Mục đích của việc đánh giá:
Chúng tôi tiến hành đánh giá kết quả thực nghiệm sau khi dạy thử nghiệm để thấy được hiệu quả của phương án dạy học đoạn trích “Hồn Trƣơng Ba, da hàng thịt” theo hướng khám phá những sáng tạo nghệ thuật.
Phƣơng pháp đánh giá:
Chúng tôi tổng hợp kết quả tiếp thu bài của học sinh qua bài kiểm tra viết và những câu hỏi phát vấn trong giờ học.
Nội dung đánh giá:
Để đánh giá kết quả nhận thức của học sinh qua giờ học, chúng tôi đưa ra hệ thống câu hỏi với nội dung bám sát những kiến thức cơ bản mà các em vừa được học.
Câu hỏi kiểm tra viết như sau:
Câu 1: Sau khi học xong đoạn trích kịch bản “Hồn Trƣơng Ba, da hàng
thịt”, em thích nhất lời thoại nào? Vì sao?
Câu 2: Em rút ra bài học gì cho bản thân sau khi học xong đoạn trích
Kết quả bài làm của học sinh:
Đánh giá kết quả bài làm của học sinh, luận văn căn cứ vào tiêu chí đánh giá điểm sau đây để phân loại:
- Loại Giỏi: điểm 9,10 - Loại Khá: điểm 7,8
- Loại Trung bình: điểm 5,6 - Loại Yếu: điểm 3,4
- Loại Kém: điểm 0,1,2 Kết quả cụ thể nhƣ sau: Lớp Số học sinh Loại Giỏi Loại Khá Loại Trung bình
Loại Yếu Loại Kém
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 12A1 37 0 0 8 21,6 25 67,6 4 8,1 1 2,7 12A2 36 0 0 10 27,8 23 63,9 4 8,3 0 0 12A6 38 1 2,6 10 39,5 20 52,6 5 5,3 0 0 Tổng hợp 111 1 0,9 28 25,2 68 61,3 13 11,7 1 0,9 Nhận xét kết quả:
Bài thiết kế dạy thực nghiệm đã đi theo đúng hướng mà luận văn đề ra. Dưới sự dẫn dắt, định hướng của giáo viên, học sinh trả lời tốt các gợi dẫn mà giáo viên đưa ra, không khí giờ học diễn ra sôi nổi, khơi gợi hứng thú cho học sinh. Các em đã phát huy được tính tích cực, chủ động sáng tạo trong giờ học, từng bước khám phá một cách đầy đủ, toàn vẹn văn bản theo hướng tìm hiểu những sáng tạo nghệ thuật tài tình của Lưu Quang Vũ trong đoạn trích “Hồn Trƣơng Ba, da hàng thịt”.
Kết quả bài làm của học sinh cho thấy, mặc dù số lượng điểm giỏi ít: 1bài/111bài (Chiếm 0,9%) nhưng điểm khá và trung bình chiếm phần lớn: 96bài/111bài (Chiếm 86,5%), điểm yếu: 13bài/111bài (Chiếm 11,7%), điểm kém có 1bài/111bài (Chiếm 0,9%).
Như vậy, với định hướng dạy học đoạn trích “Hồn Trƣơng Ba, da hàng thịt” theo hướng tìm hiểu những sáng tạo nghệ thuật của giáo án thực nghiệm, học sinh đa số đều hiểu bài, nắm được nội dung tư tưởng của đoạn trích và thấy được những sáng tạo nghệ thuật của Lưu Quang Vũ khi xây dựng vở kịch. Đặc biệt là những vướng mắc ban đầu của các em học sinh đã được giải tỏa. Sau đây là kết quả về sự cảm nhận của học sinh sau khi học xong đoạn trích.
Thứ nhất, các em học sinh đều cảm nhận đƣợc bức thông điệp triết lí nhân sinh sâu sắc về cuộc sống, con ngƣời và ý nghĩa phê phán các hiện tƣợng tiêu cực trong xã hội, mà tác giả Lƣu Quang Vũ muốn gửi tới ngƣời đọc.
