Ảnh hưởng đến cơ quan quản lý và khai thác công trình thuỷ lợi huyện

Một phần của tài liệu THỰC THI CHÍNH SÁCH MIỄN GIẢM THỦY lợi PHÍ (Trang 107 - 121)

Qua quá trình tìm hiểu chúng tôi thấy sau khi thực hiện chính sách miễn giảm thuỷ lợi phí chúng tôi thấy có một số tác động đến tình hình hoạt động của xí nghiệp:

* Tác động tích cực

- Thứ nhất, Xí nghiệp Khai thác Công trình thuỷ lợi huyện Khoái Châu không phải lo thuỷ lợi phí, hàng năm căn cứ vào kết quả của năm trước và kế hoạch của năm tiếp theo, đầu năm ngân sách nhà nước sẽ cấp nguồn kinh phí cho Công ty TNHH MTV khai thác công trình thuỷ lợi Hưng Yên và công ty chuyển cho xí nghiệp thủy nông chi phí hoạt động đồng thời ngân sách tỉnh cũng chuyển cho các hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp trong địa bàn của huyện Khoái Châu thông qua UBND huyện. Cuối năm sẽ tiến hành thanh quyết toán kinh phí, đồng thời cuối mỗi vụ đều tiến hành nghiệm thu và thanh lý hợp đồng

quyết toán số thuỷ lợi phí phải trả cho các hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp.

Thứ hai, lương của cán bộ công nhân viên được ổn định, hàng tháng không bị chậm thanh toán lương

Thứ ba, trước đây doanh nghiệp hoạt động đều bị lỗ, nay được cấp bù hoàn toàn theo diện tích tưới tiêu, kết quả hoạt động dần ổn định và từng bước hoạt động có lãi.

* Tác động tiêu cực

Thứ nhất, sau khi được miễn giảm thuỷ lợi phí thì xí nghiệp lại hoạt động mang tính chất xin cho, thực hiện theo kế hoạch, điều này trái ngược với chủ trương của nhà nước chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước thành các công ty cổ phần.

Thứ hai, việc xử lý các sự cố bất thường xảy ra thường lâu hơn là do thủ tục đi kiểm tra, xin ngân sách cấp bù thường chậm hơn trước khi thực hiện chính sách đã làm ảnh hưởng đến việc cung cấp nước cho các hộ nông dân.

Thứ ba, một số cán bộ, công nhân lành nghề chưa đến tuổi về hưu nhưng theo chủ trương chuyển đổi doanh nghiệp họ xin về hưu sớm dẫn đến đơn vị thiếu hụt lao động có tay nghề cao.

4.1.8 Đánh giá chung về tình hình thực thi chính sách miễn giảm thủy lợi phí

4.1.8.1 Tình hình nợ đọng thuỷ lợi phí

Tình hình nợ đọng thuỷ lợi phí và số thuỷ lợi phí đề nghị miễn giảm của của Xí nghiệp Khai thác công trình thuỷ lợi Châu Giang tính đến hết năm 2007 là 1.565.037.836 đồng, trong đó số thuỷ lợi phí nợ đọng của huyện Khoái Châu là 828.942.176 đồng.

Bảng 4.20: Tổng hợp số tiền nợ đọng thuỷ lợi phí đến năm 2007 ĐVT: đồng TT Tên huyện Số nợ đọng TLP tính đến năm 2007 1 Khoái Châu 828.942.176 2 Yên Mỹ 449.997.810 3 Văn Giang 286.097.850 Tổng cộng 1.565.037.836

Nguồn: Xí nghiệp KTCTTL Châu Giang, 2008

Tình hình nợ đọng thuỷ lợi phí ở huyện Khoái Châu:

Tính đến 31/12/2007 tổng số tiền thuỷ lợi phí nợ đọng của toàn huyện là 828,942 triệu đồng, số tiền này khả năng đòi nợ được là rất thấp vì từ ngày 1/1/2008 tỉnh Hưng Yên thực hiện miễn thuỷ lợi phí cho nông dân theo Nghị định 154/2008/NĐ-CP, nông dân không phải đóng thuỷ lợi phí phần Công ty KTCTTL Hưng Yên phục vụ nhưng vẫn được cung cấp nước và Công ty KTCTTL Hưng Yên được nhận tiền cấp bù từ ngân sách nhà nước.

