Tình hình thực thi chính sách miễn giảm thủy lợi phí tại các hộ nông dân

Một phần của tài liệu THỰC THI CHÍNH SÁCH MIỄN GIẢM THỦY lợi PHÍ (Trang 81 - 92)

4.1.5.1 Các hoạt động thực thi chính sách miễn giảm thuỷ lợi phí của các hộ nông dân

Hộ nông dân là đối tượng hưởng lợi chính của chính sách miễn giảm thủy lợi phí. Trong quá trình thực thi chính sách, các hộ nông dân hầu như không có sự thay đổi trong hoạt động liên quan đến thủy lợi phí của mình. Điều khác biệt rõ nét nhất chính là việc họ không phải nộp kinh phí thủy lợi và có thêm sự tham gia vào hoạt động hợp đồng của Xí nghiệp thủy nông và các HTX DVNN. Đó là sự xác nhận (ký tên) vào danh sách các hộ được phục vụ thủy lợi. Danh sách này là thành phần quan trọng trong việc thanh quyết toàn kinh phí thủy lợi phí được cấp bù.

Bảng 4.6: Sự thay đổi hoạt động TLP của các hộ dân

Trước khi thực hiện chính sách Sau khi thực hiện chính sách

- Giám sát, kiểm soát quá trình phục vụ của HTX DVNN và Xí nghiệp - Thanh toán hoàn trả kinh phí của khoản thủy lợi phí được phục vụ

- Giám sát, kiểm soát quá trình phục vụ của HTX DVNN và Xí nghiệp - Không phải thanh toán hoàn trả kinh phí của khoản thủy lợi phí được phục vụ - Ký xác nhận vào danh sách các hộ nông dân được phục vụ thủy lợi.

Nguồn: Phiếu điều tra

Được cấp bù kinh phí, các hộ dân rất phấn khởi, có sự hợp tác với các HTX DVNN trong việc ký xác nhận vào danh sách các hộ dân được phục vụ thủy lợi. Tuy nhiên do được miễn phí thủy lợi nên ý thức các hộ dân giảm rõ rệt trong việc sử dụng nước.

Hộp 4.2: Ý thức giữ nước và tiết kiệm nước của nông dân sụt giảm nghiêm trọng

“Trước và sau khi thực thi chính sách miễn TLP các hoạt động tham gia của người dân hầu như là không thay đổi,sự thay đổi lớn nhất chính là việc người dân không phải đóng phí thủy lợi nữa và nguồn phí thủy lợi đó được nhà nước cấp bù. Việc người dân không phải đóng phí thủy lợi dẫn đến một thực trạng là ý thức giữ nước và tiết kiệm nước của người nông dân sụt giảm nghiêm trọng. Từ sau khi miễn thu thủy lợi phí chúng tôi thường xuyên phải bơm bù nước và khơi thông kênh mương tưới tiêu” - Ông Đoàn Ngọc Sơn. Chức vụ: Phó giám đốc Xí nghiệp KTCT TL huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên.

Nhằm đánh giá khách quan ý thức của các hộ nông dân trong việc tham gia thực thi chính sách miễn giảm thủy lợi phí, chúng tôi tiến hành lấy ý kiến phản biện của các bên có liên quan trên địa bàn huyện Khoái Châu, ý kiến được tổng hợp như sau:

Bảng 4.7: Ý kiến đánh giá của các bên về hộ nông dân

STT Đối tượng phản biện Tốt Ý kiến đánh giáKhá Chưa tốt

1 Sở Tài chính 3

2 Xí nghiệp KTCTTL 4

3 Các HTX DV NN 25

Nguồn: Phiếu điều tra

Tổng quan lại, tuy là chủ thể hưởng lợi chính của chính sách miễn giảm thủy lợi phí nhưng các hộ nông dân lại thể hiện nhiểu tiêu cực khi tham gia và quá trình thực thi chính sách miễn giảm thủy lợi phí tại địa phương mình. Ý thức giữ nước và bảo vệ công trình của các hộ dân chưa cao, đem lại sự thiệt hại về kinh tế với nhà nước.

