a. Các hình thức thu thuỷ lợi phí
Trước khi thực hiện Nghị định 154 thì các địa phương thực hiện thu thuỷ lợi phí bằng các hình thức sau:
- Nghị định 66/CP ngày 5/6/1962 là văn bản pháp lý đầu tiên của Chính phủ quy định mức thu thuỷ lợi phí trong các hệ thống thuỷ lợi thuộc loại đại thuỷ nông. Mức thuỷ lợi phí được căn cứ vào lợi ích hưởng nước của ruộng đất và phí tổn về quản lý và tu sửa của hệ thống nông giang tuỳ theo từng loại.
thiết bị nhà xưởng và một số loại công trình khác, do đó mức thu đã có sự khác biệt so với mức thu NĐ 66/CP trước đây. Mức thu thuỷ lợi phí theo NĐ 112-HĐBT đã giúp cho các doanh nghiệp Nhà nước về khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi có nguồn thu, đáp ứng được các nhu cầu vốn cho duy tu bảo dưỡng công trình an toàn phục vụ tốt sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, do được ban hành lâu, mức thu thuỷ lợi phí bằng sản phẩm dựa trên năng suất cây trồng nên gây nhiều khó khăn cho doanh nghiệp KTCTTL. Vì vậy, Chính phủ đã ban hành NĐ 143/2003/NĐ - CP thay đổi căn bản về tính thuỷ lợi phí, phương pháp thu cũng như việc miễn giảm thuỷ lợi phí.
- Từ năm 2004 đến năm 2007 thu theo Nghị định 143: Nghị định 143 quy định thu thuỷ lợi phí bằng tiền. Mức thu tính chung cho cả vùng kinh tế, theo đơn vị diện tích được tưới. Thu theo Nghị định này hầu hết các địa phương đều quy định thu thuỷ lợi phí ở mức thấp nhất cuả Nghị định.
- Từ khi có Nghị định 115 việc thu thủy lợi phí lấy theo mức quy định của nghị định 143/2003/NĐ-CP ngày 28 tháng 11 năm 2003 của Chính phủ làm cơ sở tính toán, trên cơ sở đó nhân với trượt giá (2,31 lần) để xác định mức thu quy định của Nghị Định 115 là không phù hợp thực tế. Vì quan điểm mức thu tại nghị định 143 và 115 khác nhau (theo Báo cáo tổng kết thực hiện chính sách miễn thủy lợi phí và tăng cường công tác quản lý thủy nông tại hội nghị trực tuyến ngày 23/5/2011)
Nhìn chung mức thu thuỷ lợi phí quy định trong 4 Nghị định trên đều chưa thể hiện được sự công bằng, hợp lý, bởi nhiều nơi được đầu tư nhiều thì nông dân trả thuỷ lợi phí ở mức thấp, lại được Nhà nước hỗ trợ, cấp bù phần thiếu hụt. Nơi được đầu tư ít, nhất là những công trình giao cho tư nhân quản lý hoặc Nhà nước không đầu tư thì người dân tự bỏ tiền để xây dựng công trình vẫn phải trả thuỷ lợi phí rất cao theo cơ chế thị trường. Mặc khác với mức thu và phương thức thu trên thì chưa thực sự khuyến khích người sử
b. Kết quả thu thuỷ lợi phí
Bình quân hàng năm mỗi tỉnh thuộc ĐBSH đều thu được trên 40 tỷ đồng, có tỉnh đạt 70 tỷ đồng. Mặc dù đối với các tỉnh ĐBSCL, Nhà nước chỉ quy định thu thuỷ lợi phí mang tính chất ''tạo nguồn'', với mức rất thấp, nhưng nhiều tỉnh đã thu tốt, như Tiền Giang đã thu đạt gần 13 tỷ đồng/năm, Vĩnh Long 12 tỷ đồng (đạt tỷ lệ 100%).
