điều kiện vào Đảng, đó là “những người con ưu tú trong công nhân, nông dân, trí thức và các tầng lớp khác”

Đảng viên là chiến sĩ cách mạng tiên phong gương mẫu, nói đi đôi với làm, thực sự tỏ rõ vừa là người lãnh đạo, vừa là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân Xây dựng đảng viên phải theo quan điểm của giai cấp công nhân Bản chất giai cấp công nhân của Đảng không chỉ thể hiện ở hệ tư tưởng,

lý luận, ở đường lối chính trị, tổ chức mà còn được biểu hiện cụ thể trong hoạt động của đội ngũ đảng viên Thực tế cho thấy, Đảng và mọi tổ chức nói chung, đều do con người lập ra Chúng là sản phẩm của con người và do đó, nó phụ thuộc vào con người lập ra Tổ chức mạnh hay yếu, tính chất hoạt động cách mạng hay phản động, triệt để hay cải lương,…phụ thuộc một cách quyết định vào chất lượng của con người trong tổ chức Tổ chức đảng không nằm ngoài sự tất yếu đó Đảng do nhiều đảng viên – những người tiên tiến, tự nguyện, có cùng mục đích hợp lại Phẩm chất chính trị, tài năng thực tiễn của đảng viên hợp thành sức mạnh của Đảng Tính chất kiên định trong nhận thức và hành động của đảng viên, là một trong những nhân tố quan trọng kết thành bản chất của Đảng Bản chất cách mạng, khoa học của Đảng lại được thể hiện trong hoạt động cụ thể, thường ngày của từng đảng viên Chính mối quan hệ biện chứng

ấy đã đòi hỏi: Đảng chân chính cách mạng của giai cấp công nhân phải xây dựng được đội ngũ đảng viên thực sự tỏ rõ là những chiến sĩ cách mạng, tiên phong gương mẫu

Trang 6

CHƯƠNG 2: QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG TA VỀ ĐIỀU KIỆN VÀ TIÊU CHUẨN NGƯỜI ĐẢNG VIÊN ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

Từ Đại hội lần thứ VI (12-1986), xét cách thể hiện ở Điều 1 trước đó tuy

về căn bản là thích hợp, nhưng giữa điều kiện để được xét và tiêu chuẩn để được kết nạp vào Đảng còn viết chung làm một cho nên Đại hội đã quyết định tách nội dung của Điều 1 thành hai phần như sau: “Những công dân Việt Nam

từ 18 tuổi trở lên, có lao động, không bóc lột, thừa nhận và nguyện tích cực phấn đấu để thực hiện đường lối chính trị và Điều lệ của Đảng, nguyện hoạt động trong một tổ chức cơ sở đảng, phục tùng kỷ luật của Đảng, sẵn sàng nhận mọi nhiện vụ Đảng giao và đóng đảng phí theo quy định, đều có thể được xét

để công nhận là đảng viên” Đây là những điều kiện và tiêu chuẩn của người đảng viên khi được kết nạp vào Đảng Người được công nhận là đảng viên phải

là người trải qua rèn luyện trong phong trào cách mạng đã chứng tỏ là người ưu

tú nhất trong quần chúng, có đủ tiêu chuẩn sau đây: có giác ngộ về lý tưởng cộng sản chủ nghĩa, có động cơ vào Đảng đúng đắn; trung thành với Tổ quốc, với chủ nghĩa xã hội; gương mẫu và phát huy tác dụng tích cực trong lao động sản xuất, công tác, chiến đấu và học tập; có liên hệ chặt chẽ với quần chúng, được quần chúng tín nhiệm Nếu như trước đây, tính tiền phong, gương mẫu của đảng viên được nêu chung với các yêu cầu khác, thì nay được nêu thành một đoạn riêng với các yêu cầu rất cụ thể