Bảng 4.21: Tổng hợp số tiền nợ đọng TLP huyện Khoái Châu đến năm 2007 ĐVT: đồng STT HTX Nợ đọng TLP đến31/12/2007 1 Thị trấn Khoái Châu 99.547.784 2 Bình Kiều 276.599.475 3 Dạ Trạch 31.748.120 4 Hàm Tử 100.376.265 5 An Vỹ 18.744.500 6 Đông Kết 19.054.600 7 Đông Ninh 8.246.950 8 Chí Tân 19.098.450 9 Tân Châu 4.304.350 10 Phùng Hưng 294.350 11 Đại Hưng 18.782.500 12 Việt Hòa 133.075.424 13 Hồng Tiến 53.261.972 14 Đồng Tiến 7.631.616 15 Tân Dân 38.175.800 Tổng 828.942.176

Nguồn: Xí nghiệp KTCTTL Châu Giang, 2008

Theo bảng 4.21 chúng ta thấy trên địa bàn huyện có 25 hợp tác xã thì có tới 15 hợp tác xã nợ đọng thuỷ lợi phí, hợp tác xã nợ nhiều nhất là hợp tác xã Bình Kiều gần 277 triệu đồng, thấp nhất là hợp tác xã Phùng Hưng là 294.350 đồng. Riêng với hợp tác xã Bình Kiều có những vụ mà cả thôn chỉ có thể thu được 20.000 đồng tiền thủy lợi phí. Để tìm hiểu nguyên nhân nợ đọng TLP của các hộ nông dân với HTX dịch vụ nông nghiệp từ đó dẫn tới hợp tác

xã nông nghiệp nợ xí nghiệp thuỷ nông huyện Khoái Châu chúng tôi tiến hành phỏng vấn ý kiến phản ánh của cả nông dân và một số hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp.

Về phía nông dân

Thứ nhất, họ cho rằng mức đóng tiền như vậy là không hợp lý, tiền nước bơm còn tạm chấp nhận nhưng tiền nước tự chảy lại thu như vậy là quá cao nhiều khi nước tự chảy chẳng tới được ruộng nhà mình mà vẫn phải đóng tiền giống như các hộ khác, đó là chưa nói phải mất tiền bơm nước vào ruộng nên họ không đóng.

Thứ hai, là do thái độ phục vụ của cán bộ thuỷ nông chưa đúng mực, nước không vào được chân ruộng, nhiều khi dòng chảy bị tắc để nước chảy ra ngoài gây lãng phí nước họ thắc mắc phản ánh nhiều lần mà không rút kinh nghiệm do đó họ cũng không đóng tiền nước cho HTX.

Về phía HTX

Thứ nhất, một số HTX dịch vụ nông nghiệp lại cho rằng do ý thức của người dân quá kém, họ không ý thức được rằng HTX làm dịch vụ cho họ thì họ phải có nghĩa vụ trả tiền cho HTX. Lúc mùa vụ cần nước thì yêu cầu HTX cung cấp nước nhưng tới khi thu tiền thì lại lấy lý do nghèo thiếu tiền nộp và cho nợ tới vụ sau.

Thứ hai, do tính chất của thu TLP là HTX phục vụ nước trước nông dân trả tiền sau nên cứ cuối mỗi vụ mới thu được tiền do đó một số hộ nông dân chây ì không trả thì cũng không ảnh hưởng gì vì HTX đã phục vụ xong.

Thứ ba, là thông tin được miễn TLP của chính phủ cũng được bàn từ rất lâu khiến cho một bộ phận nông dân hình thành tư tưởng được miễn rồi thì giữa HTX và nông dân không có ràng buộc nhau về mặt tài chính mà vẫn phải cung cấp đủ nước cho họ nên khoản nợ đọng này có xu hướng trở thành nợ khó đòi và có khả năng phải xoá nợ miễn cưỡng cho nông dân.

