Tình hình thực thi chính sách miễn giảm thủy lợi phí tại các cơ quan quản lý nhà nước

Một phần của tài liệu THỰC THI CHÍNH SÁCH MIỄN GIẢM THỦY lợi PHÍ (Trang 77 - 81)

quản lý nhà nước

4.1.4.1 Các hoạt động thực thi chính sách của cơ quan quản lý nhà nước

Tỉnh Hưng Yên thực hiện chính sách miễn thuỷ lợi phí nông nghiệp từ 01/01/2008. Để việc thực hiện chính sách miễn thủy lợi phí nông nghiệp được thuận lợi, các cơ quan quản lý Nhà nước Tỉnh Hưng Yên, tùy theo nhiệm vụ và chức năng đã thực hiện tuyên truyền, giải thích nội dung, bản chất của chính sách để các đối tượng thuộc diện điều chỉnh thực hiện đúng qui định. Ngoài ra, các cơ quan quản lý Nhà nước cũng là bên liên quan chịu trách nhiệm kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách miễn thủy lợi phí nông nghiệp của các Xí nghiệp KTCTTL và các hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp; kiểm tra các hồ sơ giải trình xin cấp bù tiền miễn thủy lợi phí và tổ chức cấp phát tiền cấp bù. Chức năng này liên quan trực tiếp tới Sở tài chính tỉnh Hưng Yên.

Sự thay đổi chức năng, nhiệm vụ của Sở tài chính tỉnh Hưng Yên trong quá trình thực thi chính sách được phản ánh qua bảng sau:

Bảng 4.4: Sự thay đổi chức năng, nhiệm vụ của Sở tài chính

Nội dung Trước khi thực hiện

chính sách

Sau khi thực hiện chính sách

Chức năng, nhiệm vụ

- Giám sát, kiểm soát thu chi: + Mục đích sử dụng kinh phí + Thủ tục sử dụng kinh phí + Phương thức thu kinh phí

- Giám sát, kiểm soát thu chi: + Mục đích sử dụng kinh phí + Thủ tục sử dụng kinh phí + Phương thức thu kinh phí - Cấp bù, phân bổ kinh phí cho các đơn vị

Qua bảng 4.3 chúng ta có thể thấy sự thay đổi của chức năng, nhiệm vụ của Sở tài chính tỉnh Hưng Yên trước và sau khi thực thi chính sách là không nhiều. Sau khi thực hiện chính sách chức năng của Sở tài chính chỉ có một sự thay đổi lớn đó là Sở tài chính chịu trách nhiệm cấp bù và phân bổ kinh phí cho các đơn vị có liên quan.

Hiện tại Sở tài chính tỉnh Hưng Yên đang thực thi chính sách miễn thu thủy lợi phí với các nội dung chi tiết như sau:

Hộp 4.1: Chúng tôi đang thực thi chính sách rất nghiêm túc và thuận lợi

“Trước và sau khi thực thi chính sách miễn TLP chức năng và nhiệm vụ của chúng tôi ít có sự thay đổi lớn.Điểm rõ rệt nhất là chúng tôi giảm bớt nhân lực trong kiểm soát nguồn thu TLP và nhận thêm nhiệm vụ cấp bù và phân bổ kinh phí cho các đơn vị có liên quan. Nguyên nhân của việc này là do các HTX và xí nghiệp tại các địa phương đã không phải thu kinh phí từ dân, nguồn kinh phí được cấp từ trên xuống. Chúng tôi thực thi chính sách rất nghiêm túc và thuận lợi vì nhận được sự ủng hộ của Công ty khai thác công trình thủy lợi tỉnh, HTX DVNN cũng như các đơn vị có liên quan. Các quá trình theo dõi và kiểm tra các thủ tục liên quan đều được giám sát chặt chẽ. Mỗi một vụ sản xuất chúng tôi đều yêu cầu Công ty và các HTX DVNN chuẩn bị những hợp đồng cũng như thanh lý hợp đồng tưới tiêu cùng với danh sách các hộ dân được phục vụ có chữ ký xác nhận của từng hộ dân. Trách nhiệm giám sát quá trình thực hiện hợp đồng cũng như các hoạt động của Xí nghiệp cũng như HTX DVNN trên địa bàn huyện nào thì được giao cho Phòng Nông nghiệp & PTNT kết hợp với Phòng Tài chính – Kế Hoạch của huyện đó” – Bà Phạm Thị Lan. Chức vụ: Trưởng phòng Tài chính – Doanh nghiệp, Sở tài chính tỉnh Hưng Yên.

Nhằm đánh giá khách quan quá trình thực thi chính sách miễn giảm thủy lợi phí của Sở tài chính, chúng tôi tiến hành lấy ý kiến đánh giá của các bên có liên quan trên địa bàn huyện Khoái Châu, ý kiến được tổng hợp như sau:

Bảng 4.5: Ý kiến đánh giá của các bên về Sở tài chính

STT Đối tượng phản biện Ý kiến đánh giá

Tốt Khá Chưa tốt

1 Xí nghiệp KTCTTL 4

2 Các HTX DV NN 4 21

3 Người nông dân 105 5

Nguồn: Phiếu điều tra

Có 04/04 ý kiến của cán bộ xí nghiệp KTCTTL, 21/25 ý kiến của các HTX DVNN và 05/110 ý kiến của người dân đánh giá quá trình thực thi chính sách của Sở tài chính chỉ ở mức khá, nguyên nhân sâu xa được đưa ra là quá trình cấp bù kinh phí của Sở tài chính còn khá chậm chạp, dẫn tới các HTX DVNN phải đi vay lãi để trả tiền điện làm giảm đi lợi nhuận của các HTX DVNN. Bên cạnh đó hồ sơ để được thanh quyết toán quá phức tạp và tốn nhiều công sức mà hiệu quả đem lại chưa cao. Đối với 105/110 ý kiến đánh giá tốt của người nông dân đa phần dựa trên tâm lý được cấp bù kinh phí và không tham gia nhiều vào hoạt động cấp bù kinh phí.