“Người được công nhận là đảng viên phải là người trải qua rèn luyện trong phong trào cách mạng đã chứng tỏ là người ưu tú nhất trong quần

chúng, có đủ các tiêu chuẩn sau đây: có giác ngộ về lý tưởng cộng sản chủ nghĩa, có động cơ vào Đảng đúng đắn; trung thành với Tổ quốc, với chủ nghĩa xã hội; gương mẫu và phát huy tác dụng tích cực trong lao động sản

xuất, công tác, chiến đấu và học tập; có liên hệ chặt chẽ với quần chúng, được quần chúng tín nhiệm"

Theo nội dung trên đây thì, một mặt Điều lệ vẫn giữ được tinh thần của công thức do V.I.Lênin đề ra, mặt khác bổ sung các tiêu chuẩn cần thiết để người xin vào Đảng được công nhận là đảng viên Nội dung Điều 1 lần này có

Trang 7

bổ sung các ý: có động cơ vào Đảng đúng đắn và phát huy tác dụng tích cực trong lao động sản xuất, công tác, chiến đấu và học tập nhằm đề phòng kết nạp phải những phần tử cơ hội, có mục đích vào Đảng để có danh lợi, địa vị trong điều kiện đảng cầm quyền; và để đề phòng đưa vào Đảng những người tuy trong lao động sản xuất, công tác, chiến đấu, học tập thể hiện tích cực nhưng ít quan hệ với quần chúng, không tạo điều kiện hoặc ít quan tâm giúp

đỡ quần chúng Tóm lại, một mặt đề phòng cơ hội chủ nghĩa, mặt khác đề phòng trung bình chủ nghĩa chưa thật sự giác ngộ về Đảng

Trong thời kỳ mới, Đảng ta đang bước vào thời kỳ đổi mới, nhiệm vụ đặt ra là hết sức nặng nề và khó khăn là phát triển kinh tế, ổn định đời sống xã hội Do đó, nhiệm vụ đặt ra đối với người đảng viên cũng hết sức quan trọng,

là cùng nhân dân thực hiện thắng lợi công cuộc đổi mới do Đảng đề ra

Đại hội lần thứ VII (6-1991) của Đảng thông qua Điều lệ (sửa đổi) đã theo tinh thần ngắn gọn sửa lại Điều 1 như sau: “Những công dân Việt Nam

từ mười tám tuổi trở lên đều có thể được xét để kết nạp vào Đảng, nếu: thừa nhận và tự nguyện phấn đấu thực hiện Cương lĩnh chính trị và Điều lệ Đảng, hoạt động trong một tổ chức cơ sở của Đảng, phục tùng kỷ luật Đảng, sẵn sàng nhận nhiệm vụ được giao; gương mẫu trong lao động, chiến đấu, học tập, có lối sống lành mạnh, không bóc lột; có kiến thức và năng lực thực hiện nhiệm vụ đảng viên; gắn bó mật thiết với quần chúng, được quần chúng tín nhiệm, qua thực tiễn chứng tỏ là người ưu tú”

Điểm bổ sung chính vào Điều 1 lần này là nhấn mạnh thêm mặt “kiến thức và năng lực thực hiện nhiệm vụ đảng viên” Tại Đại hội làn thứ VII không có thảo luận gì về đề nghị này Vấn đề lớn được đặt ra ở đại hội các cấp là có nên đưa cụm từ “không bóc lột” vào Điều 1 không Ban Chấp hành Trung ương đề nghị vẫn giữ cụm từ này, coi đó là vấn đề thuộc về bản chất của Đảng, khi nền kinh tế đã chuyển sang nền kinh tế nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, theo định hướng xã hội chủ nghĩa