Ví dụ em Nguyễn Thành Tuân dân tộc Nùng, tỉnh Cao Bằng đã có cảm nhận khá sâu sắc về những hàm ý của vở kịch như sau: “Tác giả gửi tới người đọc thông điệp: Con người phải là một thể thống nhất, hài hòa giữa thể xác và
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
tâm hồn, phải biết sống đúng là mình, sống chân thật không nên sống giả dối. Mỗi người phải luôn biết đấu tranh với bản thân mình, đấu tranh với cái xấu để hoàn thiện nhân cách, để không đánh mất mình trước hoàn cảnh. Qua các lời thoại, tác giả còn hàm ý phê phán những hiện tượng tiêu cực trong xã hội: tham nhũng, hối lộ, bệnh thành tích, nói một đằng làm một nẻo…”
Em Phàn Lao Lở dân tộc Dao, tỉnh Lai Châu lại có cảm nhận: “Đoạn trích hàm ẩn một triết lí nhân sinh sâu sắc về cuộc sống và con người: Con người phải là một thể thống nhất giữa tâm hồn và thể xác. Cuộc sống là đáng quý nhưng không phải sống thế nào cũng được. Hãy sống đúng là mình, không nên sống giả tạo. Đồng thời, tác giả còn gửi bức thông điệp phê phán những hiện tượng tiêu cực trong xã hội: tham nhũng, sống giả dối…”
Còn em Ma Thị Học dân tộc Tày, tỉnh Cao Bằng thì cảm nhận được hàm ý sâu sắc của vở kịch ở góc độ khác: “Qua các cuộc đối thoại, tác giả Lưu Quang Vũ đã gửi tới người đọc bức thông điệp: Cuộc sống chỉ thực sự hạnh phúc và có ý nghĩa khi được sống đúng là chính mình. Mỗi người hãy biết hi sinh vì hạnh phúc của người khác và biết sống vì mọi người. tác giả còn phê phán những nhận thức ấu trĩ, sai lầm một thời, đó là chỉ coi trọng phần hồn mà không chăm lo đời sống vật chất của con người. Tình trạng suy thoái đạo đức của giới trẻ cũng được tác giả cảnh báo qua những lời thoại đầy hàm ý sâu xa.”
Thứ hai, học sinh cũng đã cảm nhận đƣợc những sáng tạo nghệ thuật của nhà viết kịch tài ba Lƣu Quang Vũ khi xây dựng vở kịch. Mỗi em có những cách thể hiện khác nhau về sự cảm nhận của mình, ví dụ:
Em Lo Xuân Điệp dân tộc Ơ Đu, tỉnh Nghệ An viết: “Tác giả Lưu Quang Vũ đã rất sáng tạo trong nghệ thuật xây dựng nhân vật kịch. Qua ngôn ngữ đối thoại, các nhân vật hiện lên thật sinh động, rõ nét. Mỗi nhân vật một tính cách, một tâm trạng khiến người đọc không thể quên. Đó là một ông Trương Ba hiền hậu, nho nhã, thương yêu vợ con, gia đình; một anh hàng thịt phàm phu, thô thiển chỉ thích những món ăn ngon và uống rượu…”
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Hay em Chảo Ông San dân tộc Dao, tỉnh Lào Cai lại cảm nhận được tài năng của Lưu Quang Vũ trong nghệ thuật xây dựng xung đột kịch và hành động kịch. Em viết: “Có thể nói, tác giả đã rất sáng tạo trong việc xây dựng xung đột kịch. Bắt đầu từ một tình huống độc đáo: hồn người này sống trong xác người kia, nảy sinh các mâu thuẫn gay gắt. Hành động kịch góp phần thúc đẩy diễn biến xung đột kịch đến cao trào rồi mở nút một cách tự nhiên, hợp lí, hợp tình và rất phù hợp với tính cách, tâm trạng của từng nhân vật.”
