Hệ thống công trình thuỷ nông

Một phần của tài liệu THỰC THI CHÍNH SÁCH MIỄN GIẢM THỦY lợi PHÍ (Trang 29 - 34)

a. Cơ sở vật chất của hệ thống công trình thuỷ lợi toàn quốc

Trước năm 1955, cả nước chỉ có 13 hệ thống công trình thuỷ lợi, tưới cho trên 400.000 ha. Trong nhiều thập kỷ qua, nhờ có quan tâm đầu tư của Nhà nước và nỗ lực đóng góp của nhân dân đến 2007 nước ta đã xây dựng được gần 100 hệ thống thủy lợi lớn và vừa gồm:

+ 1.967 hồ chứa có dung tích trữ lượng lớn hơn 0,2 triệu m3, tổng dung tích trữ 24,8 tỷ m3 (tổng năng lực thiết kế tưới đạt khoảng 505.000 ha).

+ Trên 1.000 km kênh trục lớn với hơn 5.000 cống tưới, tiêu lớn và 23.000 km đê, bờ bao các loại.

+ Tổng năng lực thiết kế tưới của các hệ thống cho khoảng 3,4 triệu ha đất canh tác. Trong đó đất cho trồng lúa hàng năm đạt 6,85 triệu ha, diện tích rau màu và cây công nghiệp ngắn ngày khoảng 1 triệu ha, ngăn mặn 0,87 triệu ha, cải tạo chua phèn 1,6 triệu ha; cấp nước cho sinh hoạt và sản xuất công nghiệp trên 5 tỷ m3/năm.

Hệ thống các công trình thuỷ lợi hiện nay đang xuống cấp trầm trọng, không phát huy đầy đủ công suất thiết kế, cá biệt có những công trình không

+ Đầu tư công trình chưa đồng bộ, tập trung chủ yếu vào công trình đầu mối, các hệ thống kênh mương khác nhất là kênh cấp 3, mặt ruộng còn thiếu, chưa được đầu tư.

+ Kinh phí sửa chữa lớn, cải tạo, thay thế, nâng cấp thiết bị không được bố trí đầu tư đầy đủ. Công tác sửa chữa nhỏ, duy tu, bảo dưỡng cũng không được thực hiện đầy đủ do thiếu kinh phí.

+ Công tác phân cấp quản lý công trình còn nhiều bất cập.

+ ý thức người dân trong quản lý, khai thác công trình thuỷ lợi còn yếu.

b. Cách thức quản lý công trình thuỷ lợi hiện nay

Căn cứ vào Nghị định số 143/2003/NĐ-CP ngày 28/11/2003 của Chính phủ, Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn đã phân cấp quản lý công trình thuỷ lợi và hướng dẫn các địa phương thực hiện việc phân cấp quản lý công trình thuỷ lợi.

- Đối với các công trình quy mô lớn, tưới tiêu liên quan đến nhiều tỉnh, thành phố có 3 cấp:

+ Quản lý công trình đầu mối và kênh chính là các công ty nhà nước. Hiện nay có 3 công ty thuộc Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn (công ty khai thác công trình thuỷ lợi Bắc Hưng Hải, công ty khai thác công trình thuỷ lợi Bắc Nam Hà, công ty khai thác công trình thuỷ lợi Dầu Tiếng) và 1 công ty trực thuộc tỉnh Bắc Ninh (công ty khai thác công trình Bắc Đuống)

+ Các công ty thuỷ nông của tỉnh, thành phố quản lý các trạm bơm, cống từ kênh chính và hệ thống kênh cấp 1 và cấp 2.

+ Các xã, hợp tác xã, tổ hợp tác dùng nước quản lý các trạm bơm, cống nhỏ, kênh cấp 3 trong phạm vi một xã, hợp tác xã và kênh mương mặt ruộng.

