- Khi xây dựng giáo án, chúng tôi đã bám sát vào định hướng đã đề ra. Đồng thời bám sát với yêu cầu kiến thức do Bộ Giáo dục và Đào tạo qui định.
- Xây dựng xong giáo án, chúng tôi đã tham khảo ý kiến của đồng nghiệp và tiến hành dạy thực nghiệm. Trong thời gian cho phép chúng tôi đã tiến hành thực nghiệm ở ba lớp. Số lượng giờ thực nghiệm còn hạn chế và chưa có điều kiện mở rộng địa bàn thực nghiệm.
Tuy vậy, với kết quả thử nghiệm trên, chúng tôi tin rằng đề tài sẽ có tính khả thi khi ứng dụng vào thực tế dạy học trong nhà trường phổ thông.
Qua quá trình thực nghiệm chúng tôi thấy: - Đối với giáo viên:
+ Những yêu cầu trong giáo án đều được giáo viên thực hiện tốt, tạo hiệu quả cho giờ học. Khi tiến hành thực nghiệm giáo án giáo viên không gặp bất kì trở ngại nào.
+ Thời gian thực nghiệm giáo án là 90 phút (2 tiết). Hoạt động của giáo viên và học sinh đều được chủ động, bài dạy được vận dụng phương pháp dạy học tích cực, giáo viên là người hướng dẫn, tổ chức học sinh khám phá những giá trị của văn bản. Sau bài học có kiểm tra, đánh giá vận dụng kiến thức.
- Đối với học sinh:
Chúng tôi sử dụng hệ thống câu hỏi nêu vấn đề gợi dẫn học sinh với từng nội dung bài học. Nhìn chung, giờ học sôi nổi, học sinh đã phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo, từng bước khám phá đầy đủ cả nội dung tư tưởng và những sáng tạo nghệ thuật của đoạn trích.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Giờ dạy học thực nghiệm đã cho thấy tính khả thi của việc ứng dụng đề tài: “Dạy học đoạn trích kịch bản “Hồn Trƣơng Ba, da hàng thịt” theo hƣớng khám phá những sáng tạo nghệ thuật của Lƣu Quang Vũ cho học sinh miền núi”.
Tuy nhiên, với số lượng giờ thực nghiệm còn ít ỏi và chưa có điều kiện mở rộng địa bàn thực nghiệm nên chúng tôi vẫn chưa thực sự hài lòng với kết quả đạt được. Chúng tôi sẽ tiếp tục tìm tòi, học hỏi thêm theo hướng nghiên cứu của đề tài.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
PHẦN KẾT LUẬN
1. Đề tài “Dạy học đoạn trích kịch bản “Hồn Trƣơng Ba, da hàng thịt”
theo hƣớng khám phá những sáng tạo nghệ thuật của Lƣu Quang Vũ cho
học sinh miền núi” nhằm định hướng dạy học đoạn trích “Hồn Trƣơng
Ba, da hàng thịt” theo đặc trưng thể loại cho đối tượng học sinh là người dân
tộc thiểu số miền núi ở phía Bắc của Tổ quốc.
Đề tài đã triển khai theo trình tự hợp lí và thu được kết quả bước đầu: Nghiên cứu lí luận về thể loại và đặc trưng thể loại kịch, về vở kịch “Hồn
Trƣơng Ba, da hàng thịt” để làm cơ sở cho việc dạy học đoạn trích theo
đặc trưng thể loại, nghiên cứu thực tiễn về tình hình dạy và học đoạn trích
“Hồn Trƣơng Ba, da hàng thịt” trong nhà trường Trung học phổ thông để
làm cơ sở cho đề xuất dạy học đoạn trích phù hợp với đối tượng học sinh là người dân tộc thiểu số miền núi (Chương I). Luận văn cũng đã đề xuất định hướng đưa học sinh dân tộc miền núi khám phá những sáng tạo nghệ thuật để từ đó phát hiện những giá trị nội dung tư tưởng hàm ẩn trong đoạn trích và tổ chức hoạt động ngoại khóa văn học để khắc sâu kiến thức cho học sinh (Chương II). Cuối cùng, luận văn thiết kế bài học và tiến hành dạy thực nghiệm cho đối tượng học sinh là người dân tộc thiểu số miền núi, tại trường văn hóa I – Bộ Công an, tỉnh Thái Nguyên để kiểm tra tính khả thi của phương án dạy học mà luận văn đề xuất (Chương III).
2. Dạy học tác phẩm văn chương theo đặc trưng thể loại không còn là
vấn đề mới, song dạy học một tác phẩm kịch theo đặc trưng thể loại cho đối tượng học sinh dân tộc thiểu số miền núi lại là vấn đề ít được quan tâm. Những đề xuất dạy học của luận văn chỉ là một ý kiến chủ quan qua quá trình thực tế dạy học cho các em học sinh là người dân tộc thiểu số ở miền núi tại trường Văn hóa I – Bộ Công an. Do điều kiện chủ quan, khách quan mà người thực hiện luận văn chỉ tiến hành thực nghiệm trong phạm vi nhỏ hẹp ở trường Văn hóa I – Bộ Công an, tỉnh Thái Nguyên. Luận văn cũng chưa tiến hành dạy đối chứng để so sánh hiệu quả trong cảm thụ văn học của học sinh về
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
đoạn trích “Hồn Trƣơng Ba, da hàng thịt”. Đặc biệt, luận văn cũng chỉ đề
cập đến phạm vi đối tượng dạy học nhỏ hẹp: học sinh là người dân tộc thiểu số miền núi ở phía Bắc của Tổ quốc. Vì vậy vấn đề đặt ra trong luận văn còn là vấn đề cần tiếp tục tìm tòi thêm.
