Tổ chức hoạt động ngoại khóa văn học

Một phần của tài liệu dạy học đoạn trích kịch bản hồn trương ba, da hàng thịt theo hướng khám phá những sáng tạo nghệ thuật của lưu quang vũ cho học sinh miền núi (Trang 80 - 85)

Mục tiêu dạy học trong nhà trường phổ thông hiện nay là không chỉ truyền thụ cho người học kiến thức khoa học mà quan trọng hơn hết là phải hình thành cho học sinh thái độ sống, kĩ năng sống, khả năng cần thiết để đảm bảo cho việc nắm vững tri thức và sử dụng tri thức đó trong đời sống. Mà chủ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

trương của đổi mới phương pháp dạy học là phát huy tính chủ động, sáng tạo của học sinh, nâng cao hiệu quả giáo dục thẩm mĩ. Vì lẽ đó mà hoạt động ngoại khóa là một phần rất quan trọng trong dạy học nói chung, trong dạy học văn nói riêng.

Theo cuốn “Phương pháp dạy học văn”, “Hoạt động ngoại khóa văn học góp phần tạo nên lối sống văn hóa và khả năng thưởng thức văn hóa nghệ thuật cho học sinh. Qua hoạt động ngoại khóa văn học, học sinh được phát triển cân đối về trí truệ, đạo đức, thẩm mĩ... Hoạt động ngoại khóa phát huy tính năng động chủ quan, tính tích cực xã hội, tinh thần sẵn sàng vì người khác, tạo điều kiện phát hiện sở thích thiên hướng cá nhân và năng lực hoạt động nghệ thuật sáng tạo, giúp việc hướng nghiệp môn văn” [12, tr.382]. Như vậy có thể thấy rằng hoạt động ngoại khóa văn học đóng vai trò rất quan trọng trong việc bổ sung kiến thức, kĩ năng và kinh nghiệm sống cho học sinh, đồng thời còn khơi gợi niềm say mê hứng thú học tập bộ môn văn học ở học sinh.

Hơn nữa, chúng ta đều biết, dạy văn không có nghĩa là chỉ dạy cho học sinh biết một tác phẩm, một tác giả nào đó được giới thiệu trong nhà trường mà còn phải giới thiệu những vấn đề văn học khác ngoài sách giáo khoa để nâng cao “tầm đón nhận” của người học.

Nhận thức được những điều đó, khi dạy đoạn trích “Hồn Trƣơng Ba, da hàng thịt”, chúng tôi cũng lựa chọn và sử dụng hoạt động ngoại khóa văn

học để khắc sâu và mở rộng kiến thức, rèn luyện các kĩ năng cho học sinh. Hơn nữa, “Hồn Trƣơng Ba, da hàng thịt” là một tác phẩm thuộc thể loại

kịch, đối tượng học sinh lại là người dân tộc thiểu số ở miền núi, họ còn xa lạ với sân khấu kịch. Hoạt động ngoại khóa văn học sẽ giúp các em học sinh có hứng thú với tác phẩm, các em được hòa mình vào tâm trạng của nhân vật, đồng thời khoảng cách xa lạ với sân khấu sẽ được rút ngắn và nhất là phát huy được sự chủ động sáng tạo của học sinh trong cảm thụ văn học.

Để phù hợp với đối tượng, môi trường và điều kiện dạy học, luận văn đề xuất một hoạt động ngoại khóa dưới hình thức Dạ hội văn học với chủ đề:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

“Đến với kịch Lƣu Quang Vũ”. Đây là một sân chơi trí tuệ khơi gợi được

hứng thú ở học sinh. Cách thức tổ chức hoạt động này như sau:

 Đối tượng tham gia: học sinh lớp 12 (3 lớp)

 Tổ chức: Giáo viên môn văn, giáo viên chủ nhiệm các lớp tham gia cuộc thi.

 Nội dung Dạ hội gồm ba phần:

Phần một: Giao lƣu với tác giả Lƣu Quang Vũ. (Kịch giả định)

Phần này, giáo viên tổ chức cho học sinh chơi chung (không chia đội), thời gian giao lưu 30 phút. Cách thức như sau: giáo viên chọn một học sinh làm người dẫn chương trình, một học sinh đóng vai tác giả Lưu Quang Vũ. Học sinh ở dưới làm khán giả. Phần này tổ chức giống như một cuộc giao lưu. Người dẫn chương trình giới thiệu nội dung chương trình cuộc giao lưu và giới thiệu tác giả Lưu Quang Vũ, học sinh – khán giả sẽ nêu câu hỏi, tác giả Lưu Quang Vũ trả lời câu hỏi. Sau đó tác giả hỏi lại học sinh.

