1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

hướng dẫn học sinh phân tích giá trị nhân văn trong dạy học đoạn trích hồn trương ba, da hàng thịt của lưu quang vũ, sgk ngữ văn 12, tập 2, bộ cơ bản

144 1,5K 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 144
Dung lượng 1,04 MB

Nội dung

Do vậy giá trị hiện thực và nhân đạo - nhân văn trong kịch bản văn học “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” không tách rời nhau, trong đó giá trị nhân văn giữ vai trò xuyên suốt - đó là những

Trang 1

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

-

TRẦN HOÀI THU

HƯỚNG DẪN HỌC SINH PHÂN TÍCH GIÁ TRỊ NHÂN VĂN TRONG DẠY HỌC ĐOẠN TRÍCH

“HỒN TRƯƠNG BA, DA HÀNG THỊT” CỦA LƯU QUANG VŨ,

SGK NGỮ VĂN 12, TẬP 2, BỘ CƠ BẢN

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

THÁI NGUYÊN – 2010

Trang 2

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

-

TRẦN HOÀI THU

HƯỚNG DẪN HỌC SINH PHÂN TÍCH GIÁ TRỊ NHÂN VĂN TRONG DẠY HỌC ĐOẠN TRÍCH

“HỒN TRƯƠNG BA, DA HÀNG THỊT” CỦA LƯU QUANG VŨ,

SGK NGỮ VĂN 12, TẬP 2, BỘ CƠ BẢN

Chuyên ngành: Lý luận và phương pháp dạy học Văn và Tiếng việt

Mã số: 60.14.10

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: GS.TS NGUYỄN THANH HÙNG

THÁI NGUYÊN – 2010

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Em xin được bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc của mình tới

GS TS Nguyễn Thanh Hùng – người thầy đã tận tâm hướng dẫn, giúp đỡ

em trong quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn này

Em xin chân thành cảm ơn các thầy giáo, cô giáo trong khoa Ngữ Văn

và khoa Sau đại học - trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên – Đại học Thái Nguyên, đã tạo điều kiện - giúp đỡ em trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn

Cuối cùng, em xin gửi lời cảm ơn tới gia đình và bạn bè đã tạo điều kiện, giúp đỡ, động viên em trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn

Tác giả luận văn

Trang 5

Trang

MỞ ĐẦU 1

1 Lí do chọn đề tài 1

2 Lịch sử vấn đề 4

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 8

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 9

5 Phương pháp nghiên cứu 10

6 Những đóng góp của luận văn 10

7 Bố cục luận văn 11

NỘI DUNG 12

Chương 1 DẠY HỌC KỊCH BẢN VĂN HỌC “HỒN TRƯƠNG BA, DA HÀNG THỊT” CỦA LƯU QUANG VŨ TRONG TRƯỜNG THPT 12

1.1 Lưu Quang Vũ - nhà viết kịch tài hoa 12

1.2 “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” - vở kịch với những trăn trở về lẽ sống, lẽ làm người 14

1.3 Thực trạng dạy học đoạn trích “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” những năm gần đây 16

1.3.1 Những khó khăn và thuận lợi khi dạy học đoạn trích 16

1.3.2 Đối tượng khảo sát, kết quả và phân tích kết quả khảo sát 18

1.3.3 Tài liệu khảo sát 24

1.3.4 Nguyên nhân của thực trạng dạy học đoạn trích 36

1.3.5 Hướng khắc phục tình trạng bất cập hiện nay trong dạy học đoạn trích 38

Chương 2 “HỒN TRƯƠNG BA, DA HÀNG THỊT” – SỰ KHAO KHÁT CUỘC SỐNG ĐÍCH THỰC CỦA CON NGƯỜI 41

2.1 Khái niệm kịch 41

2.2 Nét đặc sắc trong kịch bản văn học “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” 41

2.2.1 Mâu thuẫn phức tạp và xung đột quyết liệt .41

Trang 6

2.2.3 Nhân vật hành động - nét đặc thù của kịch 51

2.2.4 Cốt truyện đậm chất dân gian và tinh thần hiện đại 53

2.3 Giá trị nhân văn – Nét điển hình của đoạn trích “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” 54

2.3.1 Hoạt động đọc 54

2.3.2 Giá trị hiện thực của đoạn trích 56

2.3.3 Giá trị nhân văn của đoạn trích 59

2.4 Những bài học làm người xuất phát từ giá trị nhân văn của đoạn trích 80

Chương 3 THỂ NGHIỆM SƢ PHẠM 84

3.1 Thiết kế giáo án thể nghiệm 84

3.1.1 Mục đích thiết kế 84

3.1.2 Nội dung thiết kế 84

3.1.3 Ý nghĩa giáo án thể nghiệm 84

3.1.4 Hình thức đánh giá thiết kế thể nghiệm 84

3.1.5 Thiết kế thể nghiệm 84

3.1.6 Giải thích thiết kế thể nghiệm 114

3.1.7 Hướng dẫn thực hiện thiết kế thể nghiệm 118

3.1.8 Tự đánh giá thiết kế thể nghiệm 118

3.2 Thể nghiệm Sư phạm 118

3.2.1 Mục đích, ý nghĩa của thể nghiệm sư phạm 118

3.2.2 Đối tượng và địa bàn thể nghiệm 119

3.2.3 Phương pháp tiến hành thể nghiệm 119

3.2.4 Nội dung thể nghiệm 120

3.2.5 Đánh giá kết quả thể nghiệm 121

3.2.6 Kết luận chung về quá trình thể nghiệm 122

KẾT LUẬN 124

THƢ MỤC THAM KHẢO 127 PHỤ LỤC

Trang 7

MỞ ĐẦU

1 LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Cái chết đột ngột đã mang Lưu Quang Vũ rời xa chúng ta, cướp đi một tài năng thực sự đang độ sáng tạo sung sức Khi ông mất, trên sàn tập của nhiều đoàn vẫn còn một loạt vở mới của ông Những vở đang viết dang dở, chúng theo ông ra đi; những vở đã hoàn thành sẽ ở lại, sống cùng sân khấu và sống mãi trong lòng độc giả, sống mãi với thời gian

Trước khi đến với kịch, Lưu Quang Vũ đã khẳng định tài năng trong

thơ và truyện ngắn Nhưng phải đến thể loại kịch, “tư tưởng và tài năng của

Lưu Quang Vũ mới được phát triển rực rỡ, sung mãn, để đưa ông trở thành

tác giả lớn, nhà viết kịch xuất sắc bậc nhất nước ta trong thế kỉ XX” (“Hồn

Trương Ba, da hàng thịt”: Văn học tuổi trẻ, số tháng 5 – 6/ 2010, trang 5 –

11, PGS TS Nguyễn Văn Long)

Khi cho Lưu Quang Vũ chọn một vở kịch tâm đắc nhất, ông đã chọn

“Hồn Trương Ba, da hàng thịt” Vở “Hồn Trương ba, da hàng thịt” được

viết năm 1981 nhưng đến năm 1984, trong không khí đổi mới dân chủ, vở kịch mới được ra mắt công chúng Những năm cuối thập niên 80, khi đi xem tận mắt thì thấy vở kịch chẳng có gì đáng ngại nhưng khi nhìn trên mặt báo, nghe trong dư luận thì vẫn thấy còn không ít e ngại Mọi người vẫn kháo

nhau: “đi xem nhanh lên kẻo cấm mất” (Http://www.google.com.vn) Cùng

với thời gian, giá trị của vở kịch đã được khẳng định Trong đó giá trị nhân

văn và tính triết lí là những điều không thể phủ nhận Cho đến nay vở “Hồn

Trương Ba, da hàng thịt” đã được giàn dựng, công diễn trong và ngoài nước

Vở kịch trở thành niềm tự hào cho nền kịch nói nước ta

Chỉ là cốt truyện dân gian quen thuộc và chẳng mấy ai tranh luận về ý nghĩa của nó nhưng khi Lưu Quang Vũ đưa lên sân khấu, vở kịch không dừng

Trang 8

lại ở những giá trị ban đầu mà đặt ra nhiều vấn đề mới mẻ “Hồn Trương Ba,

da hàng thịt” không chỉ nói đến vấn đề hòa hợp về ý thức, đạo lí giữa phần

hồn và phần xác mà còn đề cao cuộc đấu tranh cho sự hoàn thiện nhân cách con người Giá trị phản ánh hiện thực và phê phán xã hội của vở kịch là điều

ai cũng nhận ra nhưng nó không nằm trong một đối tượng cụ thể hay tập trung vào một nhân vật nào đó mà nằm ở ngôn ngữ đối thoại mang tính triết lí về cuộc sống, có tính phê phán và cảnh tỉnh Do vậy giá trị hiện thực và nhân

đạo - nhân văn trong kịch bản văn học “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” không

tách rời nhau, trong đó giá trị nhân văn giữ vai trò xuyên suốt - đó là những triết lí nhân sinh về lẽ sống, lẽ làm người, giúp cho con người trở thành một

cá thể toàn vẹn Giá trị nhân văn của kịch bản văn học “Hồn Trương Ba, da

hàng thịt” là điều cần thiết cho cuộc sống con người trong xã hội, đặc biệt là

trong thời đại hiện nay, khi cuộc sống đang cuốn vào dòng chảy của lối sống hiện đại, việc gìn giữ những nét đẹp và giá trị nhân văn của con người trong cuộc sống ngày một khó khăn hơn

Thực tế dạy - học văn trong trường THPT hiện nay đang đứng trước

“sự khủng hoảng” (Phan Trọng Luận), hiệu quả giờ học TPVC giảm sút,

học sinh thờ ơ, không có sự rung cảm, đồng cảm với nỗi niềm nhân vật Học sinh học đối phó, đạo văn, cóp văn của người khác là hiện tượng phổ biến, khiến nhân cách, tâm hồn, năng lực cảm thụ và kĩ năng viết văn của các em còn nhiều thiếu sót, nhiều vấn đề cần xem xét lại