Ý kiến của xí nghiệp khai thác công trình thuỷ lợi tại huyện Khoái Châu về vấn đề nợ đọng thuỷ lợi phí:

Hộp 4.12: Công ty đã xóa bớt đi số tiền nợ đọng thủy lợi phí cho Xí nghiệp

Sau khi được miễn thuỷ lợi phí thì số nợ đọng thuỷ lợi phí tính đến 31/12/ 2007 thì khó có thể đòi được, vì thuỷ lợi phí không như mặt hàng khác, nếu không trả tiền nợ đọng cũ thì sẽ không cung cấp các dịch vụ tiếp theo, nhưng đối với thuỷ lợi phí thì vẫn phải cung cấp vì không phải là cung cấp cho một vài đối tượng nợ đọng mà còn ảnh hưởng đến tất cả bà con nông dân. Số tiền nợ đọng thủy lợi phí chúng tôi đã tổng hợp thường xuyên qua các năm báo cáo công ty và công ty đang có văn bản đề nghị ngân sách tỉnh và ngân sách trung ương hỗ trợ, cấp bù. Tới tháng 7 năm 2010 Công ty đã xóa bớt đi số tiền nợ đọng thủy lợi phí cho Xí nghiệp” – Ông Nguyễn Văn Oánh. Chức vụ: Giám đốc XN KTCTTL Châu Giang.

Ngày 30 tháng 7 năm 2010, Công ty KTCTTL Hưng Yên đã gửi công văn số 133/CV-Cty về việc hỗ trợ kinh phí nợ đọng thủy lợi phí năm đến ngày 31/12/2007. Trong công văn số 133, Công ty KTCTTL Hưng Yên đã xóa nợ cho Xí nghiệp KTCTTL Châu Giang với số tiền là 1.225.067.000 đ. Tính đến thời điểm hiện tại, số tiền nợ đọng TLP của Xí nghiệp KTCTTL Châu Giang còn lại là 339.970.836 đ.

Như vậy, với việc xóa được phần lớn nợ đọng trong thủy lợi phí thì có thể thấy việc thực thi chính sách miễn giảm thủy lợi phí ở huyện Khoái Châu trong lĩnh vực giảm và xóa nợ đọng rất tốt. Với khoản nợ đọng nhỏ còn lại có nhiều khả năng sẽ được xóa nốt trong tương lai.

4.1.8.2 Tình hình biến động về diện tích và kinh phí miễn giảm thuỷ lợi phí ở huyện Khoái Châu

Bảng 4.22: Tình hình biến động về diện tích, kinh phí miễn thu thủy lợi phí huyện Khoái Châu

STT Năm Diện tích (ha) Tổng kinh phí (1000đ)

1 2007 9.305,2 7.425.544,2 2 2009 14.301,9 11.923.998,8 3 2010 15.673,1 12.786.118,6 4 2011 16.561,1 13.294.980,3 5 2012 16.325,3 13.258.507,9 6 2013 16.580,8 19.493.181,9

Nguồn: Xí nghiệp KTCTTL Châu Giang, 2013

(1000đ)

Đồ thị 4.2: Tình hình biến động mức thu thủy lợi phí qua một số năm

Đồ thị 4.3: Tình hình biến động diện tích thủy lợi phí qua một số năm

Qua số liệu bảng 4.14 chúng ta thấy, tình hình biến động về diện tích cũng như kinh phí miễn thu thủy lợi phí thay đổi mạnh, phân rõ làm 3 giai đoạn như sau:

- Giai đoạn 1: Từ năm 2007 - 2009, diện tích cũng như kinh phí miễn thu thủy lợi phí đột ngột tăng nhanh và mạnh. Diện tích tưới tiêu tăng lên tới 53,7%, tăng từ 9.305,2 ha lên 14.301,9 ha. Việc diện tích tưới tiêu tăng lên đột ngột như vậy dẫn đế kinh phí miễn thu thủy lợi phí cũng tăng từ 7.425.544.200 đồng lên tới 11.923.998.800 đồng tương ứng với tỷ lệ tăng là 60,6%. Nguyên nhân do đâu mà có sự tăng mạnh cả về diện tích và doanh thu thuỷ lợi phí từ khi chưa thực hiện chính sách miễn thuỷ lợi phí (năm 2007) và sau khi thực hiện chính sách miễn thuỷ lợi phí (năm 2008 - 2009).

