Hình tượng nhân vật phụ nữ và trẻ em trong truyện ngắn của Thạch Lam và Rabindranath TagoreHình tượng nhân vật phụ nữ và trẻ em trong truyện ngắn của Thạch Lam và Rabindranath TagoreHình tượng nhân vật phụ nữ và trẻ em trong truyện ngắn của Thạch Lam và Rabindranath TagoreHình tượng nhân vật phụ nữ và trẻ em trong truyện ngắn của Thạch Lam và Rabindranath TagoreHình tượng nhân vật phụ nữ và trẻ em trong truyện ngắn của Thạch Lam và Rabindranath TagoreHình tượng nhân vật phụ nữ và trẻ em trong truyện ngắn của Thạch Lam và Rabindranath TagoreHình tượng nhân vật phụ nữ và trẻ em trong truyện ngắn của Thạch Lam và Rabindranath TagoreHình tượng nhân vật phụ nữ và trẻ em trong truyện ngắn của Thạch Lam và Rabindranath TagoreHình tượng nhân vật phụ nữ và trẻ em trong truyện ngắn của Thạch Lam và Rabindranath TagoreHình tượng nhân vật phụ nữ và trẻ em trong truyện ngắn của Thạch Lam và Rabindranath Tagore
Trang 1ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
––––––––––––––––––––––––
VI THỊ THỎA
HÌNH TƯỢNG NHÂN VẬT PHỤ NỮ VÀ TRẺ EM TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA THẠCH LAM
VÀ RABINDRANATH TAGORE
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ, VĂN HỌC VÀ VĂN HOÁ VIỆT NAM
THÁI NGUYÊN - 2018
Trang 2ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
––––––––––––––––––––––––
VI THỊ THỎA
HÌNH TƯỢNG NHÂN VẬT PHỤ NỮ VÀ TRẺ EM TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA THẠCH LAM
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu, kết quả trong luận văn là trung thực và chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác
Thái Nguyên, tháng 4 năm 2018
Tác giả luận văn
Vi Thị Thỏa
Xác nhận của khoa chuyên môn Xác nhận của người hướng dẫn khoa học
TS Hoàng Thị Thập
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Bằng tình cảm trân trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin cảm ơn cô giáo,
TS Hoàng Thị Thập đã trực tiếp hướng dẫn, tận tình chỉ bảo, giúp đỡ tôi trong
quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn
Xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, quý thầy cô giáo khoa Ngữ văn, khoa Sau đại học - trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên đã giúp đỡ, đóng góp nhiều ý kiến quý báu và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu tại trường
Tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, đồng nghiệp, bạn bè đã động viên, khích lệ, giúp đỡ tôi hoàn thành tốt khóa học này
Thái Nguyên, tháng 4 năm 2018
Tác giả luận văn
Vi Thị Thỏa
Trang 5MỤC LỤC
Lời cam đoan i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
Danh mục các bảng iv
MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Lịch sử vấn đề 2
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 9
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 10
5 Phương pháp nghiên cứu 11
6 Dự kiến đóng góp của luận văn 11
7 Cấu trúc luận văn 11
Chương 1: THẠCH LAM VÀ R.TAGORE: THỜI ĐẠI - NHỮNG ĐIỂM TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT 12
1.1 Thời đại 12
1.1.1 Xã hội 12
1.1.2 Văn hóa 15
1.2 Cuộc đời, sự nghiệp của Thạch Lam và R.Tagore 20
1.2.1 Cuộc đời, con người 20
1.2.2 Sự nghiệp sáng tác 25
Tiểu kết chương 1 34
Chương 2: HÌNH TƯỢNG NHÂN VẬT PHỤ NỮ VÀ TRẺ EM TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA THẠCH LAM VÀ R.TAGORE NHÌN TỪ PHƯƠNG DIỆN NỘI DUNG 35
2.1 Nhân vật phụ nữ và trẻ em trong truyện ngắn của Thạch Lam và R.Tagore 35
2.1.1 Khái niệm nhân vật và hình tượng nhân vật trong tác phẩm văn học 35
2.1.2 Nhân vật phụ nữ và trẻ em trong truyện ngắn của Thạch Lam và R.Tagore 37
2.2 Hình tượng nhân vật phụ nữ 44
Trang 62.2.1 Phụ nữ - hiện thân của vẻ đẹp tự nhiên 44
2.2.2 Phụ nữ và khát vọng hạnh phúc 48
2.2.3 Phụ nữ - hiện thân của bi thương 51
2.3 Hình tượng nhân vật trẻ em 55
2.3.1 Trẻ em - hiện thân của sự trong sáng 55
2.3.2 Trẻ em - hiện thân của sự bất hạnh 57
Tiểu kết chương 2 60
Chương 3: HÌNH TƯỢNG NHÂN VẬT PHỤ NỮ VÀ TRẺ EM TRONG TRUYỆN NGẮN THẠCH LAM VÀ R.TAGORE NHÌN TỪ PHƯƠNG DIỆN HÌNH THỨC THỂ HIỆN 61
3.1 Ngoại hình của nhân vật 61
3.1.1 Những chân dung ngoại hiện hoàn chỉnh 61
3.1.2 Những chân dung ngoại hiện không hoàn chỉnh 64
3.2 Tâm lý của nhân vật 66
3.2.1 Chân dung tâm lý hoàn chỉnh 66
3.2.1 Những mảnh vỡ tâm lý 69
3.3 Giọng điệu kể chuyện 74
3.3.1 Giọng điệu thương cảm 74
3.3.2 Giọng điệu trân trọng 79
3.3.3 Giọng điệu triêt lý 82
Tiểu kết chương 3 85
KẾT LUẬN 86
TÀI LIỆU THAM KHẢO 89
Trang 7DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Khảo sát nhân vật phụ nữ và trẻ em trong truyện ngắn của Thạch Lam 37 Bảng 2.2: Khảo sát nhân vật phụ nữ và trẻ em trong truyện ngắn của R.Tagore 40
Trang 8MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
1.1 Thạch Lam (1910 - 1942) là nhà văn tiêu biểu của văn học Việt Nam hiện đại giai đoạn 1930 - 1945 Ông được đánh giá là một trong những cây bút tỏa sáng nhất nhóm Tự lực văn đoàn Tuy nhiên, khác các nhà văn Tự lực văn đoàn, Thạch Lam tìm cho mình một hướng đi riêng: kết hợp nhuần nhuyễn giữa hiện thực và lãng mạn Hướng đi ấy thể hiện bản lĩnh, cá tính của một cây bút giàu tính nhân văn, một tâm hồn nhạy cảm, một văn phong trong sáng, tinh tế
Đóng góp của Thạch Lam khá khiêm tốn về số lượng, nhưng ông đã để lại di sản văn học quý báu ở nhiều thể loại: tiểu thuyết, truyện ngắn, ký Làm nên tên tuổi của nhà văn là truyện ngắn Những tác phẩm của ông không chỉ khẳng định sự nghiệp của một nhà văn mà còn có ý nghĩa to lớn đối với việc phát triển của văn học Việt Nam
Ngòi bút Thạch Lam luôn hướng về phía những người nghèo khổ với tấm lòng trắc ẩn chân thành Khung cảnh thường thấy trong các truyện ngắn của ông là những vùng quê bùn lầy nước đọng, những phố chợ tồi tàn, những khu ngoại ô nghèo khổ, buồn vắng Trong khung cảnh ấy, nhân vật hiện ra với vẻ thảm đạm, lầm than đặc biệt là phụ nữ và trẻ em Họ không chỉ là hình ảnh nổi bật mà đã trở thành những hình tượng trong tác phẩm Qua đó, người đọc cảm nhận được thế giới hiện thực, thấu hiểu được nhân sinh quan của nhà văn Nhờ thế, dù truyện ngắn của Thạch Lam
ra đời đã hơn 50 năm vẫn luôn hấp dẫn người đọc và giới nghiên cứu
Rabindranath Tagore (1861 - 1941) là hiện tượng kiệt xuất của văn học Ấn Độ thế kỷ XX Sau khi nhận giải Nobel văn học năm 1913, tên tuổi của R.Tagore được cả thế giới biết đến Ông thuộc số không nhiều những vĩ nhân mà tự bản thân họ đã trở thành biểu tượng cho năng lực sáng tạo của con người trên trái đất Suốt cuộc đời cầm bút miệt mài, ông đã để lại cho đời một khối lượng tác phẩm đồ sộ gồm nhiều thể loại: thơ, kịch, tiểu thuyết, truyện ngắn lĩnh vực nào ông cũng thành công xuất sắc Riêng truyện ngắn, với hơn 100 tác phẩm, ông được xem là bậc thầy của thể loại truyện ngắn thế kỷ XX
Gần giống Thạch Lam, truyện ngắn của R.Tagore viết về nhiều đề tài nhưng
ám ảnh nhiều nhất với độc giả là những truyện viết về phụ nữ, trẻ em Sinh ra trong một gia đình quý tộc, nhưng ông đã nhìn cuộc sống của họ không phải bằng sự hiếu
kỳ mà bằng sự quan tâm và mối thiện cảm đặc biệt của một “nhà nhân đạo chủ nghĩa” Ở Việt Nam, đã có nhiều công trình nghiên cứu về R.Tagore nhưng chủ yếu
Trang 9nghiên cứu về thơ và tiểu thuyết Các công trình nghiên cứu truyện ngắn chưa nhiều nên đây vẫn còn là mảnh đất giàu tiềm năng để tiếp tục khai thác
Đến với truyện ngắn của R.Tagore, người đọc bắt gặp ở đó những thân phận phụ nữ bất hạnh, những đứa trẻ không có được niềm vui dù là nhỏ nhất Những nhân vật ấy không chỉ phản ánh hiện thực của một thời mà còn gợi bao ý nghĩa về thân phận con người nói chung Nghiên cứu hình tượng phụ nữ và trẻ em trong truyện ngắn R.Tagore sẽ cho chúng ta một cái nhìn toàn diện hơn về thiên tài vĩ đại này
1.2 Văn học so sánh là tên gọi một hệ phương pháp luận, không chỉ cho phép người nghiên cứu so sánh các hiện tượng văn học ở các quốc gia khác nhau theo quan
hệ giao lưu mà còn có thể so sánh văn học theo quan hệ tương đồng Ấn Độ và Việt Nam là hai quốc gia Châu Á Dù có rất nhiều khác biệt nhưng cũng có những điểm gần giống nhau Văn học hiện đại của hai nền văn học đều có cơ sở xã hội là những nước thuộc địa của các đế quốc phương Tây Tuy không hoàn toàn trùng khít thời gian sinh trưởng, sáng tác nhưng Thạch Lam và R.Tagore đều sáng tác vào những thập kỷ đầu của thế kỷ XX Với tư cách sáng tạo cá nhân, hai nhà văn này thành công
ở thể loại truyện ngắn Những điều kiện trên là cơ sở cho phép chúng tôi nghiên cứu,
so sánh truyện ngắn của Thạch Lam và R.Tagore ở phương diện hình tượng nhân vật trong quan hệ tương đồng Thực tế, có thể có những nghiên cứu độc lập về tác phẩm của Thạch Lam và R.Tagore, nhưng đặt hai nhà văn này trong thể đối sánh để thêm một cách đọc hiệu quả hơn vẫn là chuyện hết sức mới mẻ, cần thiết
1.3 Tác phẩm của Thạch Lam và R.Tagore đã được đưa vào chương trình Ngữ văn Trung học cơ sở, Ngữ văn Trung học phổ thông và chuyên ngành văn ở các trường Đại học ở Việt Nam từ lâu Trong xu thế đổi mới giáo dục và xu hướng toàn cầu hóa, việc mở rộng, giao lưu, hội nhập rất quan trọng Việc dạy - học tác phẩm trong nhà trường ở Việt Nam không chỉ bó hẹp trong phạm vi các tác phẩm đơn lẻ mà
cần phải mở rộng, tích hợp để tăng hiệu quả thẩm mĩ, giáo dục Chọn “Hình tượng
nhân vật phụ nữ và trẻ em trong truyện ngắn của Thạch Lam và R.Tagore” làm
đối tượng nghiên cứu, chúng tôi muốn góp phần vào việc dạy - học tác phẩm của hai nhà văn này ở Việt Nam một cách hiệu quả hơn
2 Lịch sử vấn đề
2.1 Tình hình nghiên cứu hình tượng nhân vật phụ nữ và trẻ em trong truyện ngắn Thạch Lam
2.1.1 Nghiên cứu hình tượng nhân vật phụ nữ và trẻ em trong truyện ngắn Thạch Lam
Sự xuất hiện của Thạch Lam trong văn học Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX gắn liền với chặng đường mới trong văn xuôi nghệ thuật nói chung và truyện ngắn nói
Trang 10riêng Hơn nửa thế kỷ trôi qua kể từ ngày văn phẩm đầu tay của Thạch Lam ra đời, nhiều công trình đã nghiên cứu về thân thế, sự nghiệp, tác phẩm của ông Các công trình đó khẳng định đóng góp của ông vào công cuộc hiện đại hóa văn học nước nhà Trong đó, có một số công trình viết về hình tượng phụ nữ và trẻ em Chúng tôi sẽ điểm qua một số tài liệu liên quan trực tiếp đến đề tài
Nguyễn Hoành Khung trong Thạch Lam - một khuynh hướng truyện ngắn (Văn xuôi lãng mạn Việt Nam 1930 - 1945, 1989) nhận xét: “Thạch Lam đặc biệt
quan tâm, cảm thông và xót thương đối với cuộc đời vất vả mỏi mòn và những hy sinh thầm lặng của người phụ nữ nghèo” [dẫn theo 22, tr.297] “Họ dường như sinh
ra để yêu thương, nhường nhịn và chỉ sống bằng nhường nhịn, hy sinh, và cuộc đời
chỉ là những chắp vá lo âu, sầu tủi, ngày nọ nối tiếp ngày kia (Cô hàng xén) Họ còn
là nạn nhân thê thảm của những tập tục phong kiến tàn ác, bị hành hạ đến mức phải tìm đến cái chết, nhưng vẫn cứ phải sống để chịu đựng, chỉ được chết ngay trong lúc
sống” (Hai lần chết, Một đời người) [dẫn theo 22, tr.297]
Nguyễn Công Thắng đã nhận định ở bài viết Thạch Lam trong Gió lạnh đầu
mùa (1992): “Qua lăng kính nhân bản của Thạch Lam, những mẹ Lê, cô Tâm, Lan,
Nga hiện ra trong dáng vẻ buồn rầu, lặng lẽ nhưng dịu dàng, tha thiết đến kỳ lạ” [dẫn theo 22, tr.374]
Bùi Việt Thắng trong Người chắt chiu cái đẹp (1994) khẳng định: “Nhân vật nữ
trong truyện ngắn Thạch Lam thường mang vẻ đẹp của sự kín đáo, tế nhị Có vẻ họ hơi cũ một tý nhưng thật ra đó là nữ tính đậm đà của người phụ nữ Việt Nam” [dẫn theo 22, tr.353]
