Những điểm khác nhau giữa vở kịch “Hồn Trƣơng Ba, da

Một phần của tài liệu dạy học đoạn trích kịch bản hồn trương ba, da hàng thịt theo hướng khám phá những sáng tạo nghệ thuật của lưu quang vũ cho học sinh miền núi (Trang 28 - 37)

truyện cổ tích cùng tên

“Hồn Trƣơng Ba, da hàng thịt” là một tác phẩm kịch được chuyển

thể rất thành công của Lưu Quang Vũ. Để thấy được sự sáng tạo của Lưu Quang Vũ khi xây dựng vở kịch, luận văn tiến hành so sánh hai văn bản truyện cổ tích và vở kịch. Qua so sánh sẽ thấy rõ được sự khác nhau giữa hai tác phẩm, từ đó thấy rõ được yếu tố chuyển thể ở đây dùng như thế nào, cái gì được kế thừa và cái gì được phát triển, bổ sung thêm. Các yếu tố cụ thể cần xem xét khi chuyển thể: cốt truyện; nhân vật; ngôn ngữ; kết cấu; thời gian, không gian; nội dung và hình thức nghệ thuật.

Điểm khác nhau về cốt truyện

Về cơ bản, cốt truyện của truyện cổ tích và vở kịch “Hồn Trƣơng Ba,

da hàng thịt” là giống nhau, đều là những câu chuyện, mâu thuẫn, xung đột

xoay quanh cái chết và sự sống lại của Trương Ba. Cốt truyện mang tính xung đột xã hội. Đều là cốt truyện đơn tuyến, chỉ tập trung xoay quanh một vấn đề cải tử hoàn sinh (trong truyện cổ tích), triết lí nhân sinh (trong kịch).

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Nhưng Lưu Quang Vũ đã không bị lệ thuộc vào nội dung câu chuyện mà đã tìm tòi, mở rộng kích thước tự sự, khiến cho cốt truyện của vở kịch khác với truyện cổ tích.

Trước hết là sự khác nhau về số lượng sự kiện. Sự kiện trong vở kịch nhiều hơn so với truyện cổ tích. Truyện cổ tích chỉ có các sự kiện: Trương Ba chết, nhập vào xác hàng thịt, hai bà vợ của Trương Ba và anh hàng thịt tranh giành chồng, sau đó quan đã xử cho vợ Trương Ba được nhận chồng. Câu chuyện kết thúc ở đó, còn trong vở kịch của Lưu Quang Vũ có thêm rất nhiều chi tiết: từ khi Trương Ba được sống lại trong xác anh hàng thịt. Sau một thời gian sống nhờ trong xác anh hàng thịt, hồn Trương Ba đã gặp rất nhiều phiền toái: bị thân xác phàm tục, thô thiển của anh hàng thịt chi phối làm thay đổi hẳn bản chất, bị người thân trong gia đình xa lánh, không thừa nhận hồn Trương Ba trong xác hàng thịt. Hồn Trương Ba rơi vào khổ đau, dằn vặt và tìm đến Đế Thích để trả lại thân xác cho anh hàng thịt, xin cho cu Tị sống lại, còn mình thì chết hẳn. Cuối cùng hồn Trương Ba nhập vào cỏ cây trong sự thương nhớ của vợ con và cháu gái.

Các sự kiện trong vở kịch của Lưu Quang Vũ cũng khác so với truyện cổ tích: Chi tiết cái chết của Trương Ba trong truyện cổ dân gian là do bị ốm, Ðế Thích tiếc cái tài đánh cờ của ông mà cho ông sống lại trong xác anh hàng thịt. Còn cái chết của Trương Ba trong vở kịch thì lại là hậu quả của việc làm tắc trách của các vị quan chức trên trời là Nam Tào, Bắc Ðẩu. Qua đó, nhà viết kịch hàm ý phê phán thói quan liêu, tắc trách của một bộ phận cán bộ Nhà nước ta. Sự kiện hồn Trương Ba sau khi được nhập vào xác hàng thịt trong truyện cổ tích là Trương Ba được sống yên ổn bên những người thân trong gia đình, còn trong kịch thì hồn Trương Ba đã gặp biết bao hệ lụy khi trú ngụ trong thân xác anh hàng thịt. Kết thúc vở kịch hồn Trương Ba chết vĩnh viễn để cho những người khác được sống lại. Đặc biệt trong vở kịch, Lưu Quang Vũ đã dựng lên ba sự kiện – ba cuộc đối thoại mà trong truyện cổ tích không có: Đối thoại giữa hồn Trương Ba với xác hàng thịt;

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

đối thoại giữa hồn Trương Ba với những người thân trong gia đình; đối thoại giữa hồn Trương Ba với Đế Thích. Qua các cuộc đối thoại ấy, nhà viết kịch tài ba Lưu Quang Vũ đã gửi gắm bao điều suy ngẫm sâu sắc về triết lí nhân sinh và hiện trạng xã hội.