Chính sách miễn giảm thủy lợi phí khi được thực thi đã gây nhiều tác động và ảnh hưởng tới các hộ nông dân.

* Hộ trồng lúa

Đối với các hộ nông dân sản xuất nông nghiệp tại huyện Khoái Châu thì việc được miễn toàn bộ thủy lợi phí bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 năm 2009 là một tin vui. Nó thể hiện sự quan tâm của Nhà nước với nông nghiệp nông thôn. Việc miễn TLP sẽ giúp nông dân giảm bớt các khoản đóng góp hàng năm để có điều kiện tăng thu nhập, cải thiện cuộc sống. Đằng sau niềm vui đó cũng báo hiệu một sự trăn trở, lo lắng với Công ty khai thác công trình thuỷ lợi và HTX - Đơn vị cung cấp dịch vụ thuỷ lợi cho nông dân. Niềm trăn trở đó là khi các đơn vị cấp nước thu tiền của nông dân thì họ phải cung ứng đủ hợp đồng về lượng nước, số lần bơm, thời gian bơm. Còn khi có chính sách miễn TLP liệu quan hệ ràng buộc giữa hai bên không còn chặt chẽ như trước nữa liệu có ảnh hưởng đến việc cung cấp nước cho sản xuất của người dân, miễn TLP thực tế có làm cho chi phí thuỷ lợi của người dân giảm xuống không? và giảm xuống là bao nhiêu? Chúng tôi tiến hành tìm hiểu câu trả lời này thông qua điều tra các hộ tại huyện Khoái Châu sau hai năm chính sách này được đi vào thực tế.

Bảng 4.8: Chi phí thuỷ lợi của các hộ trồng lúa trước và sau khi có chính sách miễn thuỷ lợi phí

ĐVT: đồng/sào Chỉ tiêu Trước khi có chính sách Sau khi có chính sách So sánh (%) Ruộng đầu nguồn Ruộng cuối nguồn Ruộng đầu nguồn Ruộn g cuối nguồn Đầu nguồ n Cuối nguồn Tiền TLP 13.700 9.350 0 0

Tiền điện, dầu 0 12.500 0 7.000

Khấu hao máy bơm 0 2.000 0 0

Tổng 13.700 23.850 0,00 7.000 0,00 29,35

Nguồn: Số liệu điều tra hộ nông dân

Trước khi có chính sách miễn TLP nước cho sản xuất lúa của các hộ có diện tích đầu nguồn và diện tích cuối nguồn được đơn vị cung cấp dịch vụ thuỷ lợi cấp đủ nước. Đối với các hộ cuối nguồn nước, Xí nghiệp thuỷ nông không thể vươn tới được tất cả các chân ruộng thì trạm bơm của HTX bơm tiếp để đưa nước tới chân ruộng cho nông dân bơm bằng bơm của gia đình hoặc tát nước vào ruộng. Do vậy, chi phí thuỷ lợi trước khi có chính sách miễn TLP cho nông dân đối với hộ có diện tích đầu nguồn là khoản tiền TLP nộp cho HTX trong đó bao gồm cả tiền thuỷ lợi nội đồng với số tiền là 13.700 đồng/sào. Đối với các hộ có diện tích cuối nguồn thì nước không đổ trực tiếp vào ruộng được do vậy phải sử dụng máy bơm xăng hoặc là tát vào ruộng, đa phần các hộ sản xuất đều sử dụng máy bơm để bơm nước vào ruộng với chi phí cho máy bơm xăng là 12.500 đồng/sào/vụ. Tổng chi phí cho thuỷ lợi của các hộ cuối nguồn là 23.850 đồng.

Sau khi có chính sách miễn giảm TLP thì chi phí thuỷ lợi cho sản xuất của các hộ sản xuất đều giảm xuống: hộ đầu nguồn chi phí thuỷ lợi giảm 100%, hộ cuối nguồn chi phí thuỷ lợi giảm 70,65%.