Trong Thế giới nhân vật của Thạch Lam (1997), Hà Văn Đức nhận xét:
“Trong tác phẩm của mình, Thạch Lam thường viết về người dân nghèo với một niềm cảm thương chân thành, man mác Niềm cảm thương đó trở nên đặc biệt sâu sắc khi ông nói đến thân phận của những người mẹ, người vợ Việt Nam đảm đang, tần tảo, giàu đức hy sinh” Và “Trong tác phẩm của Thạch Lam ta bắt gặp khá nhiều những khuôn mặt trẻ thơ Những đứa trẻ ấy mang một kiếp sống nghèo khổ từ tấm bé, cuộc sống của chúng thiếu thốn cả về vật chất lẫn tinh thần” [dẫn theo 22, tr.335]
Giáo sư Phong Lê trong Thạch Lam - Tinh tế và đằm thắm tình người (Vẫn
chuyện văn và người, 1999) nhận xét: “Ngòi bút Thạch Lam tinh tế và đằm thắm biết
bao trên những trang văn về người phụ nữ và con trẻ Từ ngày tập truyện ngắn đầu
tay Gió lạnh đầu mùa của Thạch Lam ra đời cho đến nay, nhiều truyện ngắn của ông
vẫn làm ta xúc động, xót xa, thương cảm cho số phận con người Dù ở xã hội nào, người chịu nhiều thiệt thòi, đau khổ hơn cả chính là phụ nữ và trẻ em Có lẽ bởi vậy
Trang 11mà họ luôn là đối tượng được các thế hệ nhà văn quan tâm nhất Thạch Lam cũng vậy, hình ảnh phụ nữ và trẻ em trong truyện ngắn của ông luôn khắc sâu vào ký ức
người đọc về sự tồn tại của kiếp người” [dẫn theo 22, tr.289]
Góp tiếng nói vào vấn đề này, Lê Tâm Chính trong Thế giới trẻ thơ qua đôi
mắt Thạch Lam (2000), nhận xét: “Các nhân vật trẻ thơ của Thạch Lam có những
khuôn mặt riêng: đẹp nhưng buồn” [dẫn theo 22, tr.419]; “Những trang viết về trẻ thơ của Thạch Lam bao giờ cũng man mác một thứ tình âu yếm Nó nhẹ nhàng mà ám ảnh Cái tình âu yếm ấy không chỉ là cái nhìn nhân hậu, yêu thương của người lớn giành cho lứa tuổi này mà còn là sự hóa thân của nhà văn vào lũ trẻ, là sự ám ảnh của tuổi thơ Thạch Lam gắn với cái phố huyện Cẩm Giàng” [dẫn theo 22, tr.427] Lê Tâm Chính đã chú trọng đến cái nhìn của nhà văn đối với trẻ em trong các sáng tác trữ tình đượm buồn của tác giả Theo Lê Tâm Chính, đây cũng chính là nhân tố tạo nên phong cách, tính nhân văn đằm sâu cho trang viết Thạch Lam
Luận văn của Nguyễn Thị Mộng Thơ: “Hình tượng nhân vật trẻ em trong các
sáng tác của Thạch Lam, Nam Cao, Nguyên Hồng trước cách mạng tháng Tám 1945” (2011) nghiên cứu về mối quan hệ của trẻ em với hoàn cảnh sống và mối quan
hệ với chính mình Trong đó, Nguyễn Thị Mộng Thơ cho rằng: những đứa trẻ dù sống trong cảnh lầm than, đói khổ nhưng khao khát, ước mơ của những tâm hồn trẻ thơ ấy vẫn không bao giờ lụi tắt, cứ âm ỉ chờ dịp phát sáng
Phạm Thị Quyên trong luận văn: “Người phụ nữ trong truyện ngắn Thạch
Lam” (2013), đã đi vào khám phá đời sống, thân phận người phụ nữ trong quan hệ
với đời sống xã hội, trong mối quan hệ với gia đình, với tình cảm và khao khát riêng
tư Tác giả nhận định: “Bằng ngòi bút của mình, Thạch Lam đã cho người đọc hình dung
về cuộc đời chung của những người phụ nữ trong xã hội những năm 1930 - 1945 Ở đó, người phụ nữ luôn là người chịu nhiều cơ cực, bất hạnh Chính nét vẽ này khiến văn Thạch Lam mang chất hiện thực và thấm đẫm tinh thần nhân đạo” [35, tr.63]
2.1.2 Nghiên cứu so sánh Thạch Lam với nhà văn nước ngoài
Việc so sánh truyện ngắn Thạch Lam với các tác giả khác đã được đề cập đến nhưng so sánh truyện ngắn của Thạch Lam với tác giả nước ngoài còn rất ít công trình thực hiện Qua tìm hiểu, chúng tôi nhận thấy, phần lớn việc so sánh tác giả Thạch Lam với các tác giả nước ngoài chỉ tập trung ở một số bài viết, cụ thể như sau:
Nguyễn Công Thắng trong bài: Thạch Lam trong Gió lạnh đầu mùa (1992)
nhận định: “Thạch Lam làm ta nhớ đến Tchékhov, Paustovsky, Saroya, chậm rãi buồn buồn, như thoáng qua mà níu kéo da diết” [dẫn theo 22, tr.372]
Trang 12Bùi Việt Thắng trong Người chắt chiu cái đẹp (1994) nhận xét: “Đọc Thạch Lam,
tôi cứ nghĩ đến câu nói của Rômanth Rôlăng đại ý: có những nhà văn mà tác phẩm của
họ làm thành người”[dẫn theo 22, tr.352] Và “Đọc Thạch Lam chúng ta thấy văn của
ông tựa hẳn vào cảm giác mà thành Nhân vật của ông nhận biết thế giới xung quanh
và giao hòa tâm hồn người khác chủ yếu nhờ cảm giác, thông qua cảm giác Nhân đọc lại Thạch Lam, chúng tôi nhớ ngay đến Pauxtốpxki (Nga), Hêminhuây (Mỹ), Môroa (Pháp) những bậc thầy truyện ngắn mà sức mạnh của ngòi bút chính nhờ vào trực giác” [dẫn theo 22, tr.357]
Tác giả Thụy Khuê trong bài viết Thạch Lam (2004) đã tìm ra điểm tương đồng
giữa Thạch Lam và Tchekhov: như Tchekhov, Thạch Lam cũng chỉ viết được đoản thiên
(truyện dài duy nhất Ngày mới chỉ là một truyện ngắn kéo dài) và Thạch Lam không viết
luận đề cũng không bịa ra những tình huống éo le cho hợp với “chủ đề”
Luận văn: Truyện ngắn Thạch Lam - truyện ngắn Pauxtôpxki - sự gặp gỡ về
phong cách nghệ thuật (2010) của tác giả Trần Thị Thắm đã làm rõ những đặc điểm
về quan niệm nghệ thuật, nội dung tự sự trong truyện ngắn của Thạch Lam so sánh với Pauxtôpxki để thấy sự “giao thoa” trong đặc sắc truyện ngắn giữa họ
Tác giả Vi Li trong bài viết: Gặp Thạch Lam ở Cẩm Giàng thì nhận định: “Mỗi
truyện là một bài thơ trữ tình đầy xót thương Mỗi chữ Thạch Lam là sương ngọc, từ tâm hồn mẫn cảm, nước mắt cho ta thanh lọc tinh thần Truyện không có chuyện mà chữ có hồng cầu, Thạch Lam như Ivan Bunin (1870 - 1953) của Nga, văn khiết tình, thê mỹ” [19, tr.2]
Tác giả Thanh Huyền trong bài viết: Cảm nhận về những em bé trong Gió lạnh
đầu mùa, Trong lòng mẹ, Bố của Xi mông (2014) đã so sánh những nhân vật trẻ em trong
các sáng tác của Thạch Lam với Nguyên Hồng và Mô-pa-xăng để thấy những em bé ấy đều đáng yêu, đáng quý, đáng thương Thanh Huyền nhận định: Qua hình ảnh các em, các nhà văn đã cất lên tiếng nói phê phán xã hội vô nhân đạo đã chà đạp lên cả những tâm hồn trẻ thơ trong sáng, cướp đi cả cuộc sống và ước mơ bình dị của các em
Nguyễn Thanh Phong ở bài viết: Cảm nhận về hình tượng người bà trong “Bà
tôi” của M.Goocki và “Về thăm bà” của Thạch Lam (2016) đã so sánh hình tượng
người bà trong hai tác phẩm để chỉ ra điểm giống và khác nhau của người phụ nữ ở hai nền văn hóa Tác giả cảm nhận: “Bà ngoại của Mácxim Gooki là người Nga hẳn khác bà của Thạch Lam về hình thể nhưng lại giống nhau ở tấm lòng nhân hậu, giống nhau về tình cảm trìu mến, yêu thương giành cho con cháu” [59] Cuối cùng tác giả
đã nhận định: cả hai hình tượng người bà đều có sức lay động lớn bởi nó chạm được
Trang 13tới nhịp đập nóng hổi của nhân sinh, đánh thức sự rung động trước niềm yêu của bao người bởi cái tình họ giành cho nhau
2.2 Tình hình nghiên cứu hình tượng phụ nữ và trẻ em trong truyện ngắn R.Tagore 2.2.1 Nghiên cứu hình tượng phụ nữ và trẻ em trong truyện ngắn R.Tagore ở nước ngoài
Trên thế giới và ở quê hương R.Tagore, có rất nhiều công trình nghiên cứu về truyện ngắn của ông nhưng vì trình độ ngoại ngữ có hạn, chúng tôi chưa thể bao quát Xét về mặt số lượng, chúng tôi thấy các công trình nghiên cứu về ông vô cùng lớn, điều đó chứng tỏ giới nghiên cứu rất quan tâm tới tác phẩm của R.Tagore Sự nghiệp của ông nói chung, thể loại truyện ngắn nói riêng được cả thế giới trân trọng và ngưỡng mộ
Các công trình nghiên cứu chuyên sâu truyện ngắn của ông có thể kể đến:
Truyện ngắn Rabindranath Tagore (Rabindranath Tagore’s Short Stories, 1961) của
Nirmalkumar Sidhanta; Nghiên cứu so sánh truyện ngắn của Chekhov và Tagore
(Chekhov and Tagore: A Comperative Study of their Short Stories, 1985) của Sankar
Basu; Tác phẩm viết bằng tiếng Anh của Ấn Độ (Indian writing in English, 2001) của Srinivasa Iyengar; Nghiên cứu phê bình truyện ngắn Tagore (Tagore’s Short Stories:
A Critical Study, 2004) của Hariom Prasad; Cảm hứng chủ đạo trong truyện ngắn Tagore (Pathos in the Short Stories of Rabindranath Tagore, 2009) của K.V
Dominic… Nhìn chung, các công trình này đều tập trung nghiên cứu chuyên sâu về mặt nội dung và nghệ thuật truyện ngắn R.Tagore Nghệ thuật truyện ngắn của ông được đánh giá rất cao, Sukuma Sen cho rằng: “Tagore là nhà văn đầu tiên viết truyện ngắn thực sự bằng tiếng Bengali và cho đến nay vẫn là nhà văn viết truyện ngắn hay
nhất” Các nhà nghiên cứu đều khẳng định R.Tagore là nhà văn đã khai sinh ra thể
loại truyện ngắn trong nền văn học Ấn Độ vào những năm 90 của thế kỷ XIX Cũng chính ông là người đã đưa thể loại này đến đỉnh cao bằng những sáng tác của mình
B Chaudhuri nhận định: “Truyện ngắn bằng tiếng Bengali đã có được những mùa hoa thật rực rỡ đầu tiên trong tác phẩm của Tagore Văn học hiện đại của Bengal
đã bước vào một kỷ nguyên mới với sự khởi đầu của thời kỳ Rabindranath viết truyện ngắn” [dẫn theo 9, tr.92] Lời nhận định này được viết vào những năm 60 của thế kỷ
XX, từ đó đến nay kỹ thuật viết truyện ngắn tại quê hương R.Tagore đã có những bước tiến rất xa nhưng nền móng ban đầu mà R.Tagore xây dựng cùng vị trí tiên phong của ông vẫn còn giữ nguyên giá trị
Trang 14Giáo sư phê bình người Bengal Promonthonath Bishi năm 1961 cũng góp tiếng nói khẳng định tài năng của R.Tagore: Không có một nhà văn Bengal nào có thể tạo ra nhiều nét đặc sắc như R.Tagoge đã làm đối với tác phẩm của mình không chỉ
là từ việc điểm những con số, mà trong sự khác biệt ở những nét đặc sắc này là cả một sự sáng tạo tuyệt vời
Năm 1967, ở bài viết Truyện ngắn của R.Tagore in trong tập Rabindranath
Tagore, do nhà xuất bản Twayne (New York) phát hành, tác giả Mary M Lago cho
rằng: truyện ngắn của R.Tagore được xem là những truyện ngắn hiện đại đầu tiên trong nền văn học Bengal Ông nêu một vài chủ đề chính trong truyện ngắn của R.Tagore: Sự tương phản giữa nông thôn và thành thị; giá trị của giáo dục; chủ nghĩa dân tộc và chính trị; phụ nữ và cộng đồng
Năm 1989, Bhattacharya trong bài viết của mình đã đề cập đến những yếu tố siêu nhiên trong 10 truyện ngắn của R.Tagore Theo ông, điều đó đã tạo nên phong vị đặc biệt của các câu chuyện Bhattacharya cho rằng: đằng sau những yếu tố siêu nhiên đó, R.Tagore muốn đưa độc giả đến một tầm sâu hơn về ý nghĩa xã hội, về mặt văn hóa Ông muốn trình bày sự phản kháng của mình đối với những thực tế đang tồn tại dựa trên sự tàn bạo, nhẫn tâm, vô nhân tính và phi lý của xã hội Ấn Độ và khiến độc giả nhìn sâu hơn vào thực tế đó
Lansing Evans Smith năm 1997 đã có bài viết bàn về những yếu tố hoang
đường trong truyện Đá đói của R.Tagore trong sự so sánh với truyện ngắn của
Hoffmann và Charlotte Perkins Gilman
Qua những tài liệu đã sưu tầm được, chúng tôi thấy: các công trình nghiên cứu đã phân tích sâu sắc về truyện ngắn R.Tagore nhưng còn rất ít công trình nghiên cứu hình tượng nhân vật phụ nữ và trẻ em trong truyện ngắn của ông Đây là vấn đề cần được nghiên cứu nhiều hơn để có thêm cơ sở khẳng định tầm vóc truyện ngắn của R.Tagore
2.2.2 Nghiên cứu hình tượng nhân vật phụ nữ và trẻ em trong truyện ngắn của R.Tagore ở Việt Nam
Từ những năm đầu thế kỷ XX, báo chí Việt Nam đã bắt đầu giới thiệu với bạn
đọc về R.Tagore Trên tờ báo Tiếng chuống rè (La Cloche Fêlée), số 18 ra ngày 16/6/1924 đăng bài Lòng ái quốc ở R.Tagore Có lẽ đây là một trong những bài đầu
tiên trân trọng giới thiệu về R.Tagore và phân tích triết luận của ông cho bạn đọc ở Việt Nam Từ đó, các sáng tác của ông bắt đầu được dịch và quảng bá rộng rãi với công chúng Việt Nam
Trang 15Giữa năm 1929, R.Tagore ghé thăm Sài Gòn ba ngày Báo chí Việt Nam đã liên tiếp đăng tin, lời phát biểu của R.Tagore và đăng một số bản dịch luận thuyết, thơ của ông Trong đó, các nhà báo đã hết lời ca ngợi tài năng trác việt của R.Tagore