- Đối với công trình quy mô liên huyện có 2 cấp quản lý

+ UBND xã, hợp tác xã, tổ hợp tác dùng nước quản lý kênh mương mặt ruộng. Cá biệt có công trình qui mô nhỏ chỉ dùng cho một xã, khu vực nhưng do tích chất phức tạp của công trình (hồ, đập) cũng có 2 cấp quản lý như trên.

- Các công trình quy mô nhỏ: hồ, đập, trạm bơm chỉ tưới tiêu cho một vùng thuộc xã, hợp tác xã thường phân cấp cho xã, hợp tác xã quản lý, khai thác vận hành.

Nhìn chung, công tác phân cấp quản lý khai thác công trình thuỷ lợi ở các địa phương còn chưa thống nhất, tuỳ thuộc vào tình hình, tính chất, điều kiện kinh tế xã hội, dân trí của từng địa phương.

- Căn cứ thông tư 65/2009/TT-BNNPTNT ngày 12 tháng 10 năm 2009 hướng dẫn tổ chức hoạt động và phân cấp quản lý, khai thác công trình thủy lợi. Theo tổng hợp báo cáo của các địa phương, hầu hết các địa phương đã và đang xây dựng đề án phân cấp quản lý, khai thác công trình thủy lợi. Có địa phương không phải điều chỉnh vì đã phù hợp quy định của Bộ và thực tế (như Lào Cai), một số tỉnh đã thực hiện phân cấp như Lai Châu, Phú Thọ, Thái Nguyên, Nam Định, Thừa Thiên Huế, Quảng Ngãi, Tiền Giang .. Tuy nhiên, quá trình phân cấp quản lý, khai thác công trình thủy lợi cần có thời gian và lộ trình thực hiện phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội. Do vậy việc thực hiện chính sách này ở các địa phương dường như rất thận trọng nên còn nhiều nơi chưa thực hiện được, mặc dù đã có hướng dẫn của Bộ NN&PTNT.

Quá trình phân cấp quản lý, khai thác công trình thủy lợi gắn liền với việc triển khai khung chiến lược phát triển PIM ở Việt Nam, thông tư số 75/2004/TT-BNN ra đời tạo điều kiện thuận lợi cho việc thành lập, củng cố và phát triển các tổ chức hợp tác dùng nước, phát huy vai trò người dân thông qua tổ chức của họ.

c. Tổ chức bộ máy quản lý khai thác công trình thuỷ lợi

lý, khai thác công trình thủy lợi và tổ chức hợp tác xã dùng nước.

Đến nay, thực hiện lộ trình sắp xếp, chuyển đổi các doanh nghiệp nhà nước, hầu hết các công ty KTCTTL đã được chuyển đổi sang loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, trừ một số tỉnh do khách quan nên được chuyển đổi muộn. Theo đánh giá của một số đơn vị được chuyển đổi, khi hoạt động theo mô hình mới, các công ty TNHH khai thác công trình thủy lợi đã phát huy cao được vai trò tự chủ trong các vai trò của mình, để nâng cao hiệu quả công trình thủy lợi. Công ty được tự chủ trong việc đề xuất và thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ phù hợp với quy hoạch phát triển nông nghiệp, nông thôn tại địa phương, đảm bảo an toàn chống xuống cấp công trình thủy lợi. Nhiều công ty TNHH khai thác công trình thủy lợi được hoạt động theo hình thức đặt hàng, đánh giá đạt hiệu quả khá tốt như Thái Nguyên, Hà Nội.

Một số tỉnh đã chuyển đổi hoặc thành lập được công ty TNHH khai thác công trình thủy lợi như An Giang (chuyển đổi từ trung tâm), Lai Châu, Đắc Nông (thành lập mới), Bắc Kạn (thuộc Công ty cổ phần vật tư nông nghiệp Bắc Kạn), Tỉnh Long an thành lập trung tâm quản lý, khai thác công trình thủy lợi, tách nhiệm vụ quản lý, khai thác công trình thủy lợi ra khỏi Chi cục thủy lợi .