Bảng 2.2: Tổng hợp kết quả thu thuỷ lợi phí của cả nước Tên vùng
Thuỷ lợi phí thu được (triệu đồng)
Tổng số Tổ chức Nhà nước
Tổ chức hợp tác dùng nước
1. Miền núi phía Bắc 58.955 36.713 22.242
2. Đồng bằng sông Hồng 420.842 333.828 87.014
3. Bắc khu 4 208.577 141.458 67.119
4. Duyên hải miền Trung 109.075 59.725 49.350
5. Tây Nguyên 13.517 12.151 1.366
6. Đông Nam Bộ 35.764 30.821 4.943
7. Đồng bằng sông Cửu Long 88.571 21.517 67.054
Tổng cộng 935.301 636.213 299.088
Nguồn: Cục thủy lợi, 2006
Trong gần 20 năm (1984 - 2003), trong cả nước, bình quân hàng năm số tiền thuỷ lợi phí thu được theo Nghị định 112/HĐBT đạt khoảng 500 - 600 tỷ đồng, bằng 50 - 60% kế hoạch phải thu và yêu cầu về chi phí để tu bổ, sửa chữa, vận hành công trình thuỷ lợi (1200 - 1500 tỷ đồng/năm).
Trong 3 năm gần đây (2004 - 2006) đã có 42 tỉnh thu thuỷ lợi phí theo Nghị định 143/NĐ - CP (số tỉnh còn lại vẫn thu theo Nghị định 112/HĐBT). Hàng năm thuỷ lợi phí thu được trên phạm vi cả nước (phần Nhà nước thu ) tăng và đạt gần 800 tỷ.
Năm 2005 thuỷ lợi phí thu được từ các hệ thống công trình thuỷ lợi do các công ty thuỷ nông quản lý đạt gần 800 tỷ đồng, mới đáp ứng được trên 60% kế hoạch duy tu bảo dưỡng.
Thuỷ lợi phí thu được năm 2006 là 935.301 triệu đồng trong đó các công ty khai thác công trình thuỷ lợi thu là: 636.213 triêu đồng và các tổ chức hợp tác dùng nước là: 299.088 triệu đồng.
c. Nợ đọng thuỷ lợi phí
Theo báo cáo của các địa phương, tính đến 31/12/2006, tổng số nợ đọng thuỷ lợi phí trên cả nước do các nguyên nhân khác nhau lên tới 377 tỷ đồng. Trong đó có 42 tỉnh nợ đọng thuỷ lợi phí.
Một số tỉnh có tỷ lệ thuỷ lợi phí nợ đọng lớn như Hà Tây (22,73 tỷ đồng), Bắc Ninh (11,78 tỷ đồng), Thanh Hóa (20,98 tỷ đồng), Bình Định (10,28 tỷ đồng)…
Năm 2002 nhà nước đã có chủ trương xóa nợ 160 tỷ cho các tỉnh nợ đọng thuỷ lợi phí (chủ yếu là các tỉnh nghèo) với chủ trương này đã tạo ra tư tưởng ỷ lại của các hộ nông dân, các hợp tác xã, UBND xã, làm cho việc thu thuỷ lợi phí càng khó khăn hơn
Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng nợ đọng là các hộ sử dụng nước còn khó khăn về kinh tế chưa nộp tiền thuỷ lợi phí cho các công ty thuỷ nông, Ngoài ra còn một số nguyên nhân khác như một số hộ dùng nước còn chây ỳ cố tình không chịu nộp tiền thuỷ lợi phí, một số UBND xã, hợp tác xã dùng tiền thuỷ lợi phí chi cho việc xây dựng các công trình điện, đường, trường, trạm y tế của địa phương.
Việc nợ đọng thuỷ lợi phí dẫn đến các Công ty thuỷ nông không có nguồn để nạo vét công trình, sửa chữa kênh mương… làm cho công trình xuống cấp.
d. Sử dụng thuỷ lợi phí
* Đối với các doanh nghiệp khai công trình thuỷ lợi:
Thuỷ lợi phí thu được được các Công ty thuỷ nông sử dụng như sau: Chi trả tiền lương (thường ở mức theo cấp bậc và mức lương tối thiểu Nhà
nghiệp. Số còn lại mới dùng để nạo vét kênh mương, sửa chữa thường xuyên tài sản cố định, trích vào chi phí khấu hao tài sản. Vì vậy các công trình thuỷ lợi ngày càng bị xuống cấp.
Do việc thu thuỷ lợi phí theo mùa nên lương của người lao động trong các Công ty thuỷ nông thường bị chậm nhiều tháng, nhất là đối với khoản chênh lệch khi Nhà nước điều chỉnh lương tối thiểu.