Năm 1961, nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh của R.Tagore, việc dịch các tác phẩm của ông sang tiếng Việt đã được nhiều người quan tâm Trong năm này đã xuất hiện liền một lúc hai cuốn sách giới thiệu thân thế, sự nghiệp kèm theo phần tuyển dịch các tác phẩm của R.Tagore các nhà thơ, dịch giả tham gia dịch, trong đó có nhiều nhà thơ hàng đầu Việt Nam như Huy Cận, Xuân Diệu, Nguyễn Đình Thi, Hoàng Trung Thông, Chế Lan Viên Và hai nhà văn - dịch giả hàng đầu Việt Nam Cao Huy Đỉnh và La Côn Ngoài ra, việc dịch các tác phẩm của ông được đưa vào kế hoạch lâu dài của Nhà xuất bản Văn học
Ngày nay, nhiều tác phẩm của R.Tagore đã được dịch sang tiếng Việt và được đưa vào chương trình dạy học ở bậc đại học và các bậc học phổ thông, được in thành các tuyển tập Cuộc đời và sáng tác của ông được nhiều chuyên gia văn học nghiên cứu Trong phạm vi luận văn này, chúng tôi chỉ điểm qua những tài liệu liên quan trực tiếp đến đề tài:
Trong cuốn Tagore - Văn và Người (2005), Đỗ Thu Hà nhận định: “Trong số
các nhân vật của Tagore, gần như những nhân vật đáng ghi nhớ nhất đều là phụ nữ Qua các tác phẩm, R.Tagore đã phản kháng mạnh mẽ một thực tế đáng buồn là những phẩm chất và tài năng quý báu của người phụ nữ Bengal đã bị bỏ phí và bóp nghẹt qua nhiều thế hệ Thật đáng ngạc nhiên là nếu như chúng ta có thể tìm được một đặc điểm chung của các nhân vật nữ trong các tác phẩm của R.Tagore thì chính là đặc điểm rằng họ có tính cách mạnh mẽ hơn nam giới” [9, tr.112 - 113]
Lê Thanh Huyền trong luận văn: Thế giới nhân vật trong Mây và Mặt trời -
R.Tagore (2007) nghiên cứu tính cách, số phận nhân vật trẻ em và khám phá vẻ
đẹp của người phụ nữ ở cả hình thức và nội tâm Tác giả kết luận: “R.Tagore dành nhiều tình cảm cho nhân vật trẻ em, phụ nữ, những người dân nghèo khổ, những trí thức Tây học Ông lên án xã hội với những quan niệm lạc hậu, với sự phân biệt đẳng cấp, sự bất công cùng sự áp bức, bóc lột của thực dân đã khiến họ phải chịu bao đau khổ” [13, tr.132]
Nguyễn Thị Thanh Thủy ở bài viết Hình ảnh người phụ nữ mới Ấn Độ trong
văn xuôi Tagore (2011), đã nhận xét: “Hình ảnh phụ nữ trong văn xuôi Tagore luôn ý
thức được giá trị của bản thân, tràn đầy một năng lượng sống và khát khao được yêu đích thực, thậm chí sẵn sàng tranh đấu để có được tình yêu ấy” [43, tr.95]
Trang 16Năm 2013, Lý Văn Nghĩa trong luận văn: Giá trị nhân đạo trong truyện ngắn
của Rabinđranath Tagore đã nghiên cứu về nhân vật trẻ em và phụ nữ trong truyện
ngắn của R.Tagore Theo tác giả, những biểu hiện của giá trị nhân đạo trong truyện ngắn của R.Tagore là tình yêu thương đối với trẻ em và lòng ưu ái đối với phụ nữ Tác giả khẳng định: “Trong xã hội Ấn Độ lúc bấy giờ, R.Tagore đã san sẻ, đã hiểu nỗi đau thương thầm lặng tràn trề của nhân dân, nhất là những người phụ nữ, những đứa trẻ bơ vơ, những con người cùng cực, khốn khổ, để rồi cùng khóc, cùng đau, cùng bước chung một con đường của nhân vật” [23, tr.110]
Nghiên cứu lịch sử vấn đề Hình tượng nhân vật phụ nữ và trẻ em trong
truyện ngắn của Thạch Lam và R.Tagore chúng tôi nhận thấy:
1 Về Thạch Lam: Các nhà nghiên cứu đã quan tâm tới nhân vật phụ nữ, trẻ em trong truyện ngắn của ông và xuất hiện nhiều bài viết, công trình có giá trị Nhưng đặt hình tượng nhân vật ấy trong thể so sánh với truyện ngắn của các nhà văn nước ngoài còn rất ít công trình thực hiện một cách hệ thống, chủ yếu chỉ ở dạng bài viết thể hiện cảm nhận chung
2 Về R.Tagore: Ở nước ngoài, các công trình nghiên cứu truyện ngắn của R.Tagore nghiêng về giới thiệu chung, đánh giá tài năng viết truyện ngắn của ông, trong đó chủ yếu tập trung vào giá trị nội dung, nghệ thuật Tại Việt Nam, các nhà nghiên cứu đã quan tâm tới hình tượng nhân vật phụ nữ, trẻ em trong truyện ngắn của ông, nhưng đặt hình tượng nhân vật ấy so sánh với truyện ngắn của Thạch Lam thì chúng tôi chưa thấy có công trình chuyên biệt nào thực hiện
Chúng tôi đặc biệt lưu tâm đến các ý kiến của Hà Văn Đức, Lê Tâm Chính, Đỗ Thu Hà, Nguyễn Thị Thanh Thủy, Lê Thanh Huyền Tất cả những gì thu lượm được
từ quá trình nghiên cứu tổng quan vấn đề, ở mức độ ít nhiều đều là những gợi ý để chúng tôi có cơ sở vững chắc cho hướng triển khai đề tài Những phát hiện khoa học của các nhà nghiên cứu sẽ được chúng tôi kế thừa, đồng thời có trao đổi, mở rộng Trên cơ sở tìm hiểu thời đại của Thạch Lam và R.Tagore về con người, chủ đề phụ
nữ, trẻ em trong sáng tác của hai nhà văn, chúng tôi muốn đi sâu tìm hiểu, so sánh hình tượng nhân vật phụ nữ, trẻ em một cách có hệ thống, góp phần khẳng định tầm vóc và đóng góp về thể loại truyện ngắn của hai nhà văn
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích nghiên cứu
Thực hiện đề tài này, chúng tôi hướng tới:
1 Khám phá giá trị thẩm mĩ của các tác phẩm trong sự so sánh nhân vật phụ
nữ, trẻ em trong truyện ngắn của Thạch Lam và R.Tagore
Trang 172 Khẳng định thêm đóng góp của Thạch Lam, R.Tagore ở thể loại truyện ngắn trong hai nền văn học Việt Nam và Ấn Độ, rộng hơn nữa, trong văn học khu vực Châu Á
và thế giới
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt mục đích trên, nhiệm vụ của chúng tôi là:
- Khảo cứu cơ sở lịch sử xã hội, văn hóa Việt Nam, Ấn Độ cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỉ XX trong mối quan hệ với cuộc đời, sáng tác của Thạch Lam và R.Tagore
- Khảo cứu, so sánh hình tượng nhân vật phụ nữ, trẻ em trong truyện ngắn của Thạch Lam và R.Tagore từ phương diện nội dung
- Khảo cứu, so sánh hình tượng nhân vật phụ nữ, trẻ em trong truyện ngắn của Thạch Lam và R.Tagore từ phương diện hình thức
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Như tên đề tài đã thể hiện: Hình tượng nhân vật phụ nữ và trẻ em trong
truyện ngắn của Thạch Lam và R.Tagore, đối tượng nghiên cứu của chúng tôi là
hình tượng nhân vật phụ nữ, trẻ em trong truyện ngắn của Thạch Lam và R.Tagore
trong sự so sánh tương đồng
4.2 Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nghiên cứu của đề tài là các vấn đề thuộc hình tượng nhân vật phụ
nữ, trẻ em trong truyện ngắn của Thạch Lam và R.Tagore trong sự so sánh ở một số phương diện nội dung và nghệ thuật
- Thực hiện đề tài Hình tượng phụ nữ và trẻ em trong truyện ngắn của
Thạch Lam và R.Tagore chúng tôi tập trung khảo cứu trên các văn bản:
* Với Thạch Lam, chúng tôi khảo sát các truyện ngắn ở 2 tập:
- Gió lạnh đầu mùa (Tập truyện, NXB Văn học, 2010)
- Thạch Lam tuyển tập (Tập truyện, NXB Văn học, 2012) Gồm 33 truyện ngắn
* Với R.Tagore, chúng tôi khảo sát trên bản dịch tập R.Tagore - Tuyển tập tác
phẩm, tập II, nhiều người dịch, do Lưu Đức Trung tuyển chọn, giới thiệu, được NXB
Lao động và Trung tâm văn hóa ngôn ngữ Đông Tây, Hà Nội ấn hành năm 2004 Gồm 37 truyện ngắn
Trong quá trình khảo cứu truyện ngắn R.Tagore, chúng tôi sẽ so sánh với nguyên
bản tiếng Anh Stories from Tagore (The Macmilan Company, New York, 2010)
Trang 185 Phương pháp nghiên cứu
Thực hiện luận văn, chúng tôi sử dụng các phương pháp:
- Phương pháp so sánh văn học: đặt hình tượng phụ nữ, trẻ em trong truyện ngắn của Thạch Lam và R.Tagore trong cái nhìn tương quan để tìm ra những nét tương đồng, khác biệt Vì không có căn cứ về mối quan hệ trực tiếp giữa hai tác giả, chúng tôi chủ yếu dùng phương pháp so sánh loại hình, lý giải sự tương đồng, khác biệt từ các hiểu biết về tiểu sử nhà văn, đặc điểm xã hội, môi trường văn hóa mà hai nhà văn sống
- Phương pháp tiếp cận thi pháp học: Phương pháp này giúp người nghiên cứu giải quyết các yêu cầu của đề tài theo hướng đã được xác định bởi đối tượng nghiên cứu: hình tượng nhân vật Việc khám phá hình tượng nhân vật nhằm đánh giá khách quan giá trị của một tác phẩm, tránh được những khái quát tư biện
- Phương pháp nghiên cứu xã hội học: Phương pháp này giúp người nghiên cứu xem xét vấn đề trong sự thống nhất các khía cạnh ở “ngoài” và “trong” văn bản tác phẩm một cách khoa học, lịch sử cụ thể Nghiên cứu văn bản tác phẩm, hình thức cũng như nội dung, trong mối quan hệ tương tác với các vấn đề lịch sử xã hội giúp chúng tôi đánh giá toàn diện hơn giá trị thẩm mĩ truyện ngắn của của Thạch Lam và R.Tagore
- Phương pháp tiểu sử: phương pháp này quan tâm đến cuộc sống và những mối quan hệ riêng tư của nhà văn Nguyên tắc của phương pháp này là dùng các yếu tố tiểu
sử của nhà văn để lý giải tác phẩm văn học của nhà văn
Chúng tôi đồng thời sử dụng các thao tác cơ bản trong nghiên cứu: Thống kê - phân loại, phân tích - tổng hợp, so sánh
6 Dự kiến đóng góp của luận văn
Đây là luận văn đầu tiên ở Việt Nam tiếp cận hình tượng nhân vật trong truyện ngắn của Thạch Lam và R.Tagore bằng phương pháp luận văn học so sánh Thành công, nó sẽ là tư liệu tham khảo thiết thực cho việc nghiên cứu, giảng dạy, học tập các tác phẩm truyện ngắn của hai tác giả ở các trường đại học và phổ thông ở Việt Nam
7 Cấu trúc luận văn
Luận văn của chúng tôi ngoài phần Mở đầu và Kết luận, gồm 3 chương:
Chương 1: Thạch Lam và R.Tagore:
Thời đại - những điểm tương đồng và khác biệt
Chương 2: Hình tượng nhân vật phụ nữ và trẻ em trong truyện ngắn của
Thạch Lam và R.Tagore nhìn từ phương diện nội dung
Chương 3: Hình tượng nhân vật phụ nữ và trẻ em trong truyện ngắn của
Thạch Lam và R.Tagore nhìn từ phương diện hình thức thể hiện
Trang 19Chương 1 THẠCH LAM VÀ R.TAGORE:
THỜI ĐẠI - NHỮNG ĐIỂM TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT
1.1 Thời đại
1.1.1 Xã hội
Nửa cuối thế kỷ XIX nửa đầu thế kỷ XX, chủ nghĩa tư bản chuyển từ giai đoạn
tự do cạnh tranh sang giai đoạn độc quyền, nền kinh tế hàng hóa phát triển mạnh đặt
ra yêu cầu bức thiết về thị trường Vì thế, các nước đế quốc đua nhau xâm lược Châu
Á, châu Phi, Mỹ La Tinh Việt Nam và Ấn Độ là hai nước nằm trong khu vực châu
Á, có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, trở thành mục tiêu xâm lược của đế quốc, thực dân Năm 1858, thực dân Pháp tiến công quân sự chiếm Việt Nam Từ năm 1849, Ấn Độ trở thành thuộc địa của Anh Dưới chế độ cai trị của thực dân, xã hội Việt Nam và Ấn Độ có nhiều điểm tương đồng và khác biệt
1.1.1.1 Những điểm khác biệt
Trước khi thực dân Pháp xâm lược, Việt Nam là một quốc gia phong kiến độc lập có chủ quyền, dưới sự cai trị của triều đình nhà Nguyễn Các vua nhà Nguyễn cố gắng xây dựng Việt Nam trở thành một quốc gia hùng mạnh nhưng chính sách có nhiều thiếu sót và chưa hợp lý Đối diện với cuộc xâm lược của Pháp, tình hình trong nước gặp nhiều khó khăn: nông nghiệp ngày càng sa sút, công thương nghiệp đình đốn, quân sự lạc hậu, chính sách đối ngoại có những sai lầm… Trước một kẻ xâm lược đến từ phương Tây với sự vượt trội về tất cả các mặt, triều đình nhà Nguyễn lâm vào tình trạng tù túng vì tiềm lực dân tộc đã bị suy giảm Việt Nam thời điểm này rơi vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng Năm 1858, Pháp nổ súng xâm lược Việt Nam, sau đó chúng vừa tiến hành công cuộc bình định, vừa bắt đầu bộ máy cai trị tại những vùng chiến lược
Tại Ấn Độ, trước khi bị người Anh xâm chiếm, tiểu lục địa Ấn Độ nằm dưới
sự thống trị của triều Moghul Sự thống trị của họ luôn bị những quốc gia địa phương của người Hinđu đe dọa và luôn xảy ra những cuộc lật đổ vì bạo loạn, âm mưu cung đình Là quốc gia đa dân tộc, tôn giáo nên mâu thuẫn dân tộc, tôn giáo luôn là vấn đề nóng của Ấn Độ Những cuộc chiến tranh liên miên giữa các tập đoàn phong kiến càng khơi sâu sự chia rẽ dân tộc, làm suy yếu đất nước, cộng với những tập tục lạc hậu, lễ nghi phức tạp làm cản trở sự thống nhất Ấn Độ Dưới thời kì suy tàn của triều đại Moghul, phong trào đấu tranh của nhân dân chống chế độ phong kiến và sự xâm