Như chúng ta đã biết, kịch là một loại hình tổng hợp Đó là sự kết hợp giữa nghệ thuật và sân khấu Song, ở trường THPT, chúng ta chỉ học kịch bản văn học bởi thế dạy - học kịch còn rất nhiều băn khoăn với giáo viên và học sinh Dù giáo viên đã được trang bị đầy đủ lý thuyết về loại thể kịch nhưng không mấy ai áp dụng vào bài dạy của mình Họ vẫn dạy kịch bản văn học như dạy tác phẩm tự sự khiến học sinh không hiểu, không phân biệt được sự giống và khác nhau giữa các loại thể tác phẩm

Trang 9

Bên cạnh việc dạy học tác phẩm tự sự và trữ tình, dạy học kịch vẫn là vấn đề khá mới mẻ Thực tế cho thấy, giáo viên và học sinh gặp rất nhiều khó khăn khi lĩnh hội loại tác phẩm này Học sinh lĩnh hội tác phẩm qua sự tiếp nhận từ thầy cô với thái độ thờ ơ, lạnh nhạt Hầu hết học sinh chỉ quen với truyện ngắn, thơ, kí còn kịch lại tương đối xa lạ cho dù đã được tiếp xúc với kịch từ THCS Các em chỉ quen với những vở kịch sống động trên ti vi hay trên sân khấu Với các thể loại văn học khác, học sinh thường đón nhận hào hứng và tiếp nhận nhanh Còn những vở kịch ở hình thức kịch bản văn học thường không được yêu thích và nói theo kiểu của học sinh thì đó là những

“món khó nuốt” Thực tế dạy học cho thấy, rất ít kì kiểm tra, kì thi lớn hay nhỏ có sử dụng câu hỏi liên quan đến những đoạn trích kịch Đây cũng là một

lý do khiến học sinh “học xong rồi quên ngay” khi các em vẫn chưa thực sự thấu hiểu hết nội dung và ý nghĩa nhân văn của vở kịch Tình trạng này đã kéo dài trong suốt những năm qua, đến nay cần thay đổi; cần tìm một hướng

đi mới cho phù hợp, nhằm giúp học sinh nắm được giá trị nội dung, giá trị nhân văn sâu sắc của những văn bản kịch ngay trên lớp học; tạo và duy trì hứng thú cho các em với kịch bản văn học; tạo dư ba về đoạn trích cho học sinh khi giờ học trên lớp kết thúc nhằm làm tăng tính thẩm mĩ và hiệu quả giáo dục của kịch bản văn học lên mức cao nhất có thể

Cho đến nay, ở nước ta đã có nhiều công trình, bài viết nghiên cứu kịch Lưu Quang Vũ Một số khoá luận, luận văn tốt nghiệp về kịch Lưu Quang Vũ theo nhiều hướng Song vấn đề hướng dẫn học sinh phân tích giá trị nhân văn

trong dạy học đoạn trích “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” lại chưa có Việc

nghiên cứu giá trị nhân văn – giá trị quan trọng nhất của vở kịch (trong từng nhân vật đều có giá trị nhân văn nhất là nhân vật (hồn) Trương Ba) là một vấn

đề cần được quan tâm và đầu tư thích đáng

Với thực tế dạy học hiện nay, việc dạy học đoạn trích theo hướng tập trung phân tích, khai thác giá trị nhân văn còn gặp rất nhiều khó khăn, hạn chế khiến hiệu quả giờ dạy học chưa cao

Trang 10

Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi đã mạnh dạn triển khai đề tài:

Hướng dẫn học sinh phân tích giá trị nhân văn trong dạy học đoạn trích “Hồn

Trương Ba, da hàng thịt” của Lưu Quang Vũ, SGK Ngữ văn 12, tập 2, bộ cơ bản,

trong luận văn tốt nghiệp này

2 LỊCH SỬ VẤN ĐỀ

2.1 Những thuận lợi – khó khăn trong giảng dạy tác phẩm kịch ở trường THPT

Vấn đề giảng dạy TPVC nói chung và giảng dạy kịch nói riêng ở nước ta

đã được đề cập, nghiên cứu từ lâu Năm 1996, Huỳnh Lý có bài: “Kịch và giảng

dạy kịch” trong cuốn “Vấn đề giảng dạy TPVH theo loại thể”, trong đó tác giả

đã đề cập đến nhiều vấn đề khi giảng dạy kịch: “chúng ta không giảng dạy kịch

với tư cách một loại hình nghệ thuật mà chỉ giảng dạy kịch bản về phương diện văn học" (tr 239) Ngoài ra tác giả còn đề cập đến khái niệm kịch, vị trí kịch

trong các loại hình nghệ thuật, những đặc tính của kịch mà người giảng dạy cần chú ý… Không dừng lại ở đó, ông đã chỉ ra sự khác biệt giữa bi kịch và hài kịch; làm rõ quá trình phát triển của kịch nói ở Việt Nam; giới thiệu những vở kịch trong chương trình Ngữ văn THPT Cuối bài viết, tác giả đã

khẳng định với chúng ta rằng “chỉ dạy kịch về phương diện văn học nhưng lại

phải có nhiều kiến thức về diễn xuất” (tr 284)

GS Phùng Văn Tửu viết cuốn: “Cảm nhận và giảng dạy Văn học Việt

Nam”, NXB GD, 2003 Cuốn sách đề cập đến vấn đề nghiên cứu và giảng

dạy kịch theo đặc trưng loại thể Đây được coi là đóng góp mới cho việc dạy

kịch Tác giả đã viết: “Khi giảng kịch chúng ta chú ý đến những đặc trưng

của loại hình nghệ thuật này để học sinh khỏi rơi vào tình trạng thấy học kịch chẳng khác gì học truyện ngắn hoặc tiểu thuyết…” Theo ông, bài giảng chủ

yếu dựa vào văn bản kịch nhưng đồng thời cũng phải giúp học sinh hình dung được phần nào câu chuyện dưới ánh đèn sân khấu Vậy là tác giả đã chú ý đến

Trang 11

đặc trưng loại thể kịch khi giảng dạy Ông khẳng định: “Phân tích một đặc

trưng phải gắn liền với kết cấu, với bối cảnh, không gian, thời gian, lời thoại nhân vật, hành động, xung đột” bởi tất cả những điều đó đều mang tính định

hướng ban đầu giúp ta tiếp cận tác phẩm

Tuy nhiên, bài viết của các nhà nghiên cứu mới chỉ nhắc đến vấn đề tiếp nhận kịch bản văn học, còn việc đưa ra những hướng tiếp nhận cụ thể, hiệu quả thì chưa có trong bài viết Các tác giả vẫn chưa hình thành được hệ thống phương pháp, chưa đưa ra được những phương pháp và biện pháp tích cực

Trong cuốn “Năm tập bài giảng nghiên cứu văn học” của Hoàng Ngọc Hiến, NXB GD, 1996, có bài viết: “Về một đặc trưng thể loại của bi kịch” (trên cơ sở phân tích vở “Vua Ơđíp” của Xôphơdơ) Tác giả đã chỉ ra rất rõ

một đặc trưng thể hiện của bi kịch Hy Lạp cổ đại được minh hoạ qua vở

“Ơđíp làm vua” Ngoài ra, bài viết không đề cập tới các vở bi kịch sau này,

cũng không đưa ra gợi ý cho việc giảng dạy những kịch bản văn học này một cách hiệu quả nhằm nâng cao chất lượng dạy học

Trong thực tế giảng dạy chúng ta đều nhận thấy: mỗi tác phẩm văn học

là một công trình nghệ thuật đầy sáng tạo của nhà văn Mỗi tác phẩm thuộc một loại thể nhất định (tuy nhiên một số tác phẩm vẫn có sự đan xem giữa các loại thể song về cơ bản chúng vẫn thuộc một loại thể nào đó)… Bởi vậy mỗi TPVC

đều có “con đường tiếp nhận riêng” TS Nguyễn Viết Chữ trong cuốn

“Phương pháp dạy học TPVC theo loại thể”, NXB ĐHSPHN, 2005, đã đưa ra

những phương pháp, biện pháp cụ thể cho dạy học tác phẩm trữ tình, tự sự Còn loại thể kịch, tác giả mới chỉ dừng lại ở góc độ gợi mở, chưa chỉ ra cụ thể

và rõ ràng, chưa đưa thành một chương trong cuốn sách

Năm 2009, Trần Thị Thanh Vân, ĐHSP Hà Nội bảo vệ luận văn thạc

sĩ với đề tài: Sự vận động hội thoại trong vở kịch “Hồn Trương Ba, da hàng

thịt” của Lưu Quang Vũ Luận văn đã làm rõ những vấn đề liên quan tới ngôn

ngữ, đối thoại trong kịch Lưu Quang Vũ và trong toàn bộ tác phẩm “Hồn

Trang 12

Trương Ba, da hàng thịt” Đây là tư liệu tham khảo có tầm khái quát rộng và

rất hữu ích khi tìm hiểu ngôn ngữ kịch trong đoạn trích “Hồn Trương Ba, da

hàng thịt” (Lưu Quang Vũ)

Cũng trong năm 2009, Trương Kim Thuyên, ĐHSP Thái Nguyên đã

bảo vệ luận văn thạc sĩ với đề tài “Dạy học kịch bản văn học ở THPT theo

đặc trưng thể loại” trong đó có đề cập tới vấn đề dạy học đoạn trích “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” theo thể loại với phần giáo án thể nghiệm được

soạn khá chi tiết, tỉ mỉ và công phu Song tất cả chỉ tập trung vào vấn đề giảng dạy đoạn trích theo đặc trưng thể loại và theo đúng tinh thần của đề tài mà không đề cập đến việc hướng dẫn học sinh phân tích giá trị nhân văn cho dù đây là một phần rất cần thiết và quan trọng của bài học Với luận văn này

chúng ta đã bước đầu được tiếp cận gần hơn với tác phẩm “Hồn Trương Ba,

da hàng thịt” từ góc độ thể loại

Trong năm 2010, PSG TS Nguyễn Văn Long có bài “Hồn Trương

Ba, da hàng thịt” in trên Văn học tuổi trẻ, số tháng 5 – 6 Bài viết đã phân

tích đoạn trích “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” theo hướng tập trung phân

tích các cuộc đối thoại chính trong đoạn trích Tác giả chỉ đề cập nhiều tới phần ngôn ngữ của tác phẩm và đoạn trích, ngoài ra các vấn đề khác chỉ được

