dịch vụ nông nghiệp Đại Tập trả lời phỏng vấn:
Hộp 4.8: Việc duy tu bảo dưỡng công trình cũng thuận lợi hơn rất nhiều
“Trước khi được miễn TLP đi thu tiền nước của nông dân thật vất vả, có những hộ tới tận nhà đòi 3-4 lần mới thu được, có những hộ nợ hết vụ này tới vụ khác mà cắt nước của họ thì không được. Sau khi được miễn TLP cả phần HTX phục vụ và Xí nghiệp phục vụ ai cũng phấn khởi, chi phí sản xuất được giảm bớt, nông dân có ý thức tiết kiệm nước vì không phải đóng tiền mà vẫn có nước, họ tranh thủ và tận dụng diện tích để trồng trọt thêm. Việc duy tu bảo dưỡng công trình cũng thuận lợi hơn rất nhiều vì HTX được chủ động sử dụng kinh phí cấp bù để sửa chữa những điểm xung yếu, kinh phí này trước kia phải thu của dân và mất rất nhiều thời gian” – Ông Nguyễn Văn Lợi. Chức vụ: Chủ nhiệm HTX Đại Tập.
4.1.6.2 Ảnh hưởng của chính sách miễn giảm thủy lợi phí đến hợp tác xã dịchvụ nông nghiệp vụ nông nghiệp
Số liệu tổng hợp chúng tôi đã phân tích ở phần trên, sau khi thực hiện chính sách miễn thuỷ lợi phí các hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp đã không bị lỗ và nhiều hợp tác xã hoạt động hiệu quả có lãi, dưới đây là những đánh giá mang tính chất định tính về các tác động đến hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp trong huyện.
nông nghiệp
Nội dung ĐVT Trước khi miễn
thuỷ lợi phí
Sau khi miễn thuỷ lợi phí Đánh giá chung về chính sách Tổng số tiền nợ đọng đồng 828.942.176 0 Tốt Số lượng HTX HTX 25 25
Kết quả sản xuất: - Lãi - Lỗ HTX HTX 10 15 25 0 Tốt Thời gian xử lý, khắc
phục sự cố kênh mương Nhanh Chậm Không tốt
Nguồn: Số liệu điều tra
* Tác động tích cực
Thứ nhất, hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp không phải lo thu thuỷ lợi phí như trước, do đó cũng không mất thêm khoản chi phí cho bộ phận nhân công đi thu tiền của dân, không có tình trạng nợ đọng xảy ra mà mỗi vụ vẫn có ngân sách cấp về.
Thứ hai, kết quả sản xuất kinh doanh sau khi thực hiện chính sách miễn thuỷ lợi phí đã có lãi, kinh phí đầu tư tu sửa công trình thủy lợi lớn hơn rất nhiều so với tổng kinh phí cấp bù.
* Tác động tiêu cực
Thứ nhất, nếu ngân sách của tỉnh cấp về chậm sẽ gây khó khăn cho HTX trong việc cung cấp nước tưới cho bà con nông dân.. Hiện nay HTX không còn kinh doanh dịch vụ về nước như trước nữa đòi hỏi HTX phải có hướng điều chỉnh mới. Phải tìm cách phục vụ bà con nông dân theo hướng khác đây là một thách thức đặt ra về phương hướng chuyển đổi cho các HTX. Hướng kinh doanh mới phục vụ dân tốt hơn cho nhân dân. Do đó các HTX muốn hoạt động kinh doanh hiệu quả, muốn tồn tại được thì phải linh động linh động và cần phải có sự hỗ trợ của chính quyền các cấp và nhà nước.
Thứ hai, các HTX trên địa bàn tỉnh đang chuyển đổi các dịch vụ, nhiều HTX còn nợ đọng thuỷ lợi phí, diện tích tưới tiêu rất khó xác định, đội ngũ cán bộ chuyên môn còn thiếu, nhận thức của một bộ phận nông dân hạn chế, kinh phí triển khai thực hiện khó khăn. Đó chính là thách thức đang đặt ra đòi hỏi các cấp, các ngành phải vào cuộc.