Thực tế yêu cầu chi phí của các doanh nghiệp khai thác công trình thuỷ lợi còn rất lớn. Tuy nhiên do thiếu kinh phí nên chưa đáp ứng yêu cầu sửa chữa thường xuyên, sửa chữa lớn công trình của các doanh nghiệp. Đây là một nguyên nhân chính làm xuống cấp công trình
* Đối với các tổ chức hợp tác dùng nước:
Nguồn thu từ thuỷ lợi phí (được trích lại từ Công ty thuỷ nông hoặc từ nguồn thuỷ lợi phí nội đồng) được dùng để chi các khoản sau:
Trả lương ban quản lý, công dẫn nước: chiếm 20 - 30%.
Chi trả tiền xăng, dầu vận hành công trình, nạo vét kênh mương, phát dọn bờ kênh trong phạm vi tổ chức đó quản lý, khoản chi này chiếm 50 - 80%.
Chi phí khác 10%
Ngoài các khoản thu trên để chi cho các tổ hợp tác dùng nước, hàng năm các tổ hợp tác dùng nước còn sử dụng số lao động công ích được huy động tại các địa phương để nạo vét kênh mương, phát dọn bờ kênh (khoản lao động công ích này từ năm 2007 không còn nữa) và khoản chi hỗ trợ duy tu sửa chữa, tiền điện bơm nước chống hạn, chống úng, nâng cấp các công trình thuỷ lợi từ nguồn chi sự nghiệp thuỷ lợi của địa phương.
e. Nguyên nhân thất thu thuỷ lợi phí
xây dựng các công trình và tổ chức quản lý các công trình thuỷ lợi đã dẫn đến các trường hợp thất thu thuỷ lợi phí sau:
- Chênh lệch giá thóc thuỷ lợi phí: Do giá thu mua thóc Nhà nước quy định thấp hơn giá thị trường (thường từ 10 - 20%), nhất là khi được mùa, giá thóc hạ, làm cho tổng mức thuỷ lợi phí thu được thấp.
- Năng suất để tính thuỷ lợi phí thường thấp hơn năng suất thực tế trên diện tích được tưới từ 20 - 30% (tính thuỷ lợi phí theo mức 4 tấn/ha thay vì 6 tấn/ha là năng suất thực tế), có nơi chênh lệch trên 50% (năng suất tính 5tấn/ha, thực tế là 10 tấn/ha), làm cho tổng mức thuỷ lợi phí thu được thấp hơn khả năng thực tế có thể thu.
- Thất thu do các hợp tác xã nông nghiệp, UBND xã chiếm dụng, sử dụng thuỷ lợi phí sai mục đích (10 - 15%), dấu diện tích được tưới, bình quân thất thu 5%.
- Đầu tư xây dựng công trình thuỷ lợi chưa hợp lý, chất lượng không đảm bảo, quản lý yếu kém dẫn đến tưới không hết diện tích, thu thuỷ lợi phí khó khăn, thất thu ước tính 10 - 20%.
- Khi xác định mức thuỷ lợi phí đã tính đến chính sách Nhà nước cấp bù phần chênh lệch (50 - 60%) cho doanh nghiệp tư nhân, hợp tác dùng nước do không được phép thu đúng, thu đủ. Nhưng thực chất các doanh nghiệp tư nhân được ''thu'' từ Nhà nước cấp bù (trong 5 trường hợp đã được Nhà nước qui định) bình quân cả nước hàng năm chỉ mới đạt xấp xỉ khoảng 20% (thiếu hụt 80%, trong đó hợp tác dùng nước không được cấp bù) (Cục thủy lợi - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 2007. Một số ý kiến trao đổi về thủy lợi phí. Website: Http:/www.luatvietnam.vn). Đặc biệt khi có thiên tai gây mất mùa, các doanh nghiệp tư nhân, hợp tác dùng nước bị thất thu lớn do việc miễn, giảm thuỷ lợi phí. Đây là tồn tại lớn nhất trong nhiều năm nay chưa được giải quyết.
- Thuỷ lợi phí thu từ các đối tượng khác theo quy định tại Nghị định 143/NĐ-CP chưa được thực hiện (ngoài đối tượng sản xuất lương thực), hoặc
có thu, nhưng ở mức thấp, chỉ chiếm 15 -20% tổng thu thuỷ lợi phí cả nước, dẫn đến thất thu thuỷ lợi phí đáng kể (Cục thủy lợi - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 2007: Một số ý kiến trao đổi về thủy lợi phí, Website: http:/www.luatvietnam.vn).
