Tổng dân số của huyện Khoái Châu theo thống kê năm 2012 là 186.450 người. Mật độ dân số trung bình là 1.425 người/km2.
Tính đến cuối năm 2012 dân số trung bình của Khoái Châu có 187.856 người, trong đó dân số nông nghiệp là 165.690 người chiếm 88,2%. Số người trong độ tuổi lao động của huyện có 93.419 người, chiếm 49,73% dân số toàn huyện. Lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân là 90.458 người, chiếm 96,83% lao động trong độ tuổi. Lao động nông nghiệp chiếm tỷ lệ chủ yếu (trên 80%), còn lại là lao động trong các ngành công nghiệp - xây dựng và thương mại - du lịch.
Năm 2013, tình hình kinh tế trong nước gặp nhiều khó khăn, thách thức, sản xuất kinh doanh và đời sống của nhân dân gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên huyện Khoái Châu vẫn đạt được những thành công trong vấn đề phát triển kinh tế - xã hội. Tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 9,1%; Cơ cấu kinh tế: NN 24,98%; CN, TTCN, XD 40,42%; TM, DV 34,60%; giá trị thu trên 1 ha canh tác 155 triệu đồng/năm; thu nhập bình quân đầu người 32,5 triệu đồng; tỷ lệ phát triển dân số 1,09%; tỷ lệ hộ nghèo xuống còn 5,2%; xây dựng được 6/25 số xã đạt các tiêu chí chuẩn quốc gia y tế, 02 làng văn hoá, 01 trường chuẩn quốc gia; tỷ lệ làng văn hóa 93,6%; tổ chức thành công Đại hội Thể dục - thể thao cấp huyện lần thứ 7; tỷ lệ xét tốt nghiệp THCS đạt 98,7%, tỷ lệ học sinh tốt nghiệp các trư- ờng THPT đạt 99,8%; 1023 em học sinh thi đỗ vào các trường đại học, cao đẳng; 30 trường đạt chuẩn quốc gia; thực hiện tốt công tác bảo vệ chăm sóc sức khoẻ nhân dân. Tình hình chính trị, an ninh, quốc phòng ổn định và giữ vững, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân tiếp tục được cải thiện.
Nét nổi bật là huyện tập trung phát triển nông nghiệp theo 3 vùng và sản xuất theo hướng sản xuất hàng hóa từng bước nâng cao chất lượng và hiệu quả kinh tế. Năng suất lúa luôn đứng đầu tỉnh, bình quân đạt 13,45 tấn/ha/năm (mục tiêu đại hội 12,5 tấn); diện tích lúa chất lượng cao chiếm 25%; mở rộng diện tích cây ăn quả có múi (cam, bưởi, quýt …) đạt gần 400 ha; diện tích trồng màu 7.500 ha; diện tích trồng chuối tiêu hồng đạt trên 500 ha, doanh thu ước đạt 180 tỷ đồng/năm; diện tích trồng nhãn muộn trên 700 ha, ước thu 200 tỷ đồng/năm. Kinh tế trang trại, chăn nuôi gia súc, gia cầm ổn định; đàn bò sữa có 548 con, cho sản lượng sữa và hiệu quả kinh tế cao.
Tuy sản xuất nông nghiệp vẫn là chủ yếu, song toàn huyện hiện đã thu hút được 49 dự án gồm 36 dự án sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp, 13 dự án thương mại, dịch vụ, trong đó đã có 36 dự án đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh, tạo việc làm cho 2000 lao động. Bên cạnh đó, bằng các nguồn vốn khác nhau, nhiều công trình trên địa bàn đã được thi công, trong đó một số công trình đã đưa vào sử dụng.
cũng được quan tâm đầu tư. Từ năm 2010 đến nay, toàn huyện đã xây dựng thêm 5 trường đạt chuẩn quốc gia, nâng tổng số lên 29 trường được công nhận đạt chuẩn quốc gia. Do có được môi trường học tập tốt, số học sinh giỏi, học sinh đỗ vào các trường đại học, cao đẳng ngày càng tăng.