Thứ ba, một số hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp hoạt động theo cơ chế ngân sách cấp đến đâu ta làm đến đó, khi phục vụ không hiệu quả thì lại lý do là không có tiền không thể hoạt động được.
Thứ tư, hệ thống kênh mương bị ùn tắc, bị vỡ mà HTX không có kinh phí để tu sửa đã làm cho nước bị thất thoát nhiều, nước không chảy được tới khắp các chân ruộng. Do vậy nhà nước phải trả tiền nhiều trong khi người dân lại hưởng chẳng được bao nhiêu.
Thứ năm, thời tiết bất thường xảy ra, các hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp sẽ khó khăn hơn trong việc khắc phục thiên tai do kinh phí phụ thuộc vào ngân sách nhà nước.
Thứ sáu, Chưa trẻ hóa đội ngũ cán bộ làm công tác thủy lợi địa phương.
4.1.7 Tình hình thực thi chính sách miễn giảm thủy lợi phí tại các tổ chức quản lý tưới tiêu
4.1.7.1 Các hoạt động thực thi chính sách miễn giảm thủy lợi phí tại Xí nghiệp KTCTTL Châu Giang
Xí nghiệp KT CTTL Châu Giang là cơ quan có hoạt động cung cấp thủy lợi cho các HTX DVNN. Nhiệm vụ chức năng của Xí nghiệp có một vài thay đổi trong quá trình thực thi chính sách. Sự thay đổi của chức năng, nhiệm vụ của các Xí nghiệp được thể hiện rõ nét qua bảng 4.17:
Nội dung Trước khi thực hiện chính sách
Sau khi thực hiện chính sách
Chức năng, nhiệm vụ
- Quản lý, vận hành, duy tu, bảo dưỡng các công trình thủy lợi trên địa bàn huyện.
- Dong dẫn nước tới các cống đầu kênh của HTX DVNN. - Thu các khoản phí thủy lợi đã phục vụ cho HTX DVNN.
- Quản lý, vận hành, duy tu, bảo dưỡng các công trình thủy lợi trên địa bàn huyện.
- Dong dẫn nước tới các cống đầu kênh của HTX DVNN. - Nhận cấp bù các khoản phí thủy lợi từ Sở Tài chính
Nguồn: Phiếu điều tra
Như vậy, qua quá trình thực thi chính sách thì Xí nghiệp chỉ có một sự thay đổi đó là không thu thủy lợi phí của nhân dân thông qua HTX DVNN nữa mà thay vào đó là nhận cấp bù các khoản phí thủy lợi đó từ Sở Tài chính. Các hoạt động thực thi chính sách miễn giảm thủy lợi phí hiện tại ở Xí nghiệp đang bám theo những chức năng trong bảng 4.16. Sau đây là một số ý kiến đánh giá về quá trình thực thi chính sách miễn giảm thủy lợi phí của Xí nghiệp thủy nông:
Bảng 4.18: Ý kiến đánh giá của các bên về Xí nghiệp KTCTTL Châu Giang
STT Đối tượng phản biện Ý kiến đánh giá
Tốt Khá Chưa tốt
1 Sở Tài chính 3
2 Các HTX DVNN 5 20
3 Các hộ dân 85 25
Nguồn: Phiếu điều tra
kiến. Theo lý giải của Sở Tài chính là hoạt động phục vụ của Xí nghiệp tương đối ổn định và các hồ sơ, thủ tục đề nghị thanh quyết toán của Xí nghiệp cũng rất đầy đủ và kịp thời. Bên cạnh đó các ý kiến đánh giá của các hộ dân cũng tương đối tốt với Xí nghiệp KT CTTL. Riêng ý kiến của HTX DVNN có một hướng khác:
Hộp 4.9: Việc xử lý, khắc phục các sự cố của Xí nghiệp chậm trễ
“Trước khi được miễn TLP khi HTX DVNN có ý kiến thì bên Xí nghiệp thường có hoạt động xử lý, khắc phục ngay . Sau khi được miễn TLP việc xử lý, khắc phục các sự cố của Xí nghiệp chậm trễ hơn hẳn” – Ông Phạm Như Chính. Chức vụ: Chủ nhiệm HTX Dân Tiến.