- Chính quyền các cấp có vai trò quan trọng trong việc thu thuỷ lợi phí (đôn đốc, chỉ đạo, kiểm tra, kiểm sát). Nếu thiếu sự quan tâm, hoặc quan tâm không đúng mức của Nhà nước sẽ dẫn đến thất thu thuỷ lợi phí. Đặc biệt trên địa bàn tỉnh thì UBND tỉnh được quyền ký, ban hành quyết định mức thu thuỷ lợi phí (thấp, cao, miễn, giảm, nhưng không cấp bù, hoặc hạn chế cấp), là căn cứ pháp lý để nông dân trả thuỷ lợi phí cho Nhà nước.
Tuỳ theo điều kiện cụ thể của từng địa phương, có các trường hợp thất thu, mức độ thất thu rất khác nhau (mỗi địa phương thường có 1 - 3 trường hợp), chưa kể thất thu do các tỉnh quy định mức thu rất thấp so với mức khung quy định của Nhà nước.
Với các lý do trên, thuỷ lợi phí bình quân thu được trên phạm vi cả nước bình quân mới đáp ứng được 50 - 60% kế hoạch phải thu và 50% nhu cầu về chi phí quản lý, vận hành, duy tu, bảo dưỡng công trình (Cục thủy lợi - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 2007: Một số ý kiến trao đổi về thủy lợi phí Website: http:/www.luatvietnam.vn). Công trình, kênh mương hỏng nhỏ không được sửa chữa kịp thời đã dẫn đến hư hỏng lớn, xuống cấp, làm mất khả năng cân đối thu - chi đối với các tổ chức doanh nghiệp tư nhân, hợp tác dùng nước. Đặc biệt là các doanh nghiệp tư nhân phải ''gọt chân cho vừa giày'', có bao nhiêu, chi bấy nhiêu, ưu tiên chi tiền lương, tiền thưởng, còn việc tu bổ công trình bị hư hỏng chỉ được thực hiện khi có đủ vốn, nên công trình lại xuống cấp nhanh hơn, phục vụ kém hiệu quả, thu thuỷ lợi phí khó khăn hơn.
f. Tình hình cấp ngân sách thực hiện chính sách miễn giảm thủy lợi phí trong các năm vừa qua
Về kinh phí thực hiện: Năm 2008 ngân sách Trung ương cân đối trên 1000 tỷ đồng; năm 2009, ngân sách Trung ương đã cân đối trên 2.800 tỷ đồng (chưa kể các tỉnh tự bù đắp kinh phí ) để hổ trợ địa phương cấp kinh phí cho các đơn vị quản lý, khai thác công trình thủy lợi thực hiện chính sách miễn thủy lợi phí, năm 2010, ngân sách Trung ương bố trí khoảng 3.338 tỷ đồng để bố trí cho các địa phương thực hiện chính sách này. Theo tổng hợp sơ bộ từ báo cáo của các địa phương, tổng số nhu cầu kinh phí để miễn giảm thủy lợi phí năm 2011 khoảng 5.000 tỷ đồng. Từ năm 2011, kinh phí miễn thủy lợi phí được cân đối vào ngân sách địa phương.
Bảng 2.3: Tổng hợp kinh phí thực hiện miễn thủy lợi phí theo vùng
ĐVT: Tỷ đồng
TT Vùng Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
1 Vùng miền núi phía Bắc 292 320 353
2 Vùng Đồng bằng sông Hồng 1.392 1.494 1.521
3 Bắc khu 4 và duyên hải MT 1.035 1.088 1.125
4 Tây Nguyên 61 84 93
5 Đông Nam Bộ 52 59 61
6 Đồng bằng sông Cửu Long 413 748 985
Tổng số 3.237 3.792 4.138
Nguồn: Bộ nông nghiệp, 2013
Việc cấp bù, xóa nợ đọng thủy lợi phí, xử lý lỗ do nguyên nhân khách quan theo quy định của nghị định số 115 đã làm lành mạnh hóa tài chính cho các doanh nghiệp, tổ chức quản lý, khai thác công trình thủy lợi, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức này.