“điểm mặt nhắc tên” cho đủ mà không đi sâu khai thác, phân tích Trên tinh thần đó, giá trị nhân văn cũng được đề cập, song đó chỉ là những vấn đề khái quát và chung nhất về giá trị nhân văn của kịch bản văn học này Việc phân tích các giá trị nhân văn đó như nào thì tác giả lại không nhắc đến

Nhìn chung toàn bộ tác phẩm và đoạn trích “Hồn Trương Ba, da hàng

thịt” của Lưu Quang Vũ đã được nhắc đến và nghiên cứu trên rất nhiều khía

cạnh khác nhau Song, đi sâu vào vấn đề hướng dẫn học sinh phân tích giá trị nhân văn trong dạy học đoạn trích thì chưa Cho đến nay vẫn chưa có tác giả hay nhà khoa học nào đi sâu nghiên cứu vấn đề này dưới góc độ phương pháp giảng dạy bộ môn Ngữ văn

Trang 13

Có thể nói, đây là một đề tài khoa học mới, có nhiều vấn đề khai thác

để góp phần làm đa dạng PPDH đoạn trích “Hồn Trương Ba, da hàng thịt”

2.2 Vị trí tác giả Lưu Quang Vũ và kịch bản văn học “Hồn Trương

Ba, da hàng thịt”

Các tác giả viết về kịch Lưu Quang Vũ khá nhiều song viết riêng về vở

“Hồn Trương Ba, da hàng thịt” lại tương đối ít Ta có thể điểm tới: Nhân đọc

và xem “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” của Phan Trọng Thưởng, Tạp chí

Văn học, trang 47, số 1, 1989 Bài viết không đi sâu vào phân tích tác phẩm từ góc độ văn học Bài viết chỉ đơn thuần đề cập tới suy nghĩ của tác giả khi tiếp

xúc với kịch bản văn học “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” và vở kịch được đạo

diễn Trần Đình Nghị giàn dựng, đưa lên sân khấu dựa trên kịch bản tác phẩm

cùng tên của tác giả Lưu Quang Vũ Mười một năm sau, năm 2009, trên Tạp

chí Giáo dục, số 208, trang 40 - 42, Nguyễn Thanh Tú viết bài: Một hướng

tiếp cận văn bản “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” Với bài viết này, tác giả đã

góp một phần quan trọng cho quá trình nghiên cứu tác phẩm khi chỉ ra hướng tiếp cận hiệu quả Tuy vậy tất cả vẫn chưa thực sự đi sâu vào khai thác và nghiên cứu kịch bản văn học này theo hướng phân tích giá trị nhân văn

Trước đến nay, “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” luôn là một kịch bản

văn học có sức hút mạnh mẽ đối với độc giả trong và ngoài nước Kịch bản văn học này đã khẳng định vai trò tiên phong của kịch Lưu Quang Vũ trong

sự nghiệp đổi mới văn học sau 1975 Song, tiếp nhận và thấu hiểu giá trị nhân

văn của văn bản kịch “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” không phải vấn đề dễ dàng “Hướng dẫn học sinh phân tích giá trị nhân văn trong dạy học đoạn

trích “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” (Lưu Quang Vũ), SGK Ngữ văn 12, tập

2, bộ cơ bản” là vấn đề cần được quan tâm, đầu tư nhưng lại chưa nhận được

sự quan tâm, đầu tư thích đáng Đây cũng là một đề tài khoa học mới có tính thực tế và ứng dụng cao trong dạy học kịch bởi thế chúng tôi đã mạnh dạn đi sâu vào nghiên cứu đề tài khoa học này

Trang 14

3 MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU

3.1 Mục đích nghiên cứu

Triển khai luận văn tốt nghiệp với đề tài: “Hướng dẫn học sinh phân

tích giá trị nhân văn trong dạy học đoạn trích “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” của Lưu Quang Vũ, SGK Ngữ văn 12, tập 2, bộ cơ bản” chúng tôi

hướng đến việc xác định một số phương pháp, định pháp dạy học nhằm hướng dẫn học sinh phân tích giá trị nhân văn trong kịch bản văn học ở THPT

nói chung và trong đoạn trích “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” nói riêng Từ

đó chúng tôi đề xuất một số hướng dạy học kịch với mong muốn đó sẽ là những định hướng cơ bản cho thày và trò khi dạy học nhằm đem lại hiệu quả cao cho giờ dạy học kịch

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Để thực hiện mục đích trên, chúng tôi đưa ra những nhiệm vụ cụ thể cần thực hiện sau:

 Chỉ ra giá trị nhân văn, đặc điểm của giá trị nhân văn trong kịch bản

văn học “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” và trong đoạn trích giảng cùng tên

của Lưu Quang Vũ, SGK Ngữ văn 12, tập 2, bộ cơ bản

 Trên cơ sở nghiên cứu, tiếp thu những thành tựu nghiên cứu khoa học

về PPDH TPVC, chúng tôi đưa ra những phương pháp, biện pháp thích hợp để

hướng dẫn học sinh phân tích giá trị nhân văn trong dạy học đoạn trích “Hồn

Trương Ba, da hàng thịt” - đó sẽ là định hướng dạy học kịch nói chung và

đoạn trích “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” nói riêng, một cách hiệu quả

Khảo nghiệm thực trạng dạy học đoạn trích “Hồn Trương Ba, da

hàng thịt” trong thực tế dạy học hiện nay ở trường THPT (trên một số địa bàn

khác nhau của tỉnh Thái Nguyên)

Thiết kế giáo án thể nghiệm dạy học đoạn trích “Hồn Trương Ba, da

hàng thịt” (Lưu Quang Vũ) theo hướng tập trung vào việc hướng dẫn học

sinh phân tích giá trị nhân văn của đoạn trích giảng

Trang 15

 Tiến hành dạy thể nghiệm để đánh giá tính khả thi của giáo án thể nghiệm và đề tài luận văn

4 ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

4.1 Đối tƣợng nghiên cứu

Khi thực hiện luận văn chúng tôi tập trung nghiên cứu kịch bản văn học

“Hồn Trương Ba, da hàng thịt” (Lưu Quang Vũ), đặc biệt là đoạn trích cùng

tên trong SGK Ngữ văn 12, tập 2, bộ cơ bản Những nét đặc trưng của thể loại

kịch đã được tìm hiểu thông qua kịch bản văn học “Hồn Trương Ba, da hàng

thịt” Trên cơ sở đó chúng tôi đặc biệt chú ý làm rõ những giá trị nhân văn

sâu sắc của đoạn trích giảng “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” theo đúng tinh

thần của đề tài luận văn

Bên cạnh đó, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu về tác giả Lưu Quang

Vũ và thực trạng dạy học kịch nói chung, dạy học đoạn trích “Hồn Trương

Ba, da hàng thịt” nói riêng để có một cái nhìn bao quát, toàn diện hơn về tác

giả - tác phẩm và tình hình dạy học đoạn trích, lấy đó làm cơ sở khoa học và

cơ sở thực tiễn để triển khai luận văn

4.2 Phạm vi nghiên cứu

Trong khuôn khổ luận văn, chúng tôi chỉ tập trung khảo sát một số phương pháp, biện pháp dạy học nhằm hướng dẫn học sinh phân tích giá trị

nhân văn trong đoạn trích “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” (Lưu Quang Vũ)

đã được đưa vào chương trình SGK Ngữ văn 12, tập 2, bộ cơ bản hiện nay Bên cạnh đó chúng tôi cũng khảo sát thực trạng dạy học bộ môn Ngữ văn ở THPT đối với riêng thể loại kịch Tiến hành dạy thể nghiệm với đoạn trích

kịch “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” (Lưu Quang Vũ)

Các vấn đề khác được đề cập trong luận văn chỉ với mục đích làm sáng tỏ những vấn đề đã nêu ở trên

Trang 16

5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Để hoàn thành luận văn, trong quá trình thực hiện chúng tôi đã sử dụng các phương pháp, biện pháp khoa học sau:

 Thu thập tài liệu và xử lí thông tin có liên quan đến đề tài

 Phương pháp khái quát hoá lí luận

 Phương pháp tổng hợp

 Phương pháp thể nghiệm sư phạm (thiết kế giáo án thể nghiệm)

 Phương pháp điều tra (phiếu điều tra; đề kiểm tra)

Với phương pháp điều tra chúng tôi tiến hành ở một số tỉnh thuộc khu vực trung du miền núi phía Bắc như: Thái Nguyên, Cao Bằng, Bắc Cạn, Hà Giang, Yên Bái Và phương pháp thể nghiệm sư phạm, chúng tôi tiến hành trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên tại hai trường THPT là: THPT Yên Ninh (huyện Phú Lương) và THPT Lê Hồng Phong (huyện Phổ Yên) với học sinh lớp 12, ban cơ bản

6 NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN

Từ việc hướng dẫn học sinh phân tích giá trị nhân văn trong dạy học

đoạn trích “Hồn Trương Ba, da hàng thịt”, chúng tôi đề xuất những hướng

tiếp cận phù hợp với vở kịch để tìm hiểu giá trị nhân văn của đoạn trích; thể nghiệm những biện pháp, cách thức hướng dẫn học sinh phân tích giá trị nhân văn qua đoạn trích để tiếp nhận, thấu hiểu sâu sắc tư tưởng, nghệ thuật của vở

kịch “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” và đoạn trích cùng tên trong SGK Ngữ

văn 12, tập 2, bộ cơ bản, sao cho giờ dạy học đoạn trích đạt hiệu quả cao nhất

Hoàn thành luận văn, chúng tôi mong muốn đưa tác phẩm “Hồn Trương

Ba, da hàng thịt” (Lưu Quang Vũ) đến gần hơn với bạn đọc để các thế hệ học

sinh nói riêng và mọi tầng lớp bạn đọc nói chung sẽ thấu hiểu thực sự những

Trang 17

giá trị nhân văn sâu sắc và tốt đẹp, có giá trị phổ quát toàn nhân loại của tác phẩm (đoạn trích)

