1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

dạy học đoạn trích kịch bản hồn trương ba, da hàng thịt theo hướng khám phá những sáng tạo nghệ thuật của lưu quang vũ cho học sinh miền núi

108 2,5K 14
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 108
Dung lượng 649,47 KB

Nội dung

Lịch sử vấn đề Kịch bản văn học “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” của tác giả Lưu Quang Vũ trong sách giáo khoa Ngữ văn lớp 12 chương trình chuẩn là một tác phẩm mới được đưa vào chương t

Trang 1

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Thái Nguyên - Năm 2012

Trang 2

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

QUANG VŨ CHO HỌC SINH MIỀN NÚI

Chuyên ngành: Lí luận và phương pháp dạy học Văn - Tiếng Việt

Mã số: 60.14.10

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Người hướng dẫn khoa học: TS Hoàng Hữu Bội

Thái Nguyên - Năm 2012

Trang 3

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu trích dẫn đều có nguồn gốc rõ ràng, các kết quả trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố ở bất kỳ công trình nào khác

Tác giả luận văn

Đào Thị Thu Hằng

Trang 5

MỤC LỤC

Trang

Lời cam đoan i

Mục lục ii

PHẦN MỞ ĐẦU 1

PHẦN NỘI DUNG 13

Chương 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 13

1.1 Cơ sở lí luận 13

1.1.1 Kịch bản văn học 13

1.1.2 Đặc trưng thể loại kịch bản văn học 15

1.1.3 Vở kịch “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” 18

1.1.3.1 Nguồn gốc của vở kịch 18

1.1.3.2 Tóm tắt vở kịch “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” 19

1.1.3.3 Những điểm khác nhau giữa vở kịch “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” với truyện cổ tích cùng tên 21

1.2 Cơ sở thực tiễn 30

1.2.1 Tình hình dạy học đoạn trích “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” của giáo viên trong nhà trường 30

1.2.2 Đặc điểm cảm thụ văn học của học sinh dân tộc thiểu số miền núi đối với đoạn trích “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” 32

1.2.2.1 Đặc điểm cảm thụ văn học của học sinh dân tộc thiểu số miền núi 32

1.2.2.2 Năng lực cảm thụ đoạn trích “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” của học sinh trường Văn hóa I - Bộ Công an 36

Chương 2 ĐƯA HỌC SINH DÂN TỘC THIỂU SỐ MIỀN NÚI ĐẾN VỚI TRÍCH ĐOẠN “HỒN TRƯƠNG BA, DA HÀNG THỊT” TRONG SÁCH GIÁO KHOA NGỮ VĂN 12 41

2.1 Đưa học sinh dân tộc thiểu số miền núi đến với những sáng tạo về nội dung tư tưởng tưởng trong trích đoạn “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” 41

Trang 6

2.1.1 Đưa học sinh dân tộc thiểu số miền núi đến với tư tưởng triết lí

nhân sinh 42

2.1.2 Đưa học sinh dân tộc thiểu số miền núi đến với ý nghĩa phê phán của đoạn trích 49

2.2 Đưa học sinh dân tộc thiểu số miền núi đến với những sáng tạo về thi pháp kịch 55

2.2.1 Đưa học sinh dân tộc thiểu số miền núi khám phá sự sáng tạo về xung đột kịch 56

2.2.2 Đưa học sinh dân tộc thiểu số miền núi khám phá sự sáng tạo về hành động kịch 58

2.2.3 Đưa học sinh dân tộc thiểu số miền núi khám phá sự sáng tạo về nghệ thuật xây dựng nhân vật kịch 60

2.2.4 Đưa học sinh dân tộc thiểu số miền núi khám phá sự sáng tạo về ngôn ngữ kịch 64

2.2.4.1 Hướng dẫn học sinh dân tộc thiểu số khám phá sự sáng tạo về đối thoại kịch 65

2.2.4.2 Hướng dẫn học sinh dân tộc thiểu số khám phá đặc điểm ngôn ngữ kịch trong đoạn trích “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” 68

2.3 Tổ chức hoạt động ngoại khóa văn học 74

Chương 3 THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 78

3.1 Thiết kế dạy học đoạn trích kịch bản “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” theo hướng tìm hiểu những sáng tạo nghệ thuật 78

3.2 Dạy thực nghiệm 90

3.2.1 Mục đích, ý nghĩa của thực nghiệm 90

3.2.2 Đối tượng, đại bàn và thời gian thực nghiệm 90

3.2.3 Nội dung thực nghiệm 91

3.2.4 Đánh giá kết quả thực nghiệm 91

3.2.5 Kết luận chung về thực nghiệm 96

PHẦN KẾT LUẬN 97

TÀI LIỆU THAM KHẢO 99

Trang 7

PHỤ LỤC 101

Trang 8

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài

1.1 Dạy học tác phẩm văn chương theo đặc trưng thể loại là một vấn đề

đã được đặt ra từ lâu trong thực tiễn giảng dạy văn học ở trường Trung học phổ thông Đây cũng là vấn đề quan tâm của nhiều giáo viên trong quá trình đổi mới phương pháp dạy học

Loại thể văn học thuộc về ý thức, về cách thể hiện cuộc sống trong văn học cũng như cách cấu tạo và biểu hiện nội dung trong tác phẩm văn học cụ thể Tác phẩm văn học tồn tại trong những hình thức của các loại thể văn học Không có tác phẩm nào tồn tại ngoài hình thức quen thuộc của loại thể Vì vậy tìm hiểu một tác phẩm văn học về nội dung cũng như nghệ thuật không thể xem nhẹ đặc trưng loại thể Nói cách khác là phải vận dụng kiến thức lý luận văn học về loại thể trong việc dạy học văn Đây là vấn đề nguyên tắc, có

ý nghĩa phương pháp luận Bởi tác phẩm văn học nào cũng thuộc một loại thể

nhất định Mỗi loại thể lại có những đặc điểm thi pháp riêng Nếu xác định

được thể loại thì mới có thể tìm hiểu thấu đáo giá trị nội dung tư tưởng và giá

trị nghệ thuật của tác phẩm Còn không xác định được thể loại thì “Dù việc

phân tích có sắc sảo đến đâu cũng vẫn chỉ là võ đoán” [4, tr 94]

Mặt khác, mục đích của giảng dạy văn học trong nhà trường là giúp học sinh cảm thụ được đầy đủ nhất mọi giá trị tư tưởng và nghệ thuật trong hình tượng văn học của tác phẩm, từ đó giáo dục cho các em về nhận thức, về

tư tưởng, tình cảm, đạo đức, thẩm mĩ và cả về tư duy ngôn ngữ Để đạt được mục đích ấy, việc lựa chọn phương pháp dạy học tác phẩm văn chương theo

đặc trưng thể loại là tối ưu nhất

1.2 Lưu Quang Vũ là một trong những nhà soạn kịch tài năng nhất của

nền văn học nghệ thuật Việt Nam hiện đại Ông được đánh giá là một hiện tượng đặc biệt của sân khấu kịch trường những năm tám mươi của thế kỉ XX Với một tài năng đến độ chín và một sức lao động nghệ thuật phi thường, chỉ trong khoảng thời gian chưa đầy chục năm, ông đã sáng

Trang 9

tác khoảng năm mươi kịch bản và hầu hết được các nhà hát trong toàn quốc dàn dựng qua nhiều loại hình sân khấu từ kịch nói, chèo, cải lương đến kịch dân ca Lưu Quang Vũ đến với sân khấu vào đúng lúc đất nước ta vừa trải qua hai cuộc chiến tranh tàn khốc và đang phải đối mặt với những khó khăn của cuộc sống mới Là một nghệ sĩ nhạy cảm trước hiện thực, ông đã hướng ngòi bút của mình vào tất cả mọi ngõ ngách của cuộc đời cũng như tâm hồn của con người và cuộc sống, góp một tiếng nói thiết thực vào công cuộc đổi mới nước nhà Những vở kịch của Lưu Quang Vũ là tiếng nói phản ánh cuộc sống đang diễn ra với một hiện thực tươi mới, gần gũi Có thể nói, di sản của Lưu Quang Vũ, đồ sộ về khối lượng, phong phú về nội dung,

đa dạng về thể tài và phong cách Đúng như nhà nghiên cứu Phan Ngọc nhận định: Lưu Quang Vũ là nhà viết kịch lớn nhất thế kỉ này của Việt Nam,

là một nhà văn hóa

1.3 Trong các vở kịch của Lưu Quang Vũ, đáng chú ý nhất là vở

“Hồn Trương Ba, da hàng thịt” Từ một truyện cổ dân gian nhà viết kịch đã

sáng tác thành một vở kịch hiện đại, phản ánh hiện thực và đặt ra những vấn đề mới mẻ về cách sống và quan niệm sống của con người trong xã

hội Lưu Quang Vũ đã “Đổ rượu mới vào bình cũ, kể lại chuyện hài cổ

như một bi kịch triết lí thời nay với hai chiều kích đa thoa: chiều kích nhân sinh - xã hội và chiều kích bản thể - siêu hình” [25, tr 272] Tác phẩm được

đánh giá là một vở kịch đặc sắc nhất thể hiện rõ nét phong cách nghệ thuật kịch độc đáo của tác giả Lưu Quang Vũ

“Hồn Trương Ba, da hàng thịt” là một trong số ít kịch bản văn học

được đưa vào chương trình giảng dạy ở Trung học phổ thông Khi giảng dạy tác phẩm này, mặc dù giáo viên đã vận dụng phương pháp dạy học mới, song vẫn còn nhiều vướng mắc, hiệu quả giảng dạy vẫn chưa cao, đặc biệt là khi dạy tác phẩm này cho đối tượng học sinh là người dân tộc thiểu số miền núi Qua thực tế giảng dạy, chúng tôi thấy, các em gặp nhiều khó khăn trong việc cảm thụ nội dung tư tưởng và nghệ thuật của vở kịch:

Trang 10

các em không nắm được đặc trưng thể loại kịch, không hiểu hoặc hiểu không thấu đáo ý nghĩa hàm ẩn sau ngôn ngữ kịch, không nhận thấy sự sáng tạo của tác giả khi xây dựng vở kịch và các em không hứng thú khi học tác phẩm Nguyên nhân là do điều kiện sống ở vùng sâu vùng xa nên các em chưa hoặc rất ít được tiếp xúc với sân khấu kịch, hơn nữa vốn ngôn ngữ còn nghèo nàn, vốn hiểu biết thể loại kịch, về cuộc sống, xã hội…còn nhiều hạn chế nên các

em chưa thể phát hiện và cảm nhận hết những đặc sắc về nội dung tư tưởng, giá trị nghệ thuật của vở kịch Thực tế đó đã thôi thúc chúng tôi tìm cho được một phương pháp giảng dạy phù hợp với đối tượng học sinh của mình

Từ những cơ sở trên, chúng tôi chọn đề tài: “Dạy học đoạn trích kịch bản

“Hồn Trương Ba, da hàng thịt” theo hướng khám phá những sáng tạo nghệ thuật của Lưu Quang Vũ cho học sinh miền núi” Chọn đề tài này, chúng tôi

mong muốn tìm ra hướng khai thác riêng khi dạy văn bản kịch “Hồn Trương

Ba, da hàng thịt” cho đối tượng là học sinh dân tộc thiểu số miền núi Từ đó

khắc phục những khó khăn khi giảng dạy các văn bản kịch trong nhà trường

nói chung, và giảng dạy trích đoạn kịch “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” nói

riêng Chúng tôi hi vọng luận văn sẽ là một tài liệu tham khảo hữu ích cho các

đồng nghiệp khi dạy văn bản kịch “Hồn Trương Ba, da hàng thịt”