Từ những năm 2009 - 2013 là những năm có nhiều biến động của giá cả thị, giá cả vật tư tăng đã làm cho chi phí sản xuất của nông dân tăng nên. Việc miễn thủy lợi phí cho sản xuất lúa đã giúp nông dân trồng lúa tại huyện Khoái

Châu giảm bớt được nhiều chi phí thuỷ lợi. Cụ thể đối với hộ đầu nguồn chi phí thuỷ lợi giảm 100%, hộ cuối nguồn chi phí giảm 70,65%. Do vậy, nông dân trồng lúa có thể tiết kiệm được chi phí sản xuất, để họ gắn bó hơn với đồng ruộng của mình góp phần đảm bảo an ninh lương thực, nhất là trong giai đoạn khủng hoảng lương thực như hiện nay. Tuy nhiên nếu các hộ không chủ động được việc tưới tiêu khi mà chất lượng dịch vụ thuỷ lợi sau khi có chính sách miễn giảm TLP ngày một kém đi làm cho việc lấy nước của người dân khó khăn hơn thì sẽ ảnh hưởng tới năng suất cây trồng và chính sách này sẽ đi ngược lại với mục tiêu của nó.

* Hộ trồng màu và cây vụ đông

Diện tích đất thường niên cho trồng mạ, màu và cây vụ đông… của huyện Khoái Châu năm 2013 giao động quanh 2.500 ha mỗi vụ. Diện tích này chủ yếu là các chân ruộng cao người dân không cấy được. Vụ Mùa các chân ruộng này trồng chủ yếu các loại cây sau: lạc, rau vụ đông sớm gồm su hào, bắp cải, đỗ và một số loại rau thường khác. Trong đó cây cần nhiều nước nhất là rau bắp cải, các loại cây rau khác có nhu cầu tưới ít hơn như đỗ tương, lạc. Do vậy, chúng tôi so sánh chi phí thuỷ lợi trước và sau khi thực hiện chính sách miễn giảm TLP cho 2 loại nhóm cây vụ đông đó là nhóm cây rau cần nhiều nước và nhóm cây cần ít nước. Cụ thể chi phí thuỷ lợi vụ mùa của 2 loại nhóm cây màu được thể hiện qua bảng 4.9:

Bảng 4.9: Chi phí thuỷ lợi vụ mùa của 2 loại nhóm cây màu sử dụng ít nước và nhiều nước

ĐVT: đồng Chỉ tiêu Trước khi có chính sách Sau khi có chính sách So sánh (%) Cây cần nhiều nước Cây cần ít nước Cây cần nhiều nước Cây cần ít nước Cây cần nhiều nước Cây cần ít nước Tiền TLP 13.700 9.350 0 0

Tiền điện, dầu 0 12.500 7.000 5.000 Khấu hao máy bơm 0 2.000 5.000 3.000

Tổng 13.700 23.850 12.000 8.000 87,59 33,54

Nguồn: Số liệu điều tra hộ nông dân

Đối với các hộ trồng màu thì chi phí thuỷ lợi trước khi thực hiện chính sách và sau khi thực hiện chính sách miễn giảm TLP chi phí cho thuỷ lợi của các hộ trồng màu có giảm và tập chung giảm chủ yếu ở loại cây cần ít nước. Cụ thể đối với nhóm cây cần ít nước thì chi phí thuỷ lợi giảm 66,46%, còn đối với nhóm cây cần nhiều nước thì chi phí thuỷ lợi giảm 12,41%. Việc giảm chi phí thuỷ lợi sẽ giúp cho các hộ nông dân mở rông diện tích và đa dạng hoá cây trồng để đáp ứng nhu cầu ngày một tăng của xã hội về những sản phẩm nông nghiệp sạch, chất lượng cao.