7 BỐ CỤC LUẬN VĂN

Mở đầu

Nội dung

Chương 1 Dạy học kịch bản văn học “Hồn Trương Ba, da hàng

thịt” trong trường trung học phổ thông

Chương 2 “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” – sự khao khát cuộc

sống đích thực của con người

Chương 3 Thể nghiệm sư phạm

Kết luận

Thư mục tham khảo

Phụ lục

Trang 18

NỘI DUNG

Chương 1 DẠY HỌC KỊCH BẢN VĂN HỌC

“HỒN TRƯƠNG BA, DA HÀNG THỊT” CỦA LƯU QUANG VŨ

TRONG TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

1.1 LƯU QUANG VŨ - NHÀ VIẾT KỊCH TÀI HOA

Lưu Quang Vũ (1948 – 1988) nổi tiếng trên văn đàn từ khá sớm Nói đến Lưu Quang Vũ là nói về một cây bút tài hoa, đã để lại dấu ấn trong nhiều thể loại Ở thể loại nào ông cũng gặt hái được những thành công nhất định Con đường sự nghiệp của ông bắt đầu từ thơ và kết thúc rực rỡ ánh hòa quang

ở kịch

Thời điểm Lưu Quang Vũ đến với kịch có ý nghĩa quan trọng đối với

sự nảy nở và phát triển tài năng viết kịch ở nơi ông Đó là thời kì của những xung đột gay gắt trong xã hội và trong đời sống, tư tưởng mỗi con người -

“đây là sự gặp gỡ may mắn giữa tài năng nghệ sĩ và thời đại” (Hồn Trương

Ba, da hàng thịt: Văn học tuổi trẻ, số tháng 5 – 6/ 2010, trang 5 – 11, PGS

TS Nguyễn Văn Long)

Trong thời gian gần 10 năm, Lưu Quang Vũ sáng tác hơn 50 vở kịch - một khối lượng đồ sộ khiến nhiều người trong và ngoài nghề phải kinh ngạc,

thán phục Ông được đánh giá là “nhà viết kịch xuất sắc của thời kì hiện đại”

(Vài nét về kịch của Lưu Quang Vũ - Lưu Khánh Thơ) Kịch Lưu Quang Vũ

khai thác nhiều đề tài, khám phá muôn mặt của đời sống con người và xã hội Căn cứ vào cốt truyện của kịch bản, có thể phân chia, sắp xếp kịch Lưu Quang Vũ ra nhiều loại: Loại dựa vào tích cũ của Văn học dân gian rồi viết

lại (Nàng Sita; Đam Sam; Hồn Trương Ba, da hàng thịt; …); Loại dựa vào cốt truyện văn học để chuyển thành kịch (Hẹn ngày trở lại; Đôi dòng sữa mẹ;

Muối mặn đời em; …); Loại sáng tác về đề tài hiện đại (Cô gái đội mũ nồi xám; Tôi và chúng ta; Lời thề thứ 9; …) – đây là phần chủ yếu, là điểm mạnh

và chiếm số lượng lớn trong “gia tài kịch” đồ sộ của Lưu Quang Vũ

Trang 19

Hướng ngòi bút vào cuộc sống, kịch Lưu Quang Vũ đã góp một tiếng nói thiết thực trong công cuộc đổi mới đất nước Ông đã chứng tỏ sự nhạy cảm đặc biệt; một khả năng phát hiện, nắm bắt cái “lõi” của hiện thực để phản ánh rất tài tình Ngòi bút Lưu Quang Vũ “xông” vào mọi ngõ ngách của cuộc sống và tâm hồn con người Ông không hạn chế mình trong bất kì loại đề tài nào Ở đâu ông cũng phát hiện ra vấn đề để bàn luận và trao đổi Tất cả xuất hiện trong kịch Lưu Quang Vũ với ý nghĩa xã hội rõ nét và đậm chất nhân văn sâu sắc

Kịch Lưu Quang Vũ là tiếng nói phản ánh cuộc sống đang diễn ra với hiện thực tươi mới, gần gũi Ông có khả năng biến chi tiết đời thường thành những điển hình nghệ thuật để tăng sự hấp dẫn cho tác phẩm Phần lớn kịch bản văn học của ông thường đi thẳng vào những vấn đề nóng bỏng nhất, tươi mới nhất trong xã hội Các nhân vật kịch như thể từ cuộc đời bước lên sàn diễn Sân khấu trở thành diễn đàn để giao lưu, luận bàn giữa tác giả với khán giả… Những vở kịch của ông thường bắt đúng mạch nguồn cuộc sống, đáp ứng được điều mọi người trăn trở hay những tâm sự đau đớn, thầm kín của khán giả Vì thế, ông đã gặt hái được rất nhiều thành công giữa lúc sân khấu đang hiếm kịch bản hay

Kịch Lưu Quang Vũ là tiếng nói trẻ trung, dũng cảm trong phong trào đổi mới ở nước ta Đó là kết quả của sự nhiệt tình, sức lực, sự hiểu biết về cuộc sống của người nghệ sĩ Đồng thời cũng là kết quả của tình yêu, lòng say

mê và khát vọng nghệ thuật Trên đôi vai “lực lưỡng” của mình, Lưu Quang

Vũ đã gánh đỡ một nhu cầu to lớn về kịch bản cho hàng chục đoàn kịch trong

cả nước

Có thể khẳng định, Lưu Quang Vũ là nhà viết kịch sáng giá nhất trong những năm 80 của Thế kỉ XX đầy biến động Chính sự sáng suốt của lí trí và men say của chất thơ đã tạo nên nét đặc sắc trong kịch Lưu Quang Vũ, góp phần làm nổi bật chân dung một người nghệ sĩ tài năng và tâm huyết với nghề

Trang 20

Tuy nhiên, không thể nói mọi tìm tòi sáng tạo của Lưu Quang Vũ đều

đạt tới độ hoàn bích Kịch của ông vẫn còn những hạn chế nhất định “Ở một

số vở, tính luận đề, thuyết giáo còn biểu hiện khá lộ liễu, ít nhiều mang tính

sách vở, kinh viện” (Vài nét về kịch của Lưu Quang Vũ - Lưu Khánh Thơ)

Ông viết nhiều, viết nhanh, khai thác nhiều đề tài khác nhau, đi vào nhiều lĩnh vực trong cuộc sống nhưng tác phẩm của ông vẫn bộc lộ sự hạn chế về vốn sống Nhất là khi viết về một lĩnh vực cụ thể trong đời sống xã hội Tuy nhiên, những thành quả Lưu Quang Vũ để lại đã cho thấy sự tìm tòi, khám phá và quá trình lao động nghệ thuật nghiêm túc của một người nghệ sĩ đầy tâm huyết với đời, với nghề

Trong những năm tháng lao động nghệ thuật ngắn ngủi của đời mình, sức viết của Lưu Quang Vũ luôn hừng hực như bó đuốc rực cháy Những gì

ông đã làm được và để lại cho đời đủ khiến ông “sừng sững như một trái núi,

một lực sĩ không đối thủ” (Lưu Khánh Thơ) Và tại thời điểm bấy giờ,

Christian - một nhà báo Pháp ở Việt Nam đã “phấn chấn đưa tin về cho tờ

báo của mình tại Pháp: Molyere ở Việt Nam tên là Lưu Quang Vũ” (Hồn Trương Ba, da hàng thịt, Văn học tuổi trẻ, số tháng 05 – 06/ 2010, tr 212 -

213, PGS TS Nguyễn Văn Long)

Tháng 9/ 2000, Lưu Quang Vũ được nhà nước trao tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học nghệ thuật Phần đóng góp của ông đã được nhà nước

và nhân dân ghi nhận Lưu Quang Vũ là tác giả trẻ tuổi nhất được nhận giải thưởng cao quý này một cách rất xứng đáng

1.2 “HỒN TRƯƠNG BA, DA HÀNG THỊT” - VỞ KỊCH VỚI NHỮNG TRĂN TRỞ VỀ LẼ SỐNG, LẼ LÀM NGƯỜI

Trong hầu hết các vở kịch của mình, Lưu Quang Vũ đều thể hiện tư tưởng, triết lí phương Đông sâu sắc Đó là nỗi trăn trở về sự sống và cái chết

Có thể coi đây là tư tưởng xuyên suốt, chi phối những tư tưởng khác trong các

Trang 21

vở kịch của ông như: về cái thiện – cái ác; lòng tốt; lẽ sống - lẽ làm người;

“Hồn Trương Ba, da hàng thịt” là một vở kịch như vậy – một vở kịch mang

đậm tư tưởng, triết lí phương Đông của Lưu Quang Vũ

Với xuất phát điểm là một cốt truyện dân gian bình thường, không mấy người quan tâm, để ý Nhưng khi Lưu Quang Vũ đưa lên sân khấu, vở kịch không dừng lại ở những giá trị ban đầu Vở kịch đã đặt ra nhiều vấn đề mới

mẻ và nhận được sự quan tâm đặc biệt từ khán giả “Hồn Trương Ba, da hàng

thịt” của Lưu Quang Vũ không chỉ nói đến vấn đề hòa hợp, sự gắn bó về ý

thức - đạo lí giữa phần hồn và phần xác trong cuộc sống hài hòa của cá nhân con người mà còn đề cao cuộc đấu tranh cho sự hoàn thiện nhân cách con người Đó không phải chuyện một thời mà là chuyện của muôn đời Đó còn là triết lí nhân sinh về lẽ sống, lẽ làm người Những rắc rối, đổ vỡ bắt nguồn từ

sự sống tạm, sống vay mượn của hồn Trương Ba trong xác hàng thịt đã cho thấy: cuộc sống thật đáng quý nhưng không phải như nào cũng sống được Sống không phải tồn tại Sống vay mượn, chắp vá, không có sự hài hòa giữa hồn và xác chỉ đem lại bi kịch cho con người Cuộc sống chỉ có giá trị khi con người được sống là chính mình, được sống trong một thể thống nhất giữa hồn

và xác Vở kịch “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” không chỉ nói đến đời sống

một cá nhân mà còn đặt ra nhiều vấn đề của xã hội Tác giả mượn chuyện của một người để nói mọi người Ẩn dưới tầng sâu của vở kịch là một nỗi buồn nhân thế, mang giá trị nhân văn sâu sắc