Điểm khác nhau về nhân vật

Nhân vật trong cả hai tác phẩm truyện cổ tích và vở kịch “Hồn Trƣơng Ba,

da hàng thịt” đều là những nhân vật có tên rõ ràng. Nhưng hệ thống nhân vật

trong hai tác phẩm này có sự khác biệt nhau:

Truyện cổ tích số nhân vật ít (sáu nhân vật): hai vợ chồng Trương Ba, hai vợ chồng anh hàng thịt, Tiên Đế Thích và ông quan huyện. Nhân vật ở đây không được chú trọng lắm về địa vị xã hội. Đồng thời không nổi lên rõ ràng về tính cách, thái độ. Điều này là do tính chất của câu chuyện chỉ nhằm phục vụ cho việc nói đến vấn đề cải tử hoàn sinh. Nhân vật như là phương tiện để truyền tải tư tưởng của truyện là vấn đề cải tử hoàn sinh - chủ đề chính, mọi nhân vật và chi tiết lớn nhỏ trong truyện đều có quan hệ trực tiếp hoặc gián tiếp với vấn đề này.

Vở kịch “Hồn Trƣơng Ba, da hàng thịt” của Lưu Quang Vũ có số nhân vật đông đảo (17 nhân vật), bao gồm:

- Các nhân vật ở trên thượng giới: Bắc Đẩu, Nam Tào, Đế Thích, bà Tây Vương Mẫu.

- Các nhân vật trong gia đình Trương Ba: Trương Ba, Vợ Trương Ba, anh con trai, chị con dâu, cái Gái.

- Các nhân vật người hàng xóm: cu Tị, chị Lụa (mẹ cu Tị), Trưởng Hoạt, anh hàng thịt, vợ anh hàng thịt, lái Lợn 1, Lái lợn 2.

- Các nhân vật đại diện cho quan chức địa phương: Lí trưởng, Trương Tuần. Số lượng nhân vật đông đảo với nhiều tình tiết, mỗi nhân vật có tên gọi, tính cách riêng và địa vị xã hội rõ ràng: Trương Ba - một người làm vườn chất phác hồn hậu, vợ ông và chị con dâu cũng là những người làm nông hiền lành, anh con trai - một tay buôn biết lừa gạt, tráo trở, Nam Tào và Bắc Đẩu là

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

những vị tiên trên trời nhưng quan liêu và vô trách nhiệm, Lý Trưởng đại diện cho quyền lực nhưng gian xảo, vì tiền mà đổi trắng thay đen. Mỗi nhóm nhân vật đều hàm chứa ý đồ tư tưởng của tác giả vở kịch.

Nhân vật trong tác phẩm kịch hiện lên rõ mồn một, từng động tác, hành vi, lời nói và tính cách. Nhân vật nào cũng tạo được ấn tượng đối với khán giả.

Điểm khác nhau về nội dung tƣ tƣởng

Theo GS Hoàng Tiến Tựu, trong cuốn “Bình giảng truyện cổ tích”, nội dung chủ yếu được đặt ra và tập trung giải quyết ở truyện cổ tích “Hồn

Trƣơng Ba, da hàng thịt" là vấn đề cải tử hoàn sinh đối với con ngƣời. Mọi

nhân vật đều có quan hệ trực tiếp hoặc gián tiếp với vấn đề này. Việc Trương Ba đánh cờ giỏi, có tính kiêu căng, tự phụ, ốm chết đột ngột đều là những chi tiết chuẩn bị, tạo tiền đề và điều kiện dẫn đến sự cải tử hoàn sinh. Sự xuất hiện của anh hàng thịt và cái chết của anh ta cũng chỉ là điều kiện cần thiết phải có để giải quyết vấn đề cải tử hoàn sinh đối với Trương Ba mà thôi. Như vậy, truyện nêu lên ba nhân tố, ba điều kiện cần thiết cho việc cải tử hoàn sinh: một là phải có nguyện vọng và nhu cầu tha thiết của người sống muốn cải tử cho người đã chết (lời cầu khẩn của vợ Trương Ba); hai là phải có một vị tiên trên thiên đình có phép cải tử hoàn sinh giúp đỡ (Đế Thích); ba là người chết muốn cải tử hoàn sinh thì xác phải còn nguyên vẹn, không bị hư hỏng (vì xác Trương Ba không còn nên phải mượn xác hàng thịt).