3. Người thực hiện luận văn đã cố gắng kế thừa những công trình khoa
học và những thành tựu nghiên cứu của những người đi trước. Song quả thực đây là một vấn đề khó đối với việc nghiên cứu một văn bản tác phẩm vừa mới mẻ vừa ít ỏi trong nhà trường. Đến với đề tài này, người thực hiện luận văn hi vọng đây sẽ là một gợi ý cho bè bạn đồng nghiệp tham khảo nhằm đạt kết quả cao hơn trong việc dạy học đoạn trích “Hồn Trƣơng Ba, da hàng thịt” nói
riêng và những tác phẩm văn học thể loại kịch nói chung.
4. Cuối cùng, do năng lực người làm luận văn còn hạn chế, vấn đề
nghiên cứu lại không dễ dàng, điều tra thực tiễn và dạy thực nghiệm chưa được rộng khắp và chưa nhiều nên vấn đề nghiên cứu ở đề tài này không tránh khỏi những mặt hạn chế và thiếu sót. Người thực hiện luận văn rất mong nhận được sự góp ý chân thành sâu sắc của các giáo sư, tiến sĩ, bạn bè đồng nghiệp để đề tài được hoàn thiện hơn và thực sự là một giải pháp cho việc dạy học kịch bản văn học cho đối tượng là học sinh dân tộc thiểu số miền núi.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo , Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam (2011), Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Ngữ văn lớp 12.
2. Hoàng Hữu Bội (1997), Dạy và học tác phẩm văn học ở trường PTTH miền núi,
Nhà xuất bản Giáo dục.
3. Hoàng Hữu Bội (2008), Thiết kế dạy học ngữ văn 12, Nhà xuất bản Giáo dục.
4. Nguyễn Viết Chữ (2000), Phương pháp dạy học tác phẩm văn chương (theo loại thể), Nhà xuất bản Đại học sư phạm.
5. Trần Thanh Đạm (1971), Vấn đề giảng dạy tác phẩm văn học theo loại thể, Nhà xuất bản Giáo dục.
6. Nhà xuất bản Đại học sư phạm (2007), Tác phẩm và thể loại văn học.
8. Hà Minh Đức (1996), Lí luận văn học, Nhà xuất bản Giáo dục.
7. Nguyễn Văn Đường (2008), Thiết kế bài giảng Ngữ văn 12, tập II, Nhà xuất bản Hà Nội.
9. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi chủ biên (1996), Từ điển thuật ngữ văn học, Nhà xuất bản Giáo dục.
10. Nguyễn Thanh Hùng (2002), Đọc và tiếp nhận văn chương, Nhà xuất bản Giáo dục.
11. Nhà xuất bản Khoa học xã hội (1983), Từ điển văn học, tập I.
12. Phan Trọng Luận (1996), Phương pháp dạy học văn, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội.
13. Phan Trọng Luận (2000), Đổi mới giờ dạy học tác phẩm văn chương, Nhà xuất bản Giáo dục.
14. Phan Trọng Luận tổng chủ biên (2008), Sách giáo khoa Ngữ văn 12, tập II, Nhà xuất bản Giáo dục.
15. Phan Trọng Luận tổng chủ biên (2008), Sách giáo viên Ngữ văn 12, tập II, Nhà xuất bản Giáo dục.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
16. Nguyễn Đăng Mạnh (2008), Phân tích bình giảng tác phẩm văn học 12 (Nâng cao), Nhà xuất bản Giáo dục.
17. Nhà xuất bản Mỹ thuật (2008), Truyện cổ tích Hồn Trương Ba, da hàng thịt.
18. Nguyễn Kim Phong chủ biên (2008), Kĩ năng đọc – hiểu văn bản Ngữ văn 12, Nhà xuất bản Giáo dục.
19. Nguyễn Huy Quát, Hoàng Hữu Bội (2001), Một số vấn đề về phương pháp dạy học văn trong nhà trường, Nhà xuất bản Giáo dục.
20. Nhà xuất bản Sân khấu Hà Nội (1994), Lưu Quang Vũ – Tuyển tập kịch.
21. Trần Đình Sử tổng chủ biên (2008), Sách giáo khoa Ngữ văn 12, tập I (Nâng cao), Nhà xuất bản Giáo dục.
22. Trần Đình Sử tổng chủ biên (2008), Sách giáo viên Ngữ văn 12, tập I (Nâng cao), Nhà xuất bản Giáo dục.
23. Trần Nho Thìn (2009), Phân tích tác phẩm Ngữ văn 12, Nhà xuất bản Giáo dục.
24. Lưu Khánh Thơ (2001), Lưu Quang Vũ – Tài năng và lao động nghệ thuật, Nhà xuất bản Văn hóa – Thông tin.
25. Lý Hoài Thu, Lưu Khánh Thơ (2007), Lưu Quang Vũ tác gia và tác phẩm, Nhà xuất bản Giáo dục.
26. Hoàng Tiến Tựu (…), Bình giảng truyện dân gian, Nhà xuất bản Giáo dục.