Vở kịch “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” gồm 7 cảnh, không gian - thời

gian mở rộng từ thiên đình xuống hạ giới với nhiều kiểu dạng nhân vật Đoạn trích trong SGK Ngữ văn 12, tập 2, bộ cơ bản, thuộc cảnh VII và đoạn kết - cảnh cuối vở kịch Đây là giai đoạn xung đột kịch phát triển tới đỉnh điểm khi hồn (Trương Ba) có nguy cơ bị xác (hàng thịt) lấn át Hồn Trương Ba bị những người thân yêu trong gia đình nghi ngờ, xa lánh Nỗi đau khổ lên đến

Trang 22

tột cùng, hồn quyết định giải thoát - đây là sự lựa chọn giữa tự do và lệ thuộc, giữa cuộc sống cá nhân và lẽ sống xứng đáng Đó là quyết định mang ý nghĩa

và giá trị nhân văn sâu sắc của hồn Trương Ba Quyết định giải thoát của hồn Trương Ba là quyết định mang nhiều trăn trở và suy nghĩ về lễ sống, lẽ làm người Quyết định đó như “lời phát biểu” của cá nhân Lưu Quang Vũ trước độc giả về sự sống, sự tồn tại và về ý nghĩa cuộc đời Điều này góp phần khẳng định nhân cách cao đẹp của nhà soạn kịch tài năng bậc nhất nước ta và của nhân vật - những đứa con tinh thần của tác giả

Đoạn trích giảng trong SGK đã mang lại những bài học làm người quý báu, thiết thực cho các thế hệ người đọc nói chung, các thế hệ học sinh nói riêng Đặc biệt là các em ở lứa tuổi đang phát triển và hình thành nhân cách, khi các em đang “lúng túng” trước việc tìm cho mình một con đường đi đúng đắn, một lối sống lành mạnh Đó còn là tiếng chuông đánh thức sự khao khát cuộc sống đích thực trong mỗi cá nhân, đánh thức khao khát được yêu thương, dạy con người biết yêu – ghét phân minh, biết hi sinh vì người khác

Vở kịch là lý tưởng, là con đường đưa chúng ta đến với cuộc sống tốt đẹp khi con người được sống là chính mình, khi con người biết hi sinh để mang lại cuộc sống bình yên và hạnh phúc cho những người xung quanh, biết hi sinh

để mang lại những điều tốt đẹp cho cuộc đời

1.3 THỰC TRẠNG DẠY HỌC ĐOẠN TRÍCH “HỒN TRƯƠNG BA, DA HÀNG THỊT” NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY

1.3.1 Những khó khăn và thuận lợi khi dạy học đoạn trích

1.3.1.1 Khó khăn

“Hồn Trương Ba, da hàng thịt” là tác phẩm thuộc thể loại kịch, một

thể loại ít được học trong chương trình Ngữ văn THPT Bên cạnh đó, kịch bản văn học là thể loại thường không chiếm được sự quan tâm và yêu thích của học sinh bởi thế đoạn trích không chiếm được cảm tình của đa số học sinh

Trang 23

Vở kịch ra đời trong hoàn cảnh xã hội có nhiều biến đổi: cái mới bắt đầu manh nha, cái cũ vẫn còn tồn tại và sự đan xen giữa cái cũ - cái mới diễn

ra ở mọi lĩnh vực, trong đó có văn học nghệ thuật Ra đời từ năm 1981 nhưng mãi đến năm 1984 vở kịch mới được đưa lên sàn diễn để đến với công chúng

Và trong thời gian đầu ra mắt, vở kịch đứng trước nguy cơ bị cấm diễn

(Http://www.google.com.vn) vì đã đề cập đến những vấn đề xã hội “nóng bỏng” lúc bấy giờ Từ đó, chặng đường vở kịch đến với công chúng là chặng đường đầy gian nan Những vấn đề tác giả đặt ra trong tác phẩm là những vấn

đề có tính xã hội, không phải là vấn đề dễ nắm bắt và thấu hiểu đối với học

sinh THPT Từ đó, việc dạy học đoạn trích “Hồn Trương Ba, da hàng thịt”

cũng không phải là việc dễ dàng

Đoạn trích trong SGK là đoạn xung đột kịch được đẩy tới đỉnh điểm Đoạn trích là sự chồng chất những mâu thuẫn và xung đột trong rất nhiều nhân vật Phần chính đoạn trích gồm 3 cuộc đối thoại: giữa hồn Trương Ba và xác hàng thịt; giữa hồn Trương Ba và người thân (vợ, con dâu, cháu gái); giữa hồn Trương Ba và Đế Thích Trước những nội dung đó, với dung lượng 2 tiết, học sinh sẽ tiếp nhận đoạn trích không được sâu, việc thấu hiểu giá trị nhân văn của vở kịch trở thành vấn đề quá sức với các em Các em chưa thể hiểu hết ý nghĩa từng nhân vật, từng sự kiện Bên cạnh đó, đoạn trích mới đưa vào chương trình SGK Ngữ văn 12 được 2 năm cho nên việc dạy học đoạn trích vẫn rất cần quan tâm, đầu tư

1.3.1.2 Thuận lợi

mạnh mẽ; thể hiện tầm nhìn, tài năng sáng tạo nghệ thuật xuất sắc của nhà viết kịch Với vở kịch này, Lưu Quang Vũ đã đem đến những hứng thú mĩ cảm cho người đọc, người xem Trước kia, trong chương trình SGK Ngữ văn

THCS, giáo viên và học sinh đã được tìm hiểu vở kịch “Tôi và chúng ta”, đó

Trang 24

sẽ là cơ sở để vận dụng, phát triển kiến thức trong quá trình dạy học đoạn

trích “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” - điều này giúp học sinh nắm vững

những giá trị nhân văn sâu sắc, mang tính phổ quát toàn nhân loại của tác phẩm nói chung và đoạn trích nói riêng, được thuận lợi và dễ dàng hơn

Học sinh lớp 12 - đối tượng tiếp nhận đoạn trích “Hồn Trương Ba, da hàng

thịt” - là những đối tượng đồng đều về tâm - sinh lí lẫn sự hiểu biết đời sống xã

hội Đây chính là điều kiện cần thiết để rút ngắn khoảng cách tiếp nhận ở tập thể học sinh trong quá trình hướng dẫn học sinh phân tích giá trị nhân văn trong dạy -

học đoạn trích “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” của Lưu Quang Vũ

Đoạn trích được dạy trong chương trình lớp 12, lúc này học sinh bước vào năm học cuối cấp nên hầu hết các em đều đã ý thức được tầm quan trọng của môn Ngữ văn trong kì thi tốt nghiệp THPT và Đại học Từ đó, học sinh sẽ có những đầu tư thích đáng với môn học, việc tiếp nhận và phân tích giá trị nhân văn trong

đoạn trích “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” sẽ trở nên dễ dàng hơn

1.3.2 Đối tƣợng khảo sát, kết quả và phân tích kết quả khảo sát

Ở THCS, các em học theo lối truyền thống: Thầy giảng, trò tiếp thu - chưa có khuynh hướng nghề nghiệp, thái độ học chưa được thúc đẩy bởi động

cơ nghề nghiệp trong tương lai Nhưng đến THPT lại khác, lúc này môn học

đã có sự lựa chọn Học sinh tích cực học nhiều với những môn các em cho là quan trọng, gắn với nghề nghiệp mình sẽ lựa chọn Học sinh lớp 10, đa phần

là nhận thức cảm tính Song đến lớp 11 - 12, tư duy của các em đã phát triển một cách độc lập, sáng tạo; phát triển khả năng tiếp nhận giá trị thẩm mĩ và

Trang 25

nhân văn của tác phẩm

Việc đưa đoạn trích “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” vào chương trình

học là điều hoàn toàn hợp lí bởi ở lứa tuổi 17 - 18 các em đã biết phân tích, tổng hợp, so sánh, tưởng tượng, khái quát hoá vấn đề Biết suy nghĩ và biết cắt nghĩa vấn đề Trong quá trình giảng dạy, giáo viên cần phát huy năng lực chủ động, sáng tạo của học sinh đến mức tối đa vì ở lứa tuổi này các em luôn

có nhu cầu khám phá đời sống, tìm hiểu các vấn đề và nhiều khía cạnh của cuộc sống nhằm làm phong phú vốn sống cho mình… Từ đó khả năng tiếp

nhận đoạn trích “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” của học sinh THPT là có cơ

sở thực tế và khoa học Một thực tế đáng mừng đã diễn ra, sau khi học xong

đoạn trích một em học sinh đã phát biểu rằng: “Đoạn trích hay và sâu sắc

hơn nhiều so với những suy nghĩ ban đầu của em!”