4.1.5.2 Ảnh hưởng của việc thực thi chính sách miễn giảm thủy lợi phí tới sản xuất của hộ nông dân trên địa bàn huyện Khoái Châu

Bảng 4.10: Ảnh hưởng của chính sách miễn giảm TLP với việc trồng lúa của các hộ dân điều tra

ĐVT: Hộ

Chỉ tiêu Kết quả Tỷ lệ (%)

Số hộ điều tra 110 100,00

Số hộ có diện tích gieo trồng tăng lên 25 22,7

Số hộ có diện tích gieo trồng giảm đi 5 4,5

Số hộ có diện tích gieo trồng không đổi 80 72,8

Nguồn: Số liệu điều tra hộ nông dân

Để xem xét ảnh hưởng của chính sách miễn giảm thủy lợi phí tới sản xuất của hộ nông dân trên địa bàn huyện, chúng tôi tiến hành hỏi ý kiến các hộ trồng lúa, các hộ trồng cây vụ đông về khả năng mở rộng sản xuất. Các ý kiến được tổng hợp trong bảng dưới đây.

Qua điều tra tổng hợp ý kiến của các hộ về khả năng mở rộng sản xuất sau khi có chính sách miễn giảm thủy lợi phí cho thấy: Số hộ có diện tích gieo trồng tăng lên là 25 hộ (chiếm 22,7%), số hộ có diện tích gieo trồng giảm đi là 5 hộ (chiếm 4,5%), số hộ có diện tích gieo trồng không đổi là 80 hộ (chiếm 72,8%). Nguyên nhân: Hộ có diện tích tăng lên là do chi phí sản xuất của các hộ này giảm đi sau khi có chính sách miễn giảm thủy lợi phí, từ đó làm thu nhập của hộ tăng lên, tạo điều kiện cho hộ mở rộng sản xuất. Trong các hộ trồng lúa, các hộ có diện tích đầu nguồn có nhu cầu mở rộng sản xuất cao hơn các hộ có diện tích cuối nguồn bởi các hộ có diện tích đầu nguồn được cung cấp nước đẩy đủ hơn, kịp thời hơn so với các hộ có diện tích cuối nguồn, quan trọng là chi phí sản xuất của hộ có diện tích đầu nguồn sau khi có chính sách miễn giảm TLP giảm nhiều hơn so với các hộ có diện tích cuối nguồn nên hộ này có thu nhập cao hơn. Do đó các hộ trồng lúa có diện tích gieo trồng tăng

hầu như là các hộ có diện tích đầu nguồn, các hộ trồng lúa có diện tích gieo trồng giảm chủ yếu nguyên nhân là do các hộ này có nghề phụ, làm nghề cho thu nhập cao hơn làm nông nghiệp vì vậy họ không mặt mà với việc làm nông nghiệp , một số hộ thực chất không làm ruộng mà cho thuê mượn.

Trong mở rộng sản xuất nông nghiệp, đa số các hộ thiên về tăng đầu tư vật tư đầu vào sản xuất như: giống, phân bón, bảo vệ thực vật nhằm tăng năng suất cây trồng chứ ít hộ hướng tới tiêu chí sản phẩm sạch.

Bảng 4.11: Ảnh hưởng của chính sách miễn giảm TLP với việc trồng cây vụ đông của các hộ dân điều tra

Chỉ tiêu ĐVT Kết quả

Số hộ điều tra Hộ 110

Số hộ bỏ cây vụ đông Hộ 25

Tỷ lệ giảm gieo trồng cây vụ đông % 22,7

Nguồn: Số liệu điều tra hộ nông dân

Khi xem xét ảnh hưởng của chính sách miễn giảm TLP tới quyết định sản xuất cây vụ đông của các hộ dân điều tra thì chỉ xét với 110 hộ trồng cây vụ đông trong các hộ tại 3 HTX: Bình Kiều, Đại Tập, Tân Dân vì đây là 110 hộ trồng lúa và làm thêm cây vụ đông. Số hộ quyết định giảm hoặc bỏ cây vụ đông lên đến 25 trong tổng số 110 hộ điều tra, chiếm 22,7%. Nguyên nhân của tình trạng trên là do khả năng cung cấp nước cho vụ đông là thấp, ít được các cấp chính quyền chú ý vả lại trong một vụ trồng nhiều loại cây, cây ưa nhiều nước, cây cần ít nước, do thời tiết nhiệt đới gió mùa ở nước ta nên tỷ lệ cây vụ đông chết cao.