Một số kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp thủy nông huyện Khoái Châu trong một vài năm được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 4.19: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh Xí nghiệp KTCTTL Châu Giang một số năm
Đơn vị tính: 1000 đồng
2007 2009 2012 2013
Tổng thu 3.925.544,2 6.862.054,9 7.727.826,9 10.836.119,0 Tổng chi 3.937.250,5 6.804.445,3 7.710.741,7 10.651.049,1 Lãi (lỗ) - 11.706,3 57.609,6 17.085,2 185.069,9
Nguồn: Xí nghiệp KTCTTL Châu Giang, 2013
Đồ thị 4.1: Kết quả sản xuất kinh doanh của XN KTCTTL Châu Giang
Xí nghiệp thủy nông huyện Khoái Châu là đơn vị quản lý, vận hành và khai thác toàn bộ hệ thống công trình thuỷ lợi của huyện, có trách nhiệm cung ứng dịch vụ thuỷ lợi phục vụ tưới tiêu cho sản xuất nông nghiệp trên địa bàn 24 xã và 1 thị trấn, chính vì vậy mà TLP đóng vai trò là nguồn thu chính của xí nghiệp, các nguồn thu khác là không đáng kể. Cụ thể, năm 2007 chiếm 99,37% tương ứng với 3.900.813.300 đ. Trong khi đó các khoản chi của XN luôn luôn có sự biến động qua các năm, năm 2007, XN bị lỗ 11.706.300 đ là do 2 nguyên nhân chính; Thứ nhất là do có tình trạng người dân có nghe đến chủ chương của Đảng và Nhà nước về vấn đề miễn thuỷ lợi phí có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2008 nên nhiều hộ dân đã cố tình không trả tiền thuỷ lợi phí cho xí nghiệp dẫn tới nợ đọng khá nhiều; Thứ hai là do tổng chi tăng lên, mà cụ thể là hầu hết các khoản chi đều tăng, có một số khoản chi tăng mạnh đó là chi phí tiền điện tăng cao. Bên cạnh đó do giá cả chi phí cho tiêu dùng tăng cao đòi hỏi mức chi trả tiền lương cho cán bộ công nhân viên, nhân công cũng phải tăng theo. Hơn nữa xí nghiệp đã có nhiều khoản đầu tư cho xây dựng, sửa chữa hệ thống kênh mương, số kênh mương được kiên cố hoá
ngày một tăng thêm chính vì vậy mà khoản chi phí cũng tăng hơn nhiều so với năm trước.
Đến năm 2008, là năm chuyển tiếp được miễn TLP nên Xí nghiệp thủy nông Khoái Châu rất phấn khởi vì họ không mất công phải đi thu tiền TLP của dân như mọi năm và cũng hạn chế được chi phí cho công tác thu, và chính sách thu hồi công nợ. Chính vì vậy năm 2009 xí nghiệp có được nguồn thu ổn định để chi trả cho các khoản chi của mình và các hoạt động khác, tuy vẫn còn nhiều khó khăn nhưng năm 2009 cũng là năm đầu tiên trong chuỗi các năm 2008 về trước Xí nghiệp có lãi 57.609.600 đồng, mặc dù chưa cao nhưng đây cũng là một trong những dấu ấn mà chính sách miễn thủy lợi phí đưa lại. Kết quả này còn được duy trì thể hiện ở kết quả sản xuất năm 2012.
Bên cạnh đó, lương của cán bộ công nhân viên không những được trả đủ mà còn được trả kịp thời hơn.
Sang năm 2013, sau khi áp dụng đơn giá mới theo Quyết định số 1180/2013/QĐ-UBND của UBND tỉnh Hưng Yên, tổng thu của XN KTCTTL Châu Giang đã tăng lên đáng kể, kéo theo lãi của Xí nghiệp trong năm 2013 nâng lên mức 185.069.900 đồng. Mức lãi này có thể sẽ cao hơn nữa bởi vì trong năm 2013 Xí nghiệp đã tiến hành tu sửa lớn và nâng cấp cũng như kiên cố hóa một số hệ thống kênh mương mới.