Bên cạnh đó, học sinh lớp 12 đã có đủ điều kiện và khả năng trong việc tiếp nhận giá trị thẩm mĩ và giá trị nhân văn của kịch bản văn học trên

cơ sở định hướng của giáo viên Các em không lĩnh hội tri thức một chiều, theo kiểu thụ động, theo kiểu là bình chứa để giáo viên “rót kiến thức vào” Các em biết phát hiện điểm sáng thẩm mĩ, biết nghi ngờ những kết luận và luôn sẵn sàng thắc mắc hay yêu cầu giáo viên giải đáp… Không chỉ vậy, học sinh lớp 12 còn biết tìm đọc tài liệu, biết nhào nặn những kiến thức cơ bản

mà giáo viên cung cấp để biến nó thành kiến thức của mình

Ở tuổi sắp trưởng thành, học sinh cần và luôn muốn nắm bắt những bài

học làm người từ cuộc sống “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” là một minh

chứng cụ thể, điển hình cho các em tìm hiểu, học tập về cách sống, cách đối nhân xử thế Toàn bộ tác phẩm nói chung và đoạn trích nói riêng đã dạy các em biết khao khát sống, biết khao khát một cuộc sống đích thực, trên cơ sở đó giúp các em hình thành cho mình lối sống bao dung và nhân cách cao đẹp

Tuy nhiên, cùng là học sinh lớp 12 nhưng học sinh ban khoa học tự nhiên khác học sinh ban khoa học xã hội và nhân văn, khác học sinh các lớp

Trang 26

cơ bản Điều đó buộc giáo viên phải có hướng giáo dục sao cho phù hợp với từng đối tượng học sinh

 Các hình thức khảo sát

Khảo sát qua phiếu điều tra

Chúng tôi đã tiến hành khảo sát tại 2 lớp 12, ban cơ bản ở 2 trường THPT trên địa bàn 2 huyện khác nhau của tỉnh Thái Nguyên Đó là lớp 12A1 trường THPT Yên Ninh (huyện Phú Lương) và lớp 12A3 trường THPT Lê Hồng Phong (huyện Phổ Yên) Với 96 phiếu khảo sát phát ra và thu về đủ số phiếu đã phát Chúng tôi đã tiến hành tổng kết và thu được kết quả cụ thể như sau:

Bảng kết quả điều tra HS trường THPT Yên Ninh (45 phiếu)

0

Câu 3 21 7 72 0

Câu 4 Ý kiến đưa ra phong phú song khá thống nhất và đúng

Bảng kết quả điều tra HS trường THPT Lê Hồng Phong (51 phiếu)

3

Câu 3 24 9 77 0

Câu 4 Ý kiến đưa ra phong phú song khá thống nhất và đúng

Trang 27

Nhận xét: Hầu hết học sinh tóm tắt được nội dung đoạn trích Các em

hiểu loại thể kịch nói song một số chi tiết nhỏ như: thời gian sáng tác, vị trí đoạn trích, tên nhân vật… các em nắm chưa kĩ, chưa sâu Một số phiếu có những câu bỏ trống, không trả lời chứng tỏ các em nắm đoạn trích chỉ trên bề mặt con chữ Dù đây chỉ là số ít song đó cũng là một điều đáng quan tâm và cần loại bỏ sớm

Khảo sát vở soạn văn

Đa phần học sinh đều có vở soạn Khoảng 31% (30 học sinh) soạn bài

kĩ càng, tỉ mỉ; 49% (47 học sinh) soạn bài ở mức bình thường; 17% (16 học sinh) soạn bài còn sơ sài và 3% (3 học sinh) không có vở soạn Đây là một kết quả đáng quan tâm và đáng mừng

Khảo sát vở ghi

Nhìn chung học sinh ghi chép bài khá đầy đủ song số ghi bài cẩn thận không nhiều Số ghi chép sơ sài, cẩu thả chiếm hơn 1/3 và đa phần ghi giống với bài giảng của giáo viên Khoảng 50% (47 HS) ghi chép những gì mà giáo viên ghi trên bảng, gần 6% (6 HS) không ghi được nhiều, chỉ ghi nhan đề và một vài dòng (số này rơi vào những học sinh có học lực trung bình hay các

em sợ và không thích học môn Ngữ văn)

Có thể nói học sinh ham thích tìm hiểu kịch nói chung và kịch Lưu Quang Vũ nói riêng là không nhiều Các em học có phần gượng ép vì sợ thầy cô kiểm tra, ghi tên, trừ điểm

Nhìn chung, với kết quả khảo sát trên, chúng tôi nhận thấy tương đối sát với thực tế học hiện nay của học sinh Điều này sẽ giúp chúng ta có những PPDH thích hợp nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục trong trường THPT

1.3.2.2 Giáo viên

Thực tế cho thấy tình trạng dạy văn, học văn và chất lượng bộ môn Ngữ văn trong trường THPT hiện nay ngày càng giảm sút Lí giải điều này không

Trang 28

đơn giản Nhiều vấn đề cần giải quyết trong đó có vấn đề về đổi mới PPDH TPVC trong nhà trường Không ít giáo viên dùng một giáo án dạy chung cho tất cả các lớp thuộc các đối tượng học sinh khác nhau Dù giáo án đó không được bổ sung, nâng cao, họ vẫn cứ dạy hết năm này qua năm khác Khi nhà trường hay Sở giáo dục đào tạo kiểm tra chất lượng dạy và học, một số giáo viên sửa để đối phó, một số làm lại Tình trạng này diễn ra không nhiều nhưng phổ biến ở các trường THPT hiện nay Đó sẽ là nguyên nhân chính khiến thực trạng dạy học ngày một giảm sút về mặt chất lượng và hiệu quả

Qua khảo sát, chúng tôi thấy còn tồn tại nhiều quan niệm dạy học TPVC nói chung và dạy học kịch nói riêng rất khác nhau Có ý kiến cho rằng: chỉ cần nắm kiến thức văn, nhớ tác phẩm là tốt; hay chỉ cần nhớ đoạn trích của tác phẩm nếu SGK trích dẫn Bên cạnh đó còn rất nhiều ý kiến cho rằng: giảng văn chỉ cần giảng ý, học sinh nắm ý rồi phát triển ý của giáo viên dạy là xong

Bên cạnh đó vẫn còn tồn tại quan niệm dạy văn nhưng vẫn không hiểu

về đặc trưng loại thể của tác phẩm, không chú ý đến đặc điểm đối tượng Dạy

đoạn trích “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” nhưng không nắm được những

kiến thức cơ bản - đặc trưng về kịch, không hiểu được điều tác giả muốn gửi gắm qua tác phẩm, không nắm được giá trị nhân văn sâu sắc của đoạn trích

Như vậy thử hỏi, học sinh có cảm nhận được cái hay, cái đẹp, cái sâu sắc của đoạn trích không? Giờ học trôi đi theo kiểu “cưỡi ngựa xem hoa”, đơn điệu và tẻ nhạt Khi đó, kết thúc giờ dạy học mà giáo viên và học sinh chưa thực sự trở thành người đồng sáng tạo với nhà văn Học sinh không nhận biết được nét đặc sắc của văn bản kịch; giá trị tư tưởng nhà văn gửi gắm tới người đọc sẽ không được học sinh nhận ra và nắm bắt

Khi khảo sát đối tượng giáo viên, chúng tôi mượn giáo án (4 giáo án)

và phát phiếu điều tra (17 phiếu) cho giáo viên các trường THPT ở tỉnh Thái Nguyên và một số các tỉnh lân cận để tiến hành khảo sát thực tế giảng dạy

Trang 29

đoạn trích “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” của giáo viên Kết quả như sau:

Câu 1: Phần lớn các thầy cô đều khẳng định: dạy đoạn trích "Hồn

Trương Ba, da hàng thịt" cho học sinh khối 12 là thích hợp, số này chiếm

76,5% (13 giáo viên), 23,5% (4 giáo viên) cho rằng nên dạy đoạn trích ở khối

11 hoặc sớm hơn nữa là ở khối 10, để các em được tiếp xúc với những vấn đề bất cập của xã hội càng sớm càng tốt

 Câu 2: Các thầy cô đưa ra những phương pháp và biện pháp tương đối giống nhau như: biện pháp đọc hiểu, phân tích theo hình tượng nhân vật,

sử dụng câu hỏi phát vấn, phân tích theo xung đột kịch,

 Câu 3: Phương án cụ thể các giáo viên đưa ra là:

Phương án a: 11,7% (2 giáo viên)

Phương án b: 88,3% (15 giáo viên)

 Câu 4: Giáo viên đưa ra nhiều khó khăn, trong đó khó khăn lớn nhất

là vấn đề hướng dẫn học sinh phân tích và hiểu được những mâu thuẫn, xung đột nội tâm nhân vật kịch một cách sống động, chân thật và toàn diện Nhiều giáo viên nghĩ: đây là kịch - thể loại không mấy ai, kể cả học sinh say mê, do

đó dạy kịch nhàm chán, dạy cho xong chương trình khiến hiệu quả giờ dạy không cao

Trong thực tế giảng dạy, một số giáo viên có đầu tư soạn giảng, có đổi mới và sử dụng nhiều PPDH tích cực nhưng học sinh lại không hăng hái, không tích cực trong giờ học dẫn tới chất lượng, hiệu quả giờ dạy học đoạn

trích "Hồn Trương Ba, da hàng thịt" nói riêng, dạy học kịch nói chung trong

trường THPT hiện nay chưa cao và còn nhiều điều đáng lo ngại Đặc biệt việc

hướng dẫn học sinh phân tích giá trị nhân văn trong dạy học đoạn trích “Hồn

Trương Ba, da hàng thịt” vẫn là vấn đề cần sự đầu tư thực sự nghiêm túc để

hiệu quả giờ dạy học nâng cao; vấn đề giáo dục nhân cách sống và tâm hồn cho học sinh sẽ được hoàn thiện ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường

Trang 30

1.3.3 Tài liệu khảo sát

 Sách giáo khoa

 Sách giáo viên

 Sách bài tập

 Giáo án của giáo viên

 Vở soạn văn của học sinh

 Vở ghi văn của học sinh

1.3.3.1 Khảo sát SGK Ngữ văn 12, tập 2, bộ cơ bản

Đây là lần đầu tiên kịch Lưu Quang Vũ với đoạn trích “Hồn trương Ba,

da hàng thịt” được đưa vào trong chương trình Ngữ văn THPT ở lớp 12,

giảng dạy tuần 29, học kì II với thời lượng 2 tiết học - thời gian khá bó hẹp, bởi vậy cần phải tìm ra phương pháp, biện pháp dạy học phù hợp

Mục kết quả cần đạt: Đã cơ bản khái quát được những nội dung cần

nắm bắt khi dạy học đoạn trích “Hồn Trương Ba, da hàng thịt”; đã chỉ ra

được những nét đặc sắc cơ bản của nhà viết kịch tài năng - Lưu Quang Vũ

Phần tiểu dẫn: Đã giới thiệu những nét cơ bản và tiêu biểu nhất về tác

giả Lưu Quang Vũ cùng kịch bản văn học “Hồn Trương Ba, da hàng thịt”

một cách khá chi tiết, cụ thể Tuy nhiên đặc điểm kịch Lưu Quang Vũ vẫn chưa được đề cập tới

Phần tóm tắt nội dung: Khá chi tiết, tỉ mỉ song vẫn chưa làm nổi rõ

được những chi tiết thể hiện giá trị nhân văn sâu sắc của kịch bản văn học

Phần hướng dẫn học bài: Các câu hỏi tương đối phù hợp với mục kết

quả cần đạt và hướng khá cụ thể tới việc làm rõ giá trị nhân văn của kịch bản văn học Đã có một số câu hỏi phát huy được sức sáng tạo của học sinh