Thực ra trong truyện cổ tích còn mang một triết lí sâu sắc về con người: Con người ta có hai phần: phần hồn và phần xác, trong đó phần hồn quan trọng hơn. Bởi vì, dựa vào phần hồn người ta có thể nhận ra đó là ai? Anh hàng thịt với cái xác kềnh càng nhưng lại mang hồn Trương Ba nên mọi người đều coi là Trương Ba: vợ Trương Ba thừa nhận là chồng mình nên hồn Trương Ba về sống với vợ tại nhà mình rất yên ổn; ông quan huyện cũng xử kiện dựa vào phần hồn: ông ta đem ra một con lợn, một bàn cờ để thử thách. Kết quả, hồn Trương Ba mổ lợn lúng túng, chơi cờ thì rất giỏi. Quan cho rằng, đánh cờ giỏi là do phần trí tuệ, phần linh hồn. Vì vậy quan khẳng định

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

cái xác kềnh càng ấy chính là Trương Ba và xử cho Trương Ba được về nhà với vợ.

Còn “Hồn Trƣơng Ba, da hàng thịt” của Lưu Quang Vũ là một vở kịch đa nghĩa, hàm chứa những tư tưởng triết học, mang đậm tính nhân văn và ý nghĩa phê phán sâu sắc. Qua các xung đột, mâu thuẫn giữa các nhân vật và trong nội tâm nhân vật tác giả gửi gắm thông điệp về triết lí nhân sinh, về lẽ sống của con người.

Trước hết, tác giả đưa vào vở kịch triết lí có sẵn trong truyện cổ tích để cho hồn Trương Ba trú trong thân xác anh hàng thịt nhưng mọi người quen biết đều thừa nhận đó là Trương Ba: vợ Trương Ba cũng thừa nhận, ông Trưởng Hoạt, bạn chơi cờ với Trương Ba cũng thừa nhận đó là Trương Ba…

Sau đó nhà viết kịch Lưu Quang Vũ mới bổ sung vào triết lí ấy của người xưa những điểm mới khác: Con người ta có phần hồn và phần xác, cả hai phần đó đều có tác động qua lại với nhau; phần hồn là quan trọng và phần xác cũng quan trọng; phần xác còn có khả năng làm biến đổi phần hồn. Bởi vậy, nếu chỉ coi trọng phần hồn mà không coi trọng phần xác là sai lầm trong nhận thức. Cuộc đối thoại giữa hồn Trương Ba với xác hàng thịt trong vở kịch đã nói rõ điều trên. Hàm nghĩa của cuộc đối thoại vừa nêu lên triết lí nhân sinh vừa phê phán thực trạng xã hội:

Ý nghĩa triết lí: Quan tâm tới con người là phải quan tâm cả thể xác lẫn tâm hồn. Con người ta lại không chỉ sống với những nhu cầu bản năng, mà phải tự đấu tranh với bản thân để có được một cuộc sống cao cả, có ý nghĩa.

Ý nghĩa phê phán: phê phán những nhận thức sai lầm của con người, chỉ quan tâm đến tư tưởng tinh thần mà không chăm lo đến đời sống vật chất.

Tác giả còn đưa vào vở kịch xung đột giữa hồn Trương Ba với những người trong gia đình (vợ, con trai, con dâu, cháu nội) để nêu ra hậu quả của việc hồn Trương Ba mang xác anh hàng thịt. Tác giả đã gửi gắm vào đây một thông điệp nữa: Con người phải là một thể thống nhất, hài hòa giữa thể xác và tâm hồn. Mỗi người cần sống chân thật, sống đúng là mình, sống có bản lĩnh, để

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

khỏi tự đánh mất mình. Nhân đó, tác giả phê phán hiện trạng lối sống giả dối trong xã hội ta.

Đối thoại giữa hồn Trương Ba với Đế Thích ở cuối vở kịch cho thấy xung đột ngay trong chính hồn Trương Ba. Hồn Trương Ba đã tự đấu tranh với chính bản thân mình để đi đến một quyết định: không thể sống trong thân xác người khác, quyết chết để trả lại xác cho anh hàng thịt và đề nghị cho cu Tị được sống lại. Ở đây Lưu Quang Vũ muốn gửi gắm một tư tưởng triết học về lối sống: Con người không chỉ phải sống cho chân thật với chính mình, mà phải sống cao cả, sống vì mọi người, biết hi sinh vì hạnh phúc cho người khác.

Vở kịch ra đời và được công diễn vào những năm tám mươi của thế kỉ trước nhưng đến nay ý nghĩa thời sự vẫn còn rất sâu sắc. Một số lời thoại của các nhân vật trong vở kịch đã là những lời cảnh báo sự suy thoái về đạo đức, lối sống của con người trong xã hội ta.