2 Lịch sử vấn đề

Kịch bản văn học “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” của tác giả Lưu

Quang Vũ trong sách giáo khoa Ngữ văn lớp 12 (chương trình chuẩn) là một tác phẩm mới được đưa vào chương trình, song đã có nhiều bài viết định hướng về phương pháp tiếp cận văn bản này

2.1 Những ý kiến phẩm bình về kịch của Lưu Quang Vũ

- Cuốn “Phân tích Ngữ văn 12” của tác giả Trần Nho Thìn, nhà xuất bản

Giáo dục (2009) định hướng phân tích đoạn kịch “Hồn Trương Ba, da hàng thịt”:

“Đối với một văn bản tác phẩm kịch thì cách phân tích thuận tiện hơn cả là phân tích các đối thoại, xung đột giữa các nhân vật…” Tác giả cho rằng:

sự tồn tại của các nhân vật trong kịch là tồn tại thông qua các đối thoại

Trang 11

Song tác giả bài viết lại chưa nói gì tới những sáng tạo nghệ thuật của Lưu

Quang Vũ, mà chỉ nói tới ý nghĩa nội dung của vở kịch: “Từ văn bản, các cuộc

đối thoại giữa hồn Trương Ba với xác hàng thịt, với người thân và với Đế Thích,

dễ nhận thấy có một triết lí quan trọng được quan tâm: hồn và xác là hai thực thể quan trọng làm nên nhân cách con người Để là chính mình, để không giả dối và phân thân, cần có cuộc sống hài hòa của thân xác và tâm hồn”

- Trong cuốn “Phân tích bình giảng tác phẩm văn học 12”, chương trình

nâng cao, nhà xuất bản Giáo dục (2008), tác giả Lê Quang Hưng định hướng phân

tích kịch bản văn học “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” có nói tới những sáng tạo

nghệ thuật của tác giả Lưu Quang Vũ nhưng chỉ đề cập đến những điểm sau: + Qua diễn biến của xung đột kịch, cho thấy Lưu Quang Vũ đã khéo dồn nén mâu thuẫn, đẩy tình huống kịch lên cao trào rồi giải quyết thật tự nhiên, hợp lí

+ Lưu Quang Vũ đã khéo mượn lời các nhân vật khác - những người thân trong gia đình Trương Ba để chỉ ra điều đó (nỗi đau khổ của hồn Trương Ba)

- Cuốn “Lưu Quang Vũ - Tài năng và lao động nghệ thuật” do tác giả

Lưu Khánh Thơ biên soạn, nhà xuất bản Văn hóa - Thông tin, Hà Nội (2000)

có các bài viết về vở kịch “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” của Phan Ngọc,

Cao Minh, Lưu Khánh Thơ Các tác giả này đều nhấn mạnh đến sự sáng tạo nghệ thuật nổi bật của Lưu Quang Vũ khi xây dựng vở kịch này là khai thác các mô típ dân gian để viết kịch bản mang đậm dấu ấn cá nhân và phong cách riêng Ý nghĩa của vở kịch không chỉ đề cập đến chuyện của một thời mà còn đề cập đến chuyện của muôn đời

- Bài “Nhân đọc và xem "Hồn Trương Ba, da hàng thịt”, của tác giả Phan

Trọng Thưởng nêu rõ: Vở kịch vừa mang ý nghĩa tự nó, vừa mang ý nghĩa cho

nó Nghĩa tự nó của “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” là sự hòa hợp và ý thức

đạo lý về phần hồn và phần xác của con người Còn nghĩa cho nó là cuộc đấu tranh cho sự hoàn thiện nhân cách con người Tác giả Phan Trọng Thưởng

Trang 12

cũng nói đến sáng tạo nghệ thuật của Lưu Quang Vũ khi xây dựng vở kịch:

Khai thác triết lí nhân sinh trong truyện cổ tích “Hồn Trương Ba, da hàng thịt”…

Từ triết lí nhân sinh trong truyện cổ tích, Lưu Quang Vũ đã sáng tạo nên một tác phẩm đa nghĩa

- Cuốn “Lưu Quang Vũ - về tác gia và tác phẩm” của Lý Hoài Thu -

Lưu Khánh Thơ, nhà xuất bản Giáo dục (2007) có một số bài viết về những sáng tạo nghệ thuật của Lưu Quang Vũ khi xây dựng vở kịch

“Hồn Trương Ba, da hàng thịt”:

+ Bài “Từ truyện cổ dân gian đến kịch của Lưu Quang Vũ - xét về mặt tư

tưởng triết học” của tác giả Đặng Hiển đi vào so sánh tư tưởng triết học giữa

vở kịch “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” với truyện cổ tích cùng tên Từ đó,

tác giả bài viết đã nêu ra những sáng tạo nghệ thuật của Lưu Quang Vũ khi xây dựng vở kịch: Lưu Quang Vũ có kế thừa tư tưởng của truyện cổ dân gian Anh cũng nhấn mạnh vai trò của linh hồn so với thể xác… Tuy nhiên Lưu Quang Vũ không dừng lại ở đó

+ “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” thuộc vào loại kịch dựa vào tích

truyện dân gian… Lưu Quang Vũ “Đã biết phát hiện ra những vỉa quặng tư

tưởng mới chứa trong câu chuyện dân gian quen thuộc” (Ngô Thảo)

+ Trong vở kịch “Hồn Trương Ba, da hàng thịt”, Lưu Quang Vũ “kết hợp

cả ba tầng không gian: dưới đất, trên trời, dưới âm phủ và ba chiều thời gian: hiện tại, quá khứ, tương lai Anh khai thác vào sự kiện người chết mượn xác người khác để sống lại nhằm chứng minh cho một luận đề: người ta sống không phải

bằng thân xác” (Phan Trọng Thưởng)

Trong cuốn sách này còn có bài viết “Con đường sáng tạo của một

tài năng” của nhà nghiên cứu Ngô Thảo bàn về phong cách kịch Lưu

Quang Vũ Theo tác giả, phong cách kịch Lưu Quang Vũ có những điểm nổi bật sau:

+ Phạm vi đề tài rộng rãi: từ cổ tích dân gian, từ lịch sử, dã sử đến các

đề tài hiện đại

Trang 13

+ Lưu Quang Vũ có khả năng đặc biệt trong việc tạo tình thế kịch Trong mỗi tình thế kịch, điều đáng quý là Vũ đã tạo dựng được một thế giới nhân vật Hàng loạt các nhân vật truyền thuyết, lịch sử được Vũ làm mới lại và định hình trong đường nét được chấp nhận Mỗi vở kịch Lưu Quang Vũ đều xây dựng được những nhân vật đáng nhớ

+ Lưu Quang Vũ có biệt tài xây dựng những nhân vật phụ có tính cách,

có cá tính, và rất “sống” Vũ đặc biệt chú ý quá trình phát triển của tính cách nhân vật Nếu bố cục vở kịch của Vũ thường không có gì rối rắm thì trong phân tích tâm lí, anh lại chú ý đến những bước phát triển tâm lí, đột biến, những điểm ngoặt trong tính cách tạo nên những xen kịch bất ngờ, lí thú mà sâu sắc

+ Nét đặc sắc nổi bật của kịch Lưu Quang Vũ là ngôn ngữ nhân vật thường không chỉ tự nhiên, gọn, sáng sủa mà còn nhiều sức gợi nghĩ… Ngôn ngữ kịch của Vũ thường tự nhiên mà vẫn nhiều lớp lang ý tứ

2.2 Những tài liệu hướng dẫn giảng dạy trích đoạn “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” 2.2.1 Sách giáo viên

 Sách giáo viên chương trình chuẩn do GS Phan Trọng Luận làm tổng chủ

biên, đã định hướng tìm hiểu trích đoạn “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” như sau:

- Về nội dung: Sách giáo viên hướng dẫn tìm hiểu văn bản trên ba nội dung: + Hoàn cảnh trớ trêu của nhân vật hồn Trương Ba: phải trú ngụ trong xác hàng thịt, sống vay mượn, tạm bợ và trái tự nhiên khiến tâm hồn nhân hậu, thanh cao bị nhiễm độc và tha hóa bởi sự lấn át của thể xác thô lỗ, phàm tục

+ Quan niệm: Con người là một thể thống nhất, hồn và xác phải hài hòa, sống thực cho ra con người quả không đơn giản

+ Vẻ đẹp tâm hồn của những người lao động trong cuộc đấu tranh chống lại sự giả tạo và dung tục, bảo vệ quyền được sống cùng khát vọng hoàn thiện nhân cách

- Về phương pháp:

Trang 14

Sách giáo viên định hướng tìm hiểu văn bản dựa trên các câu hỏi ở mục

“Hướng dẫn học bài” trong sách giáo khoa Bao gồm có 4 câu hỏi, mỗi câu hỏi phân tích một cuộc đối thoại để từ đó thấy được nội dung của văn bản Các câu hỏi chỉ mới tập trung vào xung đột kịch, đối thoại kịch, mà chưa tìm hiểu những sáng tạo khác của tác giả khi xây dựng vở kịch

 Sách giáo viên chương trình nâng cao do GS Trần Đình Sử làm tổng chủ biên, định hướng khai thác văn bản như sau:

- Về nội dung:

+ Phân tích tình huống kịch qua các đối thoại để làm nổi bật triết lí về hạnh phúc, về lẽ sống và cái chết: Con người là một thể thống nhất giữa linh hồn và thể xác Sống nhờ, sống gửi, sống chắp vá, sống không được là chính mình thì cuộc sống ấy thật vô nghĩa

+ Phê phán thói chạy theo những ham muốn tầm thường về vật chất, những kẻ lấy cớ tâm hồn là đáng quý mà chẳng chăm lo đến đời sống vật chất, không phấn đấu vì hạnh phúc toàn vẹn

- Về phương pháp:

Sách giáo viên cũng định hướng trên cơ sở các câu hỏi ở mục “Hướng dẫn học bài” trong sách giáo khoa Ở phần này có 7 câu hỏi Các câu hỏi 1,2,3,4,6 tập trung phân tích xung đột kịch qua các cuộc đối thoại làm nổi bật

ý nghĩa triết lí của vở kịch Câu hỏi 5 tìm hiểu về hành động kịch, ngôn ngữ kịch Câu hỏi 7 tìm hiểu ý nghĩa phê phán của vở kịch

So với cuốn sách giáo viên chương trình cơ bản, sách giáo viên chương trình nâng cao đã chú ý đến việc tìm hiểu những thành công nghệ thuật của Lưu Quang Vũ trong vở kịch, song mới chỉ nói đến nghệ thuật xây dựng hành động kịch và ngôn ngữ kịch

2.2.2 Sách tham khảo

Trang 15

Cuốn “Thiết kế dạy học Ngữ văn 12” của Tiến sĩ Hoàng Hữu Bội, nhà

xuất bản Giáo dục, 2008 định hướng tiếp cận bản văn kịch “Hồn Trương Ba,

da hàng thịt” với các nội dung:

- Hướng dẫn học sinh tìm hiểu ba xung đột được miêu tả trong đoạn trích:

+ Xung đột giữa hồn Trương Ba với xác hàng thịt

+ Xung đột giữa hồn Trương Ba với những người thân trong gia đình + Xung đột giữa hồn Trương Ba với Đế Thích

- Về phương pháp:

Mỗi nội dung trên cần được tìm hiểu qua ba chặng: “Tái hiện cuộc

xung đột qua các lời thoại của các nhân vật -> phát hiện vấn đề được nêu

ra ở đó -> khám phá tư tưởng triết lí mà tác giả gửi gắm” Quá trình trên

được thực hiện bằng một hệ thống câu hỏi gợi dẫn phù hợp với nội dung của bài học Dựa trên những sáng tạo nghệ thuật của Lưu Quang Vũ, tác giả đã dẫn dắt học sinh khám phá ra tính đa nghĩa về nội dung tư tưởng của vở kịch

Cuốn “Thiết kế bài giảng Ngữ văn 12” tập 2 của tác giả Nguyễn Văn Đường

chủ biên, nhà xuất bản Hà Nội (2008) đã đưa ra hướng tiếp cận vở kịch:

- Về nội dung:

Phân tích ba cuộc đối thoại trong vở kịch, từ đó khám phá ra ý nghĩa triết

lí về lẽ sống của con người và ý nghĩa phê phán của vở kịch

+ Triết lí về lẽ sống: con người là một thể thống nhất giữa hồn và xác Sống thực là mình thật khó khăn Sống nhờ, sống gửi, sống giả dối…thì thật

vô nghĩa Cái đẹp và sự sống đích thực bao giờ cũng chiến thắng

+ Ý nghĩa phê phán: phê phán thói chạy theo những ham muốn tầm thường về vật chất, thích hưởng thụ đến mức phàm phu, thô thiển; phê phán những kẻ lấy cớ tâm hồn là cái đáng quý để chẳng chăm lo đến đời sống vật chất; tình trạng con người phải sống giả dối, sống bám sẽ dễ bị đẩy đến chỗ tha hóa vì danh lợi

Trang 16

- Về phương pháp:

Tác giả đã đưa ra 13 câu hỏi để tìm hiểu các cuộc đối thoại: cuộc đối thoại thứ nhất có 4 câu hỏi, cuộc đối thoại thứ hai có 4 câu hỏi, cuộc đối thoại thứ ba có 5 câu hỏi Hướng khám phá này cũng chỉ mới chú ý tới xung đột kịch, lời thoại của nhân vật, chưa khám phá những sáng tạo nghệ thuật của Lưu Quang Vũ trong vở kịch

Nhìn chung, các công trình, bài viết đều định hướng phân tích văn bản theo đặc trưng thể loại kịch Song chưa có công trình, bài viết nào quan

tâm tới việc dạy học văn bản “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” cho đối

tượng học sinh dân tộc thiểu số miền núi Những đề xuất, gợi ý của họ là

những đóng góp đáng kể cho việc dạy học văn bản kịch “Hồn Trương Ba,

da hàng thịt” trong sách giáo khoa Ngữ văn lớp 12 Những thành tựu

nghiên cứu khoa học đó là những tài liệu tham khảo quý báu cho chúng tôi khi giải quyết đề tài này

3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Phương thức hoạt động dạy và học của thầy và trò đối với việc dạy học

văn bản kịch “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” theo hướng khai thác những

sáng tạo nghệ thuật của Lưu Quang Vũ

3.2 Phạm vi nghiên cứu

Dạy học trích đoạn kịch bản văn học “Hồn Trương Ba, da hàng thịt”

(sách giáo khoa Ngữ văn lớp 12) theo hướng tìm hiểu những sáng tạo nghệ thuật của tác giả Lưu Quang Vũ cho học sinh lớp 12 là người dân tộc thiểu số miền núi đang học tập tại trường Văn hóa I - Bộ Công an, tỉnh Thái Nguyên

4 Mục đích nghiên cứu

Tìm ra phương án dạy học có hiệu quả đối với đoạn trích kịch bản “Hồn

Trương Ba, da hàng thịt” theo hướng khám phá những nghệ thuật của Lưu

Quang Vũ cho học sinh các dân tộc thiểu số ở miền núi phía Bắc

5 Nhiệm vụ nghiên cứu

Trang 17

5.1 Nghiên cứu vấn đề ở bình diện lí luận: kịch bản văn học và đặc trưng về thể

loại, tìm hiểu các công trình nghiên cứu của các nhà nghiên cứu văn học về văn

bản kịch “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” và các công trình bàn về dạy học trích đoạn kịch bản “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” ở trường Trung học phổ thông

5.2 Khảo sát thực tiễn dạy học của giáo viên và thực tế cảm thụ của học sinh

đối với trích đoạn “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” của tác giả Lưu Quang Vũ

trong nhà trường hiện nay

5.3 Đề xuất hướng dạy học trích đoạn kịch “Hồn Trương Ba, da hàng thịt”

của tác giả Lưu Quang Vũ theo hướng tìm hiểu những sáng tạo nghệ thuật cho học sinh dân tộc thiểu số miền núi

5.4 Tiến hành thực nghiệm sư phạm để kiểm chứng tính khả thi của những

phương án mà luận văn đề xuất

6 Phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu đề tài này, chúng tôi sử dụng 2 nhóm phương pháp

nghiên cứu sau:

6.1 Phương pháp tổng hợp lí luận

Sử dụng phương pháp tổng hợp lí luận, chúng tôi nhằm tìm hiểu những

cơ sở lí luận làm tiền đề cho việc nghiên cứu, tiếp cận văn bản kịch “Hồn

Trương Ba, da hàng thịt” theo hướng tìm hiểu những sáng tạo nghệ thuật

của của tác giả Lưu Quang Vũ cho học sinh lớp 12 là người dân tộc thiểu số miền núi đang học tập tại trường Văn hóa I – Bộ Công an

6.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn

Chúng tôi sử dụng các phương pháp:

- Phương pháp thống kê để xử lí số liệu thu thập được trong quá trình

điều tra khảo sát và thực nghiệm

- Phương pháp điều tra khảo sát thực tiễn để nắm bắt được những khó

khăn của học sinh dân tộc thiểu số miền núi khi cảm thụ trích đoạn kịch

“Hồn Trương Ba, da hàng thịt” và tình hình dạy học trích đoạn kịch bản văn

học “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” của giáo viên làm cho việc nghiên cứu

Trang 18

đề tài được sát thực, góp phần nâng cao hiệu quả trong dạy học đoạn trích

kịch bản “Hồn Trương Ba, da hàng thịt”

- Phương pháp thực nghiệm sư phạm nhằm thực nghiệm những đề xuất

của luận văn

7 Cấu trúc luận văn

Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, phần nội dung của luận văn gồm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn của đề tài

1.2.1 Tình hình dạy học đoạn trích “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” của giáo

viên trong nhà trường

1.2.2 Năng lực cảm thụ của học sinh dân tộc thiểu số miền núi với đoạn trích

“Hồn Trương Ba, da hàng thịt”

Chương 2: Đưa học sinh dân tộc thiểu số miền núi đến với trích đoạn

“Hồn Trương Ba, da hàng thịt” trong sách giáo khoa ngữ văn lớp 12

2.1 Đưa học sinh dân tộc thiểu số miền núi đến với những sáng tạo về nội

dung tư tưởng trong trích đoạn “Hồn Trương Ba, da hàng thịt”

2.1.1 Đưa học sinh dân tộc thiểu số miền núi đến với tư tưởng triết lí nhân sinh 2.1.2 Đưa học sinh dân tộc thiểu số miền núi đến với ý nghĩa phê phán của đoạn trích

2.2 Đưa học sinh dân tộc thiểu số miền núi đến với những sáng tạo về thi pháp kịch

2.2.1 Đưa học sinh dân tộc thiểu số miền núi khám phá sự sáng tạo về xung đột kịch

Trang 19

2.2.2 Đưa học sinh dân tộc thiểu số miền núi khám phá sự sáng tạo về hành động kịch

2.2.3 Đưa học sinh dân tộc thiểu số miền núi khám phá sáng tạo về nghệ thuật xây dựng nhân vật kịch

2.2.4 Đưa học sinh dân tộc thiểu số miền núi khám phá sáng tạo về ngôn ngữ kịch 2.3 Tổ chức hoạt động ngoại khóa văn học

Chương 3: Thực nghiệm sư phạm

3.1 Thiết kế dạy học của luận văn về kịch bản “Hồn Trương Ba, da hàng thịt”

theo hướng khai thác những sáng tạo nghệ thuật của tác giả Lưu Quang Vũ cho học sinh dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc

3.2 Dạy thực nghiệm bài học “HồnTrương Ba, da hàng thịt” theo hướng

tìm hiểu những nghệ thuật của Lưu Quang Vũ cho học sinh dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc

Trang 20

PHẦN NỘI DUNG Chương 1

CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

1.1 Cơ sở lí luận

1.1.1 Kịch bản văn học

* Khái niệm về kịch

Theo cuốn “Từ điển thuật ngữ văn học” của các tác giả Lê Bá Hán,

Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi, thuật ngữ kịch được dùng ở hai cấp độ

Ở cấp độ loại hình

“Kịch là một trong ba phương thức cơ bản của văn học (Kịch, tự sự, trữ tình) Kịch vừa thuộc sân khấu vừa thuộc văn học Nó vừa để diễn là chủ yếu vừa để đọc Vì vậy kịch bản chính là phương diện văn học của kịch Song, nói đến kịch là phải nói đến sự biểu diễn trên sân khấu của các diễn viên bằng hành động, cử chỉ, điệu bộ và bằng lời nói (riêng kịch câm thì không diễn tả bằng lời)” [9, tr.114]

Như vậy, nói đến kịch là nói đến một hình thức nghệ thuật đặc biệt, được biểu diễn trên sân khấu của các diễn viên bằng hành động, cử chỉ và lời nói

Từ đó bộc lộ suy nghĩ, tính cách của nhân vật và qua lời nói của các nhân vật

mà thấy được giá trị nội dung, nghệ thuật của vở kịch

Kịch được xây dựng trên cơ sở những mâu thuẫn lịch sử, xã hội hoặc những xung đột muôn thuở mang tính toàn nhân loại Những xung đột ấy được thể hiện bằng một cốt truyện có cấu trúc chặt chẽ qua hành động của các nhân vật và theo quy tắc nhất định của nghệ thuật kịch Trong kịch thường chứa đựng nhiều kịch tính, tức là những căng thẳng do tình huống tạo ra đối với nhân vật

Phần lớn kịch được xây dựng trên hành động bên ngoài với những diễn biến của chúng và theo nguyên tắc có sự đấu tranh chống lại của các nhân vật Tuy nhiên cũng có hành động bên trong, qua đó nhân vật chủ yếu là suy ngẫm

và chịu đựng một tình huống xung đột bên trong hết sức căng thẳng

Trang 21

Về mặt kết cấu, vở kịch thường chia thành nhiều hồi, cảnh, nhằm tạo ra

sự trùng khớp giữa thời gian, địa điểm và hành động kịch, đồng thời làm cho cái được trình diễn mang màu xác thực của đời sống Qua các thế kỉ khác nhau, mối quan hệ giữa ba yếu tố thời gian, địa điểm, hành động trong kết cấu của kịch không ngừng thay đổi tùy theo quan niệm của người sáng tác và quy

mô của những sự kiện biến cố được phản ánh trong kịch

Ở cấp độ loại thể

“Thuật ngữ kịch được dùng để chỉ một thể loại văn học - sân khấu có vị trí tương đương với bi kịch và hài kịch Với ý nghĩa này, kịch cũng còn gọi là chính kịch” [9, tr.115]

