trình thực thi chính sách
4.1.3.1 Bộ máy tổ chức quản lý các công trình thuỷ lợi
Công tác tổ chức và quản lý công trình thuỷ lợi được xem xét ở 4 cấp độ: các đơn vị thuộc sở nông nghiệp và phát triển nông thôn, Công ty TNHH Một thành viên KTCTTL, đơn vị trực thuộc huyện và đơn vị cơ sở là các hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp.
* Bộ máy tổ chức và quản lý công trình thuỷ lợi thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hưng Yên: Chi cục thuỷ lợi trực thuộc sở, có nhiệm vụ tham mưu cho sở về công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực thuỷ lợi.
* Bộ máy tổ chức và quản lý công trình thuỷ lợi thuộc huyện:
nhiệm vụ tham mưu cho UBND huyện về công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực thuỷ lợi cấp huyện.
- Uỷ ban nhân dân cấp xã căn cứ theo thẩm quyền và điều kiện cụ thể của địa phương quy định nội dung công tác quản lý, khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi theo hướng dẫn của cơ quan chuyên môn cấp trên và bố trí cán bộ phụ trách công tác quản lý, khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi.
Bộ máy tổ chức của huyện, xã có một nhiệm vụ quan trọng là bảo vệ công trình thuỷ lợi. Theo Pháp lệnh khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi Điều 22 có nêu: “Uỷ ban nhân dân các cấp tổ chức thực hiện phương án bảo vệ đã được phê duyệt đối với công trình thuỷ lợi theo quy định sau:
Công trình phục vụ xã, phường, thị trấn nào thì do uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn đó tổ chức phương án bảo vệ.
- Hệ thống công trình thuỷ lợi phục vụ nhiều xã, phường, trong một huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh đó tổ chức thực hiện phương án bảo vệ hoặc phân cấp cho Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn có công trình nằm trong địa giới xã, phường, thị trấn đó thực hiện phương án bảo vệ”.
Sự phối hợp của cấp huyện, xã còn mờ nhạt và nhiều khi chồng chéo về chức năng quản lý nhà nước.
* Bộ máy tổ chức và quản lý công trình thuỷ lợi thuộc Xí nghiệp KTCTTL Châu Giang chịu trách nhiệm quản lý, vận hành các công trình thủy lợi được giao và phục vụ 03 huyện trên địa bàn tỉnh Hưng Yên đó là huyện Khoái Châu, huyện Yên Mỹ và huyện Văn Giang. Công ty trực thuộc tỉnh giao cho xí nghiệp trực tiếp quản lý hệ thống kênh mương cấp I, cấp II và các trạm bơm tưới, tiêu lớn phục vụ sản xuất nông nghiệp trên địa bàn 03 huyện. Xí nghiệp KTCTTL Châu Giang là một đơn vị quan trọng, có ảnh hưởng mạnh nhất đối với hoạt động quản lý, khai thác công trình thuỷ lợi trên địa bàn tỉnh Hưng Yên.
Xí nghiệp Khai thác công trình thuỷ lợi huyện Khoái Châu quản lý và khai thác hệ thống công trình thuỷ lợi trên toàn huyện. Xí nghiệp có bộ máy lãnh đạo là ban giám đốc xí nghiệp, phòng tổ chức hành chính, phòng tài chính kế toán, phòng kế hoạch kỹ thuật. Cơ cấu tổ chức như vậy là tương đối hợp lý.
* Bộ máy tổ chức và quản lý công trình thuỷ lợi cơ sở:
Trên địa huyện Khoái Châu hiện nay có 25 HTX làm dịch vụ nông nhiệp. Các HTX dịch vụ nông nghiệp được UBND các xã giao quản lý, khai thác các công trình thuỷ lợi nhỏ. Hoạt động của HTXDVNN gồm nhiều công việc: dịch vụ cung ứng giống, vật tư nông nghiệp, dịch vụ làm đất, dịch vụ thuỷ lợi, dịch vụ bảo vệ thực vật, dịch vụ bảo vệ ruộng đồng, khuyến nông…
Hoạt động của bộ máy tổ chức của các HTXDVNN còn trì trệ, ban chủ nhiệm còn nặng tư tưởng bao cấp, trông chờ vào Nhà nước, chưa mạnh dạn phân giao nhiệm vụ quản lý, khai thác công trình thuỷ lợi cho tổ dịch vụ
Ghi chú:
Sơ đồ 4.1: Mô hình tổ chức và quản lý các công trình thuỷ lợi
4.1.3.2 Các bên có liên quan trong quá trình thực thi chính sách
Trong quá trình thực thi chính sách miễn giảm thủy lợi phí có những bên liên quan sau:
- Sở tài chính kế hoạch tỉnh: Trong quá trình thực thi chính sách Sở tài chính là đơn vị trực tiếp quản lý và cấp kinh phí miễn giảm thủy lợi phí cho công ty khai thác công trình thủy lợi tỉnh và cho các huyện, thị xã trong địa bàn tỉnh. Sở tài chính còn có chức năng theo dõi, thanh tra giám sát các khoản chi tài chính liên quan tới kinh phí miễn giảm thủy lợi phí.