Trang 20lược từ bên ngoài đánh dấu giai đoạn mạt kì của chế độ phong kiến Ấn Độ Sau cuộc nổi dậy của binh lính Xipay, chính quyền Anh xóa bỏ hoàn toàn triều đại phong kiến Moghul, giải thể công ty Đông Ấn, đặt thuộc địa dưới quyền cai trị trực tiếp của chính phủ
Như vậy, cả Việt Nam và Ấn Độ đều nằm dưới sự cai trị của đế quốc thực dân Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân nên trong cách xây dựng chế độ thuộc địa có nhiều điểm khác nhau
Cơ cấu tổ chức bộ máy hành chính của Việt Nam rườm rà hơn Ấn Độ:
Tại Việt Nam, thực dân Pháp thành lập Liên bang Đông Dương gồm: Bắc Kỳ, Trung Kỳ, Nam Kỳ, Campuchia, Lào Đứng đầu Liên bang có toàn quyền Cơ quan quyền lực tối cao là giám đốc các công sở, các viên quan cai trị đứng đầu 5 xứ, chủ
sự các phòng thương mại và canh nông Văn phòng phủ toàn quyền gồm rất nhiều phòng như: chính trị, hành chính, quân sự, nhân sự, văn thư… Ngoài ra, còn có các
cơ quan như: Hội đồng phòng thủ Đông Dương, Ủy ban tư vấn về mỏ
Tại Ấn Độ, Anh hoàng giao phó quyền thế cho phó vương Ấn Độ, thay thế cho
vị toàn quyền Ấn Độ cũ và trực thuộc Bộ Ấn Độ, phó vương được phụ tá bởi một hội đồng hành pháp gồm 6 ủy viên lập nên một Bộ nhỏ với một chuyên viên tài chính, một nhân viên công chính, một chuyên viên tư pháp và những chuyên viên khác
Về chính trị: Ở Việt Nam, Pháp tiến hành chia Việt Nam thành 3 xứ với bộ máy cai trị khác nhau: Bắc Kỳ và Trung Kỳ là hai xứ bảo hộ, Nam Kỳ là đất thuộc địa hoàn toàn của Pháp Ở Trung Kỳ, Pháp vẫn duy trì triều đình nhà Nguyễn nhưng vua An Nam không có thực quyền mà do Khâm sứ Trung Kỳ nắm quyền, mỗi bộ đều
có một viên chức Pháp với Hội đồng bảo hộ giúp việc Trong quá trình cai trị, thực dân Pháp luôn kiểm soát chặt chẽ và đặt những cơ cấu xã hội cũ dưới quyền cai trị của mình, đồng thời tìm mọi cách cắt xén quyền hành, hạ thấp vai trò của triều đình Huế Hành động của thực dân Pháp làm nhân dân Việt Nam cảm thấy bị áp bức, bóc lột nhiều hơn các thuộc địa khác dẫn đến hàng loạt cuộc đấu tranh chống Pháp nổ ra
Tại Ấn Độ, sau cải cách năm 1858, Anh đưa đến cho cả ba quận Bengale, Madras và Bombay những hội đồng lập pháp: quyền lập pháp trong tay quan toàn quyền ở Calcutta, quyết định cho tất cả Ấn Độ thuộc Anh Nhiều cải cách quan trọng khác được thực hiện trong tổ chức quân sự và tư pháp Các đội quân của công ty Đông Ấn cũ nay đặt dưới quyền Anh hoàng nhưng chỉ dân bản xứ mới được làm lính trong các quân đội ấy Bên cạnh phần lãnh thổ là thuộc địa Anh vẫn còn phần lãnh thổ thuộc các hoàng gia Ấn Các tiểu quốc này nằm giữa bán đảo, mỗi tiểu quốc trên
Trang 21nguyên tắc đều độc lập và ràng buộc với Anh bởi một hiệp ước riêng, trong đó xác định trách nhiệm của nó đối với Anh quốc Trước nguy cơ chống đối của nhân dân thuộc địa Ấn, Anh đã tìm cách ràng buộc khéo léo lãnh thổ của các tiểu vương quốc
mà không làm mất đi quyền lợi của chính quốc Tuy nhiên, tất cả các lãnh thổ tự trị đều phải thừa nhận sự đứng đầu về mặt “tinh thần” của nữ hoàng Anh Đây thực chất
là sự thành lập một thứ quyền lực tự trị có kiểm soát được đảm bảo bằng quyền tối cao của thực dân Anh tại Ấn Độ
Chính sách “chia để trị” là giống nhau nhưng cách cai trị thuộc địa của thực dân Pháp tại Việt Nam mang tính trực tiếp, cứng nhắc hơn so với thực dân Anh tại Ấn Độ
1.1.1.2 Những điểm tương đồng
Chính sách khai thác thuộc địa của Pháp, Anh tác động mạnh mẽ đến xã hội Việt Nam và Ấn Độ Hai nước có nhiều chuyển biến ở kết cấu giai tầng, bên cạnh các giai cấp cũ xuất hiện thêm một số giai cấp mới
Lực lượng xã hội cũ còn tồn tại ở Việt Nam là giai cấp địa chủ phong kiến đã tồn tại hàng nghìn năm trong lịch sử, ở Ấn Độ là giai cấp quý tộc phong kiến Hai giai cấp này trước đây là giai cấp thống trị, nay trở thành tay sai đắc lực cho Pháp, Anh để bóc lột nhân dân và công cuộc cai trị của chính quyền thực dân Bên cạnh
đó, tại Việt Nam và Ấn Độ còn có giai cấp nông dân, giai cấp này bị địa chủ, quý tộc, thực dân bóc lột nặng nề, cướp đoạt ruộng đất nên họ vừa có mâu thuẫn dân tộc, vừa có mâu thuẫn giai cấp với đế quốc thực dân và phong kiến tay sai phản động, trong đó mâu thuẫn dân tộc là lớn nhất Giai cấp nông dân vì bị cướp đoạt ruộng đất nên họ phải ra thành phố kiếm sống Một bộ phận tham gia vào đội ngũ công nhân nhà máy hoặc đứng ra làm ăn buôn bán nhỏ, từng bước góp phần hình thành hai lực lượng xã hội mới là công nhân và trí thức tiểu tư sản trong bức tranh chung của các giai cấp mới hiện đại
Quá trình khai thác thuộc địa của thực dân làm xuất hiện thêm một số giai cấp, tầng lớp mới:
Giai cấp công nhân Việt Nam và Ấn Độ ra đời cùng quá trình bần cùng hóa giai cấp nông dân dưới chế độ bóc lột của thực dân, phong kiến Phần lớn họ xuất thân từ tầng lớp nông dân, bị dồn đến bước đường cùng cơ cực ở quê hương, họ bỏ lên thành phố mong tìm được việc làm trong các nhà máy, xí nghiệp Khi thực dân bắt tay vào công cuộc “công nghiệp hóa” thuộc địa, nhu cầu tuyển mộ nhân công ngày càng nhiều thu hút hơn nữa số nông dân bị mất đất bỏ quê ra đi, từ đó sản sinh
ra đội ngũ những người vô sản trên chính những miền đất gieo mầm xuất hiện giai
Trang 22cấp tư sản Việt Nam và Ấn Độ Giai cấp công nhân sau đó trở thành giai cấp tiên phong trong phong trào giải phóng dân tộc
Giai cấp tư sản Việt Nam bao gồm: tư sản mại bản, tư sản dân tộc Tư sản mại bản có quyền lợi gắn với thực dân Pháp, trở thành đối tượng của cách mạng, còn tư sản dân tộc bị Pháp chèn ép nên họ có tinh thần chống thực dân Pháp, chống phong kiến nhưng tư tưởng giao động Giai cấp tư sản Ấn Độ phần lớn xuất thân từ các Zamindar (địa chủ), các Rajah (vương công), những người buôn bán và cả những người cho vay lãi nặng Thực dân Anh không thể tự mình thâu tóm, điều hành các nhà máy, xí nghiệp, chúng buộc phải cho phép tầng lớp có thế lực ở địa phương làm chủ Những nhà tư bản này từ chỗ là những nhà buôn hay những người cho vay nặng lãi đã vươn lên, chớp thời cơ làm ăn với tư bản Anh, trở thành nhóm tư sản mại bản đầu tiên ở Ấn Độ
Giai cấp tiểu tư sản Việt Nam bao gồm: học sinh, trí thức, viên chức, những người làm nghề tự do Trong đó, giới trí thức và học sinh là bộ phận quan trọng của tầng lớp tiểu tư sản Đời sống của tư sản Việt Nam bấp bênh, dễ bị phá sản trở thành những người vô sản Tiểu tư sản Việt Nam có lòng yêu nước, căm thù đế quốc thực dân, lại chịu ảnh hưởng của những tư tưởng tiến bộ từ bên ngoài truyền vào nên đây
là lực lượng có tinh thần cách mạng cao Được phong trào cách mạng rầm rộ của công - nông thức tỉnh, họ bước vào hàng ngũ cách mạng ngày càng đông, đóng vai trò quan trọng trong phong trào đấu tranh của nhân dân nhất là ở thành thị Tại Ấn
Độ, tầng lớp trí thức tiểu tư sản là những người vừa được trang bị vốn kiến thức hiện đại, vừa được hấp thu nền văn hóa phương Tây với những tư tưởng tự do, tiến bộ, đồng thời luôn gìn giữ trong mình những mạch chảy của truyền thống dân tộc Vì thế,
dù còn ít ỏi về số lượng nhưng họ là một lực lượng vô cùng quan trọng, là bộ phận đi đầu trong các cuộc vận động dân chủ ở Ấn Độ
Như vậy, bên cạnh các giai cấp cũ, sự ra đời của các giai cấp mới đã làm thay đổi cơ bản tình hình chính trị, xã hội ở Việt Nam và Ấn Độ Các giai cấp này đều mang thân phận những người bị mất nước ở mức độ khác nhau, đều bị thực dân áp bức, bóc lột nên đã xảy ra mâu thuẫn giữa toàn thể nhân dân Việt Nam với thực dân Pháp và nhân dân Ấn Độ với thực dân Anh Các giai cấp này qua quá trình đấu tranh
đã đoàn kết với nhau vì mục tiêu chung: chống thực dân, giải phóng dân tộc
1.1.2 Văn hóa
1.1.2.1 Văn hóa
Mỗi nước thực dân khi xâm lược thuộc địa đều cố gắng áp đặt nền văn hóa của nước mình lên thuộc địa Tuy nhiên, văn hóa của mỗi dân tộc khác nhau có
Trang 23những đặc trưng riêng, được hình thành trong quá trình xây dựng, phát triển của dân tộc Do đó, khi sự tiếp xúc xảy ra giữa hai nền văn hóa khác nhau sẽ dẫn đến ba khả năng: một là sẽ xảy ra quá trình tiếp biến văn hóa, hai là sự đồng hóa văn hóa, ba là
sự đối kháng giữa các nền văn hóa Những khả năng này ngoài bị phụ thuộc vào mức độ tương đồng của hai nền văn hóa tiếp xúc với nhau và quá trình xâm lược của thực dân, chúng còn phụ thuộc vào cách thức mà các nước đế quốc áp đặt văn hóa lên dân tộc thuộc địa
* Sự khác biệt
Tại Việt Nam, do vị trí địa lý và điều kiện lịch sử, Nho giáo thâm nhập, bám rễ sâu chắc vào các tầng lớp nhân dân ở tất cả các lĩnh vực Trong đó, yếu tố văn hóa ảnh hưởng rất nặng nề Sau khi thực dân Pháp đặt ách thống trị, Nho giáo mất dần ảnh hưởng, song nó vẫn tồn tại lâu dài trong các mối quan hệ xã hội, phong tục tập quán Tuy nhiên, nhiều yếu tố của Nho giáo khi vào Việt Nam đã biến đổi cho phù hợp với truyền thống của văn hóa dân tộc Bên cạnh đó, Việt Nam có nhiều tôn giáo, nhiều dân tộc cùng tồn tại trong một lãnh thổ nhưng hầu như trong lịch sử không xảy
ra xung đột về tôn giáo, sắc tộc Đặc biệt, trong đời sống tinh thần, người Việt coi trọng thế giới trần tục hơn thế giới bên kia
Ấn Độ là đất nước có bề dày truyền thống văn hóa Xã hội luôn tồn tại nhiều tôn giáo khác nhau, trong đó mạnh nhất là Hindu giáo và Hồi giáo Hindu giáo phân chia thành 4 đẳng cấp là: Bàlamôn, Ksatria, Vaixia, Sudra Vì vậy, Ấn Độ luôn phải đối mặt với vấn đề quan trọng trong đời sống văn hóa, tinh thần đó là tình trạng phức tạp về dân tộc, tôn giáo và đẳng cấp Truyền thống Ấn Độ quy định một cách nghiêm ngặt những người thuộc về quan hệ đẳng cấp khác nhau không được lấy nhau Đẳng cấp của mỗi người được thừa kế từ đời này sang đời khác Chế độ đẳng cấp ảnh hưởng lâu dài, sâu rộng đến mọi mặt đời sống Ấn Độ Khác với người Việt Nam, người Ấn Độ rất coi trọng đời sống tâm linh hướng tới sự giải thoát sau cái chết Tư duy luôn luôn hướng về cái tuyệt đối, luôn chiêm nghiệm, hướng nội
đó làm nhân dân Việt Nam vô cùng thất vọng Với tinh thần yêu nước và lòng tự
Trang 24trọng dân tộc, thái độ trước hết của người Việt Nam, đặc biệt các nhà Nho yêu nước
là chống trả quyết liệt cả về chính trị, văn hóa của thực dân Pháp Họ không tiếp nhập chữ quốc ngữ, không học tiếng Tây, không dùng hàng Tây… Tuy nhiên, bằng thái độ mềm dẻo, cởi mở, dần dần họ đã tiếp nhận những giá trị văn hóa mới để phát triển văn hóa dân tộc và sử dụng chúng trong công cuộc đấu tranh chống ngoại xâm, giành độc lập dân tộc Sự tiếp xúc văn hóa Pháp - Việt đã đưa đến sự chuyển biến văn hóa Việt Nam khá mạnh mẽ, diện mạo văn hóa Việt Nam đã thay đổi trên các phương diện: Thứ nhất là chữ quốc ngữ từ loại chữ viết chỉ dùng trong nội bộ một tôn giáo đã được dùng như chữ viết của một nền văn hóa Thứ hai là sự xuất hiện của các phương tiện văn hóa như: nhà in, máy in ở Việt Nam Thứ ba là sự xuất hiện của báo chí, nhà xuất bản Thứ tư là sự xuất hiện của một loạt các thể loại, loại hình văn nghệ như: tiểu thuyết, thơ mới, điện ảnh, kịch nói, hội họa… góp phần hiện đại hóa văn hóa dân tộc trên mọi phương diện
Tương tự, tại Ấn Độ, sau khi thực dân Anh tiến hành xâm lược và đặt ách thống trị, quan hệ tư bản chủ nghĩa sớm phát triển ở Bengal làm xuất hiện giới trí thức dân tộc - đại diện quyền lợi cho giai cấp tư sản Ấn Độ Những người tri thức này đã thấm nhuần nguồn văn hóa cổ Ấn Độ, đồng thời tiếp xúc với nền văn hóa ưu