trồng khác nhau, chính sách có ảnh hưởng khác nhau: với các hộ trồng lúa tác động làm giảm chi phí, tăng thu nhập từ đó các hộ có nhu cầu mở rộng sản xuất cao hơn; với các hộ trồng cây vụ đông mặc dù thu nhập tăng nhưng do khả năng cung cấp nước và tính chất của nhiều loại cây trồng khác nhau nên các hộ có quyết định bỏ cây vụ đông là tương đối cao; nhu cầu mở rộng sản xuất của các hộ này ngoài chịu ảnh hưởng của chính sách còn phụ thuộc vào yếu tố chủ quan của chủ hộ.

* Ý kiến của người dân về chính sách miễn giảm TLP

Người nông dân rất vui mừng khi được Nhà nước quan tâm, hỗ trợ cho sản xuất nông nghiệp, tuy nhiên sau khi chính sách miễn giảm thuỷ lợi phí được thực hiện một thời gian thì một số hộ nông dân kêu ca rằng chất lượng phục vụ của dịch vụ nước ngày càng không tốt: đồng ruộng thường xuyên bị khô cạn, kênh mương cũng không có nước để tát lên ruộng. Đặc biệt là trong những thời điểm lúa rất cần nước: lúa đang chuẩn bị trỗ đòng rất dễ bị nghẹn đòng khi không có nước.

Bảng 4.12: Ý kiến của dân về tình hình cung cấp nước đầy đủ, kịp thời

Chỉ tiêu đánh giá

Trước khi miễn thuỷ lợi phí

Sau khi miễn thuỷ lợi phí Số hộ Tỷ lệ (%) Số hộ Tỷ lệ (%) 1. Tính kịp thời

- Cung cấp nước kịp thời 105 95,45 101 91,81

- Cung cấp nước không kịp thời 5 4,55 9 8,19

2. Tính đầy đủ

- Cung cấp nước đầy đủ 106 96,36 100 90,90

- Cung cấp nước chưa đầy đủ 4 3,64 10 9,1

Nguồn: Số liệu điều tra hộ nông dân

Theo kết quả điều tra 110 hộ thì trước khi thực hiện miễn TLP 95,45 % số hộ cho rằng được cung cấp nước kịp thời, 4,55% số hộ cho rằng nước không được cung cấp kịp thời, 96,36% số hộ cho rằng được cung cấp nước

đầy đủ, 3,64 % số hộ cho rằng cung cấp nước chưa đầy đủ. Sau khi thực hiện miễn TLP 91,81 % số hộ cho rằng được cung cấp nước kịp thời, 8,19% số hộ cho rằng nước không được cung cấp kịp thời, 90,90% số hộ cho rằng được cung cấp nước đầy đủ, 9,1 % số hộ cho rằng cung cấp nước chưa đầy đủ. Điều này chứng tỏ chất lượng phục vụ của Xí nghiệp thuỷ nông huyện và các HTX bị giảm hơn sau khi có chính sách miễn giảm thuỷ lợi phí.

Theo ý kiến của các hộ nông dân thì Nhà nước đề ra chính sách miễn giảm thuỷ lợi phí thì phải có biện pháp quản lý, giám sát các cơ quan quản lý nước chặt chẽ hơn, cưỡng chế và buộc họ phải thực hiện đúng trách nhiệm

Một phần của tài liệu THỰC THI CHÍNH SÁCH MIỄN GIẢM THỦY lợi PHÍ (Trang 81 - 92)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(161 trang)
w