Trang 8

Tại Đại hội Đảng lần thứ VII, Đảng ta khẳng định, công cuộc đổi mới toàn diện đất nước trong bối cảnh quốc tế, trong nước và tình hình Đảng ta hiện nay đòi hỏi Đảng nhất thiết phải tự đổi mới, tự chỉnh đốn Phương hướng

cơ bản của việc đổi mới và chỉnh đốn Đảng là: phát huy truyền thống cách mạng, tăng cường bản chất giai cấp công nhân và tính tiên phong của Đảng, xây dựng Đảng thực sự mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức, gắn liền với đổi mới cơ chế quản lý kinh tế - xã hội, cải cách bộ máy Nhà nước, đổi mới công tác quần chúng, bảo đảm cho Đảng ta – đội tiên phong của giai cấp công nhân, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động

và của cả dân tộc – làm tròn trách nhiệm lãnh đạo sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa ở nước ta

Theo phương hướng trên đây, Điều lệ Đảng (sửa đổi) phần mở đầu đã xác định: Mục tiêu của Đảng là xây dựng nước Việt Nam dân chủ, giàu mạnh theo con đường xã hội chủ nghĩa và cuối cùng là thực hiện lý tưởng cộng sản chủ nghĩa Đảng giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa trong quá trình đổi mới, kết hợp sự kiên định về nguyên tắc và chiến lược cách mạng với sự linh hoạt trong sách lược, nhạy cảm nắm bắt cái mới Như vậy, mục tiêu lâu dài vẫn là “thực hiện lý tưởng cộng sản chủ nghĩa:, nhưng mục tiêu cụ thể trước mắt là: “xây dựng nước Việt Nam dân chủ, giàu mạnh theo con đường xã hội chủ nghĩa”

Liên quan đến tiêu chuẩn đảng viên, Đại hội VII của Đảng khẳng định: Trong cuộc đấu tranh để xóa bỏ nghèo nàn lạc hậu, thực hiện dân giàu, nước mạnh, đảng viên hoạt động trong các thành phần kinh tế phải nêu được vai trò tiền phong, gương mẫu; bằng lao động sáng tạo, có năng suất và chất lượng cao của mình góp phần tích cực vào việc phát triển lực lượng sản xuất, giải quyết việc làm cho người lao động, ổn định và nâng cao đời sống nhân dân, trong đó

có bản thân và gia đình mình

Từ Đại hôi VII đến Đại hội IX, các quy định của Điều lệ Đảng liên quan đến tiêu chuẩn đảng viên và nhiệm vụ đảng viên được bổ sung, sửa đổi cho phù hợp với tình hình và nhiệm vụ của mỗi giai đoạn cách mạng

Trang 9

Từ sau Đại hội VI đến Đại hội VII, các tổ chức đảng đã kết nạp 303.237 đảng viên mới, trong đó có 68,4% là đoàn viên thanh niên cộng sản

Hồ Chí Minh, góp phần tăng thêm sức chiến đấu mới cho Đảng Đến cuối năm 1990, toàn Đảng có 2.155.022 đảng viên, sinh hoạt trong 43.088 chi bộ

và đảng bộ cơ sở (dưới đảng uỷ cơ sở có 121.311 chi bộ) Trải qua đấu tranh cách mạng lâu dài và hơn bốn năm tiến hành công cuộc đổi mới, số đông đảng viên mà nòng cốt là đội ngũ cán bộ chủ chốt từ trung ương đến cơ sở đã thể hiện phẩm chất chính trị vững vàng trước mọi thử thách, nhất là trước những biến động hết sức phức tạp của tình hình thế giới; đã kiên định và quyết tâm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng Trình độ nhận thức lý luận

và thực tiễn của nhiều cán bộ, đảng viên đã được nâng lên thể hiện rõ trong việc đóng góp ý kiến vào các văn kiện Đại hội VII ở đại hội đảng bộ các cấp vừa qua Những cán bộ, đảng viên và những tổ chức đảng năng động, sáng tạo trong việc thực hiện nhiệm vụ, đã đóng góp cho Đảng những kinh nghiệm tốt, góp phần bổ sung đường lối, chính sách của Đảng