tú của thế giới, đặc biệt là Anh, Pháp, Nga Dần dần họ thấy rõ bộ mặt nham hiểm của thực dân Anh và bất bình với tình trạng nô lệ của đất nước Người Ấn Độ, đặc biệt là các tri thức đã ảnh hưởng rất lớn từ văn hóa Anh trong tác phong, lối sống, cách tư duy, đến trình độ sản xuất, tri thức, khoa học Nhưng họ lại muốn khôi phục nền văn hóa cổ huy hoàng của Ấn Độ; họ muốn đem văn hóa Tây phương hòa hợp với những truyền thống tốt đẹp của dân tộc mình để biến văn học thành một phương tiện giải phóng dân tộc
Như vậy, cả Việt Nam và Ấn Độ đã trải qua quá trình đấu tranh lặng lẽ, chuyển hóa dần dần, cuối cùng lựa chọn những tinh hoa văn hóa nhân loại rồi cải biến cho phù hợp với tâm thức và mỹ cảm văn hóa dân tộc Đó là quá trình hội nhập để bổ sung những yếu tố mới tiến bộ, hiện đại vào nền văn hóa truyền thống, làm giàu đẹp hơn, phong phú hơn, hiện đại hơn nền văn hóa dân tộc trong điều kiện lịch sử mới
Tư tưởng, văn hóa phương Tây hiện đại ngày càng có ảnh hưởng sâu sắc đến mọi tầng lớp xã hội, đặc biệt là giới trí thức Thạch Lam và R.Tagore là những trí thức Tây học, đã tiếp thu những nét tích cực từ văn hóa phương Tây và kết hợp nhuần
Trang 25nhuyễn với truyền thống dân tộc để biến thành chủ nghĩa nhân đạo trong sáng tác của riêng mình
1.1.2.2 Văn học
* Sự khác biệt
Văn học Việt Nam và Ấn Độ thời kỳ này đều có sự chuyển biến mạnh mẽ gắn liền với vận mệnh đất nước, phản ánh sự nghiệp giải phóng dân tộc nhưng có nhiều nét khác biệt
Ở Việt Nam, bên cạnh nền văn học viết bằng chữ Hán, chữ Nôm còn xuất hiện và lan rộng nền văn học hiện đại bằng chữ quốc ngữ với nhiều thể loại: thơ, tiểu thuyết, truyện ngắn, kịch Bên cạnh đó, kho tàng văn chương Việt Nam còn được làm giàu lên nhờ các tác phẩm dịch thuật, nhiều tác phẩm đã gây được ấn tượng mạnh đối với độc giả Nền văn học dân tộc đã biết đặt mình vào môi trường chung của thế giới và xem sự phát triển của mình phụ thuộc vào khả năng thu hút những tinh hoa tốt đẹp của nhân loại Tuy nhiên, dù văn học Việt Nam ảnh hưởng
từ văn học Pháp rất lớn nhưng Việt Nam không có dòng văn học bằng tiếng Pháp
mà chỉ có một số bài viết bằng tiếng Pháp in trên các báo: Chuông rè, Tiếng nói của
chúng ta, Tập hợp, Tiến lên… Một số tác giả tiêu biểu thời kỳ này như: nhóm Tự
lực văn đoàn, Nam Cao, Vũ Trọng Phụng, Nguyễn Tuân, Ngô Tất Tố… Trong đó, Thạch Lam là một trong những trí thức Tây học, ông vừa tiếp nhận cái sáng sủa mạch lạc rất tiêu biểu của Pháp, vừa thấm nhuần chất duy lý trong văn học Pháp, dần dần ông kết hợp hài hòa giữa hai nền văn hóa Đông - Tây tạo nên các tác phẩm rất độc đáo, trở thành một trong những tác giả có nhiều đóng góp trong việc mang lại chất nghệ thuật cho văn xuôi và có ảnh hưởng lớn đến quá trình hiện đại hóa văn học dân tộc
Ở Ấn Độ, văn học có sự chuyển biến mạnh mẽ gắn với phục hưng đất nước Nền văn học lúc này hình thành ba khuynh hướng: bài ngoại, sùng ngoại, dung hòa văn hóa Đông Tây Ngoài chống đế quốc, văn học thời này còn đấu tranh chống trào lưu văn học suy đồi, phản nhân tính Các tác giả tiêu biểu: Prem Chanđơ, Ôbinđơ Gôdơ, Valatôn,… đặc biệt là R.Tagore - người đã phất cao ngọn cờ phục hưng, kêu gọi cách tân văn học, hòa hợp văn hóa Đông Tây và cống hiến nhiều tác phẩm xuất
sắc Đối với R.Tagore, chống thực dân không phải là chống văn minh châu Âu Tác
giả quan niệm: Đông và Tây “chỉ là hai bán cầu của trí não nhân loại Nếu một bên bị bất toại thì toàn thân thể sẽ bị thoái hóa” Ông đã đưa nền văn học Bengan và cả nền văn học Ấn Độ lên đỉnh cao chói lọi Thơ ca của ông đã cất cao lời kêu gọi “đòi cơm
Trang 26gạo, đòi cuộc sống, đòi ánh sáng và tự do, đòi sinh lực, sức khỏe, niềm vui và lòng dũng cảm chân thành rộng mở” Hơn nữa, dưới ảnh hưởng của văn hóa Anh, văn học
Ấn Độ còn hình thành thêm dòng văn học viết bằng tiếng Anh, một số tác phẩm viết bằng tiếng Bengali của R.Tagore cũng được tác giả dịch sang tiếng Anh
* Sự tương đồng:
Diễn tiến văn học như một hệ thống chỉnh thể với sự hình thành, tồn tại, phát triển qua các thời kỳ lịch sử Văn học là con đẻ của thời đại, là một phần da thịt của lịch sử Nếu ví văn học như một dòng sông uốn mình theo chiều dài lịch
sử dân tộc thì những biến động từ bối cảnh lịch sử đã làm cho dòng sông ấy cuộn sóng, trào dâng, tạo thành những dòng chảy khác nhau
Nét đáng chú ý của văn học Việt Nam và Ấn Độ thời kỳ này là sự tồn tại song song nhiều dòng văn học có những khuynh hướng, tư tưởng khác nhau Bên cạnh dòng văn học truyền thống, xuất hiện thêm một số dòng văn học mới chịu ảnh hưởng của văn học phương Tây và những nền văn học phát triển của nhân loại, tiêu biểu là dòng văn học lãng mạn và hiện thực
Cùng với sự du nhập của văn hóa Pháp, văn hóa Anh, triết học, chính trị, văn học, nghệ thuật Tây phương cũng tràn vào Việt Nam và Ấn Độ tạo thành nguồn cảm hứng cho những đề tài mới mẻ
Ở Việt Nam thời kỳ đầu là khuynh hướng văn chương tình cảm, lãng mạn Từ
truyện Thầy Lazaro Phiền của P.J.B Nguyễn Trọng Quản đến các tác phẩm của Hồ Biểu
Chánh, Hoàng Ngọc Phách, các tác giả Tự lực văn đoàn Ngoài truyện ngắn, tiểu thuyết, phong trào thơ lãng mạn rất thịnh hành, xuất hiện nhiều thi sĩ danh tiếng như: Xuân Diệu, Chế Lan Viên, Ở Ấn Độ, dòng văn học này có một số gương mặt tiêu biểu như: Madusudan Datta, Bankim Sandra… Tình yêu thiên nhiên, con người, tình yêu đất nước, chủ nghĩa anh hùng là những đề tài ưa thích của những nhà văn này
Trong dòng văn học hiện thực, cương lĩnh “nghệ thuật vị nhân sinh” đã ăn sâu vào tư tưởng của các nhà văn, họ kiên quyết chối bỏ sự hấp dẫn của cái đẹp không tưởng để tìm đến nỗi đau của con người Bằng bút pháp điển hình hóa, các tác giả mang đến cho người đọc những số phận con người chân thực nhất, họ đã đi một con đường khác, tìm ra bản chất sâu xa trong nỗi đau của con người, thể hiện được tinh thần nhân đạo trong các tác phẩm Họ cùng đau, cùng khóc với những con người khốn khổ, cùng đồng cảm và trân trọng những giá trị tốt đẹp bên trong họ Với dòng văn học này, ở Việt Nam tiêu biểu là các nhà văn: Ngô Tất Tố, Vũ Trọng Phụng, Nam Cao Tại Ấn Độ, dòng văn học này một mặt đề cập đến những vấn đề xã hội
Trang 27truyền thống như: vấn đề đẳng cấp, tự do, hôn nhân, quyền sống của người phụ nữ Mặt khác, họ đã miêu tả đời sống cực khổ về vật chất, tinh thần của các tầng lớp nhân dân lao động, đại biểu xuất sắc là Prem Chand
Một dòng văn học có tính chất chủ đạo, ảnh hưởng mạnh mẽ đến các dòng văn học khác là dòng văn học yêu nước Tại Việt Nam, tiêu biểu là các chí sĩ yêu nước như: Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng với các tác phẩm thơ văn làm vũ khí tuyên truyền cho cuộc chiến đấu vì độc lập, tự do Tại Ấn Độ là ông Mahatma Gandhi - lãnh tụ chính trị vĩ đại của Ấn Độ, người suốt đời đấu tranh cho tự
do và hạnh phúc của nhân dân, đồng thời cũng là một người viết văn; là nữ sĩ Sarojini Naidu, người được mệnh danh là “con chim họa mi Ấn Độ” đã viết những vần thơ yêu nước cháy bỏng phục vụ cho các hoạt động chính trị - xã hội của bà…
Tất cả những tinh hoa của các dòng văn học nói trên ở Ấn Độ được tổng hợp lại trong một hiện tượng văn học độc đáo mang tầm cỡ quốc tế là R.Tagore Ở ông có
sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa tâm linh, chủ nghĩa lãng mạn, chủ nghĩa hiện thực, chủ nghĩa dân tộc và chủ nghĩa quốc tế Ông được xem như một biểu tượng tuyệt vời về
sự kết hợp giữa văn hóa phương Đông và văn hóa phương Tây Còn ở Việt Nam, việc xếp tác giả Thạch Lam vào dòng lãng mạn hay hiện thực vẫn còn phân vân Trong các tác phẩm của ông, yếu tố lãng mạn và hiện thực đã hòa quyện nhau trên từng trang viết Bức tranh hiện thực có sức lay động, ám ảnh người đọc có lẽ bởi đã được
vẽ bằng ngòi bút lãng mạn Thạch Lam là một trong những tác giả có đóng góp rất lớn trong việc hiện đại hóa văn học Việt Nam Còn R.Tagore, với những đóng góp xuất sắc của ông trên nhiều thể loại, đã góp phần giúp văn học hiện đại Ấn Độ có vị trí xứng đáng trong nền văn học thế giới
1.2 Cuộc đời, sự nghiệp của Thạch Lam và R.Tagore
1.2.1 Cuộc đời, con người
1.2.1.1 Thạch Lam - “Cây bút thiên về tình cảm”
Từ điển bách khoa toàn thư có đoạn viết: Thạch Lam là một cây bút thiên về
tình cảm, hay ghi lại cảm xúc của mình trước số phận hẩm hiu của những người nghèo, nhất là những người phụ nữ trong xã hội cũ Trong nền văn học Việt Nam hiện đại, Thạch Lam là một trong những cây bút văn xuôi có tầm vóc, văn ông giàu chất hiện thực và thể hiện tấm lòng nhân ái, sự cảm thông sâu sắc đối với những cuộc đời bất hạnh nhất là số phận của người phụ nữ và trẻ em Thạch Lam không chỉ khám phá, thể hiện một cách chân thực cuộc đời nhục nhã, cơ cực của những người phụ nữ tảo tần vì gia đình; những đứa trẻ sớm phải hứng chịu những bi kịch
Trang 28của đời sống, mà còn phát hiện ở những số phận ấy là vẻ đẹp tâm hồn thánh thiện, cao quý Trong các tác phẩm của mình, nhà văn luôn nâng niu, trân trọng những cảm xúc tinh tế của con người Bởi vậy, các tác phẩm của ông có sức truyền cảm lớn, lắng sâu trong lòng người đọc
Thạch Lam tên thật là Nguyễn Tường Lân Ông sinh ngày 7 tháng 7 năm 1910 tại Hà Nội trong một gia đình công chức, quê nội ở làng Cẩm Phô, Hội An, Quảng Nam, quê ngoại ở Cẩm Giàng, Hải Dương Ông sống trong một gia tộc bao đời nổi tiếng về văn chương: Cha ông là Nguyễn Tường Nhu thông thạo chữ Hán và chữ Pháp, làm thông phán tòa sứ Mẹ là bà Lê Thị Sâm, con gái cả ông Lê Quang Thuật, người đất Huế đã ba đời ra Bắc, làm quan võ ở Cẩm Giàng
Ông là con thứ sáu trong gia đình gồm bảy anh chị em họ Nguyễn Tường: Tường Thụy, Tường Cẩm, Tường Tam, Tường Long, Thị Thế, Tường Vinh và Tường Bách Trừ người anh cả là Nguyễn Tường Thụy và chị gái Thị Thế không viết văn, làm báo, còn lại các anh em trong gia đình Thạch Lam đều tham gia vào sự nghiệp văn chương, nổi bật có Tường Tam (Nhất Linh), Tường Long (Hoàng Đạo), Tường Vinh (Thạch Lam) là những cây bút chủ lực của trào lưu văn học Tự lực văn đoàn với những tác phẩm để lại dấu ấn trên văn đàn
Tuổi thơ Thạch Lam đầy vất vả, cha ông mất sớm, mẹ ông một mình tảo tần buôn bán nuôi mẹ chồng và bảy người con Ở Cẩm Giàng, Thạch Lam học tại trường Nam (nay là trường Tiểu học Tô Hiệu, Hải Dương) Khi người anh cả Nguyễn Tường Thụy ra trường dạy học ở Tân Đệ (Thái Bình), mẹ ông đã đưa cả nhà đi theo người con cả, nên Thạch Lam đến học ở Tân Đệ Ở đây được một năm, làm vẫn không đủ ăn, mẹ ông dẫn các con về Hà Nội ở thuê, rồi cứ thế lúc ở Hà Nội, lúc ở Cẩm Giàng Từ đó, cuộc sống nghèo khổ ở Cẩm Giàng đã thấm vào tâm hồn rồi vào văn chương Thạch Lam một cách tự nhiên, sau này thành những nhân vật, những chất liệu văn học trong các tác phẩm Chứng kiến cảnh nghèo khó và muốn sớm đỡ đần cho mẹ, cậu bé Lân đã khai tăng tuổi để học ban thành chung Sau đó ông thi đỗ vào trường cao đẳng Canh nông ở Hà Nội, rồi vào trường trung học Albert Sarraut để học và thi tú tài
Khi đã đỗ tú tài phần thứ nhất, Thạch Lam thôi học để làm báo với hai anh trai
và gia nhập Tự lực văn đoàn do Nguyễn Tường Tam sáng lập Ban đầu, ông được phân
công biên tập, sau đó làm chủ bút tuần báo Phong hóa và Ngày nay Năm 1935, ông
lấy vợ, sống tại căn nhà nhỏ tại đầu làng Yên Phụ, ven Hồ Tây (Hà Nội) Căn nhà đơn
sơ nhìn ra Hồ Tây sóng gợn rất hợp với người hay trầm mặc như Thạch Lam Đó cũng