Hộp 4.10: Nếu ngân sách Nhà nước cấp không kịp thời thì ảnh hưởng rất lớn đến quá trình cung cấp dịch vụ thuỷ lợi
“Trước khi được miễn TLP, chúng tôi rất khó khăn trong việc đi thu thuỷ lợi phí, nhất là những vụ mất mùa, mỗi xã chúng tôi phải xuống thu vài lần mà không hết vì các hợp tác xã còn phải đi thu của nông dân mà nông dân thì có hộ nộp có hộ không. Nhưng sau khi được miễn TLP, nông dân phấn khởi không phải đóng tiền TLP, XNTN không phải đi thu như trước, chủ động hơn.Tuy nhiên nếu ngân sách Nhà nước cấp không kịp thời thì ảnh hưởng rất lớn đến quá trình cung cấp dịch vụ thuỷ lợi cho hộ nông dân do các hợp tác xã nếu không có tiền họ hoạt động sẽ kém hiệu quả hơn. Ngân sách Nhà nước phải cấp nhiều hơn, ít nhiều cũng ảnh hưởng đến một số lĩnh vực khác. Xí nghiệp thủy nông có sự thay đổi về tính chất, trước đây là doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ công ích có thu nhưng hiện nay trở thành doanh nghiệp công ích cung cập dịch vụ xã hội không có thu. Trước đây thì thủ tục để sửa chữa công trình thuỷ lợi rất dễ dàng vì chúng tôi chủ động về tài chính nguồn sửa chữa thường xuyên, nhưng bây giờ nếu có sự cố xảy ra thì thủ tục để được sửa chữa là phức tạp vì liên quan đến nhiều cơ quan như tài chính, kế hoạch, do vậy rất mất thời gian và ít nhiều cũng ảnh hưởng đến dịch vụ cung cấp nước. Sau khi được miễn thuỷ lợi phí, các hộ nông dân không quan tâm đến việc lấy nước vào ruộng. Họ biết là khi miễn thuỷ lợi phí thì đơn vị cung cấp dịch vụ thuỷ lợi phải có trách nhiệm cung cấp nước đầy đủ cho các hộ nông dân. Khi nguồn nước cung cấp không đầy đủ họ lại kêu cán bộ cụm thuỷ nông phục vụ không tận tình, phản ánh lên xã, xã lại phản ánh lên huyện và đơn vị chịu trách nhiệm lại là đơn vị quản lý và khai thác công trình thuỷ lợi chúng tôi. Đáng lẽ ra người nông dân phải kết hợp với cán bộ cụm thuỷ nông trong việc lấy nước về thôn, về ruộng vì chúng tôi thường bơm nước vào giờ thấp điểm, giá điện thấp nhằm tăng kết quả kinh doanh của đơn vị. Đây có thể là biện pháp tốt nhất để nâng cao hiệu quả của chính sách miễn thuỷ lợi phí” – Ông Phan Văn Thành. Chức vụ: Cụm trưởng khu Bối.
Đại diện cho các cấp chính quyền tại địa bàn huyện Khoái Châu, cán bộ phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện có ý kiến về chính sách
miễn thuỷ lợi phí:
Hộp 4.11: Đảm bảo an sinh xã hội, nông dân tăng thu nhập, giảm bớt khoảng cách giữa nông thôn và thành thị
“Trước khi được miễn TLP, người nông dân mất một khoản chi phí lớn cho dịch vụ về nước. Xí nghiệp thuỷ nông và các HTX rất khó khăn trong việc đi thu TLP, nợ đọng mỗi năm lại tăng lên và nhanh chóng trở thành nợ khó đòi. Sau khi được miễn TLP, vì đảm bảo an sinh xã hội, nông dân tăng thu nhập, giảm bớt khoảng cách giữa nông thôn và thành thị. Đa số các hộ giảm được phần lớn chi phí trong sản xuất thì cũng có rất nhiều ý kiến phản ánh là nước không tới được chân ruộng, cán bộ thuỷ nông tinh thần trách nhiệm chưa cao gây lãng phí nước. Nước đến chưa đủ và kịp thời vụ làm ảnh hưởng rất nhiều tới năng suất cây trồng, từ đó ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh” - Nguyễn Văn Đạt. Chức vụ: Trưởng phòng Nông nghiệp huyện Khoái Châu.