Nội dung giao lưu với tác giả hướng vào nội dung kiến thức bài học, chẳng hạn như:

Học sinh hỏi:

- Thưa tác giả, xin ông cho biết, ông đã xây dựng vở kịch “Hồn Trƣơng Ba,

da hàng thịt” như thế nào?

- Xin tác giả cho biết những sáng tạo nghệ thuật của vở kịch là gì? - Tác giả muốn gửi gắm điều gì qua những cuộc đối thoại?

Tác giả hỏi:

-Các em cảm nhận như thế nào về vở kịch?

-Các em thích nhất là cuộc đối thoại nào? Vì sao?

-Những vấn đề đạt ra trong vở kịch có còn phù hợp với ngày nay không? Vì sao?

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Thể lệ: chia 3 lớp thành 3 đội. Mỗi đội chọn một học sinh thể hiện bài

viết cảm thụ văn học. Giám khảo là chính học sinh của 3 lớp. Mỗi học sinh có 10 phút để thể hiện. Học sinh của ba đội nhận xét và giơ tay cho điểm. Giáo viên căn cứ vào đó để xếp thứ tự nhất, nhì, ba.

- Cách tổ chức: Giáo viên môn văn cho học sinh chuẩn bị viết lời bình

trước ở nhà. Một học sinh đại diện trình bày lời bình. Mỗi đội cử đại diện nhận xét lời bình của đội bạn: Đội 1 nhận xét lời bình của đội 2; Đội 2 nhận xét lời bình của đội 3; Đội 3 nhận xét lời bình của đội 1. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Nội dung cảm thụ văn học: học sinh chọn một trong những sáng tạo

nghệ thuật của Lưu Quang Vũ và viết lời bình cho nội dung đó.

Phần ba: Nhập vai nhân vật

- Thể lệ: Mỗi đội chọn một cuộc đối thoại trong đoạn trích “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” dựng thành kịch. Thời gian cho mỗi đội là 15 phút. Học sinh của ba đội nhận xét và giơ tay cho điểm. Giáo viên căn cứ vào đó để xếp thứ tự nhất, nhì, ba.

Kết thúc buổi Dạ hội, giáo viên môn văn nhận xét, đánh giá, tổng kết hoạt động ngoại khóa và trao thưởng cho các đội.

Ngoài hình thức Dạ hội văn học, giáo viên còn có thể sử dụng nhiều hình thức tổ chức ngoại khóa văn học khác: giao lưu sáng tác, thảo luận, tổ chức diễn đàn văn học, câu lạc bộ, trò chơi, hội thi trí tuệ ...Thông qua các hoạt động này, học sinh cảm thấy hứng thú và yêu thích môn văn hơn.

Với niềm mong muốn giúp học sinh dân tộc thiểu số miền núi có thể tiếp nhận được dễ dàng và đầy đủ nhất về đoạn trích kịch bản “Hồn Trƣơng Ba,

da hàng thịt”, luận văn đã đề xuất định hướng dạy học phù hợp nhất, hiệu quả nhất với đối tượng học sinh. Để đạt được kết quả cao trong quá trình dạy học, giáo viên phải kết hợp nhiều phương pháp dạy học. Tuy nhiên, giáo viên không nên quá coi trọng phương pháp này mà xem nhẹ phương pháp kia. Các phương pháp phải được vận dụng một cách đồng bộ thì việc khám phá tác phẩm mới đạt hiệu quả như mong muốn. Với định hướng dạy học trên, chúng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

tôi không chỉ giúp học sinh là người dân tộc thiểu số miền núi tiếp nhận được cả nội dung và nghệ thuật của một kịch bản văn học mà còn củng cố kiến thức về lí thuyết kịch, giúp học sinh có cái nhìn sâu sắc về đặc trưng thể loại kịch, nhất là giúp các em thấy được sự khác biệt giữa một tác phẩm kịch với một tác phẩm văn học thuộc thể loại thơ hay văn xuôi.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Chƣơng 3

THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM

Từ cơ sở thực tiễn và các vấn đề lí luận đã trình bày ở chương 1 và chương 2, đến chương 3, luận văn gồm có một số nội dung sau:

- Thiết kế bài giảng theo hướng khám phá những sáng tạo nghệ thuật của tác giả Lưu Quang Vũ.

- Thực nghiệm sư phạm

Một phần của tài liệu dạy học đoạn trích kịch bản hồn trương ba, da hàng thịt theo hướng khám phá những sáng tạo nghệ thuật của lưu quang vũ cho học sinh miền núi (Trang 80 - 85)