Trang 29là nơi khơi nguồn những mạch văn lai láng của ông, Thế Lữ nhận định: “Thạch Lam là con người trầm lặng, bao nhiêu băn khoăn về nghệ thuật, bao nhiêu tư tưởng cũng như bao nhiêu tình cảm rung động lúc nào cũng chất chứa dồi dào trong tâm trí: cái kho tàng cuộc sống bên trong ấy rất sẵn châu báu mà chỉ cầm đến bút, Thạch Lam đã thấy dàn xếp theo chỉnh thể của lời” [dẫn theo 54, tr.100] Như vậy, Thế Lữ đã nhận thấy sự hóa thân sâu sắc và yếu tố cảm xúc trong sáng tác của Thạch Lam
Thạch Lam là một người nhẹ nhàng, trầm tĩnh Các tác phẩm của ông cũng như con người ông vậy, không gân guốc mà thâm trầm, kín đáo Qua đó, người đọc cảm nhận được ở ông có một tâm hồn dịu dàng, nhân ái, biết cảm thông trước những
số phận, những cảnh ngộ bất hạnh “Ông có một ngòi bút lặng lẽ, điềm tĩnh vô cùng, ngòi bút chuyên tả tỉ mỉ những cái nhỏ nhặt và rất đẹp, những tình cảm, cảm giác con con nảy nở và biểu lộ ở đủ các hạng người mà ông tả một cách rất tinh vi” [24, tr.8]
Chính vì thế, Vũ Ngọc Phan trong Nhà văn hiện đại đã nhận xét: “Trong các truyện
ngắn, truyện dài của Thạch Lam, tình cảm đều có vị trí rất đặc biệt” [dẫn theo 24, tr.9] Nhiều nhà nghiên cứu rất đồng tình với ý kiến nhận xét ấy và đều khẳng định
“Thạch Lam là cây bút thiên về tình cảm”
Đời văn Thạch Lam gắn bó với hai địa danh: Hà Nội và vùng quê Cẩm Giàng, Hải Dương Cái ga xếp buồn tĩnh lặng với tiếng còi tầu thảng thốt, da diết trong đêm, những kỷ niệm của ngôi nhà ánh sáng bên đường tàu, những con người bình dị, mộc mạc của vùng quê nghèo Cẩm Giàng đã làm nên chất thơ lay động, vừa mơ mộng, vừa man mác kỷ niệm trong những trang văn Thạch Lam Trong một bài báo, chính nhà văn đã bộc lộ, cái “lòng quê hương” là niềm nhớ quá vãng vẫn mãi sống cùng hiện tại trong lòng tác giả Cùng với các anh chị em trong gia đình, Thạch Lam đã có những gắn bó sâu đậm với mảnh đất Cẩm Giàng Từ nơi đây, tác giả đến với “Hà Nội ba sáu phố phường” và trở thành một trong những cây bút văn xuôi xuất sắc của văn học Việt Nam thế kỷ XX
Với 32 năm trên cõi dương gian, Thạch Lam đã sống một cuộc đời thanh bạch, mộc mạc và để lại cho đời những tác phẩm văn xuôi đặc sắc, thấm đẫm chất thơ Là một người tâm huyết với văn chương, Thạch Lam đã đem trái tim mình đặt lên trang viết cho nó sống mãi với ý nghĩa của những tác phẩm có giá trị
1.2.1.2 R.Tagore - “Nhà nhân đạo chủ nghĩa vĩ đại”
R.Tagore là “nhà nhân đạo chủ nghĩa vĩ đại” (Cố thủ tướng J Nerhu), là người đấu tranh không mệt mỏi cho độc lập dân tộc và cuộc sống hòa bình Ông còn là một trong những đại biểu xuất sắc của nền văn học thế giới “Các tác phẩm
Trang 30của ông đang vượt qua thời gian, đổ bóng xuống thời đại thức tỉnh lương tri của con người trên khắp trái đất, đồng cảm và an ủi họ trong những ngõ khuất của những cuộc đời bất hạnh” [43, tr.114]
R.Tagore sinh ngày 7 tháng 5 năm 1861 trong một gia đình quý tộc Bàlamôn gồm mười lăm anh chị em tại Calcutta, bang Ben gan Các anh chị em của ông nhiều người trở thành nhân tài của đất nước Về sau, vì chống lại đẳng cấp nên gia đình ông
bị khai trừ khỏi đẳng cấp, nhưng nhân dân Ấn Độ vẫn vô cùng yêu mến, kính trọng gia đình ông Cha của R.Tagore là Đêvenđranath Tagore - một nhà triết học, nhà đạo đức, nhà cải cách xã hội nổi danh Ông rất coi trọng đến việc giáo dục con cái, luôn dạy con sống giản dị, cần cù, biết yêu đất nước R.Tagore thường đi theo cha du lịch nhiều nơi, từ rừng núi Himalaya nhiều cảnh đẹp để học sự trầm tư của núi đến bờ biển phía nam lộng gió, tràn ngập ánh mặt trời R.Tagore còn theo cha tham dự các cuộc mít tinh, hội thảo của những nhà cải cách xã hội, chính trị và văn học, nghệ thuật Đó là cơ hội bồi đắp thêm lòng yêu đất nước, yêu dân tộc một cách sâu sắc, tạo tiền đề cho những tác phẩm thấm đẫm tinh thần nhân đạo trong các sáng tác văn chương của R.Tagore sau này
Calcutta - quê hương của R.Tagore là mảnh đất kiên cường nổi lên các cuộc đấu tranh chính trị chống Đế quốc và phong kiến, đây cũng là nơi văn học có truyền thống nhân đạo chủ nghĩa từ lâu đời Bấy giờ, Calcutta là trung tâm của giới trí thức
Ấn Độ, nhiều nhà văn, học giả, nhà viết kịch thường xuyên đến nhà R.Tagore để đàm luận các vấn đề, tổ chức hòa nhạc, diễn kịch
Những ảnh hưởng của thời đại, quê hương, gia đình đến tư tưởng nghệ thuật của R.Tagore vô cùng lớn lao, nhưng để trở thành “ngôi sao sáng của Ấn Độ Phục hưng”, trở thành “nhà nhân đạo chủ nghĩa vĩ đại” thì bản thân R.Tagore phải là người giàu ý chí, nghị lực và bản lĩnh
Thuở nhỏ, R.Tagore là cậu bé thông minh, hiếu học, ba lần gia đình gửi đến ba trường khác nhau Với tâm hồn phóng khoáng, cậu bé không hợp với nền giáo dục khắc nghiệt, đầy tính chất nô lệ ở các trường học của Anh Cậu bỏ học và tự học tiếng Sanskrit cổ, tự trau dồi ngôn ngữ, dần dần cậu thông thạo nhiều thứ tiếng Tám tuổi, cậu bắt đầu làm thơ, mười ba tuổi đã có thơ được đăng trên tạp chí Từ
đó, cậu nổi tiếng giỏi văn khắp vùng Belgali Có thời gian R.Tagore được cha giao việc trông cai đồn điền của gia đình, tại đây ông có dịp sống cùng giới bình dân nghèo đói, bệnh tật, ông đã sáng tác rất nhiều truyện ngắn, truyện dài mô tả các khía cạnh sống của xã hội này
Trang 31Với mục đích thực hiện một nền giáo dục dân tộc theo tinh thần nhân đạo chủ nghĩa, năm 1901 R.Tagore thành lập và trực tiếp phụ trách một trường học ở Xankiniketan Trong trường, thầy trò bình đẳng, sống chan hòa giữa thiên nhiên, cùng lao động, cùng góp sức nâng cao đạo đức, trau dồi văn hóa dân tộc Năm 1905, phong trào chống thực dân Anh diễn ra sôi nổi, R.Tagore đi diễn thuyết khắp nơi phản đối thực dân Anh, sáng tác thơ ca và bài hát để động viên quần chúng nhân dân đấu tranh giành độc lập tự do cho dân tộc
Năm 1916, R.Tagore tổ chức một cuộc mít tinh lớn tại nhà riêng để hô hào, chống chiến tranh thế giới và đả kích nền văn minh giả dối phương Tây Năm 1919 phong trào nông dân xứ Pengiap bị thực dân Anh tàn sát dã man, R.Tagore viết thư phản đối chuyển thẳng cho viên toàn quyền Anh Năm 1936, Hội các nhà văn tiến bộ
Ấn Độ thành lập, ông tham gia, tích cực ủng hộ Năm 1938, ông chủ trì một Đại hội của các nhà văn tiến bộ ở Calcutta, công khai kêu gọi đấu tranh chống ách nô dịch của Đế quốc và tàn dư phong kiến Ông đã làm nhiều thơ phản đối phát xít Nhật xâm lược Trung Quốc, tố cáo phát xít Ý xâm lược Êtiôpia
Từ năm 1916 trở đi, R.Tagore lần lượt đi thăm một số nước trên thế giới từ châu
Âu đến châu Á Ông muốn làm con ong qua muôn xứ sở xa lạ, hút mật ngọt, bồi bổ cho dân tộc Đến nơi nào ông cũng phổ biến thông điệp hòa bình, phản đối chiến tranh, kêu gọi đoàn kết các dân tộc để xây dựng văn minh và hạnh phúc cho toàn nhân loại
Năm 1924, R.Tagore dừng chân tại Việt Nam ba ngày, ông được giới trí thức yêu nước tại đây mong chờ bởi từ lâu ông đã được trân trọng về tài năng, nhân cách, tư tưởng
và hành động Hơn nữa, bởi đặc thù nơi chốn ông sinh trưởng có ít nhiều tương đồng với hoàn cảnh Việt Nam Trong tình hình nước ta bị thực dân Pháp đô hộ, nhân dân còn đói khổ, mù chữ, tầng lớp trí thức lạc loài vô phương hướng, hào khí R.Tagore như một ngọn đèn dẫn dắt thanh niên trí thức, dẫn tới con đường ước vọng cho tương lai dân tộc
Năm 1930, R.Tagore đến thăm Liên Xô, đất nước giai cấp vô sản đang làm chủ vận mệnh của mình, nơi đang có cuộc sống rất gần gũi với ước mơ và nguyện vọng của ông Từ đó, R.Tagore tích cực tham gia nhiều hoạt động văn hóa, xã hội Những năm gần cuối đời, ông vẫn là “chiến sĩ thập tự quân chống phát xít” Ông tích cực đấu tranh cho sự nghiệp bảo vệ hòa bình, chống chiến tranh thế giới thứ hai Ngay cả khi bị mù lòa, nằm trên giường bệnh, ông vẫn hăng hái sáng tác thơ ca lên án chiến tranh đế quốc
Ngày 7 tháng 8 năm 1941, R.Tagore kết thúc cuộc đời mình nhưng tiếng nói nhân đạo chủ nghĩa của ông luôn còn mãi Nhân dân toàn thế giới sẽ nhớ mãi tới ông
- một nghệ sĩ bậc thầy, một nhà nhân đạo cao cả, một người đấu tranh không mệt mỏi
Trang 32cho cuộc sống hòa bình Ông được mệnh danh là “Nhà nhân đạo chủ nghĩa vĩ đại” của toàn nhân loại
Nhìn lại cuộc đời của Thạch Lam và R.Tagore, chúng ta thấy có nhiều điểm tương đồng: hai tác giả cùng sinh trưởng trong gia đình có truyền thống văn chương Các anh trai Thạch Lam là những nhà văn nổi tiếng, đặc biệt là Nhất Linh, Hoàng Đạo Các anh chị của R.Tagore nhiều người là những thiên tài, có nhiều cống hiến cho sự phát triển của văn hóa Ấn Độ Sống trong hoàn cảnh xã hội bị đế quốc xâm lược, tận mắt chứng kiến cảnh khốn cùng lầm than của nhân dân, Thạch Lam và R.Tagore đã nhìn thấy nhiều vấn đề nóng bỏng của hiện thực Trong đó, đối tượng được hai tác giả quan tâm nhiều nhất là phụ nữ và trẻ em Qua tác phẩm của hai nhà văn, những mảnh đời ấy đã làm sống lại một phần hiện thực xã hội Việt Nam, Ấn Độ thời thực dân Pháp và Anh xâm lược Dưới ngòi bút của hai tác giả, giữa hiện thực tăm tối, ngột ngạt vẫn xuất hiện những tia sáng mong manh, niềm hy vọng vào một tương lai tươi sáng cho những mảnh đời bất hạnh Thành công của Thạch Lam, R.Tagore chính là sự kết hợp hài hòa giữa bút pháp lãng mạn và xu hướng hiện thực, nhân đạo Điều này tạo cho các tác phẩm của hai nhà văn một sức sống trường tồn trong lòng độc giả Tình người của hai nhà văn với mỗi nhân vật đặc biệt là phụ nữ, trẻ em đã đưa ý nghĩa các tác phẩm lêm một tầng cao mới
1.2.2 Sự nghiệp sáng tác
1.2.2.1.Từ quan điểm sáng tác
Quan điểm sáng tác là cách nhìn, cách cảm, thái độ của nhà văn trước hiện thực cuộc sống, thể hiện giới hạn tối đa trong cách hiểu của nhà văn về thế giới, con người và văn học Có những nhà văn trực tiếp phát biểu quan niệm của mình thành các luận điểm, cũng có nhiều nhà văn thể hiện quan điểm thực tiễn của mình trên trang viết Với Thạch Lam, hầu hết các quan điểm được ông phát biểu trong tiểu luận
Theo dòng Còn R.Tagore có nhiều phát biểu trực tiếp về quan điểm sáng tác qua một
số bài tiểu luận: Vũ trụ và cá nhân, Tôn giáo của rừng núi, Tôn giáo của nhà thơ,
Nghệ thuật là gì?, Tôn giáo con người, Sự thống nhất sáng tạo Thạch Lam và
R.Tagore là hai trong số những tác giả xuất sắc đã cụ thể hóa những quan niệm của mình trong thực tiễn sáng tác Hai tác giả có sự gặp gỡ trong quan niệm nghệ thuật Những quan niệm ấy hé mở với người đọc cái nhìn độc đáo của hai tác giả về thế giới
và con người
Trang 33Tác phẩm văn chương phải có đủ các giá trị chân, thiện, mỹ
Thạch Lam và R.Tagore đã nhận thức một cách khoa học về các chức năng văn học Thạch Lam rất coi trọng chức năng phản ánh, cải tạo xã hội, thanh lọc tâm hồn con người, hướng con người đến cái chân, thiện, mỹ - lý luận văn học hiện đại gọi là chức năng nhân đạo hóa con người Trong xã hội đầy rẫy bất công đương thời, Thạch Lam xác định: “Văn chương là một thứ khí giới thanh cao và đắc lực mà chúng ta có, để vừa tố cáo và thay đổi một cái thế giới giả dối và tàn ác, vừa làm cho lòng người được trong sạch và phong phú hơn” [16, tr.6] Mỗi tác phẩm của Thạch Lam là một bức họa đẹp về tâm hồn con người, là một lời đề nghị về lối sống, ông đã bồi đắp, xây dựng cho nhân vật mình ý thức, đưa họ tới giá trị chân, thiện, mĩ cao đẹp của cuộc sống Văn Thạch Lam vì thế trở thành vũ khí sắc bén để thanh lọc và cải tạo lòng người Nếu nói nghệ thuật chân chính hướng con người đến chân, thiện, mỹ thì văn Thạch Lam là một minh chứng hùng hồn Còn R.Tagore, quan niệm về nghệ thuật của ông rất phong phú nhưng ông cũng chủ yếu đề cao ba giá trị chân, thiện, mĩ Trong tiểu luận “Tôn giáo con người”, tác giả đã lý giải câu hỏi “Nghệ thuật là gì?