Nguồn: Chi chục thống kê huyện Khoái Châu, 2013
Đồ thị 3.1: Cơ cấu kinh tế xã hội huyện Khoái Châu năm 2013
3.1.2.3 Đất đai
Huyện Khoái Châu bao gồm huyện lị là thị trấn Khoái Châu và 24 xã. Đất đai vừa là tư liệu sản xuất, vừa là đối tượng sản xuất. Huyện Khoái Châu có tổng diện tích đất tự nhiên 13.091,55 ha.Trong đó diện tích đất nông nghiệp chiếm chủ yếu là 80505,1 ha tương ứng tỷ lệ 64,97%. Đất phi nông nghiệp có diện tích 4.573,87 ha chiếm tỷ lệ 34,94%. Đất chưa sử dụng chỉ còn 12,67 ha chiến 0,1%.
Diện tích, cơ cấu sử dụng đất huyện Khoái Châu năm 2013:
Bảng 3.1: Diện tích, cơ cấu sử dụng đất huyện Khoái Châu năm 2013
Thứ tự MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG ĐẤT Mã Tổng diện tích các loại đất trong địa giới hành chính (ha)
Cơ cấu diện tích loại đất so với tổng diện tích tự nhiên (%) Tổng diện tích tự nhiên 13091.55 100.00 1 Đất nông nghiệp NNP 8505.01 64.97
1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 7538.86 57.59
1.1.1 Đất trồng cây hàng năm CHN 5490.26 41.94
1.1.1.
1 Đất trồng lúa LUA 4009.75 30.63
1.1.1.
2 Đất trồng cây hàng năm khác HNK 1480.51 11.31
1.1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 2048.60 15.65
1.2 Đất nuôi trồng thuỷ sản NTS 951.44 7.27
1.3 Đất nông nghiệp khác NKH 14.71 0.11
2 Đất phi nông nghiệp PNN 4573.87 34.94
2.1 Đất ở OTC 1173.62 8.96
2.1.1 Đất ở tại nông thôn ONT 1141.05 8.72
2.1.2 Đất ở tại đô thị ODT 32.57 0.25
2.2 Đất chuyên dùng CDG 2574.35 19.66
2.2.1 Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp CTS 38.05 0.29
2.2.2 Đất quốc phòng CQP 4.09 0.03
2.2.3 Đất an ninh CAN 0.25 0.00
2.2.4 Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp CSK 201.03 1.54 2.2.5 Đất có mục đích công cộng CCC 2330.93 17.80
2.3 Đất tôn giáo, tín ngưỡng TTN 31.83 0.24
2.4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa NTD 114.99 0.88
2.5 Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng SMN 676.52 5.17
2.6 Đất phi nông nghiệp khác PNK 2.56 0.02
3 Đất chưa sử dụng CSD 12.67 0.1
3.1 Đất bằng chưa sử dụng BCS 12.67 0.1
Nguồn: Phòng Tài nguyên - Môi trường huyện Khoái Châu, 2013
+ Cấp điện: Toàn huyện có 87 biến áp với dụng lượng 21.830 KVA, trong đó có 32 máy với dụng lượng 8.530 KVA cung cấp cho các trạm bơm, còn có 55 máy với tổng dung lượng 13.300 KVA cung cấp điện cho các hoạt động dân sinh kinh tế khác.
+ Cấp nước: Thị trấn Khoái Châu và thị tứ Bô Thời (xã Hồng Tiến) được đầu tư 2 công trình nước sạch cơ bản đã hoàn thành đi vào hoạt động phục vụ 10.000 dân. Trên 90% dân số trong huyện dùng nguồn nước sạch từ giếng khoan.
+ Giao thông: Khoái Châu có 964,5 km đường bộ, trong đó 53,3 km đường tỉnh và quốc lộ; 19,3 km đường tỉnh uỷ thác cho huyện quản lý; 34,9 km đường huyện; 857 km đường do xã, thôn quản lý. 100% số xã có đường rải bằng vật liệu cứng đảm bảo ô tô đi vào trung tâm xã.
+ Thông tin liên lạc: Khoái Châu có 01 bưu điện tổng và 25 bưu điện văn hóa xã được trang bị máy móc thiết bị tiên tiến và phủ sóng toàn huyện. Hiện nay 100% số xã trong huyện đã có điện thoại, bình quân 3 máy/100 dân.