Cuộc đối thoại giữa hồn Trương Ba với xác hàng thịt được miêu tả như là cuộc đấu tranh giữa hai mặt tích cực và tiêu cực, giữa phần bản năng và lí trí trong bản thể mỗi người. cái “lí lẽ thật ti tiện” của xác hàng thịt ẩn chứa một “hạt nhân hợp lí”, một sự thực mà nhà viết kịch hàm ý phê phán. Qua cuộc đối thoại, tác giả phê phán một quan niệm, một thái độ từng tồn tại trong một thời gian dài trong xã hội ta: Chỉ coi trọng tư tưởng chính trị, lập trường giai cấp mà coi nhẹ đời sống vật chất của con người.

Cuộc đối thoại giữa hồn Trương Ba với con trai, lại cho ta thấy một ẩn ý khác mà tác giả muốn gửi gắm trong vở kịch: Sự suy thoái về đạo đức, lối sống của lớp trẻ. Vì những nhu cầu về vật chất mà họ có thể làm bất cứ việc gì: Lừa gạt, gian dối… Cùng với đó là những biểu hiện tiêu cực trong xã hội: nạn tham ô, hối lộ (anh con trai hối lộ Lí trưởng để đi buôn lậu, hối lộ để Lí trưởng xử cho hồn Trương Ba được về nhà mình).

Cuộc đối thoại giữa hồn Trương Ba với Đế Thích lại mang một hàm ý khác: phê phán những hiện tượng quan liêu, tắc trách của một bộ phận cán bộ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Nhà nước; phê phán một số tật xấu của con người: nói một đằng làm một nẻo, hay bệnh thành tích…

Rõ ràng từ một câu chuyện làm nên một câu nói quen thuộc trong dân gian: “Hồn Trƣơng Ba, da hàng thịt”, nhà viết kịch Lưu Quang Vũ đã xây dựng nên một vở kịch hàm chứa xung đột muôn thuở mang tính toàn nhân loại: xung đột giữa cái cao cả và cái thấp hèn. Từ cốt truyện dân gian, Lưu Quang Vũ đã xây dựng lại thành một vở kịch nói hiện đại và lồng vào đó nhiều triết lí nhân văn về cuộc đời và con người.

Khác nhau về hình thức nghệ thuật

- Thứ nhất, phải nói tới các yếu tố không gian, thời gian trong tác

phẩm của Lƣu Quang Vũ. Có thể nói không gian và thời gian của vở

kịch đa chiều hơn so với truyện cổ tích.

Thời gian trong truyện cổ tích là thời gian tuyến tính. Với phương thức tự sự tác giả kể lại chuyện xảy ra trong quá khứ. Ở tác phẩm này yếu tố thời gian không rõ ràng, mang tính phiếm chỉ: “Ngày xưa”, “Buổi ấy”, “Bấy giờ”, “Từ đó”, “Nhưng một hôm”…Kiểu thời gian này rất phù hợp cho việc đặt truyện và chuyện kể tự do của tác giả dân gian. Đồng thời cũng dễ nhớ và dễ hiểu, dễ cảm nhận đối với người nghe truyện.

Trong vở kịch này, thời gian không phải là tuyến tính vì được chia thành nhiều hồi, cảnh. Trong cùng một thời gian nhưng ở hai địa điểm diễn ra hai sự việc khác nhau (có liên quan đến nhau và bám sát cốt truyện). Ví dụ như trong khi Vợ Trương Ba lên trời thì ở nhà anh hàng thịt, người vợ đang làm đám tang cho anh ta với sự tham gia của hai nhân vật: Lái lợn 1 và Lái lợn 2. Trong vở kịch này tuy không đề cập đến thời gian cụ thể diễn ra các sự kiện nhưng những mốc thời gian gắn với nhân vật lại khá rõ: lúc Trương Ba “trạc hơn 50 tuổi”.

Không gian trong vở kịch cũng rất cụ thể gắn với từng cảnh: Cảnh 1: Ở trên thiên đình

Cảnh 2: Ở dưới hạ giới, nhà Trương Ba Cảnh 3: Trở lại cảnh thiên đình

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Cảnh 4: Ở nhà người hàng thịt

Cảnh 5: Hồn Trương Ba và bà vợ ở nhà Trương Ba Cảnh 6: Ở nhà người hàng thịt

Cảnh 7: Ở nhà Trương Ba

và có không gian, địa điểm cụ thể hơn, sống động hơn, như: trong vườn, trong nhà, ngoài sân...

Thay vì điểm nhìn của tự sự, cổ tích mở đầu bằng mô típ quen thuộc “Ngày xửa ngày xưa…”, còn vở kịch của Lưu Quang Vũ lại mở màn bằng không gian tiên giới - khung cảnh trên thiên đình với sự xuất hiện của các quan nhà trời Bắc Đẩu, Nam Tào và Đế Thích. Sau đó là cảnh hạ giới với sự

Một phần của tài liệu dạy học đoạn trích kịch bản hồn trương ba, da hàng thịt theo hướng khám phá những sáng tạo nghệ thuật của lưu quang vũ cho học sinh miền núi (Trang 28 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)