Đó là sự trả lời của tâm hồn sáng tạo của con người đáp lại tiếng gọi của hiện thực” [50, tr.396] Nghệ thuật là sự phản ánh hiện thực thông qua sự sáng tạo của nhà văn Hai tác giả nhấn mạnh vai trò xã hội tốt đẹp của văn chương song không quên chú trọng tới tác dụng bồi đắp tâm hồn con người của nó Sự thực được nói tới không hẳn
là hiện thực trần trụi mà là phản ánh hiện thực thông qua tâm hồn sáng tạo của nhà văn như R.Tagore quan niệm: “Mặt trời nóng bỏng là hiện thực nhưng vẻ đẹp của bình minh mới là một hiện thực mang tính thi ca” Văn chương đích thực làm giàu hơn đời sống tinh thần, khiến cho đời sống con người trở nên trong sáng, phong phú hơn Ý thức được thiên chức của người cầm bút và có quan niệm về nghệ thuật rất tiến bộ, Thạch Lam và R.Tagore đã thổi vào tác phẩm của mình luồng sinh khí mới Các tác phẩm phản ánh hiện thực nhưng thấm đẫm chất thơ Văn chương của hai nhà văn là những trang hiện thực không có rùng rợn, bão tố, không có sần sùi, gồ ghề, kịch tính mà là nhẹ nhàng, giản dị Chính sự nhẹ nhàng đã để lại trong tâm thức người đọc những băn khoăn, day dứt trước số phận con người
Văn chương bắt nguồn từ hiện thực cuộc sống
Giống như cây xanh hút màu từ đất mẹ, tác phẩm văn học phải bám rễ sâu chắc vào mảnh đất cuộc đời, từ đó tỏa ra những tán lá rộng, góp phần làm cuộc sống tốt đẹp hơn Đọc các truyện ngắn của Thạch Lam chúng ta thấy, hàng loạt truyện
ngắn: Nhà mẹ Lê, Hai đứa trẻ, Tối ba mươi… là sự phản ánh chân thực cuộc sống
Trang 34Trong tiểu luận Tôn giáo của nhà thơ, R.Tagore viết: “Nhiệm vụ của người nghệ sĩ là
nhắn nhủ thế giới rằng chúng ta lớn lên trong hiện thực, bằng cái hiện thực mà chúng
ta thể hiện” [50, tr.381] “Nghệ thuật nó có cây đũa thần đem lại hiện thực bất tử cho mọi vật nó chạm vào và kết nối chúng với cái tồn tại cá nhân trong chúng ta Đứng trước các sản phẩm của nghệ thuật, ta nói: Ta biết ngươi như biết ta, ngươi là hiện thực…” [50, tr.374] Tuy nhiên, cái hiện thực được phản ánh ở các tác phẩm của Thạch Lam và R.Tagore không xoáy sâu vào những mâu thuẫn xung đột gay cấn, mà gây xúc động với người đọc bằng ngòi bút điềm tĩnh, nhẹ nhàng Đối tượng được hai tác giả quan tâm nhiều hơn cả là tầng lớp dân nghèo, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em với những diễn biến thường ngày, thầm lặng của cuộc sống Đó chính là gừng cay muối mặn, là phù sa cuộc đời, là sự phản ánh chân thực hiện thực cuộc sống
Đề cao sự rung động của trái tim, xúc cảm của người nghệ sĩ trước cuộc đời
Trong lời tựa tập Gió lạnh đầu mùa, Thạch Lam viết: “Tôi hết sức diễn tả
cho đúng tất cả sự thực rung động và thi vị của cuộc đời” [16, tr.5] Cùng quan điểm
ấy, R.Tagore viết: “Khi quả tim chúng ta được hoàn toàn đánh thức trong tình yêu hoặc trong những cảm xúc cao thì nhân cách chúng ta đang trong triều dâng Khi
đó, quả tim ta cảm thấy muốn biểu hiện nó vì sự biểu cảm” [50, tr.384] Văn học là tiếng nói của tâm hồn, là tình cảm cá nhân người nghệ sĩ trước cuộc đời, nhà văn chỉ sáng tạo nên tác phẩm khi cảm thấy tiếng nói thôi thúc mãnh liệt từ con tim Người đọc sẽ tìm đến tác phẩm bằng sự đồng cảm Những tư tưởng tâm đắc, tha thiết nhất mà nhà văn gửi gắm trong tác phẩm sẽ thâm nhập vào tâm hồn bạn đọc theo hình hài cảm xúc Một tác phẩm có giá trị hay không xét cho cùng do tình cảm của người viết có chân thực hay không, có khả năng đánh động tới tình cảm, cảm xúc của người đọc hay không Tư tưởng nghệ thuật nào phải một hình thái chết, nó
là những phát hiện, những triết lý riêng của nhà văn, một thứ triết lý nhân sinh đầy tình cảm, cảm xúc, thấm đẫm bầu nhiệt huyết của người nghệ sĩ Khám phá những tác phẩm của Thạch Lam và R.Tagore sẽ thấy, hai tác giả không chỉ quan tâm đến những điều nói trên khi phát biểu những gì liên quan đến quan điểm sáng tác mà còn sử dụng chính tác phẩm văn học như một công cụ hữu hiệu truyền tải đến người đọc quan điểm văn chương của mình “Xúc cảm của Thạch Lam thường bắt nguồn
và nảy nở lên từ những chân cảm đối với những con người ở tầng lớp dân nghèo” [54, tr.127] Chúng ta không khỏi đau xót khi chứng kiến thảm cảnh nhà mẹ Lê - người mẹ khốn khổ cùng với mười một đứa con nheo nhóc, đói khát; chúng ta không quên hình ảnh bé Hiên co ro trong cơn gió lạnh đầu mùa và nỗi day dứt của
Trang 35người mẹ ngày đi mò cua, bắt ốc không kiếm nổi cho con tấm áo, những con người nhỏ bé với cuộc sống quẩn quanh, bế tắc trong cái “ao đời phẳng lặng” chính xúc cảm của nhà văn đã mang lại cho người đọc những băn khoăn, day dứt R.Tagore
cũng vô cùng coi trọng yếu tố xúc cảm của nhà văn, trong truyện ngắn Chiến thắng,
tác giả tạo ra cuộc thi tài giữa hai thi sĩ đại diện cho hai quan niệm về nghệ thuật Một bên là thi sĩ cung đình Sêkha - nhà thơ xúc cảm khiến người nghe say mê khi khơi gợi trong tâm hồn con người những cảm thức tế nhị mà mãnh liệt về cuộc sống Một bên là thi nhân Punđarik - nhà thơ của lý trí và kiến thức làm người nghe choáng ngợp với những lý lẽ sắc bén, những cơn lũ kiến thức, những đường đi lắt léo của ngôn từ Tại các cuộc tranh tài, Punđarik đều nhận được sự hoan hô nhiệt liệt của các học giả, còn Sêkha “khiến người nghe rung động một nỗi buồn man mác, mênh mang của một niềm vui sướng mơ hồ khó tả và họ quên hoan hô chàng” [50, tr.65] Cuối cùng, Sêkha cúi đầu chịu thua trên sân điện Với cách mô tả hiệu quả mà tác phẩm mang lại cho người nghe thì thấy rõ ràng tình cảm của R.Tagore nghiêng về phía nhà thơ cung đình Sêkha, nghiêng về phía xúc cảm chứ không phải
về phía lý trí và kiến thức Kết thúc câu chuyện, R.Tagore để hoàng hậu Ajita đến quàng vào cổ nhà thơ vòng hoa chiến thắng Tác giả đã dùng chủ đề của câu chuyện này phát biểu quan niệm của mình: coi trọng xúc cảm và khơi gợi cảm xúc trong sáng tạo văn học Xúc cảm là một yếu tố vô cùng quan trọng đối với mỗi tác giả, điều đó lý giải vì sao trong thực tế văn học, có những nhà văn suốt đời không tạo nên một tác phẩm đích thực, phải ngậm đắng, nuốt cay than thở cho sự bạc bẽo của nghề văn Lại có những nghệ sĩ lớn được cả thế giới ngưỡng mộ như R.Tagore, và
có những nghệ sĩ dù sáng tác không nhiều nhưng vẫn để lại ấn tượng sâu sắc mà tác phẩm sống mãi với thời gian như Thạch Lam
Với tư cách là những người sáng tạo nghệ thuật chân chính, Thạch Lam và R.Tagore lên án các tác phẩm văn học “mang đến cho người đọc sự thoát ly hay sự quên”, những tác phẩm sáng tác theo số đông, không có chiều sâu, xa rời thực tại R.Tagore gọi đó là “Thời trang trong văn học” Ông viết: “Thời trang trong văn học
mà nhanh chóng mệt mỏi với bản thân chúng mấy khi đến từ bề sâu? Chúng thuộc về
sự vui nhộn gấp gáp bề nổi, đòi hỏi ầm ào được thừa nhận ngay tại thời điểm Loại văn học đó do chính sức căng của nó, làm kiệt sức sự phát triển bên trong, và nhanh chóng chuyển sang những thay đổi ở cái vỏ bên ngoài giống như lá mùa thu, để nhờ nước sơn và mấy mảnh vải vá mà tạo ra một cái thứ cập nhật làm xấu hổ bản thân nó
của mới ngày hôm qua” [50, tr.375] Trong tiểu luận Theo dòng Thạch Lam cũng bày
Trang 36tỏ: “chỉ có những tác phẩm nào có nghệ thuật chắc chắn, trong đó nhà văn biết đi qua những phong trào nhất thời để suy xét đến những tính tình bất diệt của loài người, chỉ những tác phẩm đó mới vững bền mãi mãi” Như vậy, hai tác giả đều quan niệm người nghệ sĩ không được phép chạy theo thời thượng nhằm thỏa mãn thị hiếu thấp hèn của một bộ phận độc giả, càng không được phép bán đứng ngòi bút vì ma lực của đồng tiền, những tác phẩm văn chương kém chất lượng chỉ tồn tại một thời gian ngắn
sẽ rơi vào quên lãng, cuối cùng bị xóa sổ trên văn đàn
Thạch Lam và R.Tagore đã mang đến những quan điểm nghệ thuật tích cực từ quá trình lao động nghệ thuật miệt mài, nghiêm túc Với 32 năm ngắn ngủi ở trần thế, Thạch Lam đã khẳng định được vị trí không thể thay thế của mình trong dòng chảy của văn xuôi hiện đại Việt Nam Còn R.Tagore trở thành thiên tài của Ấn Độ và thế giới Hành trình sáng tạo nghệ thuật của hai nhà văn trở thành tấm gương sáng của người nghệ sĩ chân chính
1.2.2.2 Đến những thành tựu
Thạch Lam và R.Tagore là hai là văn đồng đại, cùng được nuôi dưỡng từ nguồn sữa nghệ thuật của gia đình và mạch nguồn văn hóa dân tộc Các ông đến với văn chương như quy luật tất yếu của tình yêu, đam mê Sự nghiệp văn học của Thạch Lam có thể tính
từ năm 1931, đó là thời điểm ông thôi học, bắt đầu làm báo, viết truyện ngắn Khi Nhất Linh sáng lập nhóm Tự lực văn đoàn, Thạch Lam trở thành cây bút chủ chốt của báo
Phong hóa và Ngày nay Cầm bút sáng tác theo tuyên ngôn của Tự lực văn đoàn, ông vẫn
lặng lẽ kiếm tìm cho mình một hướng đi riêng Những sáng tác của ông ban đầu không được công chúng đón nhận bởi nó luôn đi bên lề của “mốt thời thượng” Tuy vậy, thời gian là thước đo công bằng, khách quan đã trả lại cho văn chương ông giá trị đích thực vốn
có Những sáng tác của Thạch Lam khá khiêm tốn về số lượng không chỉ bởi ông viết kỹ, đến độ “khó tính” mà còn bởi cuộc đời của một nhà văn tài hoa quá ngắn ngủi, nhưng những gì ông để lại không phải là số lượng đồ sộ mà là một phong cách nghệ thuật độc đáo.Văn chương của Thạch Lam là những trang văn đẹp Đến nay nó càng lôi cuốn tâm hồn những con người đương đại, con người hôm nay tìm về Thạch Lam như nhu cầu tìm
về một cõi hiền hòa, yên tĩnh, dịu dàng, về một cõi mình có thể lắng nghe mình, về thời
gian của “Gió đầu mùa”, không gian của “Nắng trong vườn”, hương vị của “Hà Nội ba
sáu phố phường”
Các tác phẩm của Thạch Lam hầu hết đã đăng báo trước khi in thành sách Từ