Cũng giống như hài kịch, kịch tái hiện cuộc sống riêng của con người bình thường nhưng mục đích chính không phải là cười nhạo, chế giễu các thói

hư tật xấu, mà là mô tả cá nhân trong các mối quan hệ chứa đựng kịch tính với xã hội Và cũng giống với bi kịch, kịch chú trọng tái hiện những mâu thuẫn gay gắt, song những xung đột của nó không mang tính chất vĩnh hằng

và về nguyên tắc có thể giải quyết được ổn thỏa Còn các tính cách của kịch thì không có gì đặc biệt, phi thường

Kịch là một thể loại có nhiều đặc điểm riêng biệt Một tác phẩm kịch có thể để đọc nhưng cũng có thể để diễn trên sân khấu, chủ yếu là để diễn trên sân khấu Kịch bao gồm: kịch nói, kịch hát, kịch múa, nhạc kịch….chỉ kịch nói mới có kịch bản văn học

* Kịch bản văn học

Kịch bản văn học là một trong bốn loại thể cơ bản của văn học (thơ, kí, truyện và kịch) Kịch và trữ tình có sự khác nhau rất rõ ràng, nhưng giữa kịch với tự sự có nhiều điểm tương đồng Bêlinxki cho rằng: Tác phẩm kịch là

"Sự dung hợp các yếu tố đối lập của tính khách quan tự sự và tính chủ quan trữ tình" Không phải chỉ trong kịch mới có sự dung hợp các yếu tố loại hình

khác nhau, trong thơ, truyện, kí đều có Kịch bản văn học là một trong những thể loại chính của văn học tiêu biểu cho một phương thức phản ánh – phương

Trang 22

thức kịch Kịch bản là một bộ phận của văn học, nó vừa thuộc nghệ thuật sân khấu vừa thuộc nghệ thuật ngôn từ Nó giống như có hai cuộc sống

Là vở diễn trên sân khấu, nó sống với công chúng khán giả Là tác phẩm văn học, nó sống với công chúng độc giả Vì vậy, kịch bản không chỉ được xem là bản gốc dùng để biểu diễn trên sân khấu, mà còn được xem

là tác phẩm văn học có thể dùng để đọc Tuy nhiên kịch bản không thể thay thế và bộc lộ được đầy đủ vẻ đẹp của một tác phẩm kịch như được trình diễn trên sân khấu Những nhà viết kịch nổi tiếng trên thế gới đều thừa nhận mối liên hệ mang tính chất sống còn giữa kịch bản văn học với

bộ môn nghệ thuật sân khấu, trong đó kịch bản văn học là “linh hồn” (Gôgôn) là cái gốc cho sự thành công mang ý nghĩa trọn vẹn này Như vậy, kịch bản văn học là một bộ phận hợp thành của nghệ thuật sân khấu Nhưng kịch bản văn học không chỉ có đời sống gắn bó với nghệ thuật sân khấu, mà nó còn có đời sống độc lập riêng của nghệ thuật ngôn từ Có thể

xem "Kịch", "Kịch bản văn học" hay "Văn học kịch" như những khái niệm

đồng nghĩa

1.1.2 Đặc trƣng thể loại của kịch bản văn học

Theo cuốn giáo trình “Lí luận văn học” tập II, nhà xuất bản Giáo dục

(1996), kịch bản văn học có những đặc trưng cơ bản sau:

1.1.2.1 Xung đột kịch

Kịch bắt đầu từ xung đột Phađêép khẳng định: “Xung đột là cơ sở của kịch” Hiểu theo nghĩa hẹp, xung đột trong tác phẩm kịch là sự phát triển cao nhất sự mâu thuẫn của hai hay nhiều lực lượng đối lập thông qua một sự kiện hay một diễn biến tâm lí cụ thể được thể hiện trong mỗi màn, mỗi hồi kịch

Có nhiều loại xung đột khác nhau Có xung đột biểu hiện của sự đè nén, giằng co, chống đối giữa các lực lượng, có xung đột được biểu hiện qua sự đấu tranh nội tâm của một nhân vật, có xung đột là sự đấu trí căng thẳng và lí

lẽ để thuyết phục đối phương giữa hai lực lượng

Trang 23

Xung đột kịch cần phải phản ánh những mâu thuẫn cơ bản của xã hội và thời đại, nói cách khác là luôn mang tính lịch sử cụ thể Ở những thời đại khác nhau có những xung đột khác nhau

Do tính chất sân khấu qui định cho nên trong khi phản ánh hiện thực, tác giả kịch bản buộc phải bước vào những mâu thuẫn trong cuộc sống đã phát triển đến chỗ xung đột, đòi hỏi phải được giải quyết bằng cách này hay cách khác Vì vậy, có thể nói, xung đột là đặc điểm cơ bản của kịch Hêghen cho rằng “Tình thế giàu xung đột là đối tượng ưu tiên của nghệ thuật kịch”

1.1.2.2 Hành động kịch

Hành động là đặc trưng của kịch Hêghen cho rằng: “Nội dung chủ yếu của tự sự là sự kiện, của trữ tình là tâm trạng và của kịch là hành động” Trong kịch, nếu xung đột được coi là điều kiện cần thiết làm nảy sinh tác phẩm, thì hành động lại là yếu tố duy trì sự vận hành của tác phẩm Hành động là sự thể hiện trực tiếp nội dung của xung đột kịch Vì vậy, hành động là yếu tố đặc trưng không thể thiếu đối với bất kì một kịch bản văn học nào Hành động kịch được thể hiện qua suy nghĩ, hành vi, động tác, ngôn ngữ của nhân vật Hành động kịch thường phát triển theo hướng thuận chiều với xung đột kịch Xung đột càng căng thẳng thì hành động càng trở nên quyết liệt Như vậy, hành động kịch không phải là những hành động đơn lẻ, ngắt quãng mà là một chuỗi hành động liên tục xoay quanh trục xung đột Hành động kịch ở đây chính là cốt truyện kịch được tổ chức một cách thống nhất, chặt chẽ trong khuôn khổ của một chỉnh thể nghệ thuật

Trang 24

Đối thoại là lời các nhân vật nói với nhau, đây là thành phần lời văn quan trọng nhất, giữ vị trí then chốt tạo nên cấu trúc của kịch bản văn học

Độc thoại là lời nhân vật nói với chính mình Lời độc thoại còn là lời nói thầm Trong kịch, lời độc thoại mang đậm tính ước lệ, bởi lời độc thoại

là lời nội tâm

Bàng thoại là lời nhân vật nói riêng với khán giả Lời bàng thoại thể hiện

rõ nhất tính chất trò diễn đầy ước lệ của ngôn ngữ kịch

Dù là đối thoại, độc thoại hay bàng thoại, ngôn ngữ kịch đều nhằm khắc họa tính cách, nội tâm nhân vật

Ngôn ngữ kịch là một hệ thống ngôn ngữ mang tính hành động Hệ thống ngôn ngữ ấy có nhiệm vụ mô tả chân dung nhân vật kịch bằng hàng loạt các thao tác hành động Vì vậy, tính hành động là đặc điểm nổi bật của ngôn ngữ kịch, là cơ sở giúp cho đạo diễn, diễn viên xử lí thích hợp cho hành động của nhân vật trên sân khấu

Ngôn ngữ kịch là một hình thái ngôn ngữ hội thoại gần gũi với đời sống: súc tích, dễ hiểu và ít nhiều mang tính chất khẩu ngữ

1.1.2.4 Nhân vật kịch

Nhân vật kịch hình thành là do những lời lẽ của họ Nghĩa là, tác giả xây dựng nhân vật bằng ngôn ngữ hội thoại chứ không bằng ngôn ngữ miêu tả Nhân vật kịch chủ yếu là nhân vật loại hình Qua lời đối thoại, độc thoại, nhân vật kịch tự bộc lộ nội tâm bí mật của mình Nhân vật kịch là một phương thức chiếm lĩnh hiện thực bằng nghệ thuật độc đáo

Tác phẩm kịch được viết ra chủ yếu là để diễn trên sân khấu, bị hạn chế bởi không gian và thời gian nên số lượng nhân vật không thể quá nhiều và cũng không được khắc họa tỉ mỉ, nhiều mặt như trong các tác phẩm tự sự

Kịch là nghệ thuật thể hiện hình tượng con người một cách sống động nhất Cho nên hình tượng con người trong kịch cũng thuộc loại hình tượng mang tính ước lệ cao nhất Nó là nhân vật của trò diễn mà diễn viên là người đóng vai các nhân vật ấy trên sân khấu

Trang 25

Nhân vật của kịch thường chứa đựng những cuộc đấu tranh nội tâm

Do đặc trưng của kịch là xung đột nên khi đứng trước những xung đột đó, con người bắt buộc phải hành động và vì vậy, con người không thể không đắn đo, suy nghĩ, cân nhắc, băn khoăn, dằn vặt Chính từ đặc điểm này, nhiều tác giả kịch đã dùng biện pháp lưỡng hóa nhân vật nhằm biểu hiện cuộc đấu tranh nội tâm của chính nhân vật đó

1.1.3 Vở kịch “Hồn Trương Ba, da hàng thịt”

1.1.3.1 Nguồn gốc của vở kịch

“Hồn Trương Ba, da hàng thịt” được Lưu Quang Vũ sáng tác theo

hướng khai thác cốt truyện dân gian để gửi gắm những suy ngẫm về nhân sinh, về hạnh phúc, kết hợp phê phán một số tiêu cực trong lối sống hiện thời

Có thể tóm lược truyện cổ dân gian này như sau:

Truyện có tên là “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” Truyện kể rằng, ngày

xưa ở xã Liêu Xuyên, huyện Đường An thuộc tỉnh Hải Dương có một người giỏi đánh cờ tên là Trương Ba Mỗi lần dồn ai vào thế cờ bí, Trương Ba đều nói: “Ván cờ này thì có Đế Thích giáng trần cũng bị thua” Một hôm, Trương Ba vừa thốt lên câu nói đó thì bỗng nhiên có một cụ già xuất hiện giúp cho đối phương chuyển bại thành thắng Trương Ba nhìn tướng mạo cụ già khác thường bèn cúi lạy Cụ già đó chính là Đế Thích Ông nói với Trương Ba: “Từ lâu ta thấy chàng quá ư tự phụ, nói những lời khiếm nhã, ta xuống trần thử tài của chàng một chút Nay vì chàng có cặp mắt tinh đời, lại

có lòng thành thực, ta cho chàng ba nén hương, khi cần gặp ta thì đốt nhang lên khẩn cầu, ta sẽ xuống giúp” Trương Ba đưa hương cho vợ cất kĩ, phòng khi có việc bất trắc mới dùng Ít lâu sau Trương Ba bị bệnh nặng qua đời Vợ con bối rối quên mất ba nén hương đã cất Đến một trăm ngày, quyét dọn nhà cửa thấy ba nén hương còn nguyên, đem ra đốt Ở trên thiên đình, ngửi thấy mùi hương, Đế Thích bay xuống hạ giới, đến nhà Trương Ba, mới biết Trương