sách miễn thuỷ lợi phí có hiệu lực, Uỷ ban nhân dân tỉnh Hưng Yên đã chỉ đạo các ban ngành có liên quan thực hiện kiểm tra, xác định lại toàn bộ diện tích tưới tiêu của các loại cây trồng trong từng vụ để xác định số thuỷ lợi phí đề nghị ngân sách tỉnh và ngân sách trung ương cấp bù và hỗ trợ. Sau khi đã kiểm tra, xác định lại thì số diện tích tưới tiêu đã thay đổi nhiều so với những năm chưa thực hiện chính sách miễn thuỷ lợi phí. Việc thay đổi này là do việc đo đạc diện tích tưới tiêu của các hợp tác xã chưa đầy đủ và chính xác, bên cạnh đó cũng có thể có một số xã đã chưa báo cáo đầy đủ diện tích tưới tiêu của xã mình để có thể giảm số phải nộp thuỷ lợi phí về cơ quan quản lý và khai thác công trình thuỷ lợi, nhưng sau khi có chính sách cấp bù thủy lợi phí phần chuyển tiếp cho các HTX thì đơn vị nào cũng muốn tăng diện tích tưới tiêu của HTX mình để được nhà nước cấp bù nhiều hơn.

- Giai đoạn 2: Giai đoạn tăng dần dần và ổn định về diện tích cũng như kinh phí miễn thu thủy lợi phí kéo dài từ năm 2009 đến năm 2011 và tụt đi một chút và năm 2012. Giai đoạn này việc áp dụng Quyết định số 1813/2009/QĐ-UBND trên địa bàn huyện Khoái Châu đã dần dần dần đi vào ổn định .Giai đoạn này ta dễ nhận thấy diện tích tăng dần qua mỗi năm từ 14.301,9 ha năm 2009 lên các mức: 15.673,1 ha năm 2010; 16.561,1 ha năm 2011 và giảm xuống 16.325,3 ha vào năm 2012. Việc biến thiên diện tích như vậy dẫn tới việc kinh phí miễn thu thủy lợi phí cũng tăng dẫn từ năm 2009 tới năm 2011 và tụt đi một chút so với năm 2012.

Nguyên nhân dẫn tới tình trạng này là qua các năm từ 2009 tới 2011, các xã tiếp tục thống kê và khai tăng diện tích miễn thu thủy lợi phí tại xã mình dẫn tới diện tích tổng cũng như tổng kinh phí miễn thu thủy lợi phí của huyện Khoái Châu liên tục tăng. Sở Tài Chính tỉnh Hưng Yên và UBND tỉnh Hưng Yên chấp nhận thanh quyết toán diện tích cũng như khoản kinh phí gia tăng này. Tuy nhiên tới năm 2012, UBND tỉnh Hưng Yên chỉ đạo Sở Tài

Chính có những biện pháp kiểm soát khoản diện tích và kinh phí gia tăng này. Sở Tài Chính đã yêu cầu các HTX DV NN có diện tích tăng làm bản giải trình về nguyên nhân tăng diện tích cũng như tiến hành thẩm tra thực tế. Những diện tích khai và đã được xác định tính hợp lý qua thẩm tra sẽ được chấp nhận, ngược lại những diện tích chậm trễ trong việc giải trình cũng như những diện tích gia tăng bất hợp lý sẽ bị cắt bỏ. Điều đó dẫn đến việc tụt giảm diện tích cũng như kinh phí miễn thu thủy lợi phí vào năm 2012.

- Giai đoạn 3: Giai đoạn diện tích tăng nhẹ từ năm 2012 đến năm 2013 nhưng kinh phí miễn thu thủy lợi phí lại tăng mạnh. Điều dễ nhận thấy trong giai đoạn này là diện tích miễn thu thủy lợi phí tăng nhẹ từ 16.325,3 ha lên 16.580,8 ha, tương ứng với tỷ lệ tăng chỉ có 1,6%. Trong khi đó kinh phí miễn thu thủy lợi phí tăng lên tới 47% từ 13.258.507.900 đồng lên 19.493.181.900 đồng.