Em Hoa Văn Thiên dân tộc Khơ Mú, tỉnh Thanh Hóa thì cảm nhận sâu sắc nhất về ngôn ngữ kịch, đặc biệt là nghệ thuật dựng đối thoại kịch. Em viết: “Bên cạnh sự sáng tạo trong xây dựng xung đột kịch, hành động kịch và xây dựng nhân vật kịch, tác giả còn rất thành công ở việc dựng đối thoại kịch. Trong đoạn trích có ba cuộc đối thoại, mỗi cuộc lại hàm chứa một tư tưởng triết lí nhân sinh và phê phán sâu sắc. Trong đó, cuộc đối thoại giữa xác và hồn là đặc sắc nhất. Đây thực chất là một cuộc đối thoại trong một con người, đó là cuộc đấu tranh giữa cái xấu với cái thiện, cái đẹp. Trong cuộc sống mỗi người hãy biết đấu tranh để chống lại sự dung tục để hoàn thiện nhân cách…”
Thứ ba, các em học sinh đã cảm nhận khá sâu sắc hàm nghĩa của những lời thoại trong đoạn trích. Như em Nông Diệp Anh dân tộc Tày, tỉnh
Bắc Kạn cảm nhận về lời thoại: “Không thể bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo. Tôi muốn được là tôi toàn vẹn” như sau: “Lời thoại này mang đến cho em một bài học về lối sống cao đẹp đó là phải sống hòa hợp giữa tâm hồn và thể xác, phải sống chân thật, đúng là mình. Đồng thời cho thấy khát vọng được sống là chính mình một cách toàn vẹn của con người”
Em Lâm Văn Lưu dân tộc Sán Chí, tỉnh Bắc Giang lại cảm nhận rất mộc mạc về hàm ẩn của lời thoại: “Vì để chứng minh ông tồn tại mà tôi cứ phải tiếp tục cuộc sống không phải là tôi ư? Không, ông phải tồn tại lấy chứ!”. Em viết: “Lời thoại có hàm ý khuyên con người không nên sống dựa vào người khác, không được bắt người khác sống vì mình, mà phải biết sống vì mọi
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
người. Mỗi người phải tự tồn tại lấy, phải tự quết định cho tương lai của mình, phải tự lập trong cuộc sống.”
Em Đàm Hương Thảo dân tộc Nùng, tỉnh Hà Giang lại cảm nhận được tầng hàm nghĩa sâu sắc của lời thoại: “Thế ông ngỡ tất cả mọi người đều được là mình toàn vẹn cả ư? Ngay cả tôi đây. Ở bên ngoài, tôi đâu có được sống theo những điều tôi nghĩ bên trong. Mà cả ngọc Hoàng nữa, chính Người lắm khi cũng phải khuôn ép mình cho xứng với danh vị Ngọc Hoàng. Dưới đất trên trời đều thế cả, nữa là ông”. Em viết: “Lời thoại đã phê phán một thực trạng tiêu cực trong lối sống của con người, đó là hiện tượng sống giả dối đang diễn ra khá phổ biến trong xã hội ta. Lối sống giả dối, nói một đằng làm một nẻo dẫn đến con người sống không đúng là mình, không thật với chính mình.”
Thứ tƣ, sau khi học xong tác phẩm, các em đều đã rút ra đƣợc bài học
cho bản thân từ ý nghĩa sâu sắc của vở kịch. Em Mùa A Chư dân tộc
H’Mông, tỉnh Điện Biên viết rất mộc mạc về bài học rút ra từ vở kịch: “Sau khi học xong đoạn trích, em thấy mình nên sống thực với con người mình để cuộc sống có nhiều niềm vui, phải luôn đấu tranh để loại bỏ sự dung tục để hoàn thiện nhân cách. Con người không được sống giả dối, nếu sống giả dối thì sẽ gặp nhiều khổ đau giống như Trương Ba, tâm hồn bị nhiễm xấu, tình cảm gia đình bị mất mát, mình không còn là mình. Em sẽ luôn phấn đấu để trở thành người tốt, biết sống vì mọi người và sống chân thật với mọi người.”
Em Đinh Nuôn dân tộc Vân Kiều, tỉnh Quảng Bình lại viết: Từ ý nghĩa triết lí nhân sinh của vở kịch, em rút ra bài học cho bản thân: “Phải biết sống đúng là mình, sống chân thật với lòng mình, không nên sống giả dối để mất đi hạnh phúc, niềm tin và tình yêu. Mỗi người phải luôn biết đấu tranh với bản thân mình, đấu tranh với cái xấu để hoàn thiện nhân cách, để không đánh mất mình trước hoàn cảnh.”
Còn em Phạm Minh Giang dân tộc Mường, tỉnh Hòa Bình lại vận dụng kiến thức bài học vào thực tế hiện nay, để rút ra bài học cho bản thân: “Vở kịch viết vào những năm 80 của thế kỉ trước nhưng em thấy vẫn còn nguyên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
giá trị, qua vở kịch tác giả Lưu Quang Vũ không chỉ đề cập đến những vấn đề triết lí nhân sinh mà còn gửi tới thế hệ trẻ chúng em một thông điệp nữa: Trước sự phát triển đi lên của xã hội, có nhiều tác động xấu của môi trường, chúng em phải có lập trường vững vàng để không bị nhiễm những cái xấu, cái tiêu cực. Em sẽ luôn luôn phấn đấu để tự hoàn thiện mình, để trở thành người có ích, để đem lại niềm vui cho gia đình, thầy cô và bạn bè.”