Nhìn chung, Sở tài chính Hưng Yên chưa thực sự được đánh giá tốt trong việc thực thi chính sách miễn giảm thủy lợi phí. Nguyên nhân chủ yếu do sự chậm trễ trong cấp bù kinh phí của Sở đối với các đối tượng có liên quan. Tuy nhiên, nguyên nhân gây ra tình trạng này không phải do sự chậm chạp của Sở, mà do sự chậm trễ trong việc thanh quyết toán và cấp bù từ trên Bộ Tài chính.

4.1.4.2 Ảnh hưởng của việc thực thi chính sách tới cơ quan quản lý nhà nước

Trong thời gian qua các cơ quan quản lý Nhà nước Tỉnh Hưng Yên đã tổ chức nhiều đợt thu thập ý kiến, kiểm tra đánh giá việc thực hiện chính sách miễn thủy lợi phí nông nghiệp. Để nghiên cứu tình hình thực thi chính sách miễn thủy lợi phí nông nghiệp trên địa bàn huyện Khoái Châu, tác giả đã tiến hành đánh giá thông tin qua các cơ quan quản lý liên quan như: Sở Nông nghiệp & PTNT, Chi cục Thuỷ lợi, Phòng kinh tế huyện. Qua thu thập các ý

miễn giảm thủy lợi phí đối với các cơ quan quản lý Nhà nước Tỉnh Hòa Bình trong việc triển khai thực hiện chính sách miễn thủy lợi phí nông nghiệp trên địa bàn

* Tác động tích cực

+ Quản lý tốt hơn diện tích tưới, tiêu của các đơn vị quản lý và KTCTTL. Cơ sở để xác định số tiền cấp bù thủy lợi phí là diện tích tưới và hình thức tưới. Vì vậy, chính sách miễn thuỷ lợi phí đòi hỏi các địa phương phải có sổ bạ tưới. Việc kiểm kê, xác định lại bản đồ dải thửa, bản đồ tưới giúp quản lý tốt diện tích tưới, làm cơ sở để Tỉnh Hòa Bình tổ chức lại hệ thống thuỷ nông hợp lý, tránh tình trạng thất thoát và hoạt động kém hiệu quả. + Tỉnh Hòa Bình được Ngân sách Trung ương cấp bù toàn bộ tiền miễn thuỷ lợi phí, và nguồn tiền cấp bù thuỷ lợi phí từ Trung ương cao hơn số tiền thu thuỷ lợi phí thực tế các năm trước (do nợ đọng thuỷ lợi phí) nên Tỉnh có nhiều kinh phí hơn để đầu tư cho hoạt động quản lý và vận hành công trình.

* Tác động tiêu cực

+ Văn bản hướng dẫn không kịp thời, thiếu cụ thể. Thông tư 36/2009/TT- BTC ngày 26/02/2009 hướng dẫn thực hiện miễn thuỷ lợi phí ban hành chậm làm tỉnh Hòa Bình lúng túng trong chỉ đạo các đơn vị áp dụng chính sách miễn thuỷ lợi phí; Một số nội dung của Thông tư 36/2009 chưa rõ ràng, chẳng hạn:

Các qui định về ''địa bàn có điều kiện KT - XH đặc biệt khó khăn và địa bàn có điều kiện KT - XH khó khăn” chưa rõ ràng, gây khó khăn trong quá trình xác định các đối tượng được miễn thủy lợi phí trên toàn bộ điện tích đất nông nghiệp;

Quy định: ''Không miễn thuỷ lợi phí đối với diện tích đất vượt hạn mức giao cho hộ gia đình, cá nhân'' đã làm cản trở quá trình tích tụ ruộng đất để phát triển sản xuất hàng hoá và trên thực tế quản lý, đặc biệt là địa bàn miền núi Hòa Bình thì việc kiểm soát yếu tố này rất khó khăn;

thủy lợi được đầu tư từ nguồn Ngân sách Nhà nước và nguồn ngoài Ngân sách Nhà nước. Vì vậy, việc thực hiện rà soát, phân loại diện tích nào thuộc công trình do nguồn vốn ngoài Ngân sách Nhà nước đầu tư, việc xác định vị trí cống đầu kênh gặp nhiều khó khăn.

+ Thiếu sự tuyên truyền và phổ biến rộng về chính sách miễn thuỷ lợi phí. Do đó các hộ nông dân hiểu nhầm rằng Chính phủ miễn toàn bộ thuỷ lợi phí cho sản xuất nông nghiệp và họ không phải trả bất kỳ một khoản chi phí nào thuộc về tưới tiêu nước. Điều này đã gây khó khăn cho hoạt động của HTX dịch vụ thuỷ lợi không thu được thuỷ lợi phí nội đồng từ nông dân. + Cấp bù thuỷ lợi phí chậm và thiếu, không đủ đầu tư cho thuỷ lợi: Thực hiện chính sách miễn thuỷ lợi phí theo Nghị định 115/CP, Hoà Bình là tỉnh không chủ động được nguồn ngân sách nên được Nhà nước cấp bù. Tuy nhiên, việc cấp bù này thường diễn ra chậm gây khó khăn trong hoạt động của các đơn vị quản lý và khai thác công trình thuỷ lợi.

Một phần của tài liệu THỰC THI CHÍNH SÁCH MIỄN GIẢM THỦY lợi PHÍ (Trang 77 - 81)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(161 trang)
w