Về đoạn trích giảng: Là đoạn trích tiêu biểu, dung lượng kiến thức vừa

Trang 31

phải Câu hỏi hướng dẫn bài học phù hợp với kết quả cần đạt

Phần ghi nhớ: Đã khái quát được những giá trị nội dung nhân đạo

(nhân văn) sâu sắc của đoạn trích nói riêng và mở rộng chung cho toàn

bộ vở kịch

Phần luyện tập: Là nét khá mới giúp các em trau dồi, kiểm tra kiến

thức, rèn luyện trí tưởng tượng, khả năng viết và khả năng thuyết trình Đây cũng là một khâu cần thiết để nâng cao trình độ, hiểu biết và khắc sâu kiến thức về đoạn trích cho học sinh

1.3.3.2 Khảo sát sách giáo viên Ngữ văn 12, tập 2, bộ cơ bản

Sách đưa ra những định hướng cho giáo viên, cụ thể là:

Về mục tiêu bài học: Sách đưa ra 3 mục tiêu cơ bản và khá toàn diện

Về những điều cần lưu ý:

- Phần nội dung: Sách đưa ra đặc điểm của bài học (2 đặc điểm) và

chỉ ra trọng tâm (3 ý) giúp giáo viên đi đúng hướng trong giảng dạy

- Phần phương pháp và tiến trình tổ chức dạy - học: Trong phần

phương pháp đã chỉ ra các điểm giáo viên cần lưu ý; điểm tích cực nhất là đã chú ý tới khả năng sáng tạo, tính độc lập của học sinh Phần tiến trình dạy học

có 2 phần nhỏ là: tiểu dẫn và hướng dẫn học bài Đây là hai phần được biên soạn khá cụ thể, chi tiết giúp giáo viên có cơ sở và định hướng đúng khi đi vào giảng dạy đoạn trích

- Phần kiểm tra đánh giá, gợi ý giải bài tập: Khá toàn diện, giúp học

sinh củng cố được toàn bộ kiến thức; giúp giáo viên kiểm tra được mức độ nắm bài của học sinh

1.3.3.3 Khảo sát sách bài tập Ngữ văn lớp 12, tập 2, bộ cơ bản

Phần bài tập: Ba câu hỏi tác giả đưa ra nhìn chung đã tập trung vào

việc phát huy trí tưởng tượng và khả năng sáng tạo của học sinh

Trang 32

Phần gợi ý trả lời: Rõ ràng, đáp ứng được yêu cầu của những bài tập đã

đưa ra trước đó

Nhìn chung, các tư liệu về sách đã có nhiều đởi mới tiến bộ như các phần, các mục được trình bày rõ ràng, cụ thể, đáp ứng đủ những nội dung và yêu cầu về kiến thức của bài học Tuy nhiên vẫn còn nhiều mặt hạn chế như chưa đề cập tới hoạt động liên môn với nghệ thuật sân khấu - đây là khâu cần thiết để nâng cao hiểu biết cho học sinh khi học kịch bản văn học Và phần khái quát vấn đề vẫn chưa thành hệ thống Song chương trình SGK mới đã có những đổi mới cần thiết, tiến bộ, khoa học và cơ bản đã đáp ứng được mục tiêu giáo dục trong tình hình hiện nay

1.3.3.4 Khảo sát giáo án của giáo viên

Để có cái nhìn toàn diện hơn về việc dạy học đoạn trích “Hồn Trương

Ba, da hàng thịt” chúng tôi tiến hành khảo sát giáo án và các hoạt động giảng

dạy của giáo viên Trên cơ sở đó đã tập hợp và ghi lại các đề mục chính – quan trọng của giáo án Sau đây là kết quả thu được qua khảo sát 4 giáo án của 4 giáo viên Giáo án 1 và 2 của giáo viên khá và giáo án 3 và 4 của giáo viên giỏi:

Giáo án 1 (giáo viên khá)

I Mục đích – Yêu cầu

- Hiểu được tình cảnh trớ trêu, đau khổ của hồn Trương Ba

- Nắm được những giá trị nhân văn của tác phẩm và đoạn trích

- Nắm được giá trị nghệ thuật của tác phẩm và đoạn trích

II Đọc hiểu văn bản

1 Đọc và tóm tắt hành động kịch trong đoạn trích

2 Phân tích văn bản

a Nhân vật Trương Ba

Trang 33

- Trương Ba là người làm vườn lương thiện, là thiên hạ đệ nhất cờ

- Trương Ba là người có tâm hồn thanh cao, khí phách hơn người

b Nhân vật hàng thịt

- Anh hàng thịt là người thô lỗ, cục cằn

- Bản chất anh hàng thịt không xấu, anh có cách sống đối lập với cách sống của Trương Ba do hoàn cảnh sống, xuất thân của hai người khác nhau

c Nhân vật Đế Thích

- Đế Thích là tiên cờ, rất thích chơi cờ và luôn đi tìm đối thủ

- Đế Thích là người có tấm lòng nhân ái, bao dung

d Xung đột kịch

 Xung đột bên ngoài

 Xung đột bên trong: Xung đột nội tâm của hồn Trương Ba

Trang 34

Giáo án 2 (giáo viên khá)

I Mục đích – Yêu cầu

- Hiểu được tình cảnh trớ trêu của hồn Trương Ba

- Nắm được giá trị nhân văn, hiện thực của tác phẩm và đoạn trích

- Nắm được những giá trị nghệ thuật của tác phẩm và đoạn trích

II Đọc hiểu văn bản

1 Đọc và tóm tắt hành động kịch trong đoạn trích

2 Phân tích văn bản

a Xung đột giữa hồn Trương Ba và xác anh hàng thịt

- Hồn Trương Ba ngày càng bị xác hàng thịt lấn át trong những hành động và việc làm hàng ngày khiến hồn thấy bức bối, khó chịu

- Xác hiểu được những đau khổ của hồn nhưng lại mặc kệ, không chút cảm thông Xác vẫn bình thản để tiếp tục thực hiện những sở thích, ham muốn của mình mà bỏ qua những mong muốn của hồn

- Hồn Trương Ba cho rằng mình vẫn trong sáng, thẳng thắn và thánh thiện vì những hành động “tầm thường” kia là do xác hàng thịt làm Nhưng xác hàng thịt lại không cho là vậy Cuộc “đấu khẩu” giữa hồn Trương

Ba và xác hàng thịt đã diễn ra với kết thúc là sự thắng thế của xác hàng thịt, hồn Trương Ba đau khổ trở về với thân xác xa lại trong sự đau khổ, bất lực

- Hồn muốn thoát khỏi xác nhưng như vậy lại không thể duy trì cuộc sống, nếu muốn sống thì buộc hồn phải sống phụ thuộc vào xác Sống chung và phục thuộc vào xác nhưng hồn Trương Ba lại không thể hòa nhập thực sự với cuộc sống của thân xác hàng thịt Điều này khiến hồn đau khổ, dằn vặt và đã có những đấu tranh, những mâu thuẫn quyết liệt, dai dẳng diễn

ra trong linh hồn Trương Ba

Trang 35

b Xung đột giữa hồn Trương Ba và gia đình

- Hồn Trương Ba muốn gần gũi, giúp đỡ mọi người trong gia đình những việc ngày xưa ông vẫn làm

- Vợ, con dâu, cháu gái đều cảm thấy xa lạ với ông Họ thấy khó hiểu, khó chịu với những việc làm của ông và trở nên xa cách ông

c Xung đột giữa hồn Trương Ba và Đế Thích

- Đế Thích muốn duy trì cuộc sống cho hồn Trương Ba nhưng ông không hiểu được rằng làm vậy chỉ khiến hồn thêm khổ tâm Mọi nguồn cơn của sự việc đều bắt nguồn từ những sai lầm của các vị tiên trên thiên đình mà

Đế Thích là một đại diện tiêu biểu

- Hồn Trương Ba tìm cách thích nghi với cuộc sống mới Hồn đau khổ, dằn vặt khi tâm hồn không điều khiển được thể xác Hồn Trương Ba muốn được giải thoát Hồn phải đấu tranh với chính mình, đấu tranh giữa lòng ham sống với những đau khổ, dằn vặt phải chịu khi sống trong cảnh sống nhờ thân xác người khác Ông phải đấu tranh với lương tâm mình để khước từ lời khuyên của Đế Thích và đi đến quyết định giải thoát, chọn cái chết cho tâm hồn được thanh thản, vẹn nguyên

III Tổng kết

1 Nội dung

Ca ngợi những phẩm chất cao quý của con người thông qua hình ảnh và cuộc đấu tranh đi đến sự giải thoát cho linh hồn để được sống là chính mình của nhân vật hồn Trương Ba

2 Nghệ thuật

Ngòi bút sắc sảo của tác giả len lỏi vào tận cùng ngõ ngách tâm hồn, cảm xúc nhân vật mang lại sự sống động, sự chân thực, sức hấp dẫn cho

vở kịch

Trang 36

Giáo án 3 (giáo viên giỏi)

I Mục đích – Yêu cầu

- Hiểu được hoàn cảnh sống đầy đau khổ của hồn Trương Ba

- Nắm được những mâu thuẫn, xung đột kịch

- Nắm được giá trị nhân văn, hiện thực của đoạn trích và tác phẩm

II Tiến trình dạy học

1 Tiếp xúc bước đầu với tác giả và văn bản

1.1 Đọc văn bản

Đoạn trích khá dài nhưng cần cho học sinh đọc đoạn trích để tạo ấn tượng ban đầu về đoạn trích, về nhân vật và tăng khả năng cảm thụ nghệ thuật cho học sinh

1.2 Giới thiệu về tác giả

- Lưu Quang Vũ (1948 – 1988), quê gốc Đà Nẵng Ông là con trai nhà soạn kịch Lưu Quang Thuận – điều kiện tốt cho sự phát triển tài năng kịch nơi ông - và là chồng nhà thơ Xuân Quỳnh

- Lưu Quang Vũ từng gia nhập quân đội trong chiến tranh chống Mĩ Sau khi xuất ngũ ông tham gia vào hoạt động văn học nghệ thuật như: vẽ tranh, sáng tác truyện, làm thơ, viết kịch,

- Sau 1975, Lưu Quang Vũ tập trung vào viết kịch Ông đã trở thành nhà soạn kịch xuất sắc của nền văn học nước ta Các tác phẩm kịch nổi tiếng của ông có thể kể đến như: Lời thề thứ 9; Hồn Trương Ba, da hàng thịt (1984); Tôi và chúng ta (1985);

2 Tìm hiểu xung đột giữa hồn Trương Ba với xác hàng thịt

Gợi dẫn 1: Cuộc đối thoại giữa hồn Trương Ba và xác hàng thịt diễn

ra như nào? Tác giả muốn gửi gắm điều gì qua cuộc đối thoại?