Đến Đại hội lần thưa VIII và lần thứ IX, Điều 1 được sửa lại theo hướng trước hết làm rõ tư cách đảng viên nói chung Nội dung này được đưa ra lên thành Điểm 1 trong Điều 1, sau đó ở Điểm 2 mới nói đến điều kiện để được kết nạp vào Đảng:

“1 Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam là chiến sĩ cách mạng trong đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, suốt đời phấn đấu cho mục đích, lý tưởng của Đảng, đặt lợi ích của Tổ quốc, của giai cấp công nhân và nhân dân lao động lên trên lợi ích cá nhân; chấp hành nghiêm chỉnh Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, các nghị quyết của Đảng và pháp luật của Nhà nước; có lao động, không bóc lột, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; có đạo đức và lối sống lành mạnh; gắn bó mật thiết với nhân dân; phục tùng tổ chức, kỷ luật của Đảng, giữ gìn đoàn kết thống nhất trong Đảng

2 Công dân Việt Nam từ mười tám tuổi trở lên thừa nhận và tự nguyện: thực hiện Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, tiêu chuẩn và nhiệm vụ

Trang 10

đảng viên, hoạt động trong một tổ chức cơ sở đảng; qua thực tiễn chứng tỏ là người ưu tú, được nhân dân tín nhiệm, đều có thể được xét để kết nạp vào Đảng”

Xét về tinh thần, các Điều lệ Đảng trước Đại hội lần thứ VIII, Điều 1 của Điều lệ Đảng lúc này có điểm khác là không chỉ dùng để giải quyết vấn

đề ai có thể là đảng viên mà trước khi giải quyết vấn đề này thì đã nêu một khái niệm về tư cách của đảng viên nói chung trong đó có những điểm cụ thể

về tiêu chuẩn của người được kết nạp vào Đảng Một điểm khác nữa là cụm

từ “không bóc lột” được đem lên đoạn nói về tiêu chuẩn đảng viên

Trong quá trình thảo luận Điều 1 qua các kỳ Đại hội Đảng, nói chung trong Đảng có sự nhất trí Tuy nhiên, kể từ Đại hội lần thứ VII khi đất nước đang bước vào thời kỳ đổi mới, thực hiện cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước, theo định hướng xã hội chủ nghĩa và với cơ cấu kinh tế nhiều thành phần, một vấn đề lớn được thảo luận nhiều nhất qua các kỳ Đại hội và Hội nghị toàn quốc giữa nhiệm kỳ khóa VII của Đảng là vấn đề cho đảng viên làm kinh tế tư bản tư nhân không Và do đó nên để hay nên bỏ cụm từ “có lao động, không bóc lột” trong Điều 1 của Điều lệ Đảng? Về vấn đề này có hai loại ý kiến chính sau đây:

- Ý kiến thứ nhất đề nghị vẫn giữ cụm từ “không bóc lột” để bảo đảm đúng mục đích, bản chất của Đảng Nếu bỏ đi sẽ gây nên nhận thức mơ hồ và

hạ thấp tiêu chuẩn đảng viên

- Ý kiến thức hai là đề nghị bỏ cụm từ “không bóc lột” với lý do bỏ cụm từ đó không có nghĩa là thừa nhận đảng viên được bóc lột, vì Điều lệ Đảng đã quy định điều kiện người vào Đảng phải gương mẫu trong lao động, chiến đấu, học tập, có lối sống lành mạnh là đủ

Về thực chất theo loại ý kiến thứ hai này còn có một số ý kiến nêu ra với nhiều lý do khác như cho rằng Đảng, Nhà nước chủ trương cho phát triển kinh tế nhiều thành phần, đảng viên cũng là công dân Việt Nam nên cũng có nghĩa vụ và quyền của công dân như mọi công dân khác; đảng viên cần làm kinh tế tư nhân để Đảng có kiến thức lãnh đạo kinh tế nhiều thành phần; có

Ngày đăng: 21/05/2016, 02:02

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w