Nguyên nhân dẫn tới thực trạng trên, về phần diện tích tăng nhẹ là do phát sinh thêm một số diện tích được giải trình và thẩm định giải trình hợp lý. Việc tổng kinh phí tăng mạnh là bởi vì UBND tỉnh Hưng Yên thực hiện theo Nghị định 67/2012/NĐ-CP đã ban hành Quyết định số 1180/2013/QĐ-UBND về việc điều chỉnh tăng định mức miễn thuy thủy lợi phí trên địa bàn tỉnh Hưng Yên. Theo Quyết định này các định mức về miễn thu thủy lợi phí đều được điều chỉnh tăng lên từ 40% - 50% dựa theo định mức đã được công bố theo Nghị định 67/2012/NĐ-CP.

Tổng diện tích tưới tiêu và tổng số tiền thuỷ lợi phí của huyện Khoái Châu năm 2011, 2012 và năm 2013, số liệu của các hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp cụ thể như sau:

huyện Khoái Châu năm 2011

Đơn vị tính: Diện tích (ha); Kinh phí (1000đ)

TT Đơn vị Tổng Diện tích Kinh phí 1 2 3 4 Tổng 16.529 5.564.786 1 Tân Dân 1.092 275.967 2 Bình Minh 575 102.447 3 Hàm Tử 457 48.177 4 Dạ Trạch 520 52.381 5 Đông Kết 772 146.555 6 Liên Khê 697 178.807 7 Tân Châu 828 167.646 8 Đông Ninh 555 158.762 9 Đại Tập 570 188.904 10 Chí Tân 436 164.748 11 Tứ Dân 524 54.520 12 Ông Đình 593 191.891 13 An Vĩ 724 238.086 14 TT Khoái Châu 617 149.366 15 Bình Kiều 605 112.631 16 Phùng Hưng 1.508 915.659 17 Đại Hưng 585 366.912 18 Thuần Hưng 732 261.551 19 Thành Công 580 269.857 20 Nhuế Dương 487 135.487 21 Dân Tiến 536 308.216 22 Đồng Tiến 490 89.338 23 Hồng Tiến 714 510.888 24 Việt Hòa 932 446.110 25 Đông Tảo 400 29.880

Nguồn: Phòng Nông nghiệp & PTNT huyện Khoái Châu, 2011

huyện Khoái Châu năm 2012 Đơn vị tính: 1000đ TT Đơn vị Kinh phí có công trình NN Kinh phí không có công trình NN Tổng kinh phí đề nghị cấp 1 2 3 4 5=3+4 Tổng 5.521.660 130.068 5.651.728 1 Tân Dân 262.335 0 262.335 2 Bình Minh 102.447 48.838 151.285 3 Hàm Tử 47.775 0 47.775 4 Dạ Trạch 48.533 0 48.533 5 Đông Kết 142.375 0 142.375 6 Liên Khê 174.943 0 174.943 7 Tân Châu 169.074 0 169.074 8 Đông Ninh 150.476 37.500 187.976 9 Đại Tập 187.764 43.730 231.494 10 Chí Tân 178.834 0 178.834 11 Tứ Dân 58.680 0 58.680 12 Ông Đình 190.472 0 190.472 13 An Vĩ 246.817 0 246.817 14 TT Khoái Châu 153.217 0 153.217 15 Bình Kiều 112.330 0 112.330 16 Phùng Hưng 897.898 0 897.898 17 Đại Hưng 369.782 0 369.782 18 Thuần Hưng 261.551 0 261.551 19 Thành Công 266.987 0 266.987 20 Nhuế Dương 127.674 0 127.674 21 Dân Tiến 308.745 0 308.745 22 Đồng Tiến 87.931 0 87.931 23 Hồng Tiến 509.166 0 509.166 24 Việt Hòa 433.481 0 433.481 25 Đông Tảo 32.373 0 32.373

Nguồn: Phòng Nông nghiệp & PTNT huyện Khoái Châu, 2012

huyện Khoái Châu năm 2013

Đơn vị tính: Diện tích (ha); Kinh phí (1000đ)

TT Đơn vị Diện tích quyết toán KP đề nghị quyết toán 1 2 3 4

Một phần của tài liệu THỰC THI CHÍNH SÁCH MIỄN GIẢM THỦY lợi PHÍ (Trang 107 - 121)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(161 trang)
w