Ba đã mất Vợ Trương Ba cầu xin Đế Thích cho Trương Ba sống lại Đế Thích trả lời: “Trương Ba đã chết trăm ngày rồi, hồn lìa khỏi xác, xác đã thối rữa,

Trang 26

còn cứu làm sao được” Vừa lúc ấy anh hàng thịt ở cùng làng vừa mới chết Đế Thích cho hồn Trương Ba nhập vào xác anh hàng thịt Anh hàng thịt sống lại

cứ thế đi về nhà Trương Ba Vợ anh hàng thịt và vợ Trương Ba tranh cãi nhau,

ai cũng nhận là chồng mình Hai người kéo nhau lên cửa quan đòi xét xử Quan hỏi nghề nghiệp của hai người khi còn sống rồi sai lính đem đến một con lợn

và một bàn cờ Anh hàng thịt cầm dao mổ lợn rất lóng ngóng nhưng đánh cờ lại rất thành thạo Thế là quan xử cho vợ Trương Ba thắng kiện Từ đó dân gian có

câu: “Hồn Trương Ba, xác hàng thịt” (Theo Thánh văn di lục, sử Nam chí dị) Như vậy là truyện cổ tích “Hồn trương Ba, da hàng thịt” chỉ dừng lại ở

việc quan xử cho hồn Trương Ba về nhà mình Đây cũng là một câu chuyện

cổ tích rất độc đáo và hấp dẫn Vấn đề chủ yếu được đặt ra và tập trung giải quyết ở truyện này là vấn đề cải tử hoàn sinh đối với con người Thực ra, ở

truyện cổ tích “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” có chứa một triết lí về con

người rất sâu sắc: Con người ta có phần hồn và phần xác, trong đó phần hồn mới là đáng kể Bởi vì dựa vào phần hồn người ta có thể nhận ra con người đó

là ai Chính nhà viết kịch Lưu Quang Vũ khi đọc truyện cổ tích đó đã rất ngỡ ngàng trước triết lí ấy của người bình dân xưa Và ông đã đưa vào vở kịch triết lí đó để gửi gắm những suy ngẫm của mình về lẽ sống, lẽ làm người và phê phán những nhận thức và việc làm sai lầm trong xã hội ta ở một thời kì dài chưa xa

1.1.3.2 Tóm tắt vở kịch “Hồn Trương Ba, da hàng thịt”

“Hồn Trương Ba, da hàng thịt” là một trong những vở kịch đặc sắc

nhất của Lưu Quang Vũ, được viết năm 1981 và công diễn vào năm 1984 Vở kịch gồm bảy cảnh và phần kết, có thể tóm tắt như sau:

Cảnh 1: Nam Tào, Bắc Đẩu và Đế Thích trên thiên đình

Nam Tào, Bắc Đẩu ngồi làm công việc điểm tên những người phải chết trong một ngày Đế Thích, vua cờ trên thiên đình đến tỏ ý muốn xuống hạ giới tìm người cao cờ đánh cho vui Vì vội đi dự tiệc ở dinh Thái Thượng nên Nam Tào vội gạch bừa một người có tên là Trương Ba

Trang 27

Cảnh 2: Cảnh dưới hạ giới, nhà Trương Ba

Trương Ba (vốn là người rất cao cờ) đang chăm vườn và trò chuyện cùng

vợ, cháu gái, con trai, con dâu thì Trưởng Hoạt đến chơi cờ Lúc Trưởng Hoạt lâm vào thế bí, Trương Ba rung đùi phán: “Thế cờ này họa có Đế Thích mới

gỡ nổi” Đế Thích nghe có người nhắc tên mình liền xuất hiện, giúp Trưởng Hoạt gỡ thế cờ Đế Thích đưa cho Trương Ba mấy nén hương và dặn cách sử dụng khi cần gặp mình Sau đó, Trương Ba đột ngột qua đời

cảnh 3: Cảnh trên thiên đình

Vợ Trương Ba vô tình thắp ba nén hương cho chồng lại đúng vào ba nén hương của Đế Thích cho Trương Ba, và thế là bà được lên thiên đình Nam Tào, Bắc Đẩu và Đế Thích đang trò chuyện thì vợ Trương Ba lên Khi biết chuyện Nam Tào gạch ẩu tên chồng, vợ Trương Ba đòi trả lại mạng sống cho chồng mình Đế Thích khuyên Bắc Đẩu, Nam Tào “sửa sai” bằng cách cho hồn Trương Ba nhập vào xác anh hành thịt, người cùng xóm mới chết để sống lại

Cảnh 4: Nhà người hàng thịt

Xác anh hàng thịt đã nằm trong quan tài bỗng đội nắp quan tài lên, đòi về nhà Trương Ba, không chịu ở lại nhà hàng thịt Mọi người lúc đầu ngỡ ngàng, sau đó đành chấp nhận để anh hàng thịt về theo vợ Trương Ba vì sự thật trong thể xác anh hàng thịt đúng là có hồn của Trương Ba

Cảnh 5: Nhà Trương Ba

Việc Trương Ba sống lại trong xác anh hàng thịt đã gây ra bao nhiêu phiền toái không chỉ cho những người thân trong gia đình Trương Ba Do anh con trai hối lộ nên Lí trưởng đã xử cho hồn Trương Ba ở nhà hàng thịt đến nửa đêm thì được về nhà mình

Cảnh 6: Nhà người hàng thịt

Đêm đã khuya, hồn Trương Ba giúp chị hàng thịt mổ lợn, pha thịt xong chuẩn bị về thì vợ hàng thịt mời cơm rượu và định giữ lại Hồn Trương Ba bị thể xác xui khiến, lúc đầu định xuôi theo nhưng rồi vượt qua phút lưỡng lự,

gỡ tay chị ta, trở về nhà

Trang 28

Cảnh 7: Nhà Trương Ba

Trưởng Hoạt sang phê phán Trương Ba đã bắt đầu đổi tính: thích uống rượu, thích ăn ngon, nước cờ đi cũng khác Lí trưởng lại đến gây khó dễ Con trai Trương Ba hư hỏng, chỉ nghĩ đến tiền và trục lợi Vợ Trương Ba buồn khổ định bỏ đi vì chồng khác xưa nhiều quá Cháu gái không nhận ông nội Con dâu xót xa vì bố chồng không còn như xưa Bản thân Trương Ba cũng bất lực với chính mình Cuối cùng Trương Ba đã thắp hương gọi Đế Thích, yêu cầu Đế Thích trả lại xác cho anh hàng thịt, làm cho cu Tị sống lại và Trương Ba quyết định chết vĩnh viễn

Phần kết: Hồn Trương Ba nhập vào màu xanh của cỏ cây trong vườn,

trò chuyện với vợ Cu Tị và cái Gái chia nhau một quả na chín, ăn ngon lành

Theo lời ông nội dặn, cái Gái gieo những hạt na xuống đất “Cho nó mọc

thành cây mới”

1.1.3.3 Những điểm khác nhau giữa vở kịch “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” với truyện cổ tích cùng tên

“Hồn Trương Ba, da hàng thịt” là một tác phẩm kịch được chuyển

thể rất thành công của Lưu Quang Vũ Để thấy được sự sáng tạo của Lưu Quang Vũ khi xây dựng vở kịch, luận văn tiến hành so sánh hai văn bản truyện cổ tích và vở kịch Qua so sánh sẽ thấy rõ được sự khác nhau giữa hai tác phẩm, từ đó thấy rõ được yếu tố chuyển thể ở đây dùng như thế nào, cái gì được kế thừa và cái gì được phát triển, bổ sung thêm Các yếu tố cụ thể cần xem xét khi chuyển thể: cốt truyện; nhân vật; ngôn ngữ; kết cấu; thời gian, không gian; nội dung và hình thức nghệ thuật

Điểm khác nhau về cốt truyện

Về cơ bản, cốt truyện của truyện cổ tích và vở kịch “Hồn Trương Ba,

da hàng thịt” là giống nhau, đều là những câu chuyện, mâu thuẫn, xung đột

xoay quanh cái chết và sự sống lại của Trương Ba Cốt truyện mang tính xung đột xã hội Đều là cốt truyện đơn tuyến, chỉ tập trung xoay quanh một vấn

đề cải tử hoàn sinh (trong truyện cổ tích), triết lí nhân sinh (trong kịch)

Trang 29

Nhưng Lưu Quang Vũ đã không bị lệ thuộc vào nội dung câu chuyện mà

đã tìm tòi, mở rộng kích thước tự sự, khiến cho cốt truyện của vở kịch khác với truyện cổ tích

Trước hết là sự khác nhau về số lượng sự kiện Sự kiện trong vở kịch nhiều hơn so với truyện cổ tích Truyện cổ tích chỉ có các sự kiện: Trương Ba chết, nhập vào xác hàng thịt, hai bà vợ của Trương Ba và anh hàng thịt tranh giành chồng, sau đó quan đã xử cho vợ Trương Ba được nhận chồng Câu chuyện kết thúc ở đó, còn trong vở kịch của Lưu Quang Vũ có thêm rất nhiều chi tiết: từ khi Trương Ba được sống lại trong xác anh hàng thịt Sau một thời gian sống nhờ trong xác anh hàng thịt, hồn Trương Ba đã gặp rất nhiều phiền toái: bị thân xác phàm tục, thô thiển của anh hàng thịt chi phối làm thay đổi hẳn bản chất, bị người thân trong gia đình xa lánh, không thừa nhận hồn Trương Ba trong xác hàng thịt Hồn Trương Ba rơi vào khổ đau, dằn vặt và tìm đến Đế Thích để trả lại thân xác cho anh hàng thịt, xin cho cu Tị sống lại, còn mình thì chết hẳn Cuối cùng hồn Trương Ba nhập vào cỏ cây trong sự thương nhớ của vợ con và cháu gái

Các sự kiện trong vở kịch của Lưu Quang Vũ cũng khác so với truyện

cổ tích: Chi tiết cái chết của Trương Ba trong truyện cổ dân gian là do bị ốm,

Ðế Thích tiếc cái tài đánh cờ của ông mà cho ông sống lại trong xác anh hàng thịt Còn cái chết của Trương Ba trong vở kịch thì lại là hậu quả của việc làm tắc trách của các vị quan chức trên trời là Nam Tào, Bắc Ðẩu Qua đó, nhà viết kịch hàm ý phê phán thói quan liêu, tắc trách của một bộ phận cán bộ Nhà nước ta Sự kiện hồn Trương Ba sau khi được nhập vào xác hàng thịt trong truyện cổ tích là Trương Ba được sống yên ổn bên những người thân trong gia đình, còn trong kịch thì hồn Trương Ba đã gặp biết bao hệ lụy khi trú ngụ trong thân xác anh hàng thịt Kết thúc vở kịch hồn Trương Ba chết vĩnh viễn để cho những người khác được sống lại Đặc biệt trong vở kịch, Lưu Quang Vũ đã dựng lên ba sự kiện – ba cuộc đối thoại mà trong truyện cổ tích không có: Đối thoại giữa hồn Trương Ba với xác hàng thịt;

Trang 30

đối thoại giữa hồn Trương Ba với những người thân trong gia đình; đối thoại giữa hồn Trương Ba với Đế Thích Qua các cuộc đối thoại ấy, nhà viết kịch tài ba Lưu Quang Vũ đã gửi gắm bao điều suy ngẫm sâu sắc về triết

lí nhân sinh và hiện trạng xã hội

Điểm khác nhau về nhân vật

Nhân vật trong cả hai tác phẩm truyện cổ tích và vở kịch “Hồn Trương Ba,

da hàng thịt” đều là những nhân vật có tên rõ ràng Nhưng hệ thống nhân vật

trong hai tác phẩm này có sự khác biệt nhau:

Truyện cổ tích số nhân vật ít (sáu nhân vật): hai vợ chồng Trương Ba, hai

vợ chồng anh hàng thịt, Tiên Đế Thích và ông quan huyện Nhân vật ở đây không được chú trọng lắm về địa vị xã hội Đồng thời không nổi lên rõ ràng

về tính cách, thái độ Điều này là do tính chất của câu chuyện chỉ nhằm phục

vụ cho việc nói đến vấn đề cải tử hoàn sinh Nhân vật như là phương tiện để truyền tải tư tưởng của truyện là vấn đề cải tử hoàn sinh - chủ đề chính, mọi nhân vật và chi tiết lớn nhỏ trong truyện đều có quan hệ trực tiếp hoặc gián tiếp với vấn đề này

Vở kịch “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” của Lưu Quang Vũ có số nhân

vật đông đảo (17 nhân vật), bao gồm:

- Các nhân vật ở trên thượng giới: Bắc Đẩu, Nam Tào, Đế Thích, bà Tây Vương Mẫu

- Các nhân vật trong gia đình Trương Ba: Trương Ba, Vợ Trương Ba, anh con trai, chị con dâu, cái Gái

- Các nhân vật người hàng xóm: cu Tị, chị Lụa (mẹ cu Tị), Trưởng Hoạt, anh hàng thịt, vợ anh hàng thịt, lái Lợn 1, Lái lợn 2

- Các nhân vật đại diện cho quan chức địa phương: Lí trưởng, Trương Tuần

Số lượng nhân vật đông đảo với nhiều tình tiết, mỗi nhân vật có tên gọi, tính cách riêng và địa vị xã hội rõ ràng: Trương Ba - một người làm vườn chất phác hồn hậu, vợ ông và chị con dâu cũng là những người làm nông hiền lành, anh con trai - một tay buôn biết lừa gạt, tráo trở, Nam Tào và Bắc Đẩu là

Trang 31

những vị tiên trên trời nhưng quan liêu và vô trách nhiệm, Lý Trưởng đại diện cho quyền lực nhưng gian xảo, vì tiền mà đổi trắng thay đen Mỗi nhóm nhân vật đều hàm chứa ý đồ tư tưởng của tác giả vở kịch

Nhân vật trong tác phẩm kịch hiện lên rõ mồn một, từng động tác, hành vi, lời nói và tính cách Nhân vật nào cũng tạo được ấn tượng đối với khán giả

Điểm khác nhau về nội dung tư tưởng

Theo GS Hoàng Tiến Tựu, trong cuốn “Bình giảng truyện cổ tích”, nội

dung chủ yếu được đặt ra và tập trung giải quyết ở truyện cổ tích “Hồn

Trương Ba, da hàng thịt" là vấn đề cải tử hoàn sinh đối với con người Mọi

nhân vật đều có quan hệ trực tiếp hoặc gián tiếp với vấn đề này Việc Trương

Ba đánh cờ giỏi, có tính kiêu căng, tự phụ, ốm chết đột ngột đều là những chi tiết chuẩn bị, tạo tiền đề và điều kiện dẫn đến sự cải tử hoàn sinh Sự xuất hiện của anh hàng thịt và cái chết của anh ta cũng chỉ là điều kiện cần thiết phải có để giải quyết vấn đề cải tử hoàn sinh đối với Trương Ba mà thôi Như vậy, truyện nêu lên ba nhân tố, ba điều kiện cần thiết cho việc cải tử hoàn sinh: một là phải có nguyện vọng và nhu cầu tha thiết của người sống muốn cải tử cho người đã chết (lời cầu khẩn của vợ Trương Ba); hai là phải có một

vị tiên trên thiên đình có phép cải tử hoàn sinh giúp đỡ (Đế Thích); ba là người chết muốn cải tử hoàn sinh thì xác phải còn nguyên vẹn, không bị hư hỏng (vì xác Trương Ba không còn nên phải mượn xác hàng thịt)

Thực ra trong truyện cổ tích còn mang một triết lí sâu sắc về con người: Con người ta có hai phần: phần hồn và phần xác, trong đó phần hồn quan trọng hơn Bởi vì, dựa vào phần hồn người ta có thể nhận ra đó là ai? Anh hàng thịt với cái xác kềnh càng nhưng lại mang hồn Trương Ba nên mọi người đều coi là Trương Ba: vợ Trương Ba thừa nhận là chồng mình nên hồn Trương Ba về sống với vợ tại nhà mình rất yên ổn; ông quan huyện cũng xử kiện dựa vào phần hồn: ông ta đem ra một con lợn, một bàn cờ để thử thách Kết quả, hồn Trương Ba mổ lợn lúng túng, chơi cờ thì rất giỏi Quan cho rằng, đánh cờ giỏi là do phần trí tuệ, phần linh hồn Vì vậy quan khẳng định

Trang 32

cái xác kềnh càng ấy chính là Trương Ba và xử cho Trương Ba được về nhà với vợ

Còn “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” của Lưu Quang Vũ là một vở kịch

đa nghĩa, hàm chứa những tư tưởng triết học, mang đậm tính nhân văn và ý nghĩa phê phán sâu sắc Qua các xung đột, mâu thuẫn giữa các nhân vật và trong nội tâm nhân vật tác giả gửi gắm thông điệp về triết lí nhân sinh, về lẽ sống của con người

Trước hết, tác giả đưa vào vở kịch triết lí có sẵn trong truyện cổ tích để cho hồn Trương Ba trú trong thân xác anh hàng thịt nhưng mọi người quen biết đều thừa nhận đó là Trương Ba: vợ Trương Ba cũng thừa nhận, ông Trưởng Hoạt, bạn chơi cờ với Trương Ba cũng thừa nhận đó là Trương Ba… Sau đó nhà viết kịch Lưu Quang Vũ mới bổ sung vào triết lí ấy của người xưa những điểm mới khác: Con người ta có phần hồn và phần xác, cả hai phần đó đều có tác động qua lại với nhau; phần hồn là quan trọng và phần xác cũng quan trọng; phần xác còn có khả năng làm biến đổi phần hồn Bởi vậy, nếu chỉ coi trọng phần hồn mà không coi trọng phần xác là sai lầm trong nhận thức Cuộc đối thoại giữa hồn Trương Ba với xác hàng thịt trong vở kịch đã nói rõ điều trên Hàm nghĩa của cuộc đối thoại vừa nêu lên triết lí nhân sinh vừa phê phán thực trạng xã hội:

Ý nghĩa triết lí: Quan tâm tới con người là phải quan tâm cả thể xác lẫn tâm hồn Con người ta lại không chỉ sống với những nhu cầu bản năng, mà phải tự đấu tranh với bản thân để có được một cuộc sống cao cả, có ý nghĩa

Ý nghĩa phê phán: phê phán những nhận thức sai lầm của con người, chỉ quan tâm đến tư tưởng tinh thần mà không chăm lo đến đời sống vật chất Tác giả còn đưa vào vở kịch xung đột giữa hồn Trương Ba với những người trong gia đình (vợ, con trai, con dâu, cháu nội) để nêu ra hậu quả của việc hồn Trương Ba mang xác anh hàng thịt Tác giả đã gửi gắm vào đây một thông điệp nữa: Con người phải là một thể thống nhất, hài hòa giữa thể xác và tâm hồn Mỗi người cần sống chân thật, sống đúng là mình, sống có bản lĩnh, để

Trang 33

khỏi tự đánh mất mình Nhân đó, tác giả phê phán hiện trạng lối sống giả dối trong xã hội ta

Đối thoại giữa hồn Trương Ba với Đế Thích ở cuối vở kịch cho thấy xung đột ngay trong chính hồn Trương Ba Hồn Trương Ba đã tự đấu tranh với chính bản thân mình để đi đến một quyết định: không thể sống trong thân xác người khác, quyết chết để trả lại xác cho anh hàng thịt và đề nghị cho cu Tị được sống lại Ở đây Lưu Quang Vũ muốn gửi gắm một tư tưởng triết học về lối sống: Con người không chỉ phải sống cho chân thật với chính mình, mà phải sống cao cả, sống vì mọi người, biết hi sinh vì hạnh phúc cho người khác

Vở kịch ra đời và được công diễn vào những năm tám mươi của thế kỉ trước nhưng đến nay ý nghĩa thời sự vẫn còn rất sâu sắc Một số lời thoại của các nhân vật trong vở kịch đã là những lời cảnh báo sự suy thoái về đạo đức, lối sống của con người trong xã hội ta

Cuộc đối thoại giữa hồn Trương Ba với xác hàng thịt được miêu tả như là cuộc đấu tranh giữa hai mặt tích cực và tiêu cực, giữa phần bản năng và lí trí

trong bản thể mỗi người cái “lí lẽ thật ti tiện” của xác hàng thịt ẩn chứa một

“hạt nhân hợp lí”, một sự thực mà nhà viết kịch hàm ý phê phán Qua cuộc đối thoại, tác giả phê phán một quan niệm, một thái độ từng tồn tại trong một thời gian dài trong xã hội ta: Chỉ coi trọng tư tưởng chính trị, lập trường giai cấp mà coi nhẹ đời sống vật chất của con người

Cuộc đối thoại giữa hồn Trương Ba với con trai, lại cho ta thấy một ẩn ý khác mà tác giả muốn gửi gắm trong vở kịch: Sự suy thoái về đạo đức, lối sống của lớp trẻ Vì những nhu cầu về vật chất mà họ có thể làm bất cứ việc gì: Lừa gạt, gian dối… Cùng với đó là những biểu hiện tiêu cực trong xã hội: nạn tham ô, hối lộ (anh con trai hối lộ Lí trưởng để đi buôn lậu, hối lộ để Lí trưởng xử cho hồn Trương Ba được về nhà mình)

Cuộc đối thoại giữa hồn Trương Ba với Đế Thích lại mang một hàm ý khác: phê phán những hiện tượng quan liêu, tắc trách của một bộ phận cán bộ

Trang 34

Nhà nước; phê phán một số tật xấu của con người: nói một đằng làm một nẻo, hay bệnh thành tích…

Rõ ràng từ một câu chuyện làm nên một câu nói quen thuộc trong

dân gian: “Hồn Trương Ba, da hàng thịt”, nhà viết kịch Lưu Quang Vũ đã

xây dựng nên một vở kịch hàm chứa xung đột muôn thuở mang tính toàn nhân loại: xung đột giữa cái cao cả và cái thấp hèn Từ cốt truyện dân gian, Lưu Quang Vũ đã xây dựng lại thành một vở kịch nói hiện đại và lồng vào đó nhiều triết lí nhân văn về cuộc đời và con người

Khác nhau về hình thức nghệ thuật

- Thứ nhất, phải nói tới các yếu tố không gian, thời gian trong tác phẩm của Lưu Quang Vũ Có thể nói không gian và thời gian của vở

kịch đa chiều hơn so với truyện cổ tích

Thời gian trong truyện cổ tích là thời gian tuyến tính Với phương thức tự

sự tác giả kể lại chuyện xảy ra trong quá khứ Ở tác phẩm này yếu tố thời gian không rõ ràng, mang tính phiếm chỉ: “Ngày xưa”, “Buổi ấy”, “Bấy giờ”, “Từ đó”, “Nhưng một hôm”…Kiểu thời gian này rất phù hợp cho việc đặt truyện

và chuyện kể tự do của tác giả dân gian Đồng thời cũng dễ nhớ và dễ hiểu,

dễ cảm nhận đối với người nghe truyện

Trong vở kịch này, thời gian không phải là tuyến tính vì được chia thành nhiều hồi, cảnh Trong cùng một thời gian nhưng ở hai địa điểm diễn ra hai sự việc khác nhau (có liên quan đến nhau và bám sát cốt truyện) Ví dụ như trong khi Vợ Trương Ba lên trời thì ở nhà anh hàng thịt, người vợ đang làm đám tang cho anh ta với sự tham gia của hai nhân vật: Lái lợn 1 và Lái lợn 2 Trong vở kịch này tuy không đề cập đến thời gian cụ thể diễn ra các sự kiện nhưng những mốc thời gian gắn với nhân vật lại khá rõ: lúc Trương Ba “trạc hơn 50 tuổi” Không gian trong vở kịch cũng rất cụ thể gắn với từng cảnh:

Cảnh 1: Ở trên thiên đình

Cảnh 2: Ở dưới hạ giới, nhà Trương Ba

Cảnh 3: Trở lại cảnh thiên đình

Trang 35

Thay vì điểm nhìn của tự sự, cổ tích mở đầu bằng mô típ quen thuộc

“Ngày xửa ngày xưa…”, còn vở kịch của Lưu Quang Vũ lại mở màn bằng không gian tiên giới - khung cảnh trên thiên đình với sự xuất hiện của các quan nhà trời Bắc Đẩu, Nam Tào và Đế Thích Sau đó là cảnh hạ giới với sự

ra đi đột ngột của ông Trương Ba và nỗi bàng hoàng thương tiếc của những người ruột thịt, xóm giềng Lần thứ hai không gian thiên đình lại hiện hữu để người xem có dịp chứng kiến một sự “sửa sai” ngoài sức tưởng tượng: ông Trương Ba được sống lại bằng thân xác của anh hàng thịt nhờ cái tâm và phép màu của Đế Thích Mô hình không gian này không xuất hiện trong câu chuyện cổ tích nhưng đối với Lưu Quang Vũ, sự trở lại không gian này đã tạo một bước ngoặt quan trọng để tạo lực đẩy kịch tính cho cốt truyện

- Thứ hai, ngôn ngữ trong vở kịch cũng có nhiều điểm khác biệt so với ngôn ngữ trong truyện cổ tích Ở truyện cổ tích, với kết cấu tự sự, giọng

điệu được thể hiện ở đây chủ yếu là giọng kể của tác giả dân gian Vì vậy, ngôn ngữ chủ yếu là ngôn ngữ kể hết sức bình dị, dễ hiểu

Ngôn ngữ của kịch chủ yếu là ngôn ngữ đối thoại - một hình thức đặc thù của văn bản kịch Những màn đối thoại, độc thoại trong vở kịch làm cho ngôn ngữ ở đây mang đậm tính khẩu ngữ, gần gũi và quen thuộc với đời sống hàng ngày Ngôn ngữ trong vở kịch hết sức sắc sảo, có tính tạo hình, biểu cảm cao, có khi lên đến mức gay gắt, quyết liệt Qua ngôn ngữ của chính nhân vật, tính cách của nhân vật được bộc lộ

- Thứ ba, xung đột trong vở kịch xảy ra gay gắt hơn nhiều so với trong truyện cổ tích Ở đây xung đột xảy ra thường trực ngay trong sự vận

Trang 36

động nội tại của những hành động và ngay trong lòng của vở kịch Cuộc tranh giành giữa hai người vợ không được giải quyết đơn giản như truyện cổ tích,

mà từ đây mọi xung đột mới thực sự bước vào giai đoạn cao trào Cảnh VII là cảnh có xung đột gay gắt nhất và cũng là cảnh có vai trò “thắt nút” và “mở nút” của vở kịch

Còn trong truyện cổ tích, xung đột ít và đơn giản hơn rất nhiều, chỉ thể hiện qua đoạn vợ Trương Ba và vợ anh hàng thịt tranh giành chồng với nhau

và được quan huyện giải quyết cho hồn Trương Ba về nhà Trương Ba Và câu chuyện kết thúc ở đó

- Thứ tư, hành động của nhân vật cũng có điểm khác nhau Truyện

cổ tích ít hành động, còn trong kịch là một chuỗi hành động Lời thoại là hành động đầy kịch tính Qua hành động, tính cách, tâm trạng của nhân vật được

bộc lộ chẳng hạn như lời thoại sau của Trương Ba: “Không! Không! Tôi

không muốn sống như thế này mãi! ( ) Cái thân thể kềnh càng thô lỗ này, ta bắt đầu sợ mi, ta chỉ muốn rời xa mi tức khắc!” Lời thoại trên đã cho ta thấy

sự suy nghĩ quyết liệt trong nội tâm con người Trương Ba, đồng thời ta cũng thấy được tình cảnh linh hồn không hòa hợp với thân xác và muốn thoát khỏi thân xác của Trương Ba

- Thứ năm, kết cấu của truyện cổ tích cũng có sự khác biệt so với kịch Trong truyện cổ tích, kết cấu tự sự (kể chuyện), vì thế người kể chuyện

đóng vai trò kể, từ đầu đến cuối là lời của người kể chuyện dẫn dắt câu chuyện, những lời thoại của nhân vật, dù có cũng chỉ là do người kể chuyện thuật lại và được đặt trong dấu ngoặc kép Những cử chỉ, hành động của nhân vật đều được biểu hiện qua lăng kính của người kể chuyện

Còn vở kịch “Hồn trương Ba, da hàng thịt” của Lưu Quang Vũ lại

có kết cấu chương hồi, chia thành nhiều lớp, cảnh (nhằm tạo ra sự trùng khớp giữa thời gian, địa điểm và hành động kịch, đồng thời làm cho cái được trình diễn mang màu sắc xác thực của đời sống) Mỗi cảnh có một chủ

đề, địa điểm riêng (nhưng vẫn bám sát cốt truyện và phục vụ cho cốt truyện)

Trang 37

Ở đây nhân vật tự bộc lộ mình bằng ngôn ngữ, động tác lời của người dẫn chuyện ở đây rất ít Kết cấu của kịch được xây dựng thành các giai đoạn: phát triển, cao trào, thắt nút, mở nút

Qua so sánh, đối chiếu hai văn bản chúng ta có thể khẳng định rằng: Xung

đột kịch của Lưu Quang Vũ chỉ thực sự bắt đầu và thăng hoa khi câu chuyện

cổ tích đã kết thúc Có nghĩa là, bi kịch của nhân vật Trương Ba không đơn

giản ở việc bị chết oan mà đau đớn mà vật vã hơn bội phần lại là cái sự được sống lại

“Hồn Trương Ba, da hàng thịt” là vở kịch hiện đại được gợi “tứ” từ một

câu chuyện cổ tích Các yếu tố tự sự dân gian với độ đậm nhạt khác nhau đã ít nhiều có sự thâm nhập, chuyển hoá vào tác phẩm kịch Tuy nhiên, phần sáng tạo ngoài văn bản, chính xác hơn là nối tiếp, kéo dài ý tưởng của văn bản khiến vở kịch trở nên một “Vĩ thanh” độc đáo, đặc sắc của câu chuyện cổ tích mới thực sự là phần đóng góp nổi bật của Lưu Quang Vũ

1.2 Cơ sở thực tiễn

1.2.1 Tình hình dạy học đoạn trích “Hồn Trương Ba, da hàng thịt”

của giáo viên trong nhà trường

Đoạn trích kịch bản “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” được đưa vào

giảng dạy trong nhà trường Trung học phổ thông từ năm học 2008 – 2009 Đây là một kịch bản văn học hiện đại, phản ánh những vấn đề thời sự trong cuộc sống, xã hội Đó là những vấn đề còn khá xa lạ với lứa tuổi học sinh Để đạt được kết quả dạy học như mong muốn thì người giáo viên đã giảng dạy như thế nào? Thực tế dạy học tác phẩm này ra sao? Chúng tôi đã tiến hành khảo sát về tình hình dạy học đoạn trích của giáo viên như sau:

- Đối tượng khảo sát: giáo viên của trường: Văn hóa I – Bộ Công an,

tỉnh Thái Nguyên và Thiếu Sinh Quân Việt Bắc – Quân khu I, tỉnh Thái Nguyên Đây là hai trường học đều có đối tượng học sinh là con em dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc Mô hình đào tạo về cơ bản giống nhau Vì vậy, chúng tôi

đã chọn làm đối tượng khảo sát cho luận văn

Trang 38

- Phương pháp khảo sát: Chúng tôi lập phiếu khảo sát dưới hình thức trắc

nghiệm, sau đó yêu cầu giáo viên trả lời bằng cách đánh dấu “x” vào ô trả lời

- Kết quả khảo sát:

Qua kết quả khảo sát, chúng tôi nhận thấy tình hình dạy học đoạn trích

“Hồn Trương Ba, da hàng thịt” như sau:

+ Về định hướng dạy học: chiếm tới 46,7% giáo viên dạy học theo nội dung của đoạn trích Khi dạy, giáo viên chỉ nhấn mạnh về đối thoại kịch và

ngôn ngữ kịch Hầu hết giáo viên đều có đọc truyện cổ tích “Hồn Trương Ba,

da hàng thịt”, nhưng lại không so sánh giữa truyện cổ tích và vở kịch

+ Về khó khăn trong dạy học: đa số giáo viên đều gặp khó khăn trong việc định hướng dạy học đoạn trích Các giáo viên đều cho rằng vở kịch hay, song khó định hướng dạy học Một khó khăn nữa là học sinh không hứng thú

học tác phẩm

+ Về hứng thú của giáo viên khi dạy học đoạn trích “Hồn Trương Ba,

da hàng thịt”: Có 53,3% số giáo viên đều trả lời không thích dạy, chỉ có

26,7% giáo viên có hứng thú dạy học đoạn trích

Cùng với khảo sát, chúng tôi đã tiến hành trao đổi với một số giáo viên

đã và đang giảng dạy lớp 12 ở trường Văn hóa I – Bộ Công an, về việc dạy

học đoạn trích “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” Qua trao đổi, chúng tôi thấy

có nhiều ý kiến trái ngược nhau, cụ thể như sau:

Một số giáo viên cho rằng “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” là một vở

kịch hay, vấn đề được phản ánh trong tác phẩm dễ hiểu hơn so với một số kịch bản khác Vì vậy học sinh dễ tiếp nhận giá trị nội dung, cả giáo viên và học sinh đều có hứng thú khi học tác phẩm Tuy nhiên, khi hỏi về việc định hướng dạy học đoạn trích thì những giáo viên này lại không khai thác đoạn trích theo đặc trưng thể loại, mà dạy học theo diễn biến cốt truyện, nhân vật

Đa số giáo viên được hỏi đều có chung một tâm tư là không thích dạy

đoạn trích kịch bản “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” và họ gặp nhiều khó

khăn trong quá trình dạy học, ví dụ như các ý kiến sau:

Trang 39

- Dạy kịch đã không thích rồi, dạy kịch “Hồn Trương Ba, da hàng thịt”

càng không thích

- Không chỉ giáo viên mà học sinh cũng không có hứng thú học tác phẩm Vì học sinh không thích kịch, nội dung của vở kịch không phù hợp với lứa tuổi của các em

- Tôi cũng thấy vở kịch hay, song không biết dạy thế nào cho học sinh thấy hay, cho khác biệt với những tác phẩm thơ và văn xuôi Giáo viên khó khơi gợi hứng thú cho học sinh khi dạy đoạn trích

Trao đổi về định hướng dạy học đoạn trích, hầu hết giáo viên đều soạn giảng theo các tài liệu có sẵn, hoặc soạn giảng giống như dạy các thể loại khác Nhất là không có giáo viên nào hướng dẫn học sinh so sánh

giữa truyện cổ tích “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” với vở kịch, và cũng

chưa giáo viên nào chú ý tới soạn giảng dạy học đoạn trích này theo hướng khám phá sáng tạo nghệ thuật và cho đối tượng là học sinh dân tộc thiểu số miền núi

Qua thực tế dạy học trên, chúng tôi thấy, giáo viên còn lúng túng trong việc định hướng dạy học đoạn trích này cho đối tượng là học sinh dân tộc thiểu số miền núi, giáo viên gặp nhiều khó khăn trong việc tổ chức hoạt động song phương của giáo viên và học sinh để phát huy tính tích cực học tập của học sinh miền núi Vậy làm thế nào để cả giáo viên và học sinh có hứng thú với tác phẩm? làm thế nào để kết quả dạy học được như mong muốn? Dạy học theo cách nào để phù hợp với đặc điểm nhận thức của học sinh dân tộc miền núi? Đó là điều trăn trở của chúng tôi khi dạy học đoạn trích kịch bản

“Hồn Trương Ba, da hàng thịt”

1.2.2 Đặc điểm cảm thụ của học sinh dân tộc thiểu số miền núi với vở

kich “Hồn Trương Ba, da hàng thịt”

1.2.2.1 Đặc điểm cảm thụ văn học của học sinh dân tộc thiểu số miền núi

Đất nước Việt Nam có năm mươi tư dân tộc, mỗi dân tộc có phong tục, tập quán và cách thể hiện tâm hồn riêng Biết rằng dân tộc nào cũng có tình yêu

Trang 40

thương và nỗi căm ghét, nhưng mỗi dân tộc lại có những cách biểu lộ tư tưởng tình cảm ấy theo những sắc thái riêng Chỉ có cách thể hiện của chính họ thì họ mới hiểu thấm thía, sâu sắc những điều đang được nói ra Mặt khác do đặc thù của vùng miền, đồng bào các dân tộc thiểu số chủ yếu sống ở vùng núi, ít có điều kiện giao lưu văn hóa vì vậy mà thiếu sự hiểu biết về các nền văn hóa khác Đặc điểm tâm lí của học sinh dân tộc thiểu số ở miền núi cũng khác với học sinh ở miền xuôi Vì những lẽ đó mà việc cảm thụ văn học viết bằng tiếng phổ thông của học sinh là người dân tộc thiểu số gặp rất nhiều khó khăn

Theo TS Hoàng Hữu Bội, trong cuốn “Dạy và học tác phẩm văn học ở

trường Phổ thông trung học miền núi”, nhà xuất bản Giáo dục, 1997 học sinh

miền núi có những đặc điểm cảm thụ văn học riêng:

- Thứ nhất, vốn hiểu biết về văn hóa xã hội, về cuộc sống và con người miền xuôi của các em còn nhiều hạn chế Do các em sống ở miền núi

vùng sâu vùng xa nên ít được tiếp xúc với các phương tiện thông tin, vốn hiểu biết về nhiều nền văn hóa khác ít ỏi các em không am hiểu nhiều về các phong tục tập quán của người miền xuôi Cuộc sống xã hội ở thành thị còn khá xa lạ với các em Chính vì vậy mà việc đọc và hiểu các tác phẩm văn học gặp nhiều khó khăn Có nhiều chi tiết, sự kiện trong tác phẩm các em không biết và cũng

không thể hiểu được Ví dụ khi dạy bài ca dao: “Hỡi cô tát nước bên đàng/ Sao

cô tát ánh trăng vàng đổ đi” Học sinh miền núi không biết đến công việc cô

gái đang làm trong bài ca dao, thậm chí các em không biết “bên đàng” là ở đâu, công việc tát nước ấy như thế nào Vì vậy mà sự tưởng tượng của các em bị hạn chế, từ đó dẫn đến hạn chế trong việc cảm nhận cái hay, cái đẹp của câu ca dao Nhưng đối với học sinh miền xuôi thì hình ảnh được nói đến trong bài ca dao là khá quen thuộc, các em sẽ hình dung, tưởng tượng và cảm thụ được vẻ đẹp của bài ca dao và hiểu được lời giao duyên ngầm ý trong bài ca

Trong văn chương của người miền xuôi, có nhiều từ ngữ rất xa lạ với

học sinh miền núi, chẳng hạn khi dạy bài ca dao “Tát nước đầu đình”, học sinh miền núi không hiểu được các từ ngữ như: đình, đầu đình, sứt chỉ, rượu

Ngày đăng: 16/09/2014, 22:44

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2. Hoàng Hữu Bội (1997), Dạy và học tác phẩm văn học ở trường PTTH miền núi, Nhà xuất bản Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dạy và học tác phẩm văn học ở trường PTTH miền núi
Tác giả: Hoàng Hữu Bội
Nhà XB: Nhà xuất bản Giáo dục
Năm: 1997
3. Hoàng Hữu Bội (2008), Thiết kế dạy học ngữ văn 12, Nhà xuất bản Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thiết kế dạy học ngữ văn 12
Tác giả: Hoàng Hữu Bội
Nhà XB: Nhà xuất bản Giáo dục
Năm: 2008
4. Nguyễn Viết Chữ (2000), Phương pháp dạy học tác phẩm văn chương (theo loại thể), Nhà xuất bản Đại học sư phạm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp dạy học tác phẩm văn chương (theo loại thể)
Tác giả: Nguyễn Viết Chữ
Nhà XB: Nhà xuất bản Đại học sư phạm
Năm: 2000
5. Trần Thanh Đạm (1971), Vấn đề giảng dạy tác phẩm văn học theo loại thể, Nhà xuất bản Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vấn đề giảng dạy tác phẩm văn học theo loại thể
Tác giả: Trần Thanh Đạm
Nhà XB: Nhà xuất bản Giáo dục
Năm: 1971
9. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi chủ biên (1996), Từ điển thuật ngữ văn học, Nhà xuất bản Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển thuật ngữ văn học
Tác giả: Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi chủ biên
Nhà XB: Nhà xuất bản Giáo dục
Năm: 1996
10. Nguyễn Thanh Hùng (2002), Đọc và tiếp nhận văn chương , Nhà xuất bản Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đọc và tiếp nhận văn chương
Tác giả: Nguyễn Thanh Hùng
Nhà XB: Nhà xuất bản Giáo dục
Năm: 2002
12. Phan Trọng Luận (1996), Phương pháp dạy học văn, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp dạy học văn
Tác giả: Phan Trọng Luận
Nhà XB: Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 1996
13. Phan Trọng Luận (2000), Đổi mới giờ dạy học tác phẩm văn chương, Nhà xuất bản Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đổi mới giờ dạy học tác phẩm văn chương
Tác giả: Phan Trọng Luận
Nhà XB: Nhà xuất bản Giáo dục
Năm: 2000
14. Phan Trọng Luận tổng chủ biên (2008), Sách giáo khoa Ngữ văn 12, tập II, Nhà xuất bản Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: ách giáo khoa Ngữ văn 12, tập II
Tác giả: Phan Trọng Luận tổng chủ biên
Nhà XB: Nhà xuất bản Giáo dục
Năm: 2008
15. Phan Trọng Luận tổng chủ biên (2008), Sách giáo viên Ngữ văn 12, tập II, Nhà xuất bản Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sách giáo viên Ngữ văn 12, tập II
Tác giả: Phan Trọng Luận tổng chủ biên
Nhà XB: Nhà xuất bản Giáo dục
Năm: 2008
16. Nguyễn Đăng Mạnh (2008), Phân tích bình giảng tác phẩm văn học 12 (Nâng cao), Nhà xuất bản Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân tích bình giảng tác phẩm văn học 12 (Nâng cao)
Tác giả: Nguyễn Đăng Mạnh
Nhà XB: Nhà xuất bản Giáo dục
Năm: 2008
18. Nguyễn Kim Phong chủ biên (2008), Kĩ năng đọc – hiểu văn bản Ngữ văn 12, Nhà xuất bản Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kĩ năng đọc – hiểu văn bản Ngữ văn 12
Tác giả: Nguyễn Kim Phong chủ biên
Nhà XB: Nhà xuất bản Giáo dục
Năm: 2008
19. Nguyễn Huy Quát, Hoàng Hữu Bội (2001), Một số vấn đề về phương pháp dạy học văn trong nhà trường, Nhà xuất bản Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số vấn đề về phương pháp dạy học văn trong nhà trường
Tác giả: Nguyễn Huy Quát, Hoàng Hữu Bội
Nhà XB: Nhà xuất bản Giáo dục
Năm: 2001
21. Trần Đình Sử tổng chủ biên (2008), Sách giáo khoa Ngữ văn 12, tập I (Nâng cao), Nhà xuất bản Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sách giáo khoa Ngữ văn 12, tập I (Nâng cao)
Tác giả: Trần Đình Sử tổng chủ biên
Nhà XB: Nhà xuất bản Giáo dục
Năm: 2008
22. Trần Đình Sử tổng chủ biên (2008), Sách giáo viên Ngữ văn 12, tập I (Nâng cao), Nhà xuất bản Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sách giáo viên Ngữ văn 12, tập I (Nâng cao)
Tác giả: Trần Đình Sử tổng chủ biên
Nhà XB: Nhà xuất bản Giáo dục
Năm: 2008
23. Trần Nho Thìn (2009), Phân tích tác phẩm Ngữ văn 12, Nhà xuất bản Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân tích tác phẩm Ngữ văn 12
Tác giả: Trần Nho Thìn
Nhà XB: Nhà xuất bản Giáo dục
Năm: 2009
24. Lưu Khánh Thơ (2001), Lưu Quang Vũ – Tài năng và lao động nghệ thuật, Nhà xuất bản Văn hóa – Thông tin Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lưu Quang Vũ – Tài năng và lao động nghệ thuật
Tác giả: Lưu Khánh Thơ
Nhà XB: Nhà xuất bản Văn hóa – Thông tin
Năm: 2001
25. Lý Hoài Thu, Lưu Khánh Thơ (2007), Lưu Quang Vũ tác gia và tác phẩm, Nhà xuất bản Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lưu Quang Vũ tác gia và tác phẩm
Tác giả: Lý Hoài Thu, Lưu Khánh Thơ
Nhà XB: Nhà xuất bản Giáo dục
Năm: 2007
26. Hoàng Tiến Tựu (…), Bình giảng truyện dân gian, Nhà xuất bản Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bình giảng truyện dân gian
Nhà XB: Nhà xuất bản Giáo dục
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo , Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam (2011), Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Ngữ văn lớp 12 Khác

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w