Các tỉnh đã và đang từng bước xây dựng đề án, thực hiện củng cố và phát triển các tổ chức hợp tác dùng nước, theo các hướng dẫn của Bộ NN&PT nông thôn. Hình thức tổ chức đối với các tổ chức hợp tác dùng nước thể hiện sự đa dạng cũng như tính phù hợp thực tế trong việc áp dụng để hình thành các tổ chức này.

Tuy nhiên, mô hình tổ chức ở một số địa phương vẫn chưa ổn định. Công ty cổ phần khai thác công trình thủy lợi Sơn La đang hoạt động rất khó khăn do mô hình tổ chức không phù hợp. Có địa phương muốn phân cấp, lập thành các tổ chức quản lư, khai thác công tŕnh thủy lợi cấp huyện. Một số tỉnh

chưa có mô hình công ty hoặc trung tâm quản lý, khai thác công trình thủy lợi nên rất nhiều khó khăn trong việc sử dụng kinh phí miễn thu thủy lợi phí. Một số tỉnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long chưa có mô hình công ty khai thác công trình thủy lợi, hoặc chưa tách nhiệm vụ quản lý, khai thác công trình thủy lợi ra khỏi Chi cục Thủy lợi. Nhiều lơi vẫn chưa hình thành được các hệ thống tổ chức hợp tác dùng nước, UBND xã vẫn là đơn vị trực tiếp thực hiện nhiệm vụ này.

Để quản lý, vận hành hệ thống công trình thuỷ lợi có các tổ chức sau: - Doanh nghiệp khai thác công trình thuỷ lợi: Tính đến năm 2006, toàn quốc có khoảng 110 doanh nghiệp làm nhiệm vụ quản lý và khai thác công trình thuỷ lợi.

Về hình thức tổ chức các doanh nghiệp, hiện nay có các loại hình sau:

+ Công ty Nhà nước quản lý khai thác công trình thuỷ lợi (có khoảng 96 doanh nghiệp)

+ Công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên (có khoảng 9 doanh nghiệp) . + Công ty cổ phần quản lý, khai thác công trình thủy lợi (3 doanh nghiệp) . + Công ty xây dựng tham gia quản lý khai thác (2 doanh nghiệp) . - Các loaị hình khác: Ngoài loại hình trên, còn có một số loại hình tổ chức khác thuộc Nhà nước cũng tham gia quản lý khai thác công trình thuỷ lợi như:

+ Chi cục thuỷ lợi (Bà Rịa - Vũng Tàu, Long An, Cà Mau)

+ Trung tâm quản lý khai thác công trình thuỷ lợi (An Giang, Vĩnh Long, Bạc Liêu).

+ Ban quản lý khai thác công trình thuỷ lợi (Tuyên Quang).

+ Trạm quản lý khai thác công trình thuỷ lợi thuộc các huyện (Yên Bái). - Tổ chức hợp tác dùng nước

tác dùng nước tham gia quản lý, khai thác công trình thuỷ nông nội đồng, gồm các loại hình:

+ Hợp tác xã nông nghiệp làm dịch vụ tổng hợp hoặc chuyên khâu. + Ban quản lý thuỷ nông

+ Tổ đường nước, đội thuỷ nông. + Hội dùng nước

+ Một số công trình nhỏ ở một số nơi được giao trực tiếp cho người dân quản lý.

Bảng 2.1: Doanh nghiệp Nhà nước KTCTTL

TT Vùng Công ty Xí nghiệp Tổng

1 Miền núi phía Bắc 15 2 17

2 Đồng bằng sông Hồng 56 10 66

3 Bắc Trung Bộ 12 8 20

4 Duyên Hải miền Trung 7 0 7

5 Tây Nguyên 4 0 4

6 Đông Nam Bộ 10 0 10

7 Đồng bằng sông Cửu Long 6 0 6

Tổng cộng 110 20 130

Nguồn: Cục thuỷ lợi, 2011

Một phần của tài liệu THỰC THI CHÍNH SÁCH MIỄN GIẢM THỦY lợi PHÍ (Trang 29 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(161 trang)
w