UBND tỉnh Hưng Yên Sở NN& PTNT UBND huyện Công ty TNHH MTV KTCTTL Phòng NN&PTNT Chi cục
thuỷ lợi UBND xã
HTXDV NN Xí nghiệp thủy nông các huyện Quản lý trực tiếp Quản lý ngành
- Công ty khai thác công trình thủy lợi tỉnh: Là cơ quan cấp trên của các xí nghiệp khai thác công trình thủy lợi đặt trên địa bàn các huyện, công ty quản lý và vận hành các công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh. Trong quá trình thực thi chính sách các xí nghiệp khai thác công trình thủy lợi là những nhân tố cụ thể vận hành, quản lý các công trình thủy lợi trên các huyện. Hàng năm, công ty nhận kinh phí miễn giảm thủy lợi phí từ Sở tài chính và chịu trách nhiệm sử dụng kinh phí đó để vận hành các công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh, các xí nghiệp được công ty phân bổ kinh phí và hoạt động theo nhiệm vụ tại địa phương.
- UBND huyện có đại diện là Phòng Nông nghiệp & PTNT, phòng Tài chính - Kế hoạch: Chức năng liên quan là theo dõi, giám sát quá trình thực thi chính sách thông qua việc giám sát, theo dõi hoạt động của xí nghiệp khai thác công trình thủy lợi và các HTX DVNN trên địa bàn huyện. Phòng Nông nghiệp & PTNT có nhiệm vụ tổng hợp kinh phí của các HTX hàng năm, chuyển số liệu đã tổng hợp lên Sở tài chính để làm số liệu so sánh với số liệu của công ty. Phòng Tài chính có nhiệm vụ nhận kinh phí miễn giảm thủy lợi phí của các HTX DVNN trên địa bàn huyện và kết hợp với phòng Nông nghiệp & PTNT để phân bổ kinh phí miễn giảm thủy lợi phí cho các HTX DVNN.
- Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp: Các HTX DVNN thực hiện việc hợp đồng với xí nghiệp thủy nông và nộp hồ sơ minh chứng cho quá trình thực thi chính sách lên UBND huyện thông qua phòng Nông nghiệp huyện và nhận kinh phí miễn giảm thủy lợi phí từ UBND huyện thông qua phòng Tài chính - Kế hoạch. HTX DVNN là bộ phận trực tiếp thực thi chính sách đối với đối tượng được hưởng lợi là người nông dân.
- Đối tượng được miễn giảm: Đối tượng được miễn giảm ở đây là người nông dân. Người nông dân là người được hưởng lợi trực tiếp từ chính sách và là đối tượng ít tham gia vào quá trình thực thi chính sách
4.1.3.3 Cơ chế thực hiện chính sách miễn thủy lợi phí nông nghiệp trên địa bàn huyện Khoái Châu
Sau khi Nghị định 154/2007/NĐ- CP của Chính phủ được ban hành về việc miễn thủy lợi phí cho nông dân, Hội đồng nhân dân tỉnh Hưng Yên đã ra Nghị quyết về miễn thủy lợi phí cho nông dân từ ngày 01 tháng 01 năm 2008; Bãi bỏ một số loại phí, lệ phí, quỹ, một số khoản đóng góp của nhân dân; Thông qua đề án miễn thủy lợi phí cho nông dân với những nội dung:
- Hộ nông dân được miễn thủy lợi phí.
- Các tổ chức, đơn vị làm nhiệm vụ quản lý, khai thác công trình thủy lợi được Ngân sách hỗ trợ khi thực hiện miễn thủy lợi phí bao gồm:
+ Công ty khai thác công trình thủy lợi tỉnh Hưng Yên;
+ Các HTX dịch vụ nông nghiệp làm dịch vụ tưới nước và tiêu nước cho sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản được hỗ trợ theo mức thu do UBND tỉnh quy định.