Yêu cầu:

Trang 37

- Cuộc đối thoại giữa hồn Trương Ba và xác hàng thịt diễn ra rất

căng thẳng Hồn luôn khẳng định mình “có một đời sống riêng: nguyên vẹn,

trong sạch, thẳng thắn’’ Xác hàng thịt cũng không kém phần quyết liệt khi

khẳng định sức mạnh của mình, sự tác động và ảnh hưởng ghê gớm của mình với linh hồn trong đời sống chung

- Điều gửi gắm của tác giả: tác giả nêu lên vấn đề về mối quan hệ giữa tâm hồn và thể xác

+ Tâm hồn và thể xác trong con người luôn có mối quan hệ hữu cơ Con người không thể chỉ sống bằng tinh thần và cũng không thể chỉ sống bằng vật chất Thiếu một trong hai thứ (tinh thần hay vật chất) cuộc sống con

người sẽ mất cân bằng bởi “không thể vịn vào cớ tâm hồn là quý mà bỏ bê

cho thân xác mãi khổ sở, nhếch nhác’’ hay không thể chạy theo những ham

muốn vật chất tầm thường mà trở nên thấp hèn

+ Tác giả muốn khẳng định một quan niệm sống đúng đắn, muốn

thức tỉnh con người sống sao cho thực sự NGƯỜI hơn, để xã hội ngày càng

tốt đẹp

3 Tìm hiểu xung đột giữa hồn Trương Ba với gia đình

Gợi dẫn 2: Xung đột giữa hồn Trương Ba và những người thân

trong gia đình được thể hiện như nào? Tác giả muốn hướng tới điều gì?

Yêu cầu:

- Với vợ: Người vợ đau khổ mà rằng “Ông đâu còn là ông, đâu còn

là ông Trương Ba làm vườn ngày xưa’’ và bà định bỏ đi cho ông được thảnh

thơi bên người vợ anh hàng thịt

- Với cháu gái: Cái Gái không chấp nhận ông là ông nội của nó vì

“Ông nội đời nào lại thô lỗ, phũ phàng như vậy’’ (làm gẫy chồi non của cây

cam, làm rách con diều của cu Tị, ) Nó ghét, nó đuổi ông đi “Ông xấu lắm,

ác lắm! Cút đi! Lão đồ tể, cút đi! ’’

Trang 38

- Với con dâu: Chị đã nói với ông rằng ông đã thay đổi khác xưa

nhiều lắm Và sự thay đổi đó khiến cho “Thày khổ hơn xưa nhiều lắm Mà u

con cũng khổ hơn nhiều lắm Nhà ta như sắp tan hoang cả’’

=> Ở đây không chỉ là vấn đề sống hay chết mà là vấn đề sống như

thế nào bởi sống không phải là tồn tại Không thể sống theo kiểu “bên trong

một đằng, bên ngoài một nẻo được’’ Con người phải được sống chân thật,

không được đánh mất mình, phải sống là mình một cách toàn vẹn thì cuộc sống mới tôt đẹp và có ý nghĩa

4 Tìm hiểu sự lựa chọn của hồn Trương Ba

Gợi dẫn 3: Trong cuộc đối thoại với Đế Thích, hồn Trương Ba đã

lựa chọn điều gì? Ý nghĩa sự lựa chọn đó?

- Hồn Trương Ba không chấp nhận đề nghị của Đế Thích Sự lựa

chọn cuối cùng của hồn Trương Ba là “Tôi không nhập vào hình thù ai nữa

Không thể sống với bất cứ giá nào được Ông tưởng tôi không ham sống sao? Nhưng sống thế này còn khổ hơn là chết Mà không phải chỉ mình tôi khổ Những người thân của tôi còn phải khổ vì tôi ’’ Hồn Trương Ba đã lựa

chọn cái chết cho mình để cu Tị và người hàng thịt được sống

=> Ý nghĩa sự lựa chọn của hồn Trương Ba: Quyết định của hồn Trương Ba đã chỉ rõ hậu quả tai hại của lối sống giả dối và chỉ ra con đường

đi đúng đắn cho tất cả chúng ta Đó là lời khuyên chúng ta hãy sống chân

Trang 39

thật với chính con người mình, sống vì mọi người và sống vì sự tốt đẹp của con người

III Tổng kết

Đoạn trích “Hồn Trương Ba, da hàng thịt’’ là một minh chứng sống

động, đầy tính chân thực; là lời khuyên đối với tất cả chúng ta: nếu biết từ bỏ lối sống giả tạo, biết hi sinh vì người khác thì cuộc sống sẽ trở nên tốt đẹp hơn Đó là nội dung tư tưởng lớn của vở kịch – nội dung tư tưởng mang giá trị nhân văn sâu sắc

Giáo án 4 (giáo viên giỏi)

I Mục tiêu cần đạt

- Hiểu được bi kịch của con người khi dặt vào nghịch cảnh sống nhờ, sống tạm, sống trái với tự nhiên khiến tâm hồn thanh cao bị lấn át bởi thân xác thô tục

- Cảm nhận được những nét đặc sắc của kịch Lưu Quang Vũ trên cả hai phương diện là: kịch bản văn học và nghệ thuật sân khấu

II Đọc – hiểu văn bản

1 Tìm hiểu chung

1.1 Tác giả Lưu Quang Vũ (1948 – 1988)

- Tác giả quê gốc Đà Nẵng, sinh tại Phú Thọ

- Từ 1965 – 1970 ông nhập ngũ và bắt đầu làm thơ

- Từ 1970 – 1988 ông xuất ngũ và bắt đầu hoạt động văn học nghệ thuật Ông đã đạt được những thành công nhất định đặc biệt là trong lĩnh vực sáng tác kịch Có thể kể tới những vở kịch nổi tiếng của ông như: Lời thề thứ 9; Hồn Trương Ba, da hàng thịt; Tôi và chúng ta; Nàng Sita; Bệnh sĩ; Khoảnh khắc và vô tận;

- Lưu Quang Vũ đã được tặng giải thưởng Hồn Chí Minh về văn học nghệ thuật năm 2000 một cách rất xứng đáng

Trang 40

1.2 Vở kịch “Hồn Trương Ba, da hàng thịt’’ của Lưu Quang Vũ

- Vở kịch được viết năm 1981 và được công diễn năm 1984

- Từ cốt truyện dân gian, tác giả đã xây dựng thành vở kịch nói hiện đại, đặt ra nhiều vấn đề mới mẻ của cuộc sống hiện đại mang ý nghĩa tư tưởng

và triết lí nhân sinh sâu sắc

- Lưu Quang Vũ khai thác tình huống kịch bắt đầu từ chỗ kết thúc của tích truyện dân gian (khi vợ Trương Ba được quan xử thắng kiện) Hồn Trương Ba sống trong thân xác hàng thịt, mọi sự càng trở nên rắc rối, rắc rối đến mức hồn không chịu nổi đã xin Đế Thích cho mình được chết hẳn

- Đoạn trích là phần lớn cảnh VII, đây cũng là cảnh cuối vở kịch, là lúc xung đột trung tâm của vở kịch lên đến đỉnh điểm

2 Đọc – hiểu văn bản

2.1 Đọc văn bản

Giáo viên phân vai đọc và hướng dẫn học sinh đọc

2.2 Phần đầu (trước khi Đế Thích xuất hiện)

- Hồn Trương Ba ngồi độc thoại trong sự đau khổ tột cùng: “Không

Không, tôi không muốn sống như này mãi Nếu cái hồn của ta có hình thù riêng nhỉ, để nó tách ra khỏi cái xác này, dù chỉ là một lát’’ Hồn bức bối bởi

không thể thoát khỏi cái thân xác mà hồn ghê tởm Hồn đau khổ bởi không còn được là chính mình và đang dần bị xác lấn át, chi phối

- Hồn Trương Ba bước vào trận “khẩu chiến’’ với xác hàng thịt (giáo viên yêu cầu học sinh đưa ra những ví dụ cụ thể) Qua cuộc đối thoại này tác giả muốn chỉ ra rằng: cuộc sống của hồn Trương Ba sau khi nhập vào xác hàng thịt là một cuộc sống đáng hổ thẹn vì đã bị dung tục hóa Và hơn thế, tác giả muốn cảnh tỉnh con người vì khi sống trong sự dung tục thì không thể tránh khỏi tình trạng bị tha hóa, con người sẽ mất đi những giá trị cao quý, tốt đẹp

Ngày đăng: 16/09/2014, 22:45

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình dung và miêu tả lại - hướng dẫn học sinh phân tích giá trị nhân văn trong dạy học đoạn trích hồn trương ba, da hàng thịt của lưu quang vũ, sgk ngữ văn 12, tập 2, bộ cơ bản
Hình dung và miêu tả lại (Trang 103)
Bảng kết quả dạy thể nghiệm trên được tổng hợp dựa trên kết quả bài  kiểm  tra  của  học  sinh  sau  giờ  học  thể  nghiệm - hướng dẫn học sinh phân tích giá trị nhân văn trong dạy học đoạn trích hồn trương ba, da hàng thịt của lưu quang vũ, sgk ngữ văn 12, tập 2, bộ cơ bản
Bảng k ết quả dạy thể nghiệm trên được tổng hợp dựa trên kết quả bài kiểm tra của học sinh sau giờ học thể nghiệm (Trang 127)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w