năm 1933 đến 1940, trên hai tờ báo nổi tiếng Phong hóa, Ngày nay, Thạch Lam đã viết và in ít nhất hơn 50 truyện ngắn Trong đó, tác giả tuyển chọn, NXB Đời nay
Trang 37xuất bản các tác phẩm: tập truyện ngắn “Gió đầu mùa” (1937), “Nắng trong vườn” (1938), “Sợi tóc” (1941), một truyện dài “Ngày mới” (1939), Tiểu luận “Theo dòng” (1941), Tập tùy bút “Hà Nội băm sáu phố phường” (1943) và một vài truyện viết cho thiếu nhi in trong “Quyển sách hạt ngọc” (1940)
Trong mười năm ngắn ngủi tham gia công việc văn chương, Thạch Lam chú
ý đến những hình ảnh thơ mộng, đẹp ngấm ngầm của xã hội Việt Nam Nếu Gió
đầu mùa nói về nông thôn thì Hà Nội băm sáu phố phường mang Thạch Lam lên
một vị trí quan trọng của văn học Việt Nam khi viết về Hà Nội Thạch Lam không phải người Hà Nội nhưng những rung động của ông đối với nơi này thật mạnh mẽ
và sâu lắng Thiếu những yếu tố này chắc chắn chúng ta không có những tác phẩm
mà theo nhiều nhà phê bình văn học đều cho rằng: đây là “hạt ngọc” của nền văn học Việt Nam hiện đại
Từ năm 1988 đến nay, lần lượt các nhà biên soạn đã tuyển tập, chọn lọc phần tác phẩm truyện ngắn Thạch Lam Trong tình hình lưu trữ mấy chục năm qua gặp rất nhiều khó khăn, việc tìm lại đầy đủ số truyện ngắn Thạch lam đã viết quả không dễ dàng Mặc dù vậy, với số truyện ngắn hiện có cũng đã đem lại cho Thạch Lam một vị thế xứng đáng, làm rạng rỡ gương mặt truyện ngắn Việt Nam hiện đại
Còn R.Tagore, sự nghiệp văn học nghệ thuật của ông rất lớn Ông để lại cho Ấn
Độ và thế giới 52 tập thơ, 42 vở kịch, 12 tập tiểu thuyết và trên 100 truyện ngắn… Trong
đó, đáng chú ý nhất là tập Thơ dâng được giải thưởng Nobel Văn học 1913 Cả thế giới
đánh giá đây là kỳ công thứ hai của văn học Ấn Độ từ khi có Kalidaxa - nhà thơ lớn nhất của Ấn Độ từ thế kỷ X đến nay Ở thể loại truyện ngắn, R.Tagore cũng được đánh giá rất cao Có thể nói: R.Tagore là nhà văn đã khai sinh ra thể loại truyện ngắn trong nền văn học Ấn Độ vào những năm 90 của thế kỷ XIX Ông đã đưa thể loại này đến đỉnh cao bằng những sáng tác của mình và ông xứng đáng với những lời xưng tụng của các nhà nghiên cứu: “truyện ngắn bằng tiếng Bengali đã có những mùa hoa thật rực rỡ đầu tiên trong tác phẩm của R.Tagore Văn học hiện đại của Bengali đã bước vào một kỷ nguyên mới, sự khởi đầu của thời kỳ Rabindranath viết truyện ngắn” [9, tr.92]
Không chỉ là một nhà thơ vĩ đại, một cây bút truyện ngắn xuất sắc, R.Tagore còn rất thành công ở các thể loại: tiểu thuyết, kịch, âm nhạc, hội họa Ông đã sáng tác 12 tập bài hát trong đó có Quốc ca của Ấn Độ và Bangladesh Những năm cuối đời, R.Tagore sáng tạo hội họa một cách say mê như đã từng say mê thơ ca, sân khấu và âm nhạc
Trang 38Trong suốt 65 năm sáng tác không mệt mỏi, R.Tagore đã để lại một gia tài đồ
sộ, phong phú các tác phẩm văn học nghệ thuật Ông sáng tác ở nhiều lĩnh vực và lĩnh vực nào cũng đạt được những thành tựu huy hoàng Ở bài viết này, chúng tôi chưa thể đánh giá hết các thành tựu của R.Tagore trên từng lĩnh vực Chúng tôi xin mượn lời J.Nehru để bày tỏ sự trân trọng, ngưỡng mộ với tác giả: “trên toàn Ấn Độ, dần dần R.Tagore đạt tới đỉnh cao không ai thách thức được” [15, tr.203]
Vì nhiều lý do khác nhau, trong đó một phần bởi sự sống quá ngắn ngủi với một thi sĩ tài hoa, khi đang độ tuổi rực rỡ trên văn đàn nên số lượng tác phẩm và tầm ảnh hưởng của Thạch Lam “mỏng” hơn so với R.Tagore Tuy nhiên, riêng lĩnh vực truyện ngắn, hai tác giả đã đạt được những thành tựu rực rỡ Dù số lượng tác phẩm không nhiều, nhưng có giá trị nghệ thuật cao nên Thạch Lam vẫn được coi là nhà văn lớn, là người đặt nền móng cho văn xuôi Việt Nam hiện đại R.Tagore được nhiều nhà nghiên cứu khẳng định ông là nhà văn đầu tiên viết truyên ngắn bằng tiếng Bengan, là người xác lập vị trí rõ ràng cho văn xuôi viết bằng tiếng bản địa trong quá trình hiện đại hóa văn học Ấn Độ
1.2.2.3 và đề tài phụ nữ, trẻ em
Dưới ách thống trị của chế độ thực dân, cuộc sống của nhân dân Việt Nam và
Ấn Độ vô cùng điêu đứng, khổ cực Phụ nữ, trẻ em trong xã hội ấy không những phải chịu nỗi khổ chung của người dân nô lệ, họ còn là nạn nhân của chế độ phong kiến hẹp hòi, những hủ tục lạc hậu, khắc nghiệt Là những người có tấm lòng nhân đạo cao
cả, giàu lòng yêu thương con người, Thạch Lam và R.Tagore đã thấu hiểu, cảm thông với những kiếp người bất hạnh nhất là phụ nữ, trẻ em trong xã hội ấy Thông qua đó, người đọc hình dung phần nào cuộc sống con người trong một giai đoạn lịch sử nhiều thăng trầm của dân tộc
Thạch Lam là một trong những tác giả dành nhiều sự trân trọng, yêu thương đối với người phụ nữ Họ đi vào tác phẩm của ông một cách tự nhiên, trở thành hình tượng phản ánh xã hội thực tại Trong các tác phẩm, Thạch Lam không chỉ khám phá, thể hiện chân thực cuộc đời cơ cực của họ, mà còn phát hiện ra vẻ đẹp tâm hồn thánh thiện, cao quý trong những số phận bất hạnh ấy Qua cách miêu
tả của Thạch Lam, họ rất đỗi dịu hiền, khiêm nhường, chịu thương, chịu khó, dường như họ sinh ra để yêu thương, hy sinh vì người khác Cuộc đời họ ngày nọ
nối tiếp ngày kia chỉ là chắp vá những lo âu, sầu tủi (Cô hàng xén) Họ còn là nạn
nhân của những tập tục phong kiến, bị hành hạ đến nỗi phải tìm đến cái chết,
Trang 39nhưng vẫn cứ phải sống, chỉ được chết ngay trong cõi sống (Hai lần chết) Họ
cũng là những người thấm thía cảnh tủi nhục và sự trống rỗng ghê gớm của cuộc
đời (Tối ba mươi) Thạch Lam với cái nhìn của người nghệ sĩ đi tìm cái đẹp bao
giờ cũng tìm thấy ở họ những đức tính tốt, những tâm hồn trong sạch Dù cuộc sống nghèo khổ, cơ cực nhưng tâm hồn họ vẫn sáng lên những vẻ đẹp tiềm ẩn
Với R.Tagore, hình ảnh người phụ nữ đã in dấu đậm nét trên những vần thơ, vở kịch, tiểu thuyết của ông Trong truyện ngắn, một lần nữa ông khẳng định tình cảm của bản thân giành cho họ Trong đời sống cá nhân, dù xuất thân trong gia đình quý tộc nhưng ông đã vượt qua hàng rào đẳng cấp để kết hôn với nàng Mrinalim Devi - con gái một tá điền trong trang trại của cha ông Từ thuở ấu thơ, ông đã gần gũi với “vương quốc của những người đày tớ”, thấu hiểu cuộc sống của họ, họ đã góp phần bồi đắp tâm hồn nhân ái cho tác giả Bởi vậy, ngòi bút của ông luôn hướng về “những con người nhỏ bé” đặc biệt là người phụ nữ Họ là nạn nhân khốn khổ của sự phân biệt đẳng cấp, tôn giáo, những tập tục lạc hậu R.Tagore nhận thức rõ được sự thực cay đắng ấy và phản ánh chân thực, cảm động
trong truyện ngắn của mình Đó là Mahamaya trong Dàn hỏa thiêu, Kuxum trong
Những bậc bến tắm bên sông, Khirôđa trong Quan chánh án Dù hiện lên trong
tác phẩm của R.Tagore với nhiều hoàn cảnh khác nhau nhưng họ đều có tâm trạng buồn khổ, cô đơn, tuyệt vọng Những thân phận ấy trong sáng tác của R.Tagore có sức tố cáo xã hội mạnh mẽ
Không chỉ giành tình thương, sự ưu ái đối với số phận người phụ nữ, Thạch Lam và R.Tagore còn đặc biệt quan tâm đến những đứa trẻ nghèo, những số phận trẻ thơ cơ nhỡ, những đứa trẻ thiếu vắng tình thương của gia đình, cộng đồng
Những trang viết về trẻ thơ của Thạch Lam bao giờ cũng man mác một thứ tình âu yếm, nó nhẹ nhàng mà ám ảnh Cái tình âu yếm ấy không chỉ là cái nhìn nhân hậu, yêu thương của người lớn giành cho lứa tuổi này mà còn là sự hóa thân của nhà văn vào lũ trẻ, sự ám ảnh của tuổi thơ Thạch Lam gắn với phố huyện Cẩm Giàng Trong hồi ký của bà Nguyễn Thị Thế (chị gái Thạch Lam) khẳng định:
“Tôi không ngờ chú Sáu có trí nhớ dai thế, như truyện em tôi tả lại chị em thức đợi chuyến tàu đêm qua rồi mới đi ngủ Năm đó tôi mới chín tuổi, em tôi lên tám
Trang 40mà mẹ tôi đã giao cho hai chị em tôi coi hàng ”[dẫn theo 22, tr.344] Rất nhiều
những nhân vật trẻ thơ như: mười một đứa con trong Nhà mẹ Lê, bé Hiên co ro với manh áo rách tả tơi trong Gió lạnh đầu mùa, những đứa trẻ lom khom nhặt nhạnh khi chợ tàn (Hai đứa trẻ) Tất cả những nhân vật ấy như được tác giả xây dựng
gắn với vùng đất Cẩm Giàng Viết về nhân vật trẻ thơ, sự cộng hưởng của các cảm xúc đã mang cho những trang viết của Thạch Lam vừa mang tính lãng mạn, vừa mang tính hiện thực, nó bảo đảm sức hút da diết, lâu bền
Còn với R.Tagore, trẻ em là đối tượng được ông khắc họa có chiều sâu Ông thường nhìn trẻ thơ từ phương diện trong sáng, thơ ngây, tốt đẹp Xuất phát
từ “tình cảm chân thành của người ông, người cha, người thầy yêu mến các em, tin tưởng vào tương lai của các em và giáo dục cho mọi người hãy giữ chân, thiện, mỹ trong các em” [47, tr.157] Là người am hiểu tâm lý, tình cảm, ước mơ của trẻ em nên R.Tagore đã miêu tả sự đa dạng, phong phú về tính cách của chúng Đó là sự
tinh nghịch, đáng yêu của cô bé Giribala trong Mây và mặt trời, tính cách phóng khoáng, vui vẻ, hòa đồng của cậu bé Tara trong truyện Kẻ lang thang, tính cách
nhẹ nhàng, tinh tế, luôn biết quan tâm, chia sẻ, chăm sóc những người thân yêu
của cô bé Prôba trong Người chủ bút và Ratan trong Thầy ký bưu điện Nhưng
cũng có những đứa trẻ luôn khép mình, âm thầm, lặng lẽ như cậu bé Nikanta trong
Đứa trẻ bơ vơ…
Hình tượng phụ nữ, trẻ em đi vào trang văn của Thạch Lam và R.Tagore như những chứng nhân của một thời đại nhiều biến động Qua hình tượng ấy, hai tác giả không tập trung làm nổi bật mâu thuẫn giai cấp, không đi sâu vào sự áp bức bóc lột nặng nề mà thường lặng lẽ đi vào những bi kịch nhân sinh nho nhỏ nhưng có sức ám ảnh không dứt Bằng tài năng nghệ thuật thiên phú, một trái tim nhân đạo bao la, các tác phẩm viết về phụ nữ, trẻ em của hai tác giả có sức sống lâu bền qua thời gian, có sức ám ảnh lớn và có khả năng thanh lọc mạnh mẽ tâm hồn người đọc