- Mức miễn thu thủy lợi phí:
+ Nhà nước hỗ trợ toàn bộ thủy lợi phí mà người nông dân phải nộp cho doanh nghiệp khai thác công trình thủy lợi và các hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp theo mức thu của UBND tỉnh đã quy định (không tính phần thu thêm theo thỏa thuận giữa các HTX và nông dân).
+Mức thu thủy lợi phí được xác định theo khung mức thu thủy lợi phí quy định tại Quyết định số 1813/2009/QĐ- UBND của UBND tỉnh Hưng Yên quy định mức thu thủy lợi phí trên địa bàn tỉnh.
Ngày 14/11/2008 Chính phủ ban hành Nghị định số 115/2008/NĐ- CP mở rộng phạm vi miễn thủy lợi phí. Căn cứ vào Nghị định 115/2008/NĐ- CP, Thông tư số 36/2009/TT- BTC ngày 26/02/2009 của Bộ tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 115/2008/NĐ- CP và các quy định hiện hành, Sở Tài chính đã phối hợp với Sở NN& PTNT tham mưu cho UBND tỉnh Hưng Yên ban hành văn bản và tổ chức các hội nghị hướng dẫn triển khai
Việc áp dụng miễn thuỷ lợi phí đối với sản xuất nông nghiệp theo Nghị định số 154/2007/NĐ- CP đã nhận được sự đồng tình, ủng hộ của đông đảo nhân dân tỉnh Hòa Bình vì đã góp phần giảm gánh nặng chi phí trong sản xuất nông nghiệp và nâng cao thu nhập của người nông dân. Bên cạnh đó nguồn kinh phí miễn thuỷ lợi phí được cấp bù từ Ngân sách Nhà nước cũng đã tháo gỡ một phần khó khăn về kinh phí hoạt động khai thác công trình thuỷ lợi của các đơn vị làm nhiệm vụ này. Tuy nhiên nguồn kinh phí được cấp bù theo Nghị định 154/2007/NĐ- CP còn hạn hẹp, do đó chưa đáp ứng được đầy đủ nhu cầu đầu tư, sửa chữa các công trình thuỷ lợi hiện đã xuống cấp trên địa bàn tỉnh Hòa Bình. Vì vậy, sự ra đời của Nghị định 115/2008/NĐ- CP của Chính phủ càng nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của đông đảo nhân dân và các đơn vị làm nhiệm vụ quản lý, khai thác công trình thuỷ lợi trên địa bàn tỉnh Hòa Bình. Nghị định 115/2008/NĐ- CP thay đổi về mức thu thủy lợi phí so với Nghị định 154/2007/NĐ- CP.
Sau gần 05 năm triển khai, mức giá cấp bù thủy lợi phí của Nghị định 115/2008/NĐ - CP của Chính phủ và Quyết định số 1813/2009/QĐ-UBND của UBND tỉnh Hưng Yên đã không còn đáp ứng được đầy đủ yêu cầu thực tế của quá trình sản xuất. Trong thời gian gần 05 năm, giá điện cũng như tiền công dong dẫn nước, chi phí nạo vét công trình thủy lợi liên tục biến động tăng lên. Nắm bắt được tình hình đó, ngày 10 tháng 9 năm 2012 Nghị định 67/2012/NĐ-CP đã ra đời, tiếp tục điều chỉnh tăng định mức cấp bù miễn thủy lợi phí. UBND tỉnh Hưng Yên thực hiện theo Nghị định 67/2012/NĐ-CP đã soạn thảo và ban hành thực hiện Quyết định số 1180/2013/QĐ-UBND ban hành ngày 16 tháng 7 năm 2013.
Tại huyện Khoái Châu, sau khi có chính sách miễn thủy lợi phí nông nghiệp, nông dân không phải đóng thủy lợi phí, HTX không phải đi thu thủy lợi phí mà Nhà nước trả thẳng khoản tiền này cho các đơn vị cung ứng dịch vụ thuỷ lợi. Mức cấp bù thuỷ lợi phí sau khi được miễn bằng đúng mức phải
thu trong các quyết định của Uỷ ban nhân dân tỉnh Hưng Yên. Ngân sách tỉnh và Ngân sách trung ương hỗ trợ hoàn toàn tiền thuỷ lợi phí, kể cả phần diện tích của địa phương tự phục vụ của các hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp mà trước đây tự